- -Mục lục-Lời nói đầu.
- 01-Xuất xứ của lễ dâng y Kathina.
- 02-Y Kathina Không Thành Tựu và Thành Tựu.
- 03-Lễ Dâng Y Kathina Thời Xưa và Thời Nay.
- 04-Tấm Y Thường Dùng Với Tấm Y Kathina.
- 05-Quả Báu Của Paṭipuggalikadāna.
- 06-Phần nghi lễ dâng y Kathina của Thí chủ.
- 07-Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng.
- 08-Biết rõ 5 quả báu của kathina.
- 09-Nghi lễ trao y Kathina của chư Tăng.
- 10-Nhận xét về lễ dâng y Kathina.
- 11-Vấn - Đáp Về Lễ Dâng Y Kathina.
10-Nhận xét về lễ dâng y Kathina
Lễ dâng y kathina thuộc về phước thiện bố thí rất đặc biệt hơn tất cả mọi phước thiện bố thí khác, bởi vì có những điểm đặc biệt như:
* Thí chủ: Thí chủ làm lễ dâng y kathina là người có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có trí tuệ sáng suốt, hiểu rõ phước thiện đặc biệt của lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, hiểu rõ quả báu đặc biệt của phước thiện dâng y kathina đến chư Tăng. Cho nên, họ biết tìm chỗ ở mà chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, để xin chư Tỳ khưu Tăng cho phép họ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng tại nơi ấy.
* Vật thí: Chỉ có 1 trong 3 tấm y đó là tấm y saṃghāti hoặc tấm y uttarasaṅga hoặc tấm y antaravāsaka mà thôi. Còn những tấm y khác không gọi là y kathina mà gọi là những tấm y quả báu phát sinh trong lễ dâng y kathina.
* Thời gian: Thời gian làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10 (âm lịch) trong vòng 1 tháng.
Ngoài thời gian hạn định này, thí chủ có thể làm phước thiện dâng nhiều bộ y đến chư Tỳ khưu Tăng, nhưng không gọi là lễ dâng y kathina.
* Chỗ ở: Là nơi mà chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa kể từ ngày 16 tháng 6 cho đến sáng ngày 16 tháng 9. Tại nơi ấy, nếu có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, thì chư Tỳ khưu Tăng được phép thọ nhận y kathina của thí chủ chỉ một lần duy nhất mà thôi. Chư Tỳ khưu Tăng làm lễ thọ y kathina xong, và hành lễ đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ kathina của chư Tăng, mỗi vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina suốt 5 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu kathina.
Nếu chư Tỳ khưu Tăng không làm lễ thọ y kathina, thì mỗi vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu chỉ có 1 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến hết ngày rằm tháng 10 mà thôi.
* Tính chất của tấm y kathina: Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và cao quý, do đại thiện tâm hợp với trí tuệ trong sáng của người thí chủ, hoàn toàn không do một vị Tỳ khưu nào gián tiếp hay trực tiếp động viên khuyến khích thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và cao quý như vậy, khi người thí chủ làm lễ kính dâng đến chư Tỳ khưu Tăng, một vị Đại Trưởng Lão thay mặt chư Tỳ khưu Tăng thọ nhận tấm y kathina ấy, rồi đem trình giữa chư Tỳ khưu Tăng. Chư Tỳ khưu Tăng tụ họp tại sìmà, thỉnh vị Đại đức luật sư tụng Ñ attidutiyakaṃmavācā trao tấm y kathina cho vị Tỳ khưu xứng đáng để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Vị Tỳ khưu ấy làm lễ thọ kathina với tấm y ấy. Như vậy, lễ thọ y kathina của chư Tăng được thành tựu; tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina hợp pháp của chư Tăng, tất cả mọi vị Tỳ khưu hưởng được đặc ân 5 quả báu của kathina suốt 5 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu kathina.
* Quả báu của lễ thọ y kathina: Quả báu của lễ thọ y kathina thật đặc biệt hơn các quả báu của phước thiện bố thí khác là có tính chất bền vững lâu dài đối với chư Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina suốt 5 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến hết ngày rằm tháng 2.
Còn đối với thí chủ, phước thiện dâng y kathina cho quả báu vô lượng kiếp.
Trong kiếp tử sanh luân hồi, nếu phước thiện dâng y kathina này cho quả tái sinh làm người, người ấy sẽ là người có chánh kiến, giàu sang phú quý hơn người, có của cải được bền vững lâu dài, tránh khỏi những tai họa do lửa cháy, nước lụt cuốn trôi, do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, phi pháp, v.v…
Nếu phước thiện dâng y kathina này cho quả tái sinh làm chư thiên trong cõi trời dục giới, sẽ là vị thiên naṃ hoặc thiên nữ có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời hơn các chư thiên khác, hưởng sự an lạc cao quý trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.
Phước thiện dâng y kathina này rất lớn lao vô lượng, cho nên người thí chủ thành tâm phát nguyện như thế nào, chắc chắn sẽ được toại nguyện như thế ấy. Ví dụ: Một người giàu sang phú quý nhất trong đời này, họ muốn có được thứ gì trong đời, muốn ăn món gì trong đời, v.v… đối với họ không phải vấn đề khó, có phải không? Cũng như vậy, người thí chủ đã làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng xong rồi, người ấy có phước thiện dâng y kathina đến vô lượng, cho nên họ phát nguyện như thế nào, chắc chắn sẽ được toại nguyện như thế ấy.
Thật vậy, như tích tiền kiếp của Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇattherī, là một cô bé gái con nhà nghèo khổ làm thuê ở mướn gần 3 năm mới được 1 tấm vải choàng. Cô bé gái phát sinh đức tin trong sạch kính dâng tấm vải choàng mới ấy đến vị Tỳ khưu trong thời kỳ Đức Phật Kassapa. Cô thành tâm phát nguyện rằng:
“Kính bạch Ngài, trong vòng tử sinh luân hồi, con nguyện kiếp nào cũng là người nữ xinh đẹp nhất, làm cho người naṃ nào nhìn thấy con, họ đều bị mê hồn, mất trí không còn biết mình nữa. Con sẽ là người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần”.
Lời phát nguyện của cô đã toại nguyện cho đến kiếp chót, hậu thân của cô là Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇattherī, bậc Thánh nữ Tối Thượng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotaṃa.
Và tiền kiếp của Đức Phật Gotaṃa là một người đàn ông, nhìn thấy vị Tỳ khưu hành pháp hành đầu đà sống trong rừng, Đức Bồ Tát phát sinh đức tin trong sạch dâng một tấm vải cũ đến vị Tỳ khưu ấy rồi phát nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác; hậu thân của Đức Bồ Tát kiếp chót trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotaṃa của chúng ta.
Làm phước thiện bố thí tấm vải choàng mới đến vị Tỳ khưu của cô gái nghèo khó, tiền kiếp của Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇattherī; làm phước thiện bố thí tấm vải cũ đến vị Tỳ khưu của người đàn ông, tiền kiếp của Đức Phật Gotaṃa; chính nhờ phước thiện bố thí ấy đã dẫn đến cho quả kiếp chót đều được toại nguyện như thế, huống gì người thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, phước thiện dâng y kathina ấy chắc chắn sẽ cho quả báu cao quý biết dường nào nữa!
Nhân dịp làm phước thiện dâng y kathina này, là phước thiện cao quý vô lượng, những thí chủ nào thành tâm phát nguyện như thế nào, những thí chủ ấy chắc chắn sẽ được toại nguyện như thế ấy.
* Nếu những người nữ thí chủ, cảm thấy nhàm chán kiếp người nữ, có ý nguyện muốn trở thành người naṃ, thì những nữ thí chủ ấy thành tâm phát nguyện rằng:
“Idaṃ no kathinadānakusalam purisattabhāvapatilābhāya samvattatu”.
(Do năng lực phước thiện dâng y kathina này của chúng con, xin sinh quả kiếp sau được trở thành người naṃ cao quý).
Thật ra, chỉ có Đức Bồ Tát, sau khi đã được thọ ký rồi, chắc chắn Đức Bồ Tát không bao giờ trở thành người nữ. Ngoài Đức Bồ Tát ra, các hạng người khác, có khi tái sinh làm người naṃ, có khi tái sinh làm người nữ, tuỳ theo thiện nghiệp cho quả.
Dù là người naṃ hoặc người nữ, còn tử sinh luân hồi trong cõi người, cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới cũng vẫn còn có khổ. Cho nên ý nguyện giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong taṃ giới, đó là nguyện vọng cao cả nhất.
Như vậy, tất cả mọi người thí chủ nên phát nguyện rằng:
“Idaṃ me kathinadānakusalaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu”.
Do phước thiện dâng y kathina thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong taṃ giới.
Khi phát nguyện mong chứng đạt đến mục đích cứu cánh như vậy, nếu chưa chứng đạt đến mục đích cứu cánh Niết Bàn, còn tử sinh luân hồi trong taṃ giới. Khi thì thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, sẽ là người giàu sang phú quý, có trí tuệ sáng suốt, không say mê trong của cải tài sản ấy, dễ dàng đem của cải làm phước thiện bố thí đến cho mọi người, thậm chí có khả năng từ bỏ nhà đi xuất gia trở thành Tỳ khưu trong Phật giáo, hoặc trở thành vị Đạo sĩ trong thời kỳ không có Phật giáo trên thế gian.
Hoặc khi thì thiện nghiệp cho quả tái sinh làm chư thiên trong cõi trời dục giới, tuy là một thiên naṃ hoặc thiên nữ, nhưng không say mê hưởng sự an lạc trong cõi trời ấy. Bởi vì mục đích cứu cánh của họ là Niết Bàn, không phải là sinh làm người hoặc làm chư thiên, nhưng khi họ chưa chứng đạt đến Niết Bàn, họ hưởng quả báu trong cõi người hoặc quả báu trong cõi trời. Thật ra, mục đích cứu cánh cuối cùng của họ là Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong taṃ giới.
Những Điều Nên Biết Về Lễ Dâng Y Kathina
Vị Tỳ khưu nên thuyết pháp giảng giải cho các hàng Phật tử là bậc xuất gia Tỳ khưu, Sadi, và người tại gia là cận sự naṃ, cận sự nữ hiểu biết về:
* Sự thành tựu của lễ thọ y kathina và sự không thành tựu của lễ thọ y kathina.
* Phước thiện đặc biệt dâng y kathina và quả báu đặc biệt của phước thiện dâng y kathina.
Khi các hàng Phật tử hiểu rõ về phước thiện đặc biệt của lễ dâng y kathina, nên phát sinh đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có trí tuệ sáng suốt, có nhận thức đúng đắn, rồi tự mình quyết định làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, mà không do một vị Tỳ khưu nào động viên khuyến khích làm lễ dâng y kathina.
Như vậy, tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch, do đại thiện tâm hợp với trí tuệ đồng sanh với hỷ, không cần động viên của người thí chủ. (Somanassasahagataṃ ñaṇasampayutttaṃ asaṅkhārikaṃ).
Do đó, phước thiện dâng y kathina đặc biệt hơn các phước thiện bố thí khác. Cho nên tấm y kathina phải được tôn trọng tuyệt đối.
* Tôn trọng tấm y kathina như thế nào?
Tấm y kathina là tấm y có chủ gọi là gahapaticìvara(4), khi người chủ chưa dâng tấm y đến chư Tỳ khưu Tăng, thì vị Tỳ khưu không được phép đụng chạm đến tấm y kathina.
* Nếu vị Tỳ khưu nào có tác ý đụng chạm đến tấm y kathina ấy (mà chưa dời chỗ) thì vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới gọi là durupacinnadukkata āpatti. (riêng vị Tỳ khưu ấy không thể sử dụng tấm y ấy được).
* Tấm y kathina mà thí chủ chưa được dâng đến chư Tăng. Nếu vị Tỳ khưu nào tác ý không chỉ đụng chạm tấm y kathina , thì vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới gọi là uggahi-takadukkata āpatti. Và tấm y kathina không còn hợp theo luật nữa. Cho nên, tất cả mọi Tỳ khưu không thể sử dụng tấm y kathina ấy được.
Tuy thí chủ làm lễ dâng tấm y kathina ấy đến chư Tỳ khưu Tăng, chư Tỳ khưu Tăng thọ tấm y kathina ấy, rồi trao cho một vị Tỳ khưu để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, nhưng lễ thọ y kathina ấy không thành tựu, và tất cả chư Tỳ khưu Tăng không hưởng được đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng. Vì tấm y kathina ấy không còn hợp pháp theo luật do bởi vị Tỳ khưu đụng chạm và dời tấm y kathina sang chỗ khác, phạm giới uggahitakadukkata.
Cho nên, tất cả chư Tỳ khưu không thể sử dụng tấm y kathina ấy được, thì làm sao vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng thành tựu được.
(Căn cứ vào điều giới Dantaponasikkhàpada phần điều giới Pācittiya).
Khi các thí chủ long trọng làm lễ dâng y kathina, một thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ đọc bài dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa nào hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hay động nào xong; Người thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ cung kính đem tấm y kathina đến gần chư Tỳ khưu Tăng khoảng cách 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) đúng theo luật, dâng đến chư Tỳ khưu Tăng. Vị Đại đức thay mặt chư Tỳ khưu Tăng tại ngôi chùa ấy hoặc chỗ ở ấy thọ nhận tấm y kathina của các thí chủ. Tấm y kathina ấy trở thành tấm y kathina của chư Tỳ khưu Tăng. Sau khi thọ nhận tấm y kathina của chư Tăng xong, Ngài Đại đức ấy đem tấm y kathina ấy vào trình giữa chư Tăng.
Tất cả chư Tỳ khưu Tăng không thể thọ y kathina của chư Tăng được. Đức Phật cho phép tất cả chư Tỳ khưu Tăng chọn một vị Tỳ khưu hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, còn tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Như vậy, gọi là chư Tỳ khưu Tăng thọ y kathina. Cũng như ngày uposatha hằng tháng, chư Tỳ khưu Tăng từ 4 vị trở lên tụ họp tại sìmà, một vị Tỳ khưu tụng Bhikkhupàtimokkhasìla, chư Tỳ khưu ngồi nghe. Như vậy gọi là Samgha uposatha: Chư Tăng hành uposatha.
Sau khi đã chọn được một vị Tỳ khưu hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng, chư Tỳ khưu Tăng từ 5 vị trở lên tụ họp hành Tăng sự tại sìmà, thỉnh 1-2 vị Tỳ khưu tụng Ñattidutiyakaṃmavàca trao tấm y kathina của chư Tăng cho vị Tỳ khưu mà chư Tỳ khưu Tăng đã chọn. Vị Tỳ khưu ấy thọ nhận y kathina của chư Tăng.
Sau đó, vị Tỳ khưu ấy làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và kính thỉnh tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Như vậy, tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa ấy hoặc tại nơi ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng cho đến ngày rằm tháng 2, mới hết hạn quả báu của lễ kathina.
ĐOẠN KẾT LỄ DÂNG Y KATHINA
Để thành tựu lễ thọ y kathina của chư Tăng, để chư Tỳ khưu được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng cho đến ngày rằm tháng 2, trải qua nhiều giai đoạn:
* Giai đoạn đầu: Thí chủ làm lễ dâng y kathina
Thí chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có tác ý thiện tâm làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng (không phải đến cá nhân).
* Giai đoạn thứ nhì: Hành tăng sự làm lễ trao y kathina của chư Tăng đến vị Tỳ khưu.
Chư Tỳ khưu Tăng phải có đủ từ 5 vị trở lên, tụ họp tại sìmà, tuyển chọn một vị Tỳ khưu xứng đáng. Chư Tỳ khưu Tăng thỉnh vị Tỳ khưu luật sư tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā xong, trao tấm y kathina cho vị Tỳ khưu mà chư Tỳ khưu đã tuyển chọn để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.
* Giai đoạn thứ ba: Lễ thọ y kathina của chư Tăng.
Vị Tỳ khưu thọ 1 trong 3 tấm y là tấm y saṃghāti hoặc tấm y uttarasaṅga hoặc tấm y antaravāsaka. Tấm y này gọi là tấm y kathina của chư Tăng. Sau khi thọ tấm y kathina của chư Tăng xong, vị Tỳ khưu ấy kính thỉnh tất cả chư Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina hợp pháp của chư Tăng.
* Giai đọan thứ tư: Chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina.
Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, tất cả chư Tỳ khưu được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng, cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu của lễ kathina.
Nếu vị Tỳ khưu nào không nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì vị Tỳ khưu ấy không được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina.
* Giai đoạn thứ năm: Phân chia y và vật dụng
Những thứ vật dụng cần thiết và những tấm y khác là quả báu phát sinh trong lễ dâng y kathina, được phân chia từ vị Đại Trưởng Lão cao hạ tuần tự xuống vị thấp hạ cho đến các vị Sadi, tất cả đều hưởng được quả báu phát sinh trong lễ dâng y kathina.
4 Gahapaticìvara là y có chủ, còn pamsukùlacìvara là y may bằng các tấm vải dơ, những tấm vải này không có chủ. Khi biết rõ những tấm vải này không có chủ vị Tỳ khưu tự mình có thể lượm những tấm vải ấy đem về giặt cho sạch sẽ, rồi may thành y mặc, mà không cần có thí chủ dâng tận tay đúng theo luật.