(Xem: 1489)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Bảng chú thích các thuật ngữ.

21 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 12052)

Bảng chú thích các thuật ngữ.

Các chữ viết tắt trong bảng chú thích này:

B: tiếng Burmese (Miến điện)

H: tiếng Hindi (Ấn độ)

lit: nguyên nghĩa (nn.), nghĩa đen

P: Pāli (Nam Phạn)

S: Sanskrit (Bắc Phạn)

o Abhidhamma (P), Abhi harma (S): nn. giáo lý đặc biệt; môn Vi Diệu Pháp hay A tỳ đàm – một trong ba tạng chính của Kinh Điển Pāli (Tipiṭaka), bao gồm một hệ thống phân giải thật chi tiết về các nguyên tắc chính điều động những diễn trình tâm vật lý và tạo thành nền tảng cho môn tâm lý học và luận lý học của Phật Giáo. Về sau, Abhidhamma được diễn giảng qua nhiều cách khác nhau tùy theo các trường phái trong giòng lịch sử Phật giáo.

o abhiññā (P): các quyền năng cao, các loại thần thông.

o anāgāmī (P): nn. “không trở lại”; một vị đệ tử của Đức Phật đã chứng đạt đạo quả A na hàm hay Bất lai của tầng thánh thứ ba trong bốn tầng giác ngộ (nibbāna), không bao giờ trở lại làm người và chỉ tái sinh vào các cõi Phạm thiên. Một vị A na hàm đã đoạn trừ được năm kiết sử đầu nhưng chưa tận diệt được năm kiết sử chót (saṁyojana).

o anāgārika (P): nn. “người không nhà”; người theo hạnh nguyện sống đời vô gia cư nhưng không gia nhập tăng đoàn Phật giáo.

o anattā (P): nn. “không có tự ngã”; “vô ngã”; một trong ba đặc tánh chung (tam tướng) của các pháp hữu vi (pháp chịu điều kiện).

o anicca (P): tính vô thường, tính sinh diệt và thay đổi của mọi hiện tượng; một trong ba đặc tánh chung (tam tướng) của các pháp hữu vi (pháp chịu điều kiện).

o arahant (P), arhat (S): nn. “bậc ứng cúng hay bậc xứng đáng”, “bậc đã viên mãn”; vị A la hán; một vị đệ tử Phật đã chứng đắc tầng thánh cuối cùng, đạt niết bàn và sẽ không bao giờ tái sinh dưới bất cứ hình thức nào. Vị A la hán đã diệt trừ tận gốc tham, sân, si – nền tảng của mười kiết sử (saṁyojana).

o bala (P): quyền lực, ngũ lực (tín saddhā, tấn viriya, niệm sati,

định samādhi, huệ paññā) tiêu biểu cho sức mạnh vững vàng không lay chuyển trong năm chức năng tâm linh thường gọi là ngũ căn (indriya).

o Bhante (P): cách xưng hô tôn kính lên các vị tăng Nguyên thủy, tương đương với “Ngài”, “Sư”, “Đại đức”.

o bhāvanā (P): nn. tạo ra; an trú vào một cái gì; phát triển, vun bồi bằng tư duy hay thiền định.

o bhikkhu (P): nn. người ăn xin, khất thực; một vị sư thọ 227 tỳ kheo giới, gọi là Khất sĩ do hạnh đi khất thực để có thức ăn hằng ngày.

o Cội Bồ Đề: nơi Thái tử Siddhattha trở thành Đức Phật Cồ Đàm.

Cội cây cháu trực tiếp của cây Bồ đề Nguyên thủy được trồng lại trong khuôn viên Đền Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo Tràng, là địa điểm hành hương được nhiều người đến chiêm bái nhất.

o bodhisatta (P), bodhisattva (S): nn. “vị giác ngộ”. Trong Phật giáo hệ phái Phát triển Mahāyana, bodhisatta (Bồ Tát) là một vị phát nguyện thành Phật do quá trình hành trì viên mãn các ba la mật và từ chối đạt niết bàn cho đến khi nào tất cả chúng sinh hữu tình khác cũng giác ngộ được như Ngài. Trong Phật giáo Nguyên thủy Theravāda, bodhisatta chỉ được dùng để chỉ Thái tử Siddhattha trong các tiền kiếp, trước khi Ngài đạt quả Chánh Đẳng Chánh Giác thành Đức Phật Cồ Đàm.

o bojjhaṅga (P): bảy yếu tố của sự giác ngộ (thất giác chi, thất bồ đề phần): niệm sati, trạch pháp dhammā-vicaya, tấn viriya, hỷ pīti, tịnh passadhi, định samādhi, và xả upekkhā. Đây là các tâm sở thiện đưa dẫn đến chứng ngộ giải thoát.

o brahma-vihāra (P): nn. cảnh giới chư thiên; bốn cõi giới thanh tịnh, cao thượng của từ, bi, hỷ và xả; cũng được gọi là tứ vô lượng tâm (appamaññā).

o Buddha (S,P): nn. Bậc Giác Ngộ; bậc đã viên thành được trí tuệ giác ngộ tối thượng (bodhi) và do đó thoát được vòng sanh tử luân hồi (saṁsāra).

o Buddha-Dhamma (P), Buddha-Dharma (S): Phật Pháp; giáo pháp hay thông điệp của Đức Phật.

o chai (H): nước trà, thường ngọt hay có sữa, pha chế với hương liệu

o dāna (P): quà, vật phẩm bố thí, cúng dường, đặc biệt là y áo, thực phẩm, thuốc men (tứ vật dụng) cho chư tăng ni Phật giáo; cũng dùng để chỉ chung cho công hạnh bố thí, cúng dường của ba la mật đầu tiên (pārami).

o deva (S, P) nn. vị có ánh sáng, hào quang; các vị trời hay chư

thiên ngự ở các cõi giới phúc lạc khác nhau.

o Dhamma (P), Dharma (S): nn. (người mang, giữ, truyền đạt); giáo lý mà Đức Phật đã tái khám phá và tuyên giảng lại, như Tứ diệu đế, v.v.

o dhamma (P), dharma (S): vật, hiện tượng, đối tượng của tâm, phẩm chất, pháp; đạo; cũng còn dùng như tĩnh từ (thí dụ: vị pháp sư, vị đạo sư, vị thầy giảng dạy Giáo pháp).

o dhamma-vicaya (P): thẩm sát, đặc biệt về Giáo pháp; trạch pháp.

o dukkha (P): sự bất toại nguyện, đau khổ do bản chất bất toại nguyện của các pháp chịu điều kiện. Dukkha còn dùng để chỉ các đau đớn về thân và tâm; chân lý thứ nhất của Tứ Diệu Đế; một trong ba đặc tánh chung (tam tướng) của các pháp hữu vi (pháp chịu điều kiện).

o Eightfold Path, Aṭṭhangika-magga (P): Bát Chánh Đạo, con đường giải thoát khỏi khổ đau. Đây là chân lý thứ tư của Tứ Diệu Đế; gồm tám chi và họp thành ba nhóm của sự tu tập: (1) giới: chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng, (2) định: chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, (3) huệ: chánh kiến và chánh tư duy. Về mặt kỹ thuật, Bát Chánh Đạo không phải là một con đường theo nghĩa phải đi từng bước theo thứ lớp mà tám chi này tự động sinh khởi đồng lúc để hỗ trợ lẫn nhau.

o Four Noble Truths, Ariya-sacca (P): Tứ Diệu Đế, hệ thống tổng hợp giáo lý căn bản của Đạo Phật: khổ (dukkha), nguyên nhân của khổ là tham ái, sự tận diệt khổ, và Bát Chánh Đạo là con đường chấm dứt khổ đau.

o gāthā (S, P): Phật ngôn, câu kệ ngắn, ghi lại lời dạy của Đức Phật, lời tán thán các phẩm tính của Đức Phật hay Đức Bồ tát, hoặc liên hệ đến công lực chiến thắng Ma Vương (Marā). Thí dụ: Theragāthā (Trưởng Lão Kệ) hay Therigāthā (Trưởng Ni Kệ).

o iddhi (P), siddhi (S): các năng lực thần thông, siêu nhiên.

o indriya (P, S): nn. thuộc về sự điều hành, vận hành. Những năng lực này, nhất là ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, huệ), khi được vun bồi viên mãn sẽ trở thành ngũ lực kiên cố (bala).

o jhāna (P): trạng thái nhập định, trạng thái tâm an định sâu lắng, các tầng thiền định hay thiền chỉ.

o kalyāṇamitta (P), kalyāṇamitra (S): nn. người bạn đạo cao quý, bạn lành, thiện tri thức; vị đạo sư hay thiền sư hướng dẫn cách hành thiền cho các môn sinh; cũng đề chỉ một người bạn đồng hành trên đường tu tập Bát Chánh Đạo.

o kamma (P), karma (S): nn. hành động, việc làm; nguyên tắc phổ quát về nhân quả; nghiệp, nghiệp quả; các hành động với tác ý thiện hay bất thiện có khả năng tạo nghiệp – gây ra sự tái sinh và tạo tác đời sống một chúng sanh. Chỉ những hành động vắng mặt tham, sân, si mới không tạo nghiệp.

o karunā (P): tâm bi, một trong tứ vô lượng tâm.

o khanti (P): kiên nhẫn, kham nhẫn, một trong mười ba la mật.

o kilesa (P): ô nhiễm, phiền não trong tâm, ví dụ như tham, sân, si, làm che mờ tâm trí và dẫn đến hành động bất thiện.

o kuti (P): am cốc nhỏ, chòi đơn sơ để ẩn cư, tĩnh tâm hay hành thiền.

o lungi (H): y phục truyền thống, bình dân của đàn ông Ấn độ gồm chỉ một mảnh vải hình chữ nhật, dài vài thước, quấn chung quanh thắt lưng và chân rồi buộc túm ở thắt lưng.

o Māra (S, P): nn. “kẻ sát nhân”, “kẻ phá hoại”. Trong sáu năm, Ma vương này đã thất bại trong việc cố sức quyến rũ và thuyết phục Đức Bồ Tát để Ngài không thể tiếp tục sự hành trì chứng đạt giác ngộ. Māra được kinh điển vẽ lại dưới hình ảnh của các vị trời dục giới hay dưới hình ảnh nhân cách hóa của các tội lỗi và cám dỗ.

o mettā (P): nn. “tình thân hữu”, “lòng nhân hậu”; tâm từ hay lòng thương yêu, một trong tứ vô lượng tâm.

o Moggallāna (P): Ngài Mục Kiền Liên, một trong các vị đại đệ tử của Đức Phật, được tôn là “đệ nhất thần thông” phát triển qua công năng thực hành thiền định samādhi tích cực. Ngài dùng thần lực này để giúp chúng sanh (sống hay chết) hiểu đúng và rõ hơn về sự khổ (dukkha) của họ.

o muditā (P): niềm hoan hỷ tán thán, niềm vui đồng cảm trước sự thành công hay hạnh phúc của người khác; một trong tứ vô lượng tâm.

o Nalanda (H): một viện đại học cổ ở Bihar, Ấn độ, trung tâm của nền học thuật Phật giáo từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ mười hai, nơi đã thu hút nhiều học giả và học sinh từ khắp thế giới.

o nāma-rūpa (P): nn. “danh-sắc”. Nāma là danh, tên, tâm, tâm trí, tên gọi chung của bốn nhóm thuộc tâm: thọ, tưởng, hành, và thức. Rūpa là hình sắc, vật chất, thân và các hiện tượng vật lý. Đứng chung, chúng có nghĩa là thân-tâm và tạo thành nối kết thứ tư trong thập nhị nhân duyên (paṭiccasamuppāda).

o nekkhamma (P): giải thoát khỏi dính mắc và tham ái, hạnh xuất ly, hạnh xuất gia, thoát ly thế tục.

o nibbāna (P), nirvāna (S): nn. sự dập tắt, lụn tắt, thoát khỏi dính mắc và tham ái. Niết bàn là mục đích cao thượng và rốt ráo nhất của sự phát nguyện trong đạo Phật – chấm dứt hoàn toàn mọi phiền não tham, sân, si bám chặt vào kiếp sinh tồn; thoát khỏi mọi tái sinh, lão bệnh, tử, đau khổ và oan trái.

o nīvarana (P): triền cái hay chướng ngại, trở lực cho sự định tâm và hiểu biết trực tiếp, đặc biệt là năm trở ngại che mờ tâm thức: tham ái, sân hận, hôn trầm, trạo cử và hoài nghi.

o Pāli (P, S): ngôn ngữ vùng Trung Ấn, bắt nguồn từ Sanskrit.

Pāli được dùng trong các tạng kinh Phật giáo cổ xưa nhất được lưu tồn của trường phái Theravāda. Nguyên nghĩa Sanskrit là “hàng”, chỉ các bộ kinh Phật.

o paññā (P), prajñā (S): hiểu biết, kiến thức, trí tuệ, tuệ giác; một trong ba pháp rèn luyện trên đường tu Bát Chánh Đạo, một trong ngũ căn, ngũ lực và trong mười ba la mật.

o paramattha (P): chân đế, chỉ các sự thật tối hậu đối ngược lại với các ngôn từ chế định được chấp nhận như là sự thật do sự tiện dụng trong đời thường (tục đế).

o pārami (P), pāramita (S): nn. “vượt qua đến bờ bên kia”, ba la mật; các phẩm hạnh toàn hảo dẫn đến Phật quả.

o paṭiccasamuppāda (P): pháp duyên khởi, lý nhân duyên; là mười hai khoen của vòng nhân duyên giải thích sự sanh khởi của các pháp chịu điều kiện và tùy thuộc vào các hiện tượng tâm vật lý khác.

o piṭaka (P): nn. cái giỏ (đựng kinh).

o pīti (P): hoan hỷ, niềm vui, nhiệt tình; một trong bẩy yếu tố của sự giác ngộ (thất giác chi).

o sacca (P): nn. chân thật, chân chánh, thành thật, lương thiện; một trong mười ba la mật.

o saddhā (P): niềm tin, đức tin, tín (nơi Tam Bảo)

o sakadāgāmi (P): nn. “còn trở lại một lần”; một vị đệ tử Phật đã chứng đạt đạo quả Tu đà hàm hay Nhất lai của tầng thánh thứ hai trong bốn tầng dẫn đến niết bàn, đã dứt trừ được ba kiết sử đầu và làm suy yếu kiết sử thứ tư và thứ năm.

o samādhi (P, S): nn. “thiết lập, củng cố”; tâm định, trạng thái tâm an trụ trên một đối tượng duy nhất; cách hành thiền để tập trung tâm ý. Định là một yếu tố trong thất giác chi; chi cuối trong nhóm định của Bát Chánh đạo, trong ngũ căn và ngũ lực, cũng là một trong ba pháp luyện tâm.

o sāmaṇerā (P): nn. chú tiểu; sa di.

o samatha (P): sự vắng lặng, tịch tĩnh; trạng thái tâm thanh tịnh, an lạc, và trong sáng thành đạt do sức định tâm vững mạnh; đồng nghĩa với samādhi, tâm nhất điểm và không bị phóng dật, dao động.

o sammā (P): toàn hảo, đúng đắn, thích hợp, trọn vẹn; tĩnh từ diễn tả mỗi chi trong Bát Chánh Đạo, thí dụ như chánh ngữ (sammā- vācā)

o saṁyojana (P): kiết sử cột chặt chúng sanh vào vòng luân hồi

(saṃsāra). Có mười kiết sử: năm loại thô (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham ái, sân hận) trói chặt con người vào thế gian dục lạc; năm loại vi tế hơn (tham đắm vào cõi sắc giới, tham đắm vào cõi vô sắc giới, ngã mạn, trạo cử vi tế, và si vi tế hay vô minh) ràng buộc chúng sanh vào các cõi sắc giới và vô sắc giới.

o saṁsāra (S): nn. đi lang thang mãi mãi; vòng luân hồi vô tận của tái sanh và đau khổ.

o saṁvega (P): sự thúc bách tâm linh

o sangha (P, S): nn. tăng đoàn; cộng đồng các tăng sĩ Phật giáo, chư tăng ni, đặc biệt chỉ chung tất cả những ai nương theo Giáo pháp của Đức Phật. Khi viết hoa, Sangha chỉ ngôi thứ ba trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).

o Sāriputta (P): Ngài Xá Lợi Phất, một trong những đại đệ tử của

Đức Phật, đệ nhất về trí tuệ.

o sati (P): chánh niệm; một tâm sở luôn liên hợp với tất cả tâm thiện.

o satsang (S): nn. đạo tràng. Trong nghĩa tiếp xúc với người khác, satsang chỉ việc tu học chung: nghe, đọc kinh, pháp đàm, tụng kinh, vấn đạo với vị thầy.

o sayādaw (B): vị thầy. Khi viết hoa, Sayādaw chỉ chức sắc của một vị tăng, thường là vị trụ trì một tu viện, hay là cách tôn xưng các bậc xuất gia nói chung.

o sikkhā (P): nn. rèn luyện, hành trì; sự tu tập giới, định, huệ của một đệ tử Phật để nâng cao đạo hạnh (adhisīla-sikkhā), phát triển tâm ý (adhicitta-sikkhā), và vun bồi trí tuệ (adhipaññā-sikkhā) trên đường tu Bát Chánh Đạo.

o sikkhāpada (P): các bước rèn luyện hay giới luật.

o sīla (P), śīla (S): giới, đạo đức, phẩm hạnh; sự thu thúc có ý thức và có tác ý để tránh các bất thiện nghiệp về thân và khẩu; các giới luật và nghi thức cho người xuất gia và cư sĩ. Sīla là nhóm đầu tiên của ba nhóm tu tập giới, định, huệ trong Bát Chánh Đạo, gồm chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.

o sotāpanna (P): nn. “người đã vào dòng”, “người thắng dòng”, vị chứng đạt đạo quả Tu đà hoàn hay Nhập lưu của tầng thánh thứ nhất trong bốn tầng đến niết bàn, đã chặt đứt được ba kiết sử đầu tiên.

o sotāpatti (P): nn. “vào dòng”; tầng thánh Tu đà hoàn hay Nhập lưu tức tầng thánh thứ nhất trong bốn tầng đến niết bàn.

o Śrī (S): nn. “tỏa sáng, hào quang”; thường chỉ một cách tôn xưng, một phẩm vị; cũng tương dương với chữ “Ông”, “Ngài”.

o stupa (P, S): nn. đống, gò cao; tháp hay đền thờ xá lợi (hình khuôn).

o Sumedha (P): tên của vị Phật thứ mười bốn khi Ngài còn là một vị bồ tát trong thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dīpankara Buddha).

 Theo truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật Cồ đàm, Sumedha lúc ấy là một vị Bà la môn trẻ trở thành một ẩn sĩ rất tinh cần. Với nhân duyên được đảnh lễ Đức Phật Nhiên Đăng, Sumedha quỳ xuống và trải tóc trên đường cho Đức Phật khỏi dẫm lên bùn, và Ngài phát nguyện cũng sẽ được thành Phật. Nhìn vào tương lai, Đức Phật Nhiên Đăng thấy được Sumedha sẽ chứng đạt quả Phật Chánh Đẳng Chánh Giác trong kiếp về sau là Thái Tử Siddhattha Gotama (P), Siddhārtha Gautama (S).

o sutta (P), sūtra (S): nn. “sợi chỉ”, “vật nối các thứ lại với nhau”; một bài pháp hay bài kinh; khi viết hoa, Sutta là tạng thứ nhì của Bộ Tam Tạng Kinh Pāli Tipi�aka.

o Tathāgata (P, S): nn. “đi như thế” “đến như thế”; Như Lai, bậc

đã chứng đạt cứu cánh tâm linh cao thượng nhất trong Phật giáo

– sự tỉnh thức hay giác ngộ; bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức

Phật dùng danh hiệu này để tự xưng sau khi thành đạo.

o Theravāda (P): nn. “Học Thuyết của Các Bậc Trưởng Lão”; hình thức cổ xưa nhất của Giáo Pháp Đức Phật được lưu truyền từ Kinh tạng Pāli, tức Phật Giáo Nguyên Thủy. Đôi khi còn gọi là Phật Giáo Nam Tông vì chiếm đa số ở Đông Nam Á, hay là Phật Giáo Pāli vì kinh điển được viết bằng ngôn ngữ Pāli.

o Tam Bảo: Ba yếu tố chính của Phật giáo – Phật, tiêu biểu cho sự giác ngộ; Pháp, Giáo Pháp, Con Đường, Quy Luật Giải Thoát; và Tăng, Tăng Đoàn.

o Tipiṭaka (P): nn. “Ba Giỏ” (đựng kinh); ba tạng chính của Kinh điển Pāli (Luật Vinaya, Kinh Sutta, và Vi Diệu Pháp hay A Tỳ Đàm Abhidhamma), kết tập cổ xưa nhất của các kinh Phật Giáo.

o upekkhā (P): tâm xả, một trong tứ vô lượng tâm và thất giác chi.

o vedāna (P, S): cảm thọ, cảm giác; lạc thọ, khổ thọ và thọ trung tín (thường chỉ về tâm hơn là về thân) sinh khởi từ xúc chạm giữa các căn, trần và thức liên hệ.

o vihar (S): chỉ các tu viện Phật giáo; nguyên thủy để chỉ một chỗ

tạm trú cho các du tăng trong mùa mưa.

o Vinaya (P): giới luật; giới luật và nghi thức cho chư tăng ni trong tạng thứ nhất của Tam Tạng Pāli – Tipiṭaka.

o vipassanā (P): tuệ giác, sự soi sáng từ trực giác vào sự thật của

các đặc tính vô thường, khổ, vô ngã; phương pháp hành thiền theo dõi các diễn trình của thân và tâm.

o viriya (P), virya (S): năng lực, tinh tấn, cố gắng; một trong bảy yếu tố giác ngộ, và là Chánh tinh tấn trong Bát Chánh Đạo.

o yogi (H): một hành giả tu tập về tâm linh; trong khuôn khổ pháp hành của đạo Phật, yogi có nghĩa là thiền sinh trong một khóa thiền.


 

Chữ viết tắt trong danh sách:

o Chương Trình Antioch

Chương Trình Phật Học ở Ngoại Quốc tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ (Antioch Education Abroad

Buddhist Studies Program in Bodh Gaya, India)

o BCBS: Trung Tâm Phật Học tại Barre (Barre Center for Buddhist Studies in Barre, Massachusetts)

o Dhamma Giri: Trung Tâm Thiền Minh Sát do Ngài S.N. Goenka thành lập ở Igatpuri, Ấn Độ.

o IMS: Hội Thiền Minh Sát ở Barre, Massachusetts (Insight Meditation Society)

o SRMC: Thiền Viện Spirit Rock tại Woodacre, California (Spirit

Rock Meditation Center)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn