(Xem: 1820)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2277)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Niệm rải tâm Xả

02 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 12101)

4.4- Đề-Mục Niệm

Niệm Rải Tâm-Xả (Upekkhā)

 Đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục-thiền-định có khả năng đặc biệt chỉ dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới bậc cao nhất mà thôi, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả này cần có 2 chi thiềnupekkhā và ekaggatā, nên không thể chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới bậc thấp.

Như vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục-thiền-định mà hành-giả không thể thực-hành ban đầu, mà chỉ có thể thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này sau khi đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới với 1 trong 3 đề-mục-thiền-định là niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ mà thôi, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả cùng có đối-tượng chúng sinh giống như 3 đề-mục niệm rải tâm từ, bi, hỷ. (chắc chắn không phải từ các đề-mục-thiền-định khác.) 

Upekkhā: Tâm xả trung-dung giữa tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ đối với tất cả chúng-sinh. 

Định nghĩa: “Averā hontū’ti ādibyāpārappahānena majjhatta-bhāvūpagamanena ca upekkhatī’ti upekkhā.”

Thiện-tâm nào đặt trung-dung giữa tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ đối với tất cả chúng-sinh, không quan tâm đến niệm tâm-từ với “averā hontu,…,” niệm tâm-bi với “dukkhā muccantu”, niệm tâm-hỷ với “yathā laddha-sampattito mā vigacchantu”, có trạng-thái trung-dung đối với tất cả chúng-sinh.

Thiện-tâm ấy gọi là upekkhā: tâm-xả, có chi pháp là tattaramajjhattatācetasika: trung-dung tâm-sở đồng sinh với thiện-tâm có đối-tượng là majjhattasattapaññatti: chúng-sinh trung-dung không thương không ghét.

Majjhattapuggala là đối-tượng của upekkhā tâm xả, có 2 nhóm:

1- Nhóm người bình thường là những người không thương không ghét, nên có tâm trung-dung.

2- Nhóm người làm đối-tượng-thiền-định của đề-mục niệm rải tâm-xả đó là hạng người piyapuggala và hạng người verīpuggala mà hành-giả vẫn có tâm trung-dung đối với 2 hạng người ấy.

Trạng-thái trung-dung có 2 loại:

1- Trạng-thái trung-dung do năng lực Tuần Tự của tattara-majjhattatācetasika: trung-dung tâm-sở đồng sinh với thiện-tâm không liên quan với tâm-từ (mettā), tâm-bi (karuṇā), tâm-hỷ (muditā), có đối-tượng majjhattasattapaññatti: chúng-sinh trung-dung không thương không ghét.

Đó là trạng-thái của tâm xả thật.

2- Trạng-thái trung-dung do năng lực của si tâm-sở (mohacetasika), như khi gặp vật quý giá mà không biết vật quý giá, gặp bậc đáng tôn kính mà không biết bậc đáng tôn kính.

Ví dụ: Tam-Bảo là nơi đáng tôn kính, nên có đức tin trong sạch nơi Tam-Bảo mà không biết tôn kính Tam- Bảo, không có đức tin trong sạch nơi Tam-Bảo, v.v… do năng lực của tâm si-mê, nên có trạng-thái trung-dung không nhận thức được sự thật cao thượng.

Đó là trạng-thái của tâm xả giả, còn gọi là añāṇa upekkhā: si-mê tâm-xả.

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xảthật đến tất cả chúng-sinh thuộc đối-tượng majjhattapuggala: hạng người không thương không ghét.

Tính Chất Đặc Biệt Của Đề-Mục Niệm Rải Tâm-Xả  

Đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục-thiền-định có những tính chất đặc biệt như sau:

* Đề-mục niệm rải tâm-xả có khả năng đặc biệt chỉ dẫn đến chứng đắc được đệ ngũ thiền sắc-giới bậc cao nhất mà thôi, không thể chứng đắc được 4 bậc thiền sắc-giới bậc thấp.

Cho nên, đề-mục niệm rải tâm-xả này hạn chế hành-giả và còn hạn chế đề-mục-thiền-định.

Hạn chế hành-giả và đề-mục-thiền-định như thế nào?

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này phải là hành-giả đã chứng đắc đầy đủ 4 bậc thiền sắc-giới bậc thấp: đệ nhất thiền sắc-giới, đệ nhị thiền sắc-giới, đệ tam thiền sắc-giới, đệ tứ thiền sắc-giới với 1 trong 3 đề-mục-thiền-định là niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ mà thôi, chắc chắn không phải là các đề-mục-thiền-định khác như 10 đề-mục-thiền-định kasiṇa, đề-mục-thiền-định ānāpānassati.

Tại sao đề-mục niệm rải tâm-xả bị hạn chế hành-giả và còn bị hạn chế đề-mục-thiền-định nữa?

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, chắc chắn phải là hành-giả đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới với 1 trong 3 đề-mục-thiền-định: niệm rải tâm-từ hoặc niệm rải tâm-bi hoặc niệm rải tâm-hỷ mà thôi, mới có thể tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, để chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả cùng có một loại đối-tượng chúng-sinh (sattapaññatti) với 3 đề-mục niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ. 

Thật vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả có đối-tượng majjhattasattapaññatti, đề-mục niệm rải tâm-từ có đối-tượng piyamanāpasattapaññatti, đề-mục niệm rải tâm-bi có đối-tượng dukkhitasattapaññatti, đề-mục niệm rải tâm-hỷ có đối-tượng sukhitasattapaññatti. Đề-mục-thiền-định tứ vô-lượng-tâm này đều có đối-tượng chúng-sinh chế-định (sattapaññatti).

Nếu hành-giả đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới với 10 đề-mục-thiền-định kasiṇa có đối-tượng kasiṇapaññatti, hoặc đề-mục-thiền-định ānāpānassati, có đối-tượng ānāpāna-paññatti thì không thể tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, để chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới được, bởi vì đối-tượng kasiṇapaññatti, đối-tượng ānāpānapaññatti của đệ tứ thiền sắc-giới hoàn toàn khác với đối-tượng majjhattasattapaññatti của đề-mục niệm rải tâm-xả.  

Vì vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả bị hạn chế hành-giả và bị hạn chế đối-tượng thiền-định.

Phận Sự Trước Khi Hành Đề-Mục Niệm Rải Tâm-Xả

Trước khi thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này, hành-giả cần phải tập luyện 5 pháp-thuần-thục (vasī-bhāva) trong đệ tứ thiền sắc-giới trước, rồi suy xét thấy tính chất thô đệ tứ thiền sắc-giới của đề-mục niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ, và suy xét thấy tính chất vi tế đệ ngũ thiền sắc-giới của đề-mục niệm rải tâm-xả rằng:

Đệ tứ thiền sắc-giới của đề-mục niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ, có chi thiền sukha thô, và có sự thương yêu đến tất cả chúng-sinh, gần với phiền-não.

Đệ ngũ thiền sắc-giới của đề-mục niệm rải tâm-xảchi thiền upekkhā rất vi tế, có tâm trung-đung đối với tất cả chúng-sinh, không thương không ghét trong tất cả chúng-sinh, nên xa với phiền-não.”

Sau khi hành-giả suy xét thấy điều bất lợi của đệ tứ thiền sắc-giới của đề-mục niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ, và suy xét thấy điều lợi của đệ ngũ thiền sắc-giới của đề-mục niệm rải tâm-xả.

Tiếp theo, hành-giả suy xét về tử sinh luân hồi của chúng-sinh do nghiệp của mỗi chúng-sinh rằng:

 “Mỗi chúng-sinh được sinh ra trong đời này như thế nào là hoàn toàn do quả của nghiệp mà họ đã tạo trong kiếp quá-khứ, và sẽ tái sinh kiếp sau thuộc hạng chúng-sinh nào trong 4 loài, cõi nào trong tam giới cũng chỉ tuỳ thuộc vào quả của nghiệp mà họ đã tạo trong kiếp hiện-tại hoặc kiếp quá-khứ của họ mà thôi.

Chính ta cũng như vậy, ta được sinh ra trong đời này là do quả thiện-nghiệp của ta, và sẽ tái sinh kiếp sau như thế nào cũng chỉ do quả của nghiệp của ta mà thôi.

Như vậy, ta mong cho họ thân tâm thường được an-lạc, hoặc mong cho họ thoát khỏi khổ tâm khổ thân, đó là điều không thể làm được, bởi vì, tất cả chúng-sinh đều có nghiệp là của riêng họ, và họ thừa hưởng quả của nghiệp của họ.”

Phương-Pháp Thực-Hành Đề-Mục Niệm Rải Tâm-Xả

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến các hạng người theo tuần tự như sau:

1- Thực-hành niệm rải tâm-xả cho chính mình,

2- Hạng người majjhattapuggala,

3- Hạng người piyapuggala,

4- Hạng người atipiyapuggala, 

5- Hạng người verīpuggala.

Hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên, bởi vì ta có nghiệp là của riêng ta.

Sau khi thực-hành niệm rải tâm-xả cho chính mình, tâm xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có năng lực, khi ấy, tiếp theo hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người majjhattapuggala: người không thương không ghét, tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

* Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người piyapuggala: người thương yêu, tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

* Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rảitâm-xả đến hạng người atipiyapuggala: người thương yêu nhiều, tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

* Tiếp theo cuối cùng, hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người verīpuggala: người là kẻ thù của mình, để cho tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực. 

Để tâm-xả phát sinh, hành-giả nên thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả theo tuần tự 5 hạng người: atta, majjhattapuggala, piyapuggala, atipiyapuggala, vàcuối cùngđến hạng người verīpuggala: người là kẻ thù của ta,cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: xóa bỏ ranh giới tâm-xả, như đã trình bày trong đề-mục niệm rải tâm-từ.

Khi hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người verīpuggala, không để cho tâm sân tâm ganh ghét phát sinh.

Phương-pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả phần lớn cũng tương tự như phương-pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ đã trình bày phần trước, chỉ có khác biệt về đối-tượng và phần nhỏ mà thôi.

Cách Thực-Hành Niệm Rải Tâm-Xả

Muốn thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả (upekkhā), để mong chứng đắc từ đệ ngũ thiền sắc-giới, hành-giả cần phải niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên, bởi vì tâm-xả phát sinh với mình làm nền tảng, rồi niệm rải tâm-xả đến người khác.

1- Niệm Rải Tâm-Xả Cho Mình

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên như sau:

 “Ahaṃ kammassako”

 “Tôi có nghiệp là của riêng tôi.”

Sau khi tâm xả thật phát sinh lên với ta, rồi tiến triển có năng lực, hành-giả suy xét rằng:“Tâm xả đối với ta như thế nào, thì tâm xả đối với tất cả chúng-sinh khác dù lớn dù nhỏ cũng như thế ấy.”

Đó là tâm-xả cơ bản làm nền tảng hỗ trợ cho tâm-xả phát sinh lên đối với các chúng-sinh khác.

Cách Niệm Rải Tâm-Xả Đến Người Khác

* Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến một người (số ít) thì như sau:

“So kammassako” 

“Người ấy có nghiệp là của riêng họ,”

 * Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến 2 người trở lên (số nhiều) thì như sau:

 “Te kammassakā” 

“Những người ấy có nghiệp là của riêng họ.” 

Niệm Rải Tâm-Xả Đến 4 Hạng Người Theo Tuần Tự

Sau khi thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả cho chính mình, tâm-xả phát triển tốt, có năng lực vững vàng, hành-giả có thể tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến 4 hạng người theo tuần tự như sau:

1- Hạng người majjhattapuggala:Người không thương không ghét, 

2- Hạng người piyapuggala: Người thương yêu, 

3- Hạng người atipiyapuggala: Người thương yêu nhiều, 

4- Hạng người verīpuggala: Người là kẻ thù của mình.

1- Majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét.

* Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người không thương, không ghét (majjhattapuggala) như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực.

2- Piyapuggala: Hạng người thương yêu

* Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người thương yêu (piyapuggala) như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực. 

3- Atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều.

* Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người thương yêu nhiều (atipiyapuggala) như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực.

4- Verīpuggala: Hạng người là kẻ thù.

Cuối cùng tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người là kẻ thù như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến hạng người nào, hạng người ấy hiện rõ trực tiếp đến thiện-tâm của hành-giả, làm cho tâm-xả phát sinh trong đối-tượng hạng người ấy. Vì vậy, phương-pháp thực-hành niệm rải tâm-xả không chỉ niệm rải tâm-xả bằng tâm, mà còn phải định-tâm niệm tưởng biết rõ đối-tượng, rồi hành-giả niệm rải tâm-xả đến hạng người ấy.

Cho nên, hành-giả là người có đầy đủ 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực, mới dễ dàng thực- hành đề-mục niệm rải tâm-xả này được.

Để cho tâm-xả phát sinh và tiến triển tốt, hành-giả cần phải theo phương-pháp thực-hành niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên làm nền tảng, rồi tiếp theo thực- hành niệm rải tâm-xả theo tuần tự đến 4 hạng người: majjhattapuggala, piyapuggala, atipiyapuggala, verī-puggala: hạng người là kẻ thù cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: xóa bỏ ranh giới tâm-xả: khicó tâm-xả đồng đều đối với 5 hạng người (chính mình và 4 hạng người theo tuần tự).

Niệm Rải Tâm-Xả Theo Paṭisambhidāmagga

Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả với 1 pháp-xả đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng, theo phương-pháp trong bộ Paṭisambhidāmagga.

1 Pháp Niệm Rải Tâm-Xả

 “Kammassakā” 

“Nghiệp là của riêng họ”

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả với 1 pháp-xả đến 12 loại chúng-sinh. 

12 Loại Chúng-sinh 

12 loại chúng-sinh được chia ra làm 2 nhóm:

A- Anodhisapuggala: Hạng chúng-sinh chung không có chỉ định, có 5 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-xả đến 5 loại chúng-sinh:

1- Sabbe sattā: Tất cả chúng-sinh,

2- Sabbe paṇā: Tất cả chúng-sinh có sinh-mạng,

3- Sabbe bhūtā: Tất cả chúng-sinh hiện hữu,

4- Sabbe puggalā: Tất cả hạng chúng-sinh,

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā: Tất cả chúng-sinh có sắc thân ngũ uẩn.

5 loại chúng-sinh này có danh từ riêng gọi khác nhau, song ý nghĩa chung giống nhau, bởi vì tất cả đều là chúng-sinh như nhau cả.

B- Odhisapuggala: Hạng chúng-sinh riêng có chỉ định, có 7 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-xả đến 7 loại chúng-sinh:

1- Sabbā itthiyo: Tất cả nữ giới,

2- Sabbe purisā: Tất cả nam giới,

3- Sabbe ariyā: Tất cả bậc Thánh-nhân,

4- Sabbe anariyā: Tất cả hạng phàm-nhân,

5- Sabbe devā: Tất cả chư-thiên,

6- Sabbe manussā: Tất cả nhân loại,

7- Sabbe vinipātikā: Tất cả nhóm ngạ-quỷ, a-tu-la.

10 Phương Hướng

Niệm rải tâm-xả đến chúng-sinh trong 10 phương:

1- Puratthimāya disāya: Hướng Đông,

2- Pacchimāya disāya: Hướng Tây,

3- Dakkhināya disāya: Hướng Nam,

4- Uttarāya disāya: Hướng Bắc,

5- Puratthimāya anudisāya: Hướng Đông Nam,

6- Pacchimāya anudisāya: Hướng Tây Bắc,

7- Dakkhināya anudisāya: Hướng Tây Nam,

8- Uttarāya anudisāya: Hướng Đông Bắc,

9- Heṭṭhimāya disāya: Hướng Dưới,

10- Uparimāya disāya: Hướng Trên.

Phương-pháp Thực-Hành Niệm Rải Tâm-Xả Đến 12 Loại Chúng-Sinh  

5 Loại Chúng-Sinh (Anodhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbe sattā kammassakā. 

2- Sabbe paṇā kammassakā.

3- Sabbe bhūtā kammassakā.

4- Sabbe puggalā kammassakā.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā kammassakā.

7 Loại Chúng-Sinh (Odhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbā itthiyo kammassakā.

2- Sabbe purisā kammassakā.

3- Sabbe ariyā kammassakā.

4- Sabbe anariyā kammassakā.

5- Sabbe devā kammassakā. 

6- Sabbe manussā kammassakā.

7- Sabbe vinipātikā kammassakā.

10 Phương Hướng

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến mỗi loại chúng-sinh ở trong mỗi phương hướng như sau:

1.1- Puratthimāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Đông, có nghiệp là của riêng họ.

1.2-10- Puratthimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

2.1- Pacchimāya disāya, sabbe sattā kammassakā. 

Tất cả chúng-sinh trong hướng Tây, có nghiệp là của riêng họ.

2.2-10- Pacchimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

3.1- Dakkhināya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Nam, có nghiệp là của riêng họ.

3.2-10- Dakkhināya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

4.1- Uttarāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Bắc, có nghiệp là của riêng họ.

4.2-10- Uttarāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā, … sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

5.1- Puratthimāya anudisāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Nam, có nghiệp là của riêng họ. 

5.2-10- Puratthimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

6.1- Pacchimāya anudisāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Bắc, có nghiệp là của riêng họ.

6.2-10- Pacchimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

7.1- Dakkhināya anudisāya, sabbe sattā kammassakā

Tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Nam, có nghiệp là của riêng họ. 

7.2-10- Dakkhināya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāva-pariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

8.1- Uttarāya anudisāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Bắc, có nghiệp là của riêng họ. 

8.2-10- Uttarāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

9.1- Heṭṭhimāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Dưới, có nghiệp là của riêng họ.

9.2-10- Heṭṭhimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

10.1- Uparimāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Trên, có nghiệp là của riêng họ. 

10.2-10- Uparimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo, … sabbe purisā, … sabbe ariyā, … sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

Như vậy, niệm rải tâm-xả với 1 pháp-xả đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng tổng cộng như sau: 

* Puggalavārapharaṇāmettā có 12 phương-pháp niệm rải tâm-xả với 1 pháp đến 12 loại chúng-sinh. 

* Disāpharaṇāmetttā có 10 x 12 = 120 phương-pháp niệm rải tâm-xả với 1 pháp đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng.

Tổng cộng 2 phương-pháp niệm rải tâm-xả 12 + 120= 132 pharaṇāmettā phương-pháp niệm rải tâm-xả.

3 Loại Nimitta, 3 Loại Bhāvanā, 3 Loại Samādhi

Đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục-thiền-định có khả năng đặc biệt chỉ dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới mà thôi, cho nên đề-mục niệm rải tâm-xả 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

3 Loại Nimitta

* Khi hành-giả ban đầu thực-hành niệm rải tâm-xả cho atta: chính mình làm nền tảng, tiếp theo niệm rải tâm-xả theo tuần tự đến majjhattapuggala: hạng người không thương không ghét, piyapuggala: hạng người thương yêu, atipiyapuggala: hạng người thương yêu nhiều, cho đến cuối cùng hạng người verīpuggala: hạng người là kẻ thù của mình gồm có 5 hạng người gọi là đối-tượng parikammanimitta.

* Khi tâm-xả của hành-giả phát triển tốt, có năng lực, trong 5 hạng người: atta, majjhattapuggala, piyapuggala, atipiyapuggala, verīpuggala, nhưng chưa đạt đến sīmāsambheda: xóa bỏ ranh giới tâm-xả, gọi là đối-tượng uggahanimitta.

* Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến 5 hạng người: atta, majjhattapuggala, piyapuggala, atipiya-puggala, verīpuggala, đãđạt đến sīmāsambheda: xóa bỏ ranh giới tâm-xả, nên tâm-xả đồng đều giữa mình với 4 hạng người, gọi là đối-tượng paṭibhāganimitta.

Trong 3 loại đối-tượng nimitta ấy, đối-tượng uggaha- nimittađối-tượng paṭibhāganimitta là đối-tượng nimitta gián tiếp, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả này là đề-mục-thiền-định mà hành-giả thực-hành chỉ niệm biết bằng tâm mà thôi, không thể dùng mắt để nhìn, hoặc dùng thân tiếp xúc, nên đối-tượng uggahanimittađối-tượng paṭibhāganimitta thuộc đối-tượng nimitta gián tiếp.

3 Loại Bhāvanā, 3 loại samādhi, 

* Khi hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả cho chính mình với dục-giới đại-thiện-tâm niệm rải tâm-xả rằng:

 “Ahaṃ kammassako” 

* Niệm rải tâm-xả theo tuần tự đến hạng người majjhatta-puggala, hạng người piyapuggala, hạng người verī-puggala rằng: 

 “Sabbe sattā kammassakā” v.v… Như vậy, gọi là parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu, định-tâm đồng sinh vớidục-giới đại-thiện-tâm ấy gọi là parikamma-samādhi. 

Khi hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả với dục-giới đại-thiện-tâmđối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta, chưa đạtđến sīmāsambheda: xóa bỏ ranh giới tâm-xả, vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, nên gọi là upacārabhāvanā: tâm-hành cận đến gần bậc thiền sắc-giới, định-tâm đồng sinh vớidục-giới đại-thiện-tâm ấy gọi là upacārasamādhi.

* Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đối-tượng paṭibhāganimitta đãđạt đến sīmāsambheda: xóa bỏ ranh giới tâm-xả, chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nên gọi là appanābhāvanā: tâm-hành chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm định-tâm đồng sinh vớiđệ ngũ thiền-sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi.  

* Phương pháp thực-hành để chứng đắc từ đệ nhị thiền sắc-giới cho đến đệ tứ thiền sắc-giới hầu hết giống như đề-mục-thiền-định đất pathavīkasiṇa đã trình bày phần trước.

Nên Biết 8 Điều Về Đề-Mục Niệm Rải Tâm-Xả

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-xả:

1- Lakkhaṇa: Tâm xả có trạng-thái trung-dung trong tất cả chúng-sinh.

2- Rasa: Tâm xả có phận sự thấy tất cả chúng-sinh đồng đều nhau.

3- Paccupaṭṭhāna: Sự hiện hữu của tâm xả là lắng dịu tâm thương, tâm ghét trong tất cả chúng-sinh.

4- Padaṭṭhāna: Trí-tuệ suy xét thấy tất cả chúng-sinh rằng: “Tất cả chúng-sinh có nghiệp là của riêng của họ”, sự an-lạc hoặc sự thoát khỏi khổ thân khổ tâm, hoặc đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa do tâm mong muốn của người khác, đó là điều không thể được, là nguyên nhân gần của tâm-xả. 

5- Sampatti: Sự thành tựu của tâm-xả là sự lắng dịu tâm thương và tâm ghét .

6- Vippatti: Sự thất bại của tâm-xả là sự phát sinh tâm-xả si mê do liên quan đến gia đình. 

7- Āsannapaccatthika: Thù nghịch gần của tâm-xả là tâm-xả si mê do liên quan đến gia đình,

8- Dūrapaccatthika: Thù nghịch xa của tâm-xả là tâm tham và tâm sân.

Tâm-Xả Vô-Lượng Khác Với Tâm-Xả Ba-La-Mật

* Hành-giả thực-hành niệm tâm-xả vô-lượng, đặt thiện-tâm trung-dung đối với tất cả chúng-sinh, không liên quan đến tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ. 

* Hành-giả thực-hành pháp-hạnh tâm-xả ba-la-mật đặt thiện-tâm trung-dung với người dù đối xử tốt dù đối xử xấu với mình, hành-giả vẫn không thương người đối xử tốt, vẫn không ghét người đối xử xấu, vẫn giữ thiện-tâm trung-dung đối với hai hạng người ấy, để thực-hành pháp hạnh tâm-xả ba-la-mật.

Quả Báu Của Đề-Mục Niệm Rải Tâm-Xả

Đề-mục niệm rải tâm-xả có 11 quả báu tương tự như 11 quả báu của đề-mục niệm rải tâm-từ. 

 (Xong đề-mục niệm rải tâm-xả)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn