- -Mục lục-Lời nói đầu.
- 01-Xuất xứ của lễ dâng y Kathina.
- 02-Y Kathina Không Thành Tựu và Thành Tựu.
- 03-Lễ Dâng Y Kathina Thời Xưa và Thời Nay.
- 04-Tấm Y Thường Dùng Với Tấm Y Kathina.
- 05-Quả Báu Của Paṭipuggalikadāna.
- 06-Phần nghi lễ dâng y Kathina của Thí chủ.
- 07-Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng.
- 08-Biết rõ 5 quả báu của kathina.
- 09-Nghi lễ trao y Kathina của chư Tăng.
- 10-Nhận xét về lễ dâng y Kathina.
- 11-Vấn - Đáp Về Lễ Dâng Y Kathina.
08-Biết rõ 5 quả báu của kathina
Đức Phật dạy:
- “Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, được thọ y kathina.
Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu là:
* Khi được thỉnh mời, vị Tỳ khưu ấy có thể ra khỏi chùa, mà không báo vị Tỳ khưu khác biết. (không phạm giới).
* Vị Tỳ khưu ấy không giữ gìn đủ taṃ y (không phạm giới).
* Vị Tỳ khưu ấy được dùng vật thực cùng nhóm (4 vị Tỳ khưu trở lên), dù thí chủ gọi tên vật thực ấy (không phạm giới).
* Vị Tỳ khưu thọ nhận y dư (ngoài taṃ y) cất giữ quá 10 đêm (không phạm giới).
* Y phát sinh nơi nào, Tỳ khưu được phép thọ nhận nơi ấy.
- Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu này”.
Như vậy, khi vị Tỳ khưu do chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, nếu vị Tỳ khưu nào không nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu ấy không hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng.
5 quả báu của lễ kathina như thế nào?
1- Quả báu thứ nhất: Anāmantacāra
Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:
“Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto samàno santaṃ bhikkhum anàpucchà purebhattaṃ và pacchàbhattaṃ và kulesu càrittaṃ àpajjeyya aññatra samayà, Pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo: cìvaradànasamayo, cìvarakārasamayo, ayaṃ tattha samayo”([1][9])
Ý nghĩa:
(Tỳ khưu nào được thỉnh mời dùng vật thực (tại nhà thí chủ), không thông báo cho vị Tỳ khưu khác biết, rời khỏi chùa đi đến nhà thí chủ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, vị Tỳ khưu ấy phạm giới Pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc làm phước bố thí dâng y kathina, lúc may y. Trong trường hợp này, vị Tỳ khưu ấy không phạm giới Pācittiya).
Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ thọ y kathina, dù vị Tỳ khưu nào có phận sự đi khỏi chùa, đi đến nhà thí chủ, mà không thông báo cho vị Tỳ khưu khác ở trong chùa biết, vị Tỳ khưu ấy không bị phạm giới Pācittiya này, cho đến hết rằm tháng 2, hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina.
2- Quả báu thứ nhì: Asamādānacāra
Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:
“Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunà ubbhatasmiṃ kathine ekarattaṃpi ce bhikkhu ticìvarena vippavaseyya, aññatra bhikkhusammutiyà nisaggiyaṃ Pācittiyaṃ”[10]
Ý nghĩa:
(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, nếu vị Tỳ khưu nào ở cách xa taṃ y, ngoại trừ Tỳ khưu bị bệnh, được chư Tăng cho phép, Tỳ khưu ấy phải xả tấm y ấy, rồi xin sám hối giới Pācittiya).
Giải thích:
Tỳ khưu đã nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong:
* Nếu tại chỗ ở ấy không có làm lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu trong vòng 1 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10.
* Nếu tại chỗ ở ấy có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, cho đến ngày rằm tháng 2. Trong khoảng thời gian đang hưởng quả báu của kathina,Tỳ khưu có thể ở cách xa taṃ y, mà taṃ y ấy không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya.
Khi hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina rồi, nếu Tỳ khưu nào ở cách xa taṃ y hoặc 1 tấm y nào quá khoảng cách 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới Pācittiya.
Cách Xả Tấm Y:
Vị Tỳ khưu mang tấm y bị xả ấy đến một vị Tỳ khưu cao hạ khác xin xả tấm y ấy như sau:
“Idaṃ me bhante cīvaraṃ rattivippavuttham aññatra bhikkhusammutiyà nisaggiyaṃ, imàham àyasmato nisajjàmi”.
Ý nghĩa:
(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả tấm y này đến Ngài).
* Nếu có nhiều (2-3) tấm y ở cách xa mình qua đêm, thì cách xả y như sau:
“Imàni me bhante cìvaràmi rattivippavutthàni aññatra bhikkhusammutiyà nisaggiyàni, imàni ahaṃ àyasmato nisajjàmi”.
Ý nghĩa:
(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).
Sau khi xả tấm y ấy xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối phạm giới Pācittiya với vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy. Sau khi sám hối xong, vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy phải cho lại vị Tỳ khưu tấm y ấy (không cho y lại không được) như sau:
“Imaṃ cīvaraṃ àyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y này).
* Nếu có nhiều tấm y thì cách cho lại như sau:
“Imàni cīvarāni àyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y này).
Vị Tỳ khưu nhận lại tấm y xong nguyện lại tấm y ấy và giữ gìn tấm y đúng theo giới luật của Đức Phật.
Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể ở cách xa tấm y khoảng ngoài 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thậm chí, Tỳ khưu đi nơi nào không mang theo đủ taṃ y, tấm y ấy không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya.
Đó là do quả báu của kathina của chư Tăng.
3- Quả báu thứ ba: Ganabhojana
Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:
“Gaṇabhojane aññatra samayà Pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo gilànasamayo, cìvaradànasamayo, cìvarakàrasamayo, addhànagamanasamayo, nàvàbhiruhanasamayo, mahàsamayo, samanabhattasamayo, ayaṃ tattha samayo”.[11]
Ý nghĩa:
(Chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên dùng các món vật thực theo nhóm Tỳ khưu mà thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực, chư Tỳ khưu ấy bị phạm giới Pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc bệnh hoạn ốm đau, lúc làm phước bố thí dâng y, lúc may y, lúc đi đường, lúc đi tàu, thuyền, lúc hội chư Tỳ khưu, lúc dùng vật thực của Samôn, những trường hợp này, chư Tỳ khưu không bị phạm giới Pācittiya).
Như vậy, nếu có thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực.
Ví dụ: “Ngày mai, con kính thỉnh quý Ngài đến nhà con dùng món cơm, canh, bánh bột lọc, thịt, cá, v.v…” Nếu nhóm Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau đi đến nhà thí chủ dùng các món ấy, thì nhóm Tỳ khưu ấy đều bị phạm giới Pācittiya này.
Ngoại trừ 7 trường hợp trên, dù chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, chư Tỳ khưu ấy vẫn không bị phạm giới Pācittiya.
Và trường hợp chư Tỳ khưu từ 3 vị trở xuống cùng nhau dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, bất cứ lúc nào chư Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới Pācittiya ấy.
Do nhờ hưởng quả báu của kathina, cho nên chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau độ các món vật thực mà người thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực ấy, không bị phạm giới Pācittiya này, cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn hưởng quả báu của kathina.
4- Quả báu thứ tư: Yavadatthacìvara
Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:
Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunà ubbhatasmiṃ kathine dasàhaparaṃam atirekacīvaraṃ dhàretabbam, taṃ atikkàmayato nisaggiyaṃ Pācittiyaṃ.[12]
Ý nghĩa:
(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài taṃ y) trong vòng 10 ngày, y dư được cất giữ quá 10 ngày phải bị xả và Tỳ khưu bị phạm giới Pācittiya.)
Giải thích:
Trong thời hạn còn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, Tỳ khưu có thể thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài taṃ y) dù không nguyện y phụ (parikkhàracola adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanà), tấm y ấy vẫn không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya. Nhưng khi hết thời hạn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng rồi, nếu có vị Tỳ khưu nào thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài taṃ y), mà không nguyện thành y phụ (parikkhàracola adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanà), rồi cất giữ tấm y ấy quá 10 ngày, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu bị phạm giới Pācittiya.
* Cách nguyện trở thành y phụ (parikkhàra cola adhiṭṭhāna)
- Nếu chỉ có 1 tấm y thì cách nguyện như sau:
“Imaṃ cīvaraṃ parikkhàracolam adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y này trở thành tấm y phụ).
- Nếu có nhiều tấm y thì cách nguyện như sau:
“Imàni cīvarāni parikkhàracolàni adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện những tấm y này trở thành những tấm y phụ).
* Cách làm tấm y thuộc 2 người chủ (vikappanà)
Vị Tỳ khưu ấy mang tấm y đến gặp một vị Tỳ khưu khác, xin làm tấm y thuộc của 2 người chủ trực tiếp như sau:
- Nếu có 1 tấm y thì cách làm vikappanà như sau:
“Imaṃ cīvaraṃ tuyham vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappanà tấm y này đến Ngài).
- Nếu có nhiều tấm y thì cách làm vikappanà như sau:
“Imàni cīvarāni tuyhaṃ vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappana những tấm y này đến Ngài).
Vị Tỳ khưu nhận làm vikappanà đúng theo giới luật xong, trao lại cho vị Tỳ khưu ấy rằng:
“Mayhaṃ santakaṃ paribhunja và vasajjehi và yathāpaccayaṃ karohi”.
(Tấm y thuộc của tôi, xin Ngài tự nhiên sử dụng hoặc xả đến vị nào, hãy làm tuỳ duyên).
Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài taṃ y) và nguyện tấm y ấy trở thành y phụ (parikkhàracola adhiṭṭhāna) hoặc làm tấm y thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanà), thì tấm y dư ấy không phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới Pācittiya.
Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài taṃ y) cất giữ quá 10 ngày, thì tấm y dư ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới Pācittiya.
* Cách xả tấm y quá 10 ngày
- Nếu có 1 tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:
“Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasàhàtikkantaṃ nisaggiyaṃ, imàham àyasmato nisajjàmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả tấm y này đến Ngài).
- Nếu có nhiều tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:
“Imàni me bhante cīvarāni dasàhàtikkantàni nisaggiyàni, imàni ahaṃ àyasmato nisajjàmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).
Sau khi xả tấm y dư quá 10 ngày xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối với vị Tỳ khưu khác về cách phạm giới Pācittiya.
Nhận sám hối xong, vị Tỳ khưu khác cho lại tấm y dư ấy cho vị Tỳ khưu như sau:
- Nếu chỉ có 1 tấm y dư thì cách cho lại như sau:
“Imaṃ cīvaraṃ àyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y dư này)
- Nếu có nhiều tấm y dư thì cách cho lại như sau:
“Imàni cìvaràmi àyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y dư này).
Như vậy, lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina của chư Tăng.
Do nhờ hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể nhận thêm y dư (ngoài taṃ y) dù không nguyện parikkhàracola adhiṭṭhāna hoặc không làm vikappanà, tấm y dư ấy vẫn không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya.
Đó là do nhờ quả báu của kathina của chư Tăng.
5- Quả báu thứ năm: Yo ca tattha cìvaruppàda
Tỳ khưu đang hưởng quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng tại ngôi chùa ấy, nếu có thí chủ có đức tin làm lễ dâng y cúng dường đến chư Tăng, vị Tỳ khưu ấy có quyền thọ y của thí chủ.
Đó là 8 chi pháp mà vị Tỳ khưu cần phải biết đầy đủ, để xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.
Nhận Xét Về Quả Báu Của Lễ Thọ Y Kathina
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Theravàda, chư Tỳ khưu đều tuyệt đối tôn trọng lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa trong kỳ kết tập Taṃ Tạng và Chú giải Pàli lần thứ nhất tại động Sattapanni gần thành Ràjagaha xứ Màgadha.
Kỳ kết tập Taṃ Tạng và Chú giải Pàli lần thứ nhất gồm có 500 vị Thánh Arahán, toàn là những bậc chứng đắc Tứ tuệ phân tích, Lục thông,… thông thuộc Taṃ Tạng và Chú giải, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa chủ trì, Ngài đọc tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kaṃmavācā) có đoạn quan trọng như sau:
“… Yadi Saṃghassa pattakallaṃ, Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeyya, paññattaṃ na samucchindeyya, yathā paññattesu sikkhàpadesu samàdàya vatteyya. Esà ñatti…”[13]
Ý nghĩa:
… Nếu lời tuyên ngôn hợp thời đối với chư Tăng, xin chư Tăng không nên chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không nên cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta phải nên giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định. Đó là lời tuyên ngôn cần phải biết …
Tất cả 500 vị Thánh Arahán đều đồng tâm nhất trí tuân theo lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa, cho nên đoạn cuối lời thành sự ngôn (kaṃmavācā) Ngài khẳng định một lần nữa có một đoạn rằng:
“… Saṃgho appaññattaṃ nappannapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathā paññattesu sikkhàpadesu samàdàya vaṭṭati. Khamati saṃghassa, Tasmā tunhì. Evametaṃ dhàràyaṃi”(2).
Ý nghĩa:
… Chư Tăng không được chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không được cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta cần phải giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định.Tất cả chư Tăng đều hài lòng, cho nên tất cả chư Tăng đều im lặng. Tôi xin ghi nhận sự hài lòng này bằng trạng thái im lặng ấy …
Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa tụng tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kaṃmavācā) xong, tất cả 500 vị Thánh Arahán đồng hoan hỷ tuyệt đối tuân theo lời giáo huấn của Ngài. Do đó, gọi là “Theravàda” bắt đầu từ đó cho đến nay.
Những điều giới của Đức Phật đã chế định rồi, không có một ai có quyền cắt bỏ điều giới nào dù là điều giới nhẹ. Nhưng có một trường hợp thật vô cùng phi thường. Khi chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa rồi, đã được làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina, trong đó có 4 điều giới ngưng hiệu lực (không bị phạm giới) suốt thời gian còn hưởng quả báu của kathina đến thời hạn cuối cùng vào ngày rằm tháng 2. Qua ngày 16 tháng 2 bắt đầu 4 điều giới có hiệu lực trở lại, vị Tỳ khưu nào có tác ý không giữ gìn điều giới ấy, vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới.