(Xem: 1807)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2265)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

06-Xa Lìa Tất Cả Những Người Thân Yêu và Mọi Thứ Trong Cuộc Sống.

16 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 10661)

Chương 6


Xa Lìa Tất Cả Những Người Thân Yêu

và Mọi Thứ Trong Cuộc Sống

Bây giờ, đây là điều quán tưởng thứ sáu phải thường xuyên quán xét:

Sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo”ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ

Lời dịch: Bậc xuất gia phải luôn quán xét điều này: “Một ngày nào đó, ta sẽ lìa bỏ những người thân yêu của mình bởi cái chết hoặc sự biệt ly”.

Lợi Ích của Sự Quán Tưởng

Quán tưởng điều này sẽ mang lại lợi ích gì?

Evaṃ paccavekkhato hi tīsu dvāresu asaṃvutākāro nāma na hoti.

(Chú giải Tăng Chi Kinh, III, tr 314).

Với một vị thường xuyên quán tưởng như vậy, sẽ không có cách gì khiến vị ấy thất niệm.

Nếu một vị Tỷ-kheo thường xuyên quán tưởng về điều này thì vị đó sẽ có thể phát triển sức mạnh tinh thần, chuẩn bị đối mặt với mọi tình huống trong đời một cách chánh niệm và trầm tĩnh. Khả năng kiểm soát lục căn của vị đó càng mạnh mẽ và bền bĩ. Kết quả là, không còn bất kỳ hành động thiếu kiểm soát nào ở thân, khẩu, ý nữa.

Loài người cũng như các loài sinh vật khác, bằng bản năng, rất dễ bị tác động khi họ phải xa lìa người thân yêu hoặc mất mát những gì họ vô cùng yêu quý trong cuộc sống. Nhiều người cảm thấy rất khó đối diện với sự mất mát về người thân cũng như vật yêu thích của mình. Họ cảm thấy toàn bộ sự tàn phá và vô vọng này tạo ra sự hoảng loạn của tinh thần. Họ bị tràn ngập bởi sầu bi, và phản ứng lại bằng những hành vi thiếu kiểm soát như khóc lóc thảm thiết hoặc tự dùng tay đấm ngực v.v. Sẽ không có những phản ứng như thế đối với một người biết thường xuyên quán tưởng bản chất tự nhiên của sự chia lìa là một tiến trình không thể tránh khỏi, đương nhiên phải xảy ra trong đời sống.

Ghi chú: sự đau buồn và những dạng xúc cảm khác là một bản chất chung của mọi loài chúng sanh. Tuy nhiên có một điểm khác biệt đáng lưu ý giữa một người bình thường thiếu kỷ luật thực hành tâm linh và một người có kỷ luật tâm linh và đã giác ngộ. Một người bình thường thì dễ bị tác động và khó mà vượt qua, trong khi người thức tỉnh về tâm linh có thể vượt qua nó bằng trạng thái an tịnh và thản nhiên. Ngoài ra còn một lợi ích khác trong sự quán tưởng này:

Maraṇasati sūpaṭṭhitā hoti (Chú giải Tăng Chi Kinh, III, tr 314)

Lời dịch: Sự chánh niệm về sự chết luôn ở trong tâm vị Tỷ-khưu.

Hơn nữa, được nhắc nhở bởi sự quán tưởng này, vị ấy nhận thức rằng chết là một tiến trình cuối cùng luôn theo sát mọi người, sẵn sàng cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào. Vị ấy hiểu rõ rằng mình rồi đây cũng sẽ chết như mọi người ai cũng chết. Nếu có thể, bằng sự quán tưởng này, vị này sẽ thực hành Niệm sự chết, ví dụ như thực hành quán tưởng sự chết (Maraṇānussati) của chính mình như là một đề mục Thiền. Bằng sự chánh niệm sâu sắc về sự chết, vị ấy sẽ có thể đối diện với cái chết của người thân mình bằng sự an tịnh và thản nhiên.

Là một phần huấn luyện tâm linh, Đức Phật đã dạy cho tất cả những ai nương tựa nơi Giáo Pháp, như một Tỷ-khưu hay cư sĩ, hãy thường xuyên quán tưởng về sự lìa xa người thân yêu của mình và những vật mình yêu thích hoặc bằng cái chết hoặc bằng sự biệt ly.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn