(Xem: 1754)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2221)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

- Phước Thiện Thuyết Pháp.

10 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 9259)


Nền Tảng Phật Giáo

Quyển V (Phước thiện)

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

 

Phước Thiện Thuyết Pháp (Dhammadesanā)

Định nghĩa Dhammadesanā

 “Dhammaṃ desenti etāyā’ti dhammadesanā”

(Những người có khả năng thuyết dạy, giảng dạy chánh pháp tế độ chúng sinh gọi là dhammadesanā: phước thiện thuyết pháp, đó là tác ý tâm sở đồng sinh với đại thiện tâm có yonisomanasikāra: sự hiểu biết trong tâm đúng theo thực tánh pháp.)

Dhammadesanākusala: Phước thiện thuyết pháp

Nếu người nào có khả năng thuyết dạy, giảng dạy chánh pháp với đại thiện tâm trong sạch, không cho tâm tham phát sinh mong muốn mình là một pháp sư nổi tiếng, cũng không mong muốn được những phẩm vật cúng dường, được nhiều người đến lễ bái, được nhiều thuộc hạ tùy tùng đông đảo, được danh thơm tiếng tốt, …mà chỉ có đại thiện tâm trong sạch tế độ, hy vọng tất cả mọi người cung kính nghe chánh pháp, hiểu rõ chánh pháp mà thôi, thì phước thiện thuyết pháp trong sạch, chắc chắn có nhiều quả báu cao thượng.

Nếu người nào có khả năng thuyết dạy, giảng dạy chánh pháp với đại thiện tâm không trong sạch, bởi vì tâm tham phát sinh mong muốn mình là một pháp sư nổi tiếng, cũng mong muốn được những phẩm vật cúng dường, được nhiều người đến lễ bái, được nhiều thuộc hạ tùy tùng đông đảo, được danh thơm tiếng tốt, có nhiều lợi lộc, v.v… thì phước thiện thuyết pháp không trong sạch, không có nhiều quả báu.

Thuyết Pháp Với Tâm Không Trong Sạch

Vị tỳ khưu thuyết pháp với tâm không trong sạch, có tác ý bất thiện nói đảo ngược chánh pháp, để đem lại sự lợi ích cho mình. Ví dụ:

Tích Kapilamacchavatthu

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana, gần kinh thành Sāvatthi. Khi ấy, Đức Thế Tôn đề cập đến con cá màu vàng tên Kapila, nên thuyết tích Kapilamacchavatthu [1] này được tóm lược như sau:

Trong quá khứ, thời kỳ Đức Phật Kassapa [2] đã tịch diệt Niết Bàn. Khi ấy, một gia đình có 2 anh em đều đi xuất gia trở thành tỳ khưu ở tại một ngôi chùa của Ngài Đại Đức thầy Tế độ. Người mẹ và em gái cũng đi xuất gia trở thành tỳ khưu ni ở tại một ngôi chùa tỳ khưu ni.

Toàn gia đình gồm có 4 người: người anh tên là tỳ khưu Sāgata, người em tên là tỳ khưu Kapila, người mẹ tên là tỳ khưu ni Sādhinī và người em gái tên là tỳ khưu ni Tāpanā.

Sau khi trở thành tỳ khưu, hằng ngày, hai tỳ khưu huynh đệ thực hành bổn phận đối với Ngài Đại Đức thầy Tế độ và Ngài Đại Đức thầy hướng dẫn một cách chu đáo.

Một hôm, hai vị tỳ khưu bạch hỏi vị thầy Tế độ rằng:

- Kính bạch Ngài Đại Đức, phận sự chính trong Phật giáo là gì?

 Ngài Đại Đức thầy Tế độ dạy rằng:

- Này hai con! Trong Phật giáo có 2 phận sự chính:

1- Ganthadhura: Phận sự học Pháp học Phật Giáo.

2- Vipassanādhura: Phận sự thực hành pháp hành thiền tuệ thuộc về Pháp hành Phật Giáo.

Nghe Ngài Đại Đức thầy Tế độ dạy như vậy, vị tỳ khưu Sāgata (huynh) lớn tuổi nghĩ rằng: “Ta nên làm phận sự thực hành pháp hành thiền tuệ thuộc về Pháp hành Phật Giáo.”

Vị tỳ khưu Sāgata ở trong chùa, hằng ngày thực hành phận sự đối với Ngài Đại Đức thầy Tế độ và Ngài Đại Đức thầy hướng dẫn suốt 5 năm, theo học về giới luật rành rẽ và hiểu rõ pháp hành thiền tuệ.

Sau 5 năm, tỳ khưu Sāgata đảnh lễ thầy Tế độ, xin phép vào rừng thực hành pháp hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi tham ái, mọi phiền não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Vị tỳ khưu Kapila (đệ) nhỏ tuổi nghĩ rằng: “Ta còn trẻ nên làm phận sự theo học Pháp học Phật Giáo trước, đến khi lớn tuổi ta sẽ làm phận sự thực hành pháp hành thiền tuệ thuộc về Pháp hành Phật Giáo sau.”

Sau khi nghĩ như vậy, tỳ khưu Kapila đảnh lễ Ngài Đại Đức thầy Tế độ, xin theo phận sự học Pháp học Phật Giáo (ganthadhura) trước, nên tỳ khưu Kapila cố gắng tinh tấn theo học Pháp học Phật Giáo thông hiểu Tam tạng, được nhiều người ngưỡng mộ, vì có nhiều người theo hộ độ, nên có nhiều phẩm vật cúng dường phát sinh. tỳ khưu Kapila say mê trong danh lợi, rồi phát sinh tự cao ngã mạn, tự cho mình hiểu biết hơn người.

Điều hợp với luật, hợp với pháp, thì tỳ khưu Kapila dám nói không hợp với luật, không hợp với pháp; và điều không hợp với luật, không hợp với pháp, thì tỳ khưu Kapila dám nói hợp với luật, hợp với pháp.

Điều có tội, thì tỳ khưu Kapila dám nói vô tội; và điều vô tội, thì tỳ khưu Kapila dám nói có tội. v.v ...

Tỳ khưu Kapila nương nhờ sự thông hiểu Tam tạng, rồi trổ tài ngụy biện cho hành vi sai trái của mình, y đã hành động và nói lời trái ngược lại với chánh pháp của Đức Phật.

Nghe thấy hành động và lời nói của tỳ khưu Kapila, các Ngài Đại Đức thiện trí có giới đức trong sạch đến khuyên bảo tỳ khưu Kapila rằng:

- Này pháp hữu Kapila! Bạn không nên hành động và nói năng trái ngược lại với chánh pháp của Đức Phật như vậy nữa.

Nghe các bậc thiện trí khuyên bảo như vậy, nhưng tỳ khưu Kapila không những không biết phục thiện, mà còn chê trách các bậc thiện trí rằng:

- Này các Ngài! Các Ngài biết được gì! Các Ngài chỉ là các người rỗng tuếch mà thôi. v.v ...

Tỳ khưu Kapila tự cao thường quở trách, hăm dọa các tỳ khưu khác không nghe theo lời dạy của y.

Pháp Đệ Không Vâng Lời Pháp Huynh

Các Ngài Đại Đức tỳ khưu không thể khuyên bảo tỳ khưu Kapila được, nên quý Ngài đến bạch sự việc này cho Ngài Đại Đức Sāgata là bậc Thánh A-ra-hán cũng là pháp huynh của tỳ khưu Kapila. Ngài Đại Đức Sāgata đến khuyên bảo rằng:

- Này pháp đệ Kapila! Các Ngài Đại Đức là bậc thiện trí khuyên bảo đúng đắn, để bảo vệ, duy trì chánh pháp của Đức Phật. Vậy, pháp đệ nên vâng lời các Ngài Đại Đức ấy. Pháp đệ không nên hành động và nói lời vô lễ đối với các Ngài.

Pháp đệ không nên hành động và nói năng trái ngược chánh pháp của Đức Phật như vậy nữa.

Tuy Ngài Đại Đức Sāgata đã khuyên bảo đôi ba lần, nhưng tỳ khưu Kapila ngoan cố không chịu từ bỏ những hành động sai lầm, nói lời trái ngược với chánh pháp của Đức Phật. Biết tỳ khưu Kapila không chịu nghe lời khuyên dạy của mình, nên Ngài Đại Đức Sāgata bảo rằng:

- Này pháp đệ Kapila! Nếu pháp đệ không từ bỏ những điều sai trái của mình thì pháp đệ sẽ chịu những quả khổ của ác nghiệp của mình.

Sau khi nhắc nhở khuyên dạy pháp đệ Kapila như vậy, rồi Ngài Đại Đức Sāgata trở về chỗ ở của mình.

Chư Tỳ khưu Xa Lánh

Từ đó, các tỳ khưu có giới đức trong sạch đều xa lánh, không gần gũi với Tỳ khưu Kapila nữa. tỳ khưu Kapila hành động sai trái, nói lời sai trái cùng với nhóm thuộc hạ tùy tùng đông đảo của y, sống chung với nhau.

Một hôm, tỳ khưu Kapila nghĩ rằng: “Hôm nay là ngày Uposatha hằng tháng, ta nên đến làm lễ Uposatha-kamma tại sīmā.” Tỳ khưu Kapila đến ngồi trên pháp tòa hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các Ngài! Chư tỳ khưu hành Tăng sự tụng Bhikkhupātimokkha tại nơi đây phải không?

Nghe tỳ khưu Kapila hỏi như vậy, các vị tỳ khưu đều làm thinh, bởi vì nghĩ rằng: “Không có lợi ích gì đối đáp với tỳ khưu Kapila này.”

Thấy vậy, tỳ khưu Kapila nói rằng:

“Āvuso, dhammo vā vinayo vā natthi, pātimokkhena sutena vā asutena vā ko attho.”

- Này các Ngài! Chánh pháp hoặc chánh luật không có, nghe Bhikkhupātimokkha hoặc không nghe Bhikkhu- pātimokkha có lợi ích gì!

Sau khi nói như vậy, tỳ khưu Kapila đứng dậy trở về chỗ ở của mình.

Tỳ khưu Kapila vẫn chấp thủ theo sự sai trái của mình, hành động sai trái, nói năng sai trái, nói trái ngược chánh pháp của Đức Phật Kassapa, không biết phục thiện cho đến suốt đời.

Ngài Đại Đức Sāgata là bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Sau khi tỳ khưu Kapila chết, ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy của mình suốt thời gian lâu dài.

Người mẹ là tỳ khưu ni Sādhinī và người em gái là tỳ khưu ni Tāpanā thường bênh vực tỳ khưu Kapila, chê trách, quở mắng các tỳ khưu có giới đức trong sạch, nên sau khi tỳ khưu ni Sādhinītỳ khưu ni Tāpanā chết, ác nghiệp ấy cũng cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy của mình suốt thời gian lâu dài.  

Tái Sinh Lên Cõi Trời Nhờ Phước Thiện Giữ Giới

Trong thời kỳ ấy, nhóm trộm cướp có 500 người vào xóm làng trộm cướp, bị số đông dân làng có khí giới vây bắt, họ hoảng sợ, chạy vào rừng trốn thoát, nhưng không tìm được nơi nương nhờ an toàn nào trong rừng, nhìn thấy vị tỳ khưu sống trong rừng, nên họ cùng nhau đến đảnh lễ Ngài Đại Đức ấy, rồi bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đại Đức, kính xin Ngài là nơi nương nhờ an toàn của chúng con.

Ngài Đại Đức dạy rằng:

- Này các con! Ngoài giới ra, không có nơi nương nhờ an toàn đối với các con. Vậy, các con nên thọ trì ngũ giới.

Nghe Ngài Đại Đức dạy như vậy, tất cả nhóm trộm cướp đều vâng lời dạy của Ngài xin thọ trì ngũ giới.

Sau khi thọ trì ngũ giới xong, Ngài Đại Đức khuyên dạy rằng:

- Này các con! Bây giờ các con là người có giới, mỗi người hãy cố gắng giữ gìn giới của mình cho được trong sạch hoàn toàn và đầy đủ trọn vẹn, thà phải hy sinh sinh mạng, chứ không để phạm giới nào.

Tất cả nhóm trộm cướp đều cung kính vâng lời của Ngài Đại Đức. Khi ấy, số đông dân làng cầm khí giới chạy đuổi theo đến khu rừng, tìm thấy nhóm trộm cướp gồm có 500 người, họ giết chết tất cả nhóm trộm cướp, không còn ai sống sót.

Sau khi họ chết, phước thiện giữ giới cho quả tái sinh lên cõi trời. Người cầm đầu nhóm trộm cướp trong tiền kiếp, lại trở thành vị thiên nam đứng đầu nhóm chư thiên 500 vị. Nhóm chư thiên hưởng mọi sự an lạc trên cõi trời.

Tái Sinh Trong Nhóm Dân Chài

Nhóm chư thiên 500 vị ấy sinh tử luân hồi trên cõi trời từ thời kỳ trong giáo pháp của Đức Phật Kassapa cho đến thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, trải qua thời gian lâu dài trong cùng kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này.

Sau khi nhóm chư thiên 500 vị chết tại cõi trời, thiện nghiệp cho quả tái sinh xuống cõi người trong làng 500 dân chài. Vị thiên nam trưởng nhóm sau khi chết, thiện nghiệp cho quả tái sinh làm con của ông trưởng làng dân chài, nhóm chư thiên còn lại, thiện nghiệp cho quả tái sinh làm con của các dân chài,

Khi 500 đứa trẻ sinh ra đời trong cùng một ngày, lúc trưởng thành, 500 đứa trẻ là bạn thân với nhau, con của ông trưởng làng dân chài là trưởng nhóm.

Kapila Sinh Làm Con Cá Lớn Da Vàng

Hậu kiếp của tỳ khưu Kapila bị thiêu đốt trong cõi đại địa ngục Avīci trải qua thời gian lâu dài từ thời kỳ giáo pháp của Đức Phật Kassapa cho đến thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thời gian, mới thoát ra khỏi cõi đại địa ngục, ác nghiệp ấy lại cho quả tái sinh làm con cá lớn trong con sông Aciravatī, có màu da như vàng ròng do quả của thiện nghiệp, và miệng có mùi hôi ghê tởm do quả của ác nghiệp.

Một hôm, nhóm trẻ 500 bạn thân bàn bạc với nhau rằng: “Chúng ta nên đi bắt cá.” Chúng nó đem lưới chở trên ghe ra con sông Aciravatī, giăng lưới xuống nước bắt cá. Con cá lớn da vàng ấy bị mắc vào lưới của nhóm trẻ ấy, cha mẹ của chúng vô cùng hoan hỷ reo hò lên rằng:

“Các con của chúng ta bắt được con cá lớn da màu vàng đẹp quá! Chúng ta nên đem con cá này dâng lên Đức Vua Pasenadi Kosala, để lãnh thưởng.”

Nhóm trẻ bạn hữu đặt con cá da màu vàng trên chiếc ghe, rồi cùng nhau khiêng đến cung điện của Đức Vua. Nhìn thấy con cá lớn chưa tùng thấy, nên Đức Vua Pasenadi Kosala truyền hỏi rằng:

- Này các ngươi! Các ngươi bắt con cá này ở đâu vậy?

Nhóm bạn trẻ tâu rằng:

- Muôn tâu Đại Vương, chúng tiện dân bắt con cá này tại con sông Aciravatī.

Đức Vua nhìn thấy con cá lớn có màu da như vàng ròng rất xinh đẹp, nên nghĩ rằng: “Đức Thế Tôn sẽ biết rõ nguyên nhân nào con cá lớn này có màu da như vàng ròng thế này.”  Truyền bảo nhóm trẻ khiêng con cá lớn ấy đến ngôi chùa Jetavana, Đức Vua cùng ngự đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn. Con cá lớn ấy hả miệng ra, thì mùi hôi ghê tởm từ miệng con cá ấy tỏa ra khắp ngôi chùa Jetavana.

Khi ấy, Đức Vua Pasenadi Kosala bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, do nguyên nhân nào con cá lớn này có màu da như vàng ròng xinh đẹp? Do nguyên nhân nào miệng của nó có mùi hôi ghê tởm như vậy? Bạch Ngài

Nghe Đức Vua Pasenadi Kosala bạch hỏi như vậy, Đức Thế Tôn dạy rằng:

- Này Đại Vương! Tiền kiếp của con cá lớn này là vị tỳ khưu tên Kapila trong giáo pháp của Đức Phật Kassapa, là vị tỳ khưu học thông hiểu ghi nhớ nhiều trong Tam tạng, nên có nhiều người ngưỡng mộ, có nhiều thuộc hạ tùy tùng đông đảo, phát sinh nhiều lợi lộc.

Tỳ khưu Kapila bị say mê trong danh lợi, rồi phát sinh tự cao ngã mạn, tự cho mình hiểu biết hơn người, nói năng trái ngược pháp và luật của Đức Phật Kassapa, thường quở trách, hăm dọa các tỳ khưu khác không nghe theo lời dạy của y. Tỳ khưu Kapila chấp thủ những điều sai trái ấy đến suốt đời.

Tỳ khưu Kapila sau khi chết, ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ của ác nghiệp ấy của mình. Nay kiếp hiện tại, cũng do ác nghiệp ấy cho quả tái sinh làm con cá. Con cá lớn này có màu da như vàng ròng, đó là quả của thiện nghiệp học Pháp học Phật Giáo, tán dương Ân Đức Phật trải qua thời gian lâu.

Miệng con cá có mùi hôi đáng ghê tởm, đó là quả của ác nghiệp nói trái ngược chánh pháp, quở trách, hăm dọa các tỳ khưu có giới khác.

- Này Đại Vương! Như Lai bảo con cá này nói trả lời câu hỏi được..

Đức Vua Pasenadi Kosala bạch rằng:  

- Kính bạch Đức Thế Tôn, kính thỉnh Ngài bảo con cá nói chuyện.

Đức Thế Tôn hỏi con cá ấy rằng:

- Này cá! Con tên là Kapila phải không?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, con tên là Kapila.

- Này cá! Tiền kiếp của con từ đâu đến?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, từ đại địa ngục Avīci đến.

- Này cá! Pháp huynh Sāgata của con sinh ở đâu?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, Pháp huynh Sāgata của con đã tịch diệt Niết Bàn rồi.

 - Này cá! Tỳ khưu ni Sādhanī là mẹ của con sinh ở đâu?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, sinh ở đại địa ngục.

- Này cá! Tỳ khưu ni Tāpanā là em của con sinh ở đâu?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, cũng sinh ở đại địa ngục.

- Này cá! Bây giờ, con sẽ sinh nơi nào?

Con cá tên Kapila bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, con sẽ tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci.

Sau khi bạch với Đức Thế Tôn như vậy, con cá Kapila phát sinh nóng nảy, nên đập đầu vào be thuyền vỡ đầu chết ngay tại chỗ, sau khi chết, ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci.

Nghe và thấy cảnh tượng như vậy, mọi người hết sức kinh ngạc.

Qua tích Kapilamacchavatthu này, tỳ khưu Kapila vốn là vị học thông hiểu, ghi nhớ nhiều trong Tam tạng trong giáo pháp của Đức Phật Kassapa, thuyết pháp hay nổi tiếng, nên được nhiều người ngưỡng mộ, kính trọng cúng dường nhiều phẩm vật.

Về sau, tỳ khưu Kapila say mê trong danh lợi, phát sinh tâm ngã mạn, tự cho mình hơn người, nên nói điều nào có lợi cho mình, dù cho điều ấy không hợp với luật mà Đức Phật đã chế định, không hợp với chánh pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng.

Mỗi khi, nếu có Ngài Đại Đức Trưởng Lão đến khuyên dạy, nhắc nhở thì tỳ khưu Kapila không biết phục thiện, cố chấp thủ, nhờ dựa vào vốn hiểu biết về Pháp học Phật Giáo, rồi ngụy biện bào chữa cho hành vi xấu và lời nói sai trái của mình. 

Học Pháp học Phật Giáo như tỳ khưu Kapila ví như người bắt rắn độc phần đuôi, không chỉ có hại cho mình, mà còn đem lại sự tai hại cho những người gần gũi thân cận tin tưởng nơi y nữa.

Đức Phật dạy có 3 hạng người học Pháp học Phật Giáo như sau:

1- Alagadda pariyatti: Hạng người học Pháp học Phật Giáo ví như người bắt rắn độc phần đuôi có hại cho sinh mạng của mình.

2- Nissaraṇa pariyatti: Hạng người học Pháp học Phật Giáo để thực hành mong giải thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. .

3- Bhaṇḍāgārika pariyatti: Bậc Thánh A-ra-hán học Pháp học Phật Giáo cốt để giữ gìn, duy trì kho tàng Pháp bảo của Đức Phật.

Hai Nhóm Tỳ khưu Xứ Kosambī Cãi Cọ

Vào khoảng thời gian cuối hạ thứ 9, chưa đến hạ thứ 10 của Đức Phật Gotama, một sự kiện xảy ra tại ngôi chùa Ghositārāma, xứ Kosambī như sau: 

Một nhóm tỳ khưu trì luật (vinayadhara) với một nhóm tỳ khưu trì kinh (suttantadhara) cãi cọ, tranh luận với nhau, do nguyên nhân bắt nguồn từ một việc nhỏ: 

* Một vị tỳ khưu trì kinh đi ra khỏi nhà vệ sinh, để nước rửa còn dư trong ca.

* Một vị tỳ khưu trì luật đi vào nhà vệ sinh, nhìn thấy nước rửa còn dư trong ca…..

Với một chuyện nhỏ hiểu lầm nhau, dẫn đến chia ra thành 2 nhóm tỳ khưu, không chịu hành Tăng sự chung với nhau.

Hay biết sự việc xảy ra như vậy, nên Đức Phật ngự đến khuyên dạy mỗi nhóm tỳ khưu ấy không nên cãi cọ, tranh luận với nhau nữa, hãy nên sám hối, rồi cùng nhau hòa hợp, cùng nhau hành Tăng sự, nhưng không nhóm nào chịu vâng theo lời giáo huấn của Ngài.

Một hôm, Đức Thế Tôn ngự đi khất thực trong thành Kosambī, sau khi độ ngọ xong, Đức Thế Tôn một mình rời khỏi thành Kosambī, ngự đi vào khu rừng Pālileyyaka. Một mình ngự tại khu rừng thanh vắng này Đức Thế Tôn nghĩ rằng: “Trước đây, hai nhóm tỳ khưu xứ Kosambī cãi cọ với nhau, tranh luận với nhau. Bây giờ, Như Lai ở một mình, không có người nào bên cạnh, vắng vẻ, yên tịnh biết dường nào!”

Đức Thế Tôn an cư nhập hạ thứ mười tại khu rừng Pālileyyaka này. Voi chúa Pālileyyaka chán ngán với cảnh sống chung chạ với đàn voi con nhỏ, nên nó lẫn tránh vào khu rừng này, gặp Đức Thế Tôn, nó cảm thấy vô cùng hoan hỷ làm bổn phận phục vụ hộ độ Đức Thế Tôn, như người đệ tử biết phận sự lo hầu hạ thầy.


[1] Bộ Chú giải Dhammapadaṭṭhakathā, Tich Kapilamacchavatthu

 [2] Thời kỳ Đức Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 20 ngàn năm.

 

Thấy voi chúa Pālileyyaka hộ độ Đức Thế Tôn, con khỉ phát sinh đức tin trong sạch cũng bắt chước hộ độ Đức Thế Tôn, hằng ngày, nó vào rừng tìm các loại trái cây chín ngon, đem về cúng dường đến Đức Thế Tôn.

Một hôm, con khỉ gặp tổ ong mật không còn con ong, nó đem về cúng dường lên Đức Thế Tôn.

Nhìn thấy Đức Thế Tôn dùng mật ong ấy, nó vô cùng hoan hỷ nhảy nhót, vì sơ ý rơi xuống đất chết. Sau khi chết, thiện nghiệp bố thí cúng dường mật ong ấy cho quả tái sinh làm vị thiên nam có tên là Makkaṭa devaputta: Vị thiên nam khỉ trong lâu đài nguy nga tráng lệ tại cõi trời Tam thập Tam thiên.

Dân chúng thành Kosambī hay biết tin Đức Thế Tôn một mình ngự vào khu rừng Pālileyyaka an cư nhập hạ, bởi vì hai nhóm tỳ khưu cãi cọ với nhau, tranh luận với nhau. Tuy Đức Thế Tôn ngự khuyên dạy hai nhóm tỳ khưu không nên cãi cọ với nhau nữa, nhưng hai nhóm tỳ khưu vẫn không vâng lời giáo huấn của Đức Thế Tôn.

Toàn thể dân chúng thành Kosambī đều nhất trí với nhau rằng: “Chúng ta không đón tiếp, không đảnh lễ, không làm phước thiện bố thí cúng dường vật thực đến hai nhóm tỳ khưu ấy.”

Khi hai nhóm tỳ khưu ấy đi khất thực trong thành Kosambī, không có ai cúng dường vật thực suốt 2-3 ngày liền chịu đói, cho nên, hai nhóm tỳ khưu ấy không còn thái độ cứng rắn như trước. Họ chịu sám hối với nhau, hòa hợp với nhau như trước. Hai nhóm tỳ khưu cùng nhau đi đến găp dân chúng trong thành Kosambī, báo cho dân chúng biết, tất cả họ đã hòa hợp với nhau rồi.

Sau 3 tháng mùa mưa an cư nhập hạ xong, Ngài Đại Đức Ānanda cùng nhóm 500 tỳ khưu rời khỏi kinh thành Sāvatthi, đi đến khu rừng Pālileyyaka, để hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn. Khi ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ 500 tỳ khưu đều chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại nơi ấy.

Ngài Đại Đức Ānanda bạch với Đức Thế Tôn theo lời thỉnh mời của ông phú hộ Anāthapiṇḍika, bà Visākhā,… kính thỉnh Đức Thế Tôn ngự đến kinh thành Sāvatthi.

Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.

Đức Thế Tôn ngự rời khỏi khu rừng Pālileyyaka cùng chư tỳ khưu lên đường đi đến kinh thành Sāvatthi. Voi chúa Pālileyyaka tiễn đưa Đức Thế Tôn ra đến bìa rừng, Đức Thế Tôn dạy voi chúa Pālileyyaka rằng:

- Này Pālileyyaka! Con nên trở lại khu rừng, từ đây trở ra thuộc địa phận loài người, có thể có hại đến con!

Nghe giọng phạm âm phát sinh từ tâm từ của Đức Thế Tôn, Voi chúa Pālileyyaka đứng lại nhìn theo với tâm kính yêu vô hạn. Khi Đức Thế Tôn vừa khuất, Voi chúa Pālileyyaka đứng chết tại nơi ấy, sau khi chết, thiện nghiệp phục vụ ấy cho quả tái sinh làm vị thiên nam tên là Pālileyyaka devaputta trong lâu đài nguy nga tráng lệ tại cõi trời Tam thập Tam thiên.

 Đúng Pháp Và Sai Pháp (Dhamma-Adhamma)

Khi đến kinh thành Sāvatthi, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana. Nghe tin tất cả hai nhóm tỳ khưu xứ Kosambī đang trên đường đến kinh thành Sāvatthi, để hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, Ngài Đại Đức Sāriputta đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, tất cả hai nhóm tỳ khưu xứ Kosambī sẽ đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, để xin sám hối. Vậy, con nên đối xử với họ như thế nào? Bạch Ngài.

Đức Phật khuyên dạy Ngài Đại Đức Sāriputta rằng:

- Này Sāriputta! Con nên đối xử với tất cả tỳ khưu ấy theo chánh pháp.

Ngài Đại Đức Sāriputta bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, con nên biết phân biệt thế nào gọi là tỳ khưu nói tà pháp (adhammavādī), và thế nào gọi là tỳ khưu nói chánh pháp (dhammavādī)? 

Đức Phật khuyên dạy rằng:

- Này Sāriputta! Con nên biết phân biệt tỳ khưu nói tà pháp có 18 điều như sau:

18 Điều Tà Pháp [1]

Tỳ khưu trong Phật giáo này là người:

1- Thuyết giảng điều tà pháp mà nói là điều chánh pháp.

2- Thuyết giảng điều chánh pháp mà nói là điều tà pháp.

3- Thuyết giảng điều sai luật mà nói là điều đúng luật. 

4- Thuyết giảng điều đúng luật mà nói là điều sai luật.

5- Thuyết giảng điều Như Lai không thuyết giảng mà nói là điều Như Lai thuyết giảng.

6- Thuyết giảng điều Như Lai thuyết giảng mà nói là điều Như Lai không thuyết giảng.

7- Thuyết giảng điều Như Lai không thường hành mà nói là điều Như Lai thường hành.

8- Thuyết giảng điều Như Lai thường hành mà nói là điều Như Lai không thường hành

9- Thuyết giảng điều Như Lai không chế định mà nói là điều Như Lai chế định..

10- Thuyết giảng điều Như Lai chế định mà nói là điều Như Lai không chế định..

11- Thuyết giảng điều phạm giới mà nói là điều không phạm giới.

12- Thuyết giảng điều không phạm giới mà nói là điều phạm giới.

13- Thuyết giảng điều phạm giới nhẹ mà nói là điều phạm giới nặng.

14- Thuyết giảng điều phạm giới nặng mà nói là điều phạm giới nhẹ.

15- Thuyết giảng điều phạm giới, rồi còn phạm giới nữa mà nói là điều phạm giới, rồi không còn phạm giới nữa.

16- Thuyết giảng điều phạm giới, rồi không còn phạm giới nữa mà nói là điều phạm giới, rồi còn phạm giới nữa.

17- Thuyết giảng điều phạm giới trầm trọng mà nói là điều phạm giới không trầm trọng.

18- Thuyết giảng điều phạm giới không trầm trọng mà nói là điều phạm giới trầm trọng.

- Này Sāriputta! Con nên biết phân biệt tỳ khưu nói tà pháp có 18 điều như vậy.

18 Điều Chánh Pháp

- Này Sāriputta! Con nên biết phân biệt tỳ khưu nói chánh pháp có 18 điều như sau:

Tỳ khưu trong Phật giáo này là người:

 1- Thuyết giảng điều tà pháp nói là điều tà pháp. 

2-Thuyết giảng điều chánh pháp nói là điều chánh pháp.

3- Thuyết giảng điều sai luật nói là điều sai luật.

4- Thuyết giảng điều đúng luật nói là điều đúng luật.

5- Thuyết giảng điều Như Lai không thuyết giảng, nói là điều Như Lai không thuyết giảng.

6- Thuyết giảng điều Như Lai thuyết giảng, nói là điều Như Lai thuyết giảng.

7- Thuyết giảng điều Như Lai không thường hành, nói là điều Như Lai không thường hành.

8- Thuyết giảng điều Như Lai thường hành, nói là điều Như Lai thường hành

9- Thuyết giảng điều Như Lai không chế định, nói là điều Như Lai không chế định.

10- Thuyết giảng điều Như Lai chế định, nói là điều Như Lai chế định.

11- Thuyết giảng điều phạm giới, nói là điều phạm giới.

12- Thuyết giảng điều không phạm giới, nói là điều không phạm giới.

13- Thuyết giảng điều phạm giới nhẹ, nói là điều phạm giới nhẹ.

14- Thuyết giảng điều phạm giới nặng, nói là điều phạm giới nặng.

15- Thuyết giảng điều phạm giới, rồi còn phạm giới nữa, nói là điều phạm giới, rồi còn phạm giới nữa.

16- Thuyết giảng điều phạm giới, rồi không còn phạm giới nữa, nói là điều phạm giới, rồi không còn phạm giới nữa.

17- Thuyết giảng điều phạm giới trầm trọng, nói là điều phạm giới trầm trọng.

18- Thuyết giảng điều phạm giới không trầm trọng, nói là điều phạm giới không trầm trọng.

- Này Sāriputta! Con nên biết phân biệt tỳ khưu nói chánh pháp có 18 điều như vậy.

Tà pháp (Adhamma) đó là

- 10 bất thiện nghiệp hoặc 10 ác nghiệp,

- 4 pháp chấp thủ: Tham dục chấp thủ, tà kiến chấp thủ, pháp thường hành chấp thủ, ngã kiến chấp thủ,

- 8 tà đạo (micchāmagga): Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định.

Tóm lại các ác pháp đều gọi là tà pháp (adhamma).

Chánh pháp (Dhamma) đó là:

- 10 thiện nghiệp.

- 37 Pháp chứng đắc Thánh Đạo (Bodhipakkhiya-dhamma): 4 pháp niệm xứ, 4 pháp tinh tấn, 4 pháp thành tựu, 5 pháp chủ, 5 pháp lực, 7 pháp giác chi, 8 pháp chánh đạo.

Tóm lại các thiện pháp đều gọi là chánh pháp (dhamma).

 Tà pháp hoặc chánh pháp có tầm quan trọng như thế nào trong Phật giáo?

* Người nào thuyết tà pháp, giảng tà pháp đem lại sự tai hại, sự thoái hóa, sự khổ não lâu dài không chỉ riêng cho người ấy, mà còn cho nhiều người liên quan khác nữa, nhất là làm cho Phật giáo suy thoái.

* Người nào thuyết chánh pháp, giảng chánh pháp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài không chỉ riêng cho người ấy, mà còn cho nhiều người liên quan khác nữa, nhất là làm cho Phật giáo phát triển.

Như trong Chi bộ kinh, phần 1 chi có 2 phần:

* Thuyết pháp làm cho chánh pháp suy thoái.

*Thuyết pháp làm cho chánh pháp phát triển.

Thuyết pháp làm cho chánh pháp suy thoái như thế nào?

Đức Phật thuyết dạy rằng:

1-“Ye te bhikkhave, bhikkhū adhammaṃ ‘dhammo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujana-ahitāya paṭipannā bahujana-asukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ.

Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū apuññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ antaradhāpentī’ti.

2-“Ye te bhikkhave, bhikkhū dhammaṃ ‘adhammo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujana-ahitāya paṭipannā bahujana-asukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ.

Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū apuññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ antaradhāpentī’ti.

3-“Ye te bhikkhave, bhikkhū avinayaṃ ‘vinayo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujana-ahitāya paṭipannā bahujana-asukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ.

Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū apuññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ antaradhāpentī’ti.

4-“Ye te bhikkhave, bhikkhū vinayaṃ ‘avinayo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujana-ahitāya

paṭipannā bahujana-asukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ.

Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū apuññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ antaradhāpentī’ti.

Thuyết pháp làm cho chánh pháp phát triển như thế nào?

Đức Phật thuyết dạy rằng:

1-“Ye te bhikkhave, bhikkhū adhammaṃ ‘adhammo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ.

Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhāpentī’ti.

2-“Ye te bhikkhave, bhikkhū dhammaṃ ‘dhammo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ.

Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhāpentī’ti.

3-“Ye te bhikkhave, bhikkhū avinayaṃ ‘avinayo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ.

Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhāpentī’ti.

4-“Ye te bhikkhave, bhikkhū vinayaṃ ‘vinayo’ti dīpenti, Te bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ.

 Bahuñca te bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhāpentī’ti… [2]

Ý nghĩa

Thuyết pháp làm cho chánh pháp suy thoái như thế nào?

1- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều tà pháp (adhamma) mà nói là ‘chánh pháp’ (dhamma).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều không đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, không đem lại sự an lạc cho nhiều người, mà đem lại sự tai hại, sự thoái hóa, sự khổ não đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều tội lỗi, nhiều ác nghiệp, và còn làm cho chánh pháp suy thoái nữa.

2- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều chánh pháp (dhamma) mà nói là ‘tà pháp’ (adhamma).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều không đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, không đem lại sự an lạc cho nhiều người, mà đem lại sự tai hại, sự thoái hóa, sự khổ não đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều tội lỗi, nhiều ác nghiệp, và còn làm cho chánh pháp suy thoái nữa.

3- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều sai luật (avinaya) mà nói là ‘đúng luật’ (vinaya).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều không đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, không đem lại sự an lạc cho nhiều người, mà đem lại sự tai hại, sự thoái hóa, sự khổ não đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều tội lỗi, nhiều ác nghiệp, và còn làm cho chánh pháp suy thoái nữa.

4- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều đúng luật (vinaya) mà nói là ‘sai luật’ (avinaya).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều không đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, không đem lại sự an lạc cho nhiều người, mà đem lại sự tai hại, sự thoái hóa, sự khổ não đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều tội lỗi, nhiều ác nghiệp, và còn làm cho chánh pháp suy thoái nữa.

Tương tự như trên Đức Phật thuyết dạy:

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai không thuyết, không giảng (abhāsitaṃ alapitaṃ Tathāgatena) mà nói là Như Lai thuyết giảng (bhāsitaṃ lapitaṃ Tathāgatena)….

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai thuyết giảng (bhāsitaṃ lapitaṃ Tathā-gatena) mà nói là Như Lai không thuyết, không giảng (abhāsitaṃ alapitaṃ Tathāgatena)…..

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai không thường hành (anāciṇṇaṃ Tathā-gatena) mà nói là Như Lai thường hành (āciṇṇaṃ Tathāgatena) …..

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai thường hành ((āciṇṇaṃ Tathāgatena) mà nói là Như Lai không thường hành (anāciṇṇaṃ Tathāgatena) …..

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai không chế định (apaññattaṃ Tathāgatena) mà nói là Như Lai chế định (paññattaṃ Tathāgatena) ….

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai chế định (paññattaṃ Tathāgatena) mà nói là Như Lai không chế định (apaññattaṃ Tathāgatena).

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều không đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, không đem lại sự an lạc cho nhiều người, mà đem lại sự tai hại, sự thoái hóa, sự khổ não đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều tội lỗi, nhiều ác nghiệp, và còn làm cho chánh pháp suy thoái nữa.

Thuyết pháp làm cho chánh pháp phát triển như thế nào?

1- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều tà pháp (adhamma) nói là ‘tà pháp’ (dhamma).

- Này chư Tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, chắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều phước thiện, nhiều thiện nghiệp, và còn làm cho chánh pháp được phát triển nữa.

2- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều chánh pháp (dhamma) nói là ‘chánh pháp’ (dhamma).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, chắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều phước thiện, nhiều thiện nghiệp, và còn làm cho chánh pháp được phát triển nữa.

3- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều sai luật (avinaya) nói là ‘sai luật’ (avinaya).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, chắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc đến chư thiên và nhân loại.

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều phước thiện, nhiều thiện nghiệp, và còn làm cho chánh pháp được phát triển nữa.

4- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều đúng luật (vinaya) nói là ‘đúng luật’ (vinaya).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, chắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều phước thiện, nhiều thiện nghiệp, và còn làm cho chánh pháp được phát triển nữa.


[1] Vinayapiṭaka. Bộ Mahāvaggapāḷi, Xem phần giải thích quyển “Giáo Pháp” cùng soạn giả.

[2] Aṅguttaranikāya, Phần Ekakanipāta, Dutiyapamādādivagga

 

Tương tư như trên Đức Phật thuyết dạy:

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai không thuyết, không giảng (abhāsitaṃ alapitaṃ Tathāgatena) nói là Như Lai không thuyết, không giảng (abhāsitaṃ alapitaṃ Tathāgatena) ….

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai thuyết giảng (bhāsitaṃ lapitaṃ Tathā-gatena) nói là Như Lai thuyết giảng (bhāsitaṃ lapitaṃ Tathāgatena) …..

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai không thường hành (anāciṇṇaṃ Tathā-gatena) nói là Như Lai không thường hành (anāciṇṇaṃ Tathāgatena) ……

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai thường hành ((āciṇṇaṃ Tathāgatena) nói là Như Lai thường hành ((āciṇṇaṃ Tathāgatena) …..

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai không chế định (apaññattaṃ Tathāgatena) nói là Như Lai không chế định (apaññattaṃ Tathāgatena)… 

 - Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu nào thuyết giảng điều Như Lai chế định (paññattaṃ Tathāgatena) nói là Như Lai chế định (paññattaṃ Tathāgatena).

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy đã thuyết những điều đem lại sự tiến hóa cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, chắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc đến chư thiên và nhân loại.

- Này chư tỳ khưu! Những tỳ khưu ấy tích lũy nhiều phước thiện, nhiều thiện nghiệp, và còn làm cho chánh pháp được phát triển nữa.

Pháp Luật Là Lời Giáo Huấn Của Đức Phật.

Trong Luật Tạng, bộ Cūḷavagga, Đức Phật thuyết dạy bà Đại Đức Tỳ khưu ni Mahāpajāpati Gotamī biết phân biệt rõ không đúng pháp, không đúng luật, không đúng lời giáo huấn của Đức Phật và đúng pháp, đúng luật,

đúng lời giáo huấn của Đức Phật.

Không Đúng Pháp, Luật, Lời Giáo Huấn Của Đức Phật

- Này Gotamī! Con nên biết phân biệt pháp nào

*là pháp làm phát sinh tham ái, không phải diệt tham ái,

*là pháp ràng buộc trong cảnh khổ, không phải giải thoát khỏi cảnh khổ,

*là pháp chấp thủ trong tử sinh luân hồi, không phải giải thoát khổ tử sinh luân hồi,

*là pháp tham muốn nhiều, không phải tham muốn ít,

*là pháp không biết tri túc, không phải biết tri túc,

*là pháp sống chung nhiều người, không phải sống một mình nơi thanh vắng,

*là pháp làm biếng nhác, không phải cố gắng tinh tấn,

*là pháp sống khó nuôi, không phải sống dễ nuôi.

Như vậy, con nên biết rõ chắc chắn rằng: Những pháp ấy là không đúng pháp, không đúng luật, không đúng lời giáo huấn của Đức Tôn sư.

Đúng Pháp, Luật, Lời Giáo Huấn Của Đức Phật

- Này Gotamī! Con nên biết phân biệt pháp nào

*là pháp diệt tham ái, không phải làm phát sinh tham ái,

*là pháp giải thoát khỏi cảnh khổ, không phải ràng buộc trong cảnh khổ,

*là pháp giải thoát khổ tử sinh luân hồi, không phải chấp thủ trong tử sinh luân hồi, 

*là pháp tham muốn ít, không phải tham muốn nhiều,

*là pháp biết tri túc, không phải không biết tri túc,

*là pháp sống một mình nơi thanh vắng, không phải sống chung nhiều người,

*là pháp cố gắng tinh tấn, không phải làm biếng nhác,

*là pháp sống dễ nuôi, không phải sống khó nuôi.

Như vậy, con nên biết rõ chắc chắn rằng: Những pháp ấy là đúng pháp, đúng luật, đúng lời giáo huấn của Đức Tôn sư. [1]

Ngài Đại Đức Pháp Sư (Dhammakathika)

Ngài Đại Đức Pháp sư không chỉ là Bậc đa văn túc trí (bahussuta) uyên thâm sâu sắc, tinh thông Tam tạng Pāḷi và Chú giải Pāḷi thuộc về Pháp học Phật Giáo, mà còn giảng giải rành rẽ về Pháp hành Phật Giáo nữa.

Kinh Dhammakathikasutta [2])

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana, gần kinh thành Sāvatthi. Khi ấy, một vị tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ, bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, tỳ khưu như thế nào được gọi là ‘Dhammakathika, Dhammakathika’ Đại Đức Pháp sư, Đại Đức Pháp sư? Bạch Ngài.

Tỳ khưu như thế nào được gọi là ‘Dhammānudham-mappaṭipanno bhikkhu’ tỳ khưu thực hành chánh pháp chứng đắc Siêu tam giới thiện pháp? Bạch Ngài.

Tỳ khưu như thế nào được gọi là ‘Diṭṭhadhamma-nibbānappatto bhikkhu’ tỳ khưu đạt đến Niết Bàn kiếp hiện tại? Bạch Ngài.

Đức Phật thuyết dạy rằng:

- Này tỳ khưu! Nếu tỳ khưu thuyết giảng chánh pháp để phát sinh tâm nhàm chán, để xa lìa tham ái, để diệt sắc uẩn, thì nên gọi là tỳ khưu pháp sư (dhammakathika bhikkhu).

Nếu tỳ khưu là hành giả thực hành chánh pháp, để phát sinh tâm nhàm chán, để xa lìa tham ái, để diệt sắc uẩn, thì nên gọi là tỳ khưu thực hành chánh pháp chứng đắc Siêu tam giới thiện pháp (Dhammānudhammap-paṭipanno bhikkhu).

Nếu tỳ khưu là hành giả thực hành chánh pháp đã hoàn toàn giải thoát, không còn chấp thủ, bởi vì đã nhàm chán, đã xa lìa tham ái, đã diệt được sắc uẩn, thì nên gọi là tỳ khưu đạt đến Niết Bàn kiếp hiện tại (diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhu).

Tương tự như trên,

Nếu tỳ khưu thuyết giảng chánh pháp để phát sinh tâm nhàm chán, để xa lìa tham ái, để diệt thọ uẩn, … tưởng uẩn, … hành uẩn, … thức uẩn, thì nên gọi là tỳ khưu pháp sư (dhammakathika bhikkhu).

Nếu tỳ khưu là hành giả thực hành chánh pháp, để phát sinh tâm nhàm chán, để xa lìa tham ái, để diệt thọ uẩn, … diệt tưởng uẩn,… diệt hành uẩn,… diệt thức uẩn, thì nên gọi là tỳ khưu thực hành chánh pháp chứng đắc Siêu tam giới thiện pháp (Dhammānudhammap-paṭipanno bhikkhu).

Nếu tỳ khưu là hành giả thực hành chánh pháp đã hoàn toàn giải thoát, không còn chấp thủ, bởi vì đã nhàm chán, đã xa lìa tham ái, đã diệt được thọ uẩn, … diệt tưởng uẩn,… diệt hành uẩn,… diệt thức uẩn, thì nên gọi là tỳ khưu đạt đến Niết Bàn kiếp hiện tại (diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhu).

Vấn: Nếu có cùng câu hỏi thì bậc Thánh Thanh văn giải đáp với Đức Phật giải đáp có khác nhau hay không?

Đáp: Nếu có cùng câu hỏi thì bậc Thánh Thanh văn giải đáp với Đức Phật giải đáp không có sự khác nhau, nếu có khác nhau thì chỉ khác về cách xưng hô mà thôi.

Một Đêm Tốt Lành (Bhaddekaratta)

Thật vậy, một thuở nọ Đức Thế Tôn thuyết ngự tại ngôi chùa Tapodārāma gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Ngài Đại Đức Samiddhi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, ngồi một nơi hợp lẽ, rồi kính thỉnh Đức Thế Tôn thuyết dạy bài kệ “Bhaddekaratta: Một đêm tốt lành”.

Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:

- Này tỳ khưu! Con hãy chú tâm lắng nghe.

Khi ấy, Đức Thế Tôn dạy rằng:

“Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ.

Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vivdā manubrūhaye…[3]

 Ý nghĩa:

- Này tỳ khưu!

Hành giả không nên hồi tưởng đến ngũ uẩn quá khứ.

Không nên mong ước ngũ uẩn trong vị lai,

Ngũ uẩn nào quá khứ, ngũ uẩn ấy đã diệt rồi, 

Ngũ uẩn nào vị lai, ngũ uẩn ấy chưa sinh, 

Hành giả thực hành pháp hành thiền tuệ,

có trí tuệ thiền tuệ chỉ thấy rõ, biết rõ thực tánh pháp

của ngũ uẩn đang sinh hiện tại là pháp vô ngã. 

Hành giả tinh tấn thực hành pháp hành thiền tuệ

chứng ngộ Niết Bàn bất thoái, bất diệt.

Nên cố gắng tinh tấn tạo mọi thiện pháp ngay trong ngày hôm nay!

Ai có thể biết được sự chết trong ngày mai?

Sự khất với tử thần có đoàn binh hùng hậu không bao giờ được đối với chúng ta.

Tỳ khưu nên cố gắng tinh tấn ngày đêm không ngừng nghỉ như vậy, gọi là “Tỳ khưu có một đêm tốt lành.”

Sau khi ngồi thuyết dạy bài kệ “Một đêm tốt lành, Bhaddekaratta” như vậy, Đức Thế Tôn đứng dậy rời chỗ ngồi ngự vào cốc gandhakuṭi.

 Chư Tỳ khưu Bàn Thảo

 Sau khi Đức Thế Tôn ngự vào cốc gandhakuṭi, chư tỳ khưu bàn thảo với nhau rằng:

- Này chư pháp hữu! Đức Thế Tôn thuyết dạy bài kệ “Bhaddekaratta: Một đêm tốt lànhcác đầu đề tóm tắt với chúng ta, mà chưa khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc các đầu đề của bài kệ ấy, rồi Ngài đứng dậy ngự vào cốc gandhakuṭi.

Vậy, vị Đại Đức nào có khả năng khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy.

Khi ấy, chư tỳ khưu có ý kiến rằng: “Ngài Đại Đức Mahākaccāna mà Đức Thế Tôn cùng chư vị đồng phạm hạnh thiện trí đều tán dương ca tụng tài đức Ngài. Chắc chắn, Ngài Đại Đức Mahākaccāna có khả năng khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy.

Vậy, chúng ta cùng nhau nên tìm đến Ngài Đại Đức

Mahākaccāna.”

Chư Tỳ khưu đến đảnh lễ Ngài Đại Đức Mahākaccāna, rồi bạch với Ngài rằng:

- Kính bạch Ngài Đại Đức, Đức Thế Tôn thuyết dạy bài kệ “Một đêm tốt lành, Bhaddekaratta” rằng: 

“Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ….”

Sau khi thuyết dạy xong bài kệ mà chưa khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc các đầu đề của bài kệ ấy, Đức Thế Tôn đứng dậy ngự vào cốc gandhakuṭi.

- Kính bạch Ngài Đại Đức, chúng tôi kính thỉnh Ngài khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy.

Nghe chư tỳ khưu bạch như vậy, Ngài Đại Đức Mahākaccāna thưa rằng:

- Thưa quý vị! Ví như người đi tìm lõi cây, tìm gặp cây lớn có lõi, người ấy bỏ qua thân cây và rễ, mà tìm lõi cây ở nơi cành cây và lá, như thế nào.

Quý vị cũng như thế ấy, khi có Đức Thế Tôn hiện diện thì quý vị không kính thỉnh Ngài khai triển giảng giải, mà lại đến hỏi tôi.

Chư tỳ khưu tha thiết khẩn khoản, Ngài Đại Đức Mahākaccāna hoan hỷ khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy.

Sau khi nghe Ngài Đại Đức Mahākaccāna khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy xong, chư tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi kính bạch Đức Thế Tôn rằng: 

- Kính bạch Đức Thế Tôn, vị Đại Đức Mahākaccāna khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ “Một đêm tốt lành, Bhaddekaratta”cho các con nghe với lời lẽ như vậy, với chữ như vậy, với câu như vậy.

Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:

“Paṇḍito bhikkhave, Mahākaccāno, mahāpañño bhikkhave, Mahākaccāno, maṃ cepi tumhe bhikkhave, etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyaṃ. Yathā taṃ Mahākaccānena byākataṃ, eso cevetassa attho, evañca naṃ dhāretha.”[4]

“- Này chư tỳ khưu! Mahākaccāna là bậc thiện trí.

 - Này chư tỳ khưu! Mahākaccāna là bậc đại trí tuệ.

 - Này chư tỳ khưu! Nếu các con bạch hỏi, thỉnh cầu Như Lai khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy, thì Như Lai cũng khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy giống như Mahākaccāna vậy.

 Mahākaccāna khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của vấn đề ấy, đó là ý nghĩa của vấn đề ấy. Các con nên ghi nhớ rõ như vậy.”

Đức Thế Tôn truyền dạy như vậy, chư tỳ khưu vô cùng hoan hỷ nghe theo lời dạy của Đức Thế Tôn.

Tận Cùng Thế Giới

Đức Thế Tôn thuyết dạy chư Tỳ khưu rằng:

 Nāhaṃ bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ daṭṭheyyaṃ pattheyyan’ti vadāmi, na ca bhikkhave appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmi. …”[5]

“- Này chư tỳ khưu! Như Lai không thuyết dạy rằng: “Tận cùng pháp hành thế giới (saṅkhāraloka) mà chúng sinh biết, thấy, đạt đến bằng sự đi.

- Này chư tỳ khưu! Chưa đạt đến tận cùng của pháp hành thế giới (saṅkhāraloka), Như Lai không thuyết dạy các con thực hành phạm hạnh để đạt đến tận cùng sự khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.”

Sau khi truyền dạy như vậy, Đức Thế Tôn đứng dậy, rời khỏi chỗ ngồi, ngự vào cốc gandhakuṭi.

Sau khi Đức Thế Tôn ngự vào cốc gandhakuṭi, chư Tỳ khưu bàn thảo với nhau rằng:

- Này chư pháp hữu! Đức Thế Tôn thuyết dạy bài pháp đầu đề tóm tắt với chúng ta, mà chưa khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc các đầu đề của bài pháp ấy, rồi Ngài đứng dậy ngự vào cốc gandhakuṭi.

Vậy, vị Đại Đức nào có khả năng khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của đầu đề tóm tắt của bài pháp ấy.

Khi ấy, chư tỳ khưu có ý kiến rằng: “Ngài Đại Đức Ānanda mà Đức Thế Tôn cùng chư vị đồng phạm hạnh thiện trí đều tán dương ca tụng tài đức Ngài. Chắc chắn, Ngài Đại Đức Ānanda có khả năng khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài pháp ấy.

Vậy, chúng ta cùng nhau nên tìm đến Ngài Đại Đức Ānanda.

Chư tỳ khưu đến đảnh lễ Ngài Đại Đức Ānanda, rồi bạch với Ngài rằng:

- Kính bạch Ngài Đại Đức, Đức Thế Tôn thuyết dạy bài pháp rằng: 

Nāhaṃ bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ daṭṭheyyaṃ pattheyyan’ti vadāmi, na ca bhikkhave appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmi. …”

“- Này chư tỳ khưu! Như Lai không thuyết dạy rằng: “Tận cùng pháp hành thế giới (saṅkhāraloka) mà chúng sinh biết, thấy, đạt đến bằng sự đi.

- Này chư tỳ khưu! Chưa đạt đến tận cùng của pháp hành thế giới (saṅkhāraloka), Như Lai không thuyết dạy các con thực hành phạm hạnh để đạt đến tận cùng sự khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.”

Sau khi truyền dạy như vậy, Đức Thế Tôn đứng dậy, rời khỏi chỗ ngồi, ngự vào cốc gandhakuṭi.  

- Kính bạch Ngài Đại Đức, chúng tôi kính thỉnh Ngài khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài kệ ấy.

Nghe chư tỳ khưu bạch như vậy, Ngài Đại Đức Ānanda thưa rằng:

- Thưa quý vị! Ví như người đi tìm lõi cây, tìm gặp cây lớn có lõi, người ấy bỏ qua thân cây và rễ, mà tìm lõi cây ở nơi cành cây và lá, như thế nào.

Quý vị cũng như thế ấy, khi có Đức Thế Tôn hiện diện thì quý vị không kính thỉnh Ngài khai triển giảng giải, mà lại đến hỏi tôi.

Chư Tỳ khưu tha thiết khẩn khoản, Ngài Đại Đức Ānanda hoan hỷ khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài pháp ấy.

Sau khi nghe Ngài Đại Đức Ānanda khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài pháp ấy xong, chư Tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi kính bạch Đức Thế Tôn rằng: 

- Kính bạch Đức Thế Tôn, vị Đại Đức Ānanda khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của các đầu đề tóm tắt của bài pháp cho các con nghe với lời lẽ như vậy, với chữ như vậy, với câu như vậy. 

Đức Thế Tôn truyền dạy rằng: 

“Paṇḍito bhikkhave! Ānando, mahāpañño bhikkhave, Ānando, maṃ cepi tumhe bhikkhave, etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyaṃ. Yathā taṃ Ānandena byākataṃ, eso cevetassa attho, evañca naṃ dhāreyyātha.”[1]

“- Này chư tỳ khưu! Ānanda là bậc thiện trí.

 - Này chư tỳ khưu! Ānanda là bậc đại trí tuệ.

 - Này chư tỳ khưu! Nếu các con bạch hỏi, thỉnh cầu Như Lai khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của đầu đề tóm tắt của bài pháp ấy, thì Như Lai cũng khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của đầu đề tóm tắt của bài pháp ấy giống như Ānanda vậy.

 Như Ānanda khai triển rõ ý nghĩa sâu sắc của vấn đề ấy, đó là ý nghĩa của vấn đề ấy. Các con nên ghi nhớ rõ như vậy.”

Đức Thế Tôn truyền dạy như vậy, chư tỳ khưu vô cùng hoan hỷ nghe theo lời dạy của Đức Thế Tôn.

Vấn Đáp Chánh Pháp 

Cuộc vấn đáp chánh pháp giữa cận sự nam Visakha bậc Thánh Bất Lai với Ngài Đại Đức tỳ khưu ni Dhammadinnābậc Thánh A-ra-hán ([13][2]) trong bài kinh Cūḷavedallasutta [3] được tóm lược phần chính như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại Veḷuvana gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, cận sự nam Visakha đến đảnh lễ Ngài Đại Đức tỳ khưu ni Dhammadinnā, rồi ngồi một nơi hợp lẽ.

Cận sự nam Visakha hỏi Ngài Đại Đức tỳ khưu ni    Dhammadinnā những câu hỏi sâu sắc về các pháp, thì Ngài Đại Đức tỳ khưu ni đều giải đáp rõ ràng làm cho ông vô cùng hoan hỷ theo lời giải đáp của Ngài Đại Đức tỳ khưu ni.

Khi ấy, Ngài Đại Đức tỳ khưu ni Dhammadinnā động viên khuyến khích cận sự nam Visakha rằng:

- Này cận sự nam Visakha! Ông nên đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi bạch hỏi lại Ngài những câu hỏi ấy. Khi Đức Thế Tôn truyền dạy như thế nào, thì ông nên ghi nhớ như thế ấy.

Cận sự nam Visakha đảnh lễ Ngài Đại Đức tỳ khưu ni Dhammadinnā, xin phép đi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Cận sự nam Visakha kính bạch lại Đức Thế Tôn toàn cuộc vấn đáp giữa ông với Ngài Đại Đức tỳ khưu ni Dhammadinnā từ đầu đến cuối.

Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:

“- Paṇḍitā Visakha, Dhammadinnā bhikkhunī, mahā-paññā Visaka, Dhammadinnā bhikkhunī. Maṃ cepi tvaṃ Visakha, etamatthaṃ puccheyyāsi, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyaṃ, yathā taṃ Dhammadinnāya bhikkhuniyā byākataṃ, eso cevetassa attho, evañca naṃ dhārehi.”

“-Này Visakha! Dhammadinnā bhikkhunī là bậc thiện trí.

 - Này Visakha! Dhammadinnā bhikkhunī là bậc đại trí tuệ.

- Này Visakha! nếu con bạch hỏi Như Lai những câu hỏi ấy thì Như Lai cũng giải đáp giống như tỳ khưu ni Dhammadinnā vậy.

 Tỳ khưu ni Dhammadinnā giải đáp vấn đề ấy, đó là ý nghĩa của vấn đề. Con nên ghi nhớ như vậy.”

Đức Thế Tôn truyền dạy như vậy, cận sự nam Visakha vô cùng hoan hỷ nghe theo lời dạy của Đức Thế Tôn.

Phước thiện thuyết pháp là thuyết những pháp mà Đức Phật đã thuyết dạy, những luật mà Đức Phật đã chế định. rồi ban hành.

* Như Ngài Đại Đức Soṇakuṭikaṇṇa tụng đọc tạng Kinh, phần aṭṭhakavagga từng chữ từng câu đúng đắn rõ ràng với giọng rất hay.

Khi Ngài Đại Đức Soṇa tụng xong, Đức Thế Tôn hoan hỷ nói lên lời Sādhu! Sādhu! Lành thay!Lành thay!

Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:

“Suggahito te bhikkhu, dhammo, mayā desitakāle ca ajja ca ekasadisāva desanā, kiñci ūnaṃ vā adhikaṃ vā natthi.” (Aṅg. Soṇakutikannattheravatthhu)

- Này tỳ khưu! Chánh pháp mà con đã học, ghi nhớ đúng đắn, Như Lai đã thuyết dạy trong thời gian trước đây và ngày nay giống như một, không thiếu không dư.

* Bậc Thánh Thanh văn, hoặc cận sự nam, cận sự nữ, hoặc chư thiên,… có khả năng thuyết giảng những pháp nào, những pháp ấy chỉ khi nào được Đức Phật xác nhận thì những pháp ấy được xem là chánh pháp đáng ghi nhớ mà thôi.

Những bài kinh trên được trích dẫn làm ví dụ, nên tìm đọc đầy đủ trong các bộ kinh như sau:

*Kinh Mahākaccānabhaddekarattasutta trong Trung bộ kinh, phần Uparipaṇnāsapāḷi.

* Kinh Lokantagamanasutta trong Đồng loại bộ kinh, phần Saḷāyatanavaggasaṃyuttapāḷi.

* Kinh Cūḷavedallasutta trong Trung bộ kinh, phần Mūlapaṇṇāsapāḷi.

(Xong phần Phước thiện thuyết pháp)


 [1] Saṃ. Saḷāyatanavaggasaṃyuttapāḷi, Kinh Lokantagamanasutta 

 [2] (Trước khi trở thành Đại Đức Tỳ khưu ni, bà Dhammadinnā vốn là phu nhân của cận sự nam Visakha).

 [3] M. Mūlapaṇṇāsapāḷi, Kinh Cūḷavedallasutta

 

 


[1] Vinayapiṭka, Cūḷavaggapāli, Paṭhamabhāṇavāra

 [2] Saṃyuttanikāya, Phần Khandhavagga, Kinh Dhammakathika

[3] M. Uparipaṇṇāsapāḷi, Kinh Mahākaccānabhaddekarattasutta

[4] M. Uparipaṇnāsapāḷi, Kinh Mahākaccānabhaddekarattasutta

[5] Saṃ. Saḷāyatanavaggasaṃyuttapāḷi, Kinh Lokantagamanasutta

 

 

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn