(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1867)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

- Phước Thiện Hồi Hướng.

10 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 12720)


Nền Tảng Phật Giáo

Quyển V (Phước thiện)

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

 

Phước Thiện Hồi Hướng (Pattidānakusala)


Định nghĩa Pattidāna:

 “Pattabbā’ti: Patti. Pattiyā dānaṃ: Pattidānaṃ.”

Trạng thái mà người đã có phần phước thiện, gọi là Patti; Sự bố thí hồi hướng phần phước thiện ấy, gọi là Pattidānakusala: Phước thiện hồi hướng.

Phước thiện hồi hướng là hồi hướng phần phước thiện bố thí, giữ giới, hành thiền, … của mình đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bà con thân quyến, cho đến tất cả chúng sinh đã quá vãng.

Đó là định nghĩa theo cách Puggalādhiṭṭhāna: Định nghĩa theo con người là chính.

 “Pattiṃ dadanti etenā’ti: Pattidānaṃ”

(Những thí chủ có tác ý thiện tâm bố thí hồi hướng phần phước thiện của mình đến cho những người đã quá vãng hoặc chia phần phước thiện của mình đến những người đang hiện hữu với đại thiện tâm trong sạch, gọi là Pattidānakusala: Phước thiện hồi hướng.

Đó là định nghĩa theo cách Dhammādhiṭṭhāna: Định nghĩa theo pháp là chính.

Vấn: Khi người thí chủ đã làm phước thiện nào, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho nhiều người khác, nhiều chúng sinh khác, thì phần phước thiện của mình như thế nào?

Đáp: Khi người thí chủ đã làm phước thiện nào, rồi  hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho càng nhiều người,

 càng nhiều chúng sinh bao nhiêu, thì phần phước thiện ấy càng tăng thêm phần xán lạn, vững chắc thêm nhiều, đặc biệt thí chủ có thêm phước thiện hồi hướng nữa. 

Ví dụ: Một người có cây đèn đang cháy sáng, đem ánh sáng cây đèn của mình cho mồi càng nhiều cây đèn bao nhiêu, thì ánh sáng càng tỏa rộng ra bấy nhiêu. 

Pattidānakusala: Phước thiện hồi hướng,

Patti trong danh từ Pattidāna này có nghĩa là phần phước thiện của mình như phần phước thiện bố thí, phần phước thiện giữ giới, phần phước thiện hành thiền, v.v…mà người đã tạo xong rồi, đã tích lũy trong tâm của mình, rồi người ấy nói lên lời hồi hướng phần phước thiện ấy đền cho những bà con thân quyến đã quá vãng, hoặc chia phần phước thiện ấy đến những người sống đang hiện hữu trong đời, hoặc ban phần phước thiện ấy đến tất cả chúng sinh trong muôn loài.

* Người thí chủ đã tạo được phước thiện nào, rồi làm phước thiện hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho người khác, chúng sinh khác, gọi là Pattidāna.

* Người nhận đó là những bà con thân quyến đã quá vãng, hoặc những bà con thân quyến đang sống hiện hữu trong đời, hoặc tất cả chúng sinh muôn loài hoan hỷ nhận phần phước thiện của người thí chủ làm phước thiện hồi hướng đến mình, gọi là Pattānumodanā.

Vậy, Pattidāna: Phước thiện hồi hướng phần phước thiện của mình có liên quan với Pattānumodanā: Phước thiện hoan hỷ nhận phần phước thiện của người khác làm phước thiện hồi hướng đến mình.

  (Xong phần phước thiện hồi hướng)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn