(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

* Phần VII- Bảy pháp thanh tịnh

07 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 15286)

Phần VII.

Bảy Pháp Thanh Tịnh 

1- Sīlavisuddhi: Giới thanh tịnh

Tác ý thiện tâm (kusalacetanā) giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi điều ác, làm cho thân và khẩu hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não,... gọi là giới thanh tịnh.

Nếu có giới không thanh tịnh, nghĩa là hành giả giữ gìn giới để mong được giàu sang phú quý, làm vua, chư thiên, phạm thiên,... thì giới ấy, làm nơi nương nhờ của tham ái, ngã mạn, tà kiến phát sanh, làm cho giới bị ô nhiễm bởi phiền não, không gọi là giới thanh tịnh.

Bởi vì, nếu không có giới làm nền tảng, thì định tuệ không có nơi nương nhờ để phát sanh, cũng ví như không có đất tốt để làm nền tảng, thì câyhoa quả không có nơi phát triển được.

Hành giả hành giới thanh tịnh chỉ cốt làm nền tảng cho định tuệ phát sanh, làm nhân duyên để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt tham ái, phiền não, ngõ hầu giải thoát mọi cảnh khổ trong vòng tử sanh luân hồi trong tam giới.

Do đó, Giới thanh tịnh là giữ gìn giới hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, nhất là tham ái, ngã mạn, tà kiến. Giới thanh tịnh là quả của Pháp hành Giới.

2- Cittavisuddhi: Định thanh tịnh

Tâm có thiền định trong sạch thanh tịnh, không bị ô nhiễm bởi phiền não,... gọi là Định thanh tịnh.

Nếu có định không thanh tịnh, nghĩa là hành giả tiến hành thiền định, mong chứng đắc các bậc thiền định, để được thọ hưởng sự an lạc của thiền định trong kiếp hiện tại, và mong tái sanh làm phạm thiên ở cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới, hưởng sự an lạc và tuổi thọ lâu dài tại cõi trời ấy. Như vậy, tâm thiền định ấy, làm nơi nương nhờ cho tham ái, ngã mạn, tà kiến phát sanh, làm cho tâm thiền định bị ô nhiễm bởi phiền não, không gọi là Định thanh tịnh.

Hành giả tiến hành thiền định với tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, đến khi các bậc thiền tâm phát sanh. Bậc thiền tâm ấy, không làm nơi nương nhờ cho tham ái, ngã mạn, tà kiến phát sanh. Như vậy, các bậc thiền tâm ấy, mới gọi là "Định thanh tịnh".

Hành giả hành Định thanh tịnh cốt chỉ làm nền tảng, làm nguyên nhân gần để cho trí tuệ thiền tuệ phát sanh, để mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt tham ái, phiền não, ngõ hầu giải thoát mọi cảnh khổ trong vòng tử sanh luân hồi trong tam giới.

Do đó, Định thanh tịnh là định tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, tham ái, ngã mạn, tà kiến. Định thanh tịnh là quả của Pháp hành thiền Định.

5 pháp thanh tịnh của Pháp hành thiền Tuệ

3- Diṭṭhivisuddhi: Chánh kiến thanh tịnh

Chánh kiến thanh tịnh là quả của trí tuệ thứ nhất gọi là Nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ phân biệt rõ mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp thuộc về chân nghĩa pháp, có trạng thái riêng, đúng theo thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải một chúng sinh nào, không phải vật này, vật kia,... mà chỉ là:

- Danh pháp chỉ là danh pháp.

- Sắc pháp chỉ là sắc pháp.

- Danh pháp là một, sắc pháp là một.

- Danh pháp, sắc pháp đều là pháp vô ngã.

Trí tuệ thứ nhất này đạt đến quả thanh tịnh thứ nhất của Pháp hành thiền tuệ gọi là: Diṭṭhivisuddhi: Chánh kiến thanh tịnh là thanh tịnh thứ 3 trong 7 pháp thanh tịnh.

4- Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Thoát ly hoài nghi thanh tịnh

Thoát ly hoài nghi thanh tịnh là quả của trí tuệ thứ nhì gọi là, Nāmarūpapaccayapariggahañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sanh của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. Do đó, thoát ly được sự hoài nghi trong danh pháp, sắc pháp; không còn hoài nghi rằng: "Có Đấng Tạo Hóa nào sáng tạo ra danh pháp, sắc pháp".

Trí tuệ thứ nhì này đạt đến thanh tịnh thứ nhì của Pháp hành thiền tuệ gọi là: Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Thoát ly hoài nghi thanh tịnh là thanh tịnh thứ 4 trong 7 pháp thanh tịnh.

Hành giả tiến hành thiền tuệ đã phát sanh trí tuệ thứ nhất, đạt đến Chánh kiến thanh tịnh (Diṭṭhivisuddhi), chánh kiến thiền tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi), diệt từng thời được ngũ uẩn tà kiến hoặc tà kiến theo chấp ngã; và trí tuệ thứ nhì đạt đến Thoát ly hoài nghi thanh tịnh, diệt từng thời được hoài nghi. Xem như hành giả đã diệt từng thời được tà kiến hoài nghi, nên hành giả có tên gọi là: "Cūḷasotāpanna": bậc Tiểu Nhập Lưu, vẫn còn là phàm nhân chưa phải là bậc Thánh Nhập Lưu (Sotāpanna); vì chưa trải qua 16 loại trí tuệ thiền tuệ, chưa chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chưa chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo, Nhập Lưu Thánh Quả.

Tuy nhiên, bậc Tiểu Nhập Lưu đã làm nhẹ bớt phần nào phiền não tà kiếnhoài nghi, có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có pháp hành giới - định - tuệ đúng, đang tiến hành thiền tuệ nhập theo dòng, để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo, Nhập Lưu Thánh Quả ở phía trước.

5- Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi: Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh

Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là quả của 2 trí tuệ thiền tuệ là:

- Trí tuệ thiền tuệ thứ ba Sammasanañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp, nên hiện thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.

- Trí tuệ thiền tuệ thứ tư Udayabbayānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, nên hiện thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại. Song trí tuệ thiền tuệ thứ tư chưa có thể thoát khỏi phiền não của thiền tuệ (vipassanūpakilesa), nên có thể làm ngừng trệ sự phát triển trí tuệ thiền tuệ bậc cao.

Hai trí tuệ thiền tuệ này đạt đến quả thanh tịnh thứ ba của Pháp hành thiền tuệ gọi là: Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi: Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là thanh tịnh thứ 5 trong 7 pháp thanh tịnh.

6- Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi: Pháp hành tri kiến thanh tịnh

Pháp hành tri kiến thanh tịnh là quả của cả 9 loại trí tuệ thiền tuệ:

1- Trí tuệ thiền tuệ thứ 4 Udayabbayānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, nên hiện thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, đặc biệt đã thoát khỏi phiền não của thiền tuệ (vipassanūpakilesa), có thể tiếp tục phát triển trí tuệ thiền tuệ bậc cao.

2- Trí tuệ thiền tuệ thứ 5 Bhaṅgānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt của danh pháp, sắc pháp hiện rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã.

3- Trí tuệ thiền tuệ thứ 6 Bhayatupaṭṭhānañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ.

4- Trí tuệ thiền tuệ thứ 7 Ādīnavānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng.

5- Trí tuệ thiền tuệ thứ 8 Nibbidānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp thật đáng nhàm chán.

6- Trí tuệ thiền tuệ thứ 9 Muñcitukamyatāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ muốn giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp.

7- Trí tuệ thiền tuệ thứ 10 Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã một cách rõ ràng, để chọn con đường giải thoát khổ của danh pháp, sắc pháp.

8- Trí tuệ thiền tuệ thứ 11 Saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ đặt trung dung giữa danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã làm đối tượng, không có tâm tham muốn nơi danh pháp, sắc pháp, cũng không có tâm sân chán ghét nơi danh pháp, sắc pháp, nên chọn 1 trong 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã để dẫn đến sự giải thoát khổ của danh pháp, sắc pháp.

9- Trí tuệ thiền tuệ thứ 12 Anulomañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thuận dòng theo 8 trí tuệ thiền tuệ phần trước, và thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh Đạo phần sau, để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Chín loại trí tuệ thiền tuệ này đạt đến thanh tịnh thứ 4 của Pháp hành thiền tuệ gọi là: Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi: Pháp hành tri kiến thanh tịnh là thanh tịnh thứ 6 trong 7 pháp thanh tịnh.

7- Ñāṇadassanavisuddhi: Tri kiến thanh tịnh

Tri kiến thanh tịnh là quả của 4 trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới thứ 14 đó là:

- Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ.

- Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ.

- Bất Lai Thánh Đạo Tuệ.

- Arahán Thánh Đạo Tuệ.

4 Thánh Đạo Tuệ này đạt đến thanh tịnh thứ 5 của Pháp hành thiền tuệ gọi là: Nāṇadassanavisuddhi: Tri kiến thanh tịnh là thanh tịnh thứ 7, thanh tịnh cuối cùng, trong 7 pháp thanh tịnh.

Trí tuệ thiền tuệ không thuộc về thanh tịnh

Trí tuệ thiền tuệ thứ 13 Gotrabhuñāṇa, trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới thứ 15 Phalañāṇa và trí tuệ thiền tuệ thứ 16 Paccavekkhaṇañāṇa không thuộc về thanh tịnh nào trong 7 pháp thanh tịnh.

-ooOoo-

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn