(Xem: 1813)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2274)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

-Mục lục-Tiểu sử tác giả

15 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 16282)

Mười Hai Nhân Duyên

(Paṭicca Samuppāda)

Thiền Sư Sayadaw U Sīlānanda

Soạn Dịch Thiện-Anh Phạm-Phú-Luyện

 

Mục Lục

-Lời giới thiệu của Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện

-Lời người soạn dịch

-Tiểu sử Cố Hòa Thượng U Sīlānandabhivamsa

 

-Mười Hai Nhân Duyên

-Do Vô Minh làm điều kiện, Hành sanh khởi

-Do Hành làm điều kiện, Thức sanh khởi

-Do Thức làm điều kiện, Danh Sắc sanh khởi

-Do Danh Sắc làm điều kiện, Lục Nhập sanh khởi

-Do Lục Nhập làm điều kiện, Xúc sanh khởi

-Do Xúc làm điều kiện, Thọ sanh khởi

-Do Thọ làm điều kiện, Ái sanh khởi

-Do Ái làm điều kiện, Thủ sanh khởi

-Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi

-Do Hữu làm điều kiện, Sinh sanh khởi

-Do Sinh làm điều kiện, Lão, Tử sanh khởi

-Kết Luận

 

Lời Giới Thiệu của Như Lai Thiền Viện


Năm 1992, Như Lai Thiền Viện mới thành lập, một số thiền sinh có thỉnh cầu Ngài Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda giảng dạy về Mười Hai Nhân Duyên (Thập Nhị Nhân Duyên) hay Pháp Duyên Sinh. Ngài hoan hỷ nhận lời với điều kiện là các thiền sinh phải học xong lớp Kalyāna - Người phật tử thông học Giáo Pháp. Ngày dạy rằng ngay cả đối với tôn giả Ananda khi nói về Pháp Duyên Sinh cũng được Đức Phật nhắc nhở rằng đó là một pháp “thậm thâm, rất khó hiểu và khó lãnh hội”.

Do đó, dựa trên tiêu chuẩn mà vị luận sư nổi tiếngPhật Minh (Buddhaghosa) đề ra, Ngài Hòa Thượng muốn các phật tử, để có thể hiểu và học đúng bất cứ một bản Kinh quan trọng nào, phải nắm vững một số đề tài Phật Pháp căn bản gồm ngũ uẩn, lục căn và lục trần, 12 nhân duyên, 18 tám xứ, Tứ Diệu đế, 37 phẩm trợ Bồ đề, 24 điều kiện tương quan (Duyên Hệ Duyên)…Năm 1993, sau khi các thiền sinh hoàn mãn lớp Kalyāna, Ngài mới bắt đầu dạy Mười Hai Nhân Duyên qua nhiều kỳ giảng.

Trong tập sách này, ngoài phần trọng tâm là Pháp Duyên Sinh, Ngài còn lồng vào nhiều đề tài căn bản khác và lý giải một cách thật rành mạch, khúc chiết và hệ thống. Hơn tất cả, tập Mười Hai Nhân Duyên là một kết hợp thật chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa Lý Duyên Sinh và pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ bằng rấtnhiều thí dụ cụ thể trong thiền tập cũng như trong đời thường.

Cũng qua chủ đề sâu rộng này, phật tử có dịp làm quen với lối giảng trạch đặc trưng của truyền thống Nguyên Thủy, nhất là của Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda, phần lớn dựa trên các Kinh văn, Chú Giải, các luận thư nổi tiếng và luôn khắn khít với các thuật ngữ trong kinh điển Pali…

Vì giảng trực tiếp trước thiền sinh nên lối văn và cách trình bày bài bản mang trọn khuôn khổ và sắc thái giáo trình pháp thoại, nhiều câu, ý lặp lại…

Theo đúng tinh thần trên khi soạn dịch, đạo hữu Thiện-Anh Phạm-Phú-Luyện, bằng lời dịch rất bình dị, rõ ràng, trong sáng, đã luôn cố gắng tôn trọng nguyên văn từng ý, từng câu một để có thể giữ được tính chính xác, thuần nhất và sâu sắc của nội dung bài giảng.

Toàn thể thiền sinh và phật tử khắp nơi thànhkính cảm niệm ân đức của Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda đã đem hết tâm lực giảng dạy giáo pháp Duyên Sinh vi diệu này. Thiền viện cũng xin chân thành cảm tạ sự hỗ trợ nhiệt tình và thường xuyên của tất cả các bạn đạo xa gần cho các chương trình ấn tống của Như Lai Thiền Viện suốt bao năm qua. Cầu mong pháp thí cao thượng này sẽ trợ duyên cho các bạn trên đường tu tập giải thoát.

Thiền viện xin hân hạnh giới thiệu sách “Mười Hai Nhân Duyên” đến tất cả bạn đạo khắp nơi.

Trong tâm từ,

Ban Tu Thư Như Lai Thiền viện


Lời Người Soạn Dịch

Khi cố Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda giảng xong loạt bài về Paṭicca Samuppāda tại Như Lai Thiền Viện, cảm kích trước sự dạy dỗ tận tình của Hòa Thượng, tôi có phát nguyện trước mặt Ngài là sẽ soạn dịch sang tiếng Việt với tựa đề Mười Hai Nhân Duyên để cùng Như Lai Thiền viện hỗ trợ Ngài phổ biến giáo pháp duyên sinh vi diệu đến phật tử Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều sách tiếng Việt viết về đề tài này nhưng các bài pháp thoại của Hòa Thượng thật đặc biệt vì mới lạ, sâu sắc và rõ ràng nên hy vọng sách Mười Hai Nhân Duyên sẽ là một đóng góp cần thiết giúp phật tử Việt Nam tìm hiểu thêm về giáo lý Nguyên Thủy của Đức Phật.

Sách Mười Hai Nhân Duyên được soạn dịch độc lập với sách Dependent Origination bằng tiếng Anh do đạo hữu U Hla Myint biên soạn và sẽ được Như Lai Thiền Viện ấn tống trong tương lai. Do đó, hai sách tuy có một nội dung giống nhau vì đều dựa trên cùng những bài pháp thoại bằng tiếng Anh của Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda nhưng lại không tương đương với nhau theo ý nghĩa sách tiếng Việt không phải là bản dịch từ sách tiếng Anh.

Khi soạn dịch sách Mười Hai Nhân Duyên, trong thâm tâm, tôi chỉ muốn phổ biến giáo pháp của Đức Phật do Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda giảng đến phật tử Việt Nam để đền đáp phần nào ân tình dạy dỗ hết lòng của Ngài về cả pháp học lẫn pháp hành trong bao nhiêu năm tại Như Lai Thiền Viện cũng như ở những nơi khác. Rồi khi hoàn thành dịch phẩm này, trong tôi dâng lên cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Hoan hỉ vì đã thực hiện được điều mình phát nguyện nhưng ngậm ngùi vì đã không hoàn tất kịp để phổ biến khắp nơi trong lúc Ngài còn hiện tiền.

Tôi xin chân thành cám ơn quý đạo hữu Từ Sơn, Nguyên Khiêm đã đọc và cho những hồi ý quý báu để hoàn chỉnh dịch phẩm này cũng như các đạo hữu Nguyễn Việt An và Bùi Hoài Thanh đã trình bày bìa sách.

Mong rằng những ai muốn thâm cứu về Phật Pháp nói chung và Mười Hai Nhân Duyên nói riêng sẽ được lợi lạc qua tập sách này.

Trong tâm từ,

Thiện-Anh Phạm-Phú-Luyện

Tiểu Sử

Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda


Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda (1927-2005) sinh ngày 16 tháng 12 năm 1927 tại Mandalay, Miến Điện trong một gia đình thuần đạo. Cha của ngài là ông Saya Saing, vừa là một thiền sinh thuần thành vừa là một kiến trúc sư nổi tiếng về các công trình kiến trúc cơ sở tôn giáo trên toàn cõi Miến Điện. Ông được chính phủ Miến Điện ban tặng danh hiệu “Wunna Kyaw Htin” cho những thành đạt vượt bực về kiến trúc Miến Điện và các hoạt động tôn giáo. Mẹ của Ngài là bà Daw Mone. Hai người anh trai của Ngài đều là các kiến trúc sư danh tiếng ở Miến Điện. Chị Daw Thandasari của Ngài là ni trưởng tu viện Shwe-se-di Sar-thin-daik của Sanapala Choung tại Sagaing Hills.

Lúc còn niên thiếu Ngài theo học tại trường nam trung học Kelly High School của phái bộ truyền giáo Hoa Kỳ American Baptist Mission ở Mandalay. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1943 trong khi quân đội Nhật đang chiếm đóng Miến Điện trong Thế Chiến Thứ Hai, Ngài thọ giới sa di với pháp hiệu là “ShinSīlānanda” tại tu viện Mahavijjodaya Chaung ở Sagaing Hills dưới sự dạy dỗ của Sayadaw U Paññavanta lúc ngài chưa đầy 16 tuổi. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1947, được cha mẹ chấp thuận, Ngài thọ tỳ kheo giới và học tam tạng kinh điển Tipitaka dưới sự hướng dẫn của thầy mình cùng nhiều hòa thượng nổi tiếng khác tại Sagaing Hills và Mandalay.

Ngài tham dự và trúng tuyển các kỳ thi do chính quyền Miến Điện tổ chức, đỗ kỳ thi bậc thứ nhất Phatamange vào năm 1946, đỗ đầu trên toàn quốc Miến Điện kỳ thi bậc thứ hai Phatamalat vào năm 1947, và đỗ hạng hai trong kỳ thi bậc ba Phatamagyi vào năm 1948. Ngài lấy bằng Pháp Sư Dhammacariya (Master of Dhamma) vào năm 1950 và được tặng danh hiệu Sasanadhaja Siripavara Dhammacariya. Vào năm 1954, Ngài đỗ thêm kỳ thi do hội Pariyattisasanahita Association ở Mandalay tổ chức nổi tiếng là khó nhất ở Miến Điện và có danh hiệu abhivamsa cộng vào tên của ngài. Như vậy tên đầy đủ với danh hiệu của ngài sẽ là U Sīlanandabhivamsa, Sasanadhaja Siripavara Dhammacariya và Pariyattisasanahita Dhammacariya.

Ngài sang Tích Lan vào năm 1954 và tại đó đỗ kỳ thi cao cấp General Certificate of Education Examination chuyên biệt về Phạn ngữ Pali và Sanskrit do viện đại học University of London tổ chức. Trong khi đang ở Tích Lan, Ngài tạm về lại Miến Điện một thời gian ngắn và trong thời gian này Ngài thực tập Thiền Minh Sát theo truyền thống của Hòa Thượng Thiền Sư Mahāsi Sayadaw.

Ngài là giảng sư tại đại học Atithuddhayon Pali University ở Sagaing Hills và dạy Phật Pháp, Phạn ngữ Pali, Sanskrit, và Prakit tại tu viện Abhayarama Shwegu Taik Monastery. Ngài còn giữ vai trò khảo hạch cả hai bậc đại học và cao học cho bộ Đông Phương Học Department of Oriental Studies của đại học Arts and Science University ở Mandalay.

Ngài là trưởng ban biên soạn tự điển Pali-Miến về Tam Tạng Kinh Điển Tipitaka và là một trong những biên tập viên xuất sắc về kinh điển Pali cùng Chú Giải tại kỳ Kiết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu (Sixth Buddhist Council) diễn ra tại hang Hòa Bình Kaba Aye Hlaing Gu Cave ở Ngưỡng Quang, Miến Điện từ năm 1954 đến năm 1956. Trong thời gian này, Ngài được dịp may hiếm có làm việc cho cả hai hòa thượng danh tiếng Mahāsi Sayadaw và Mingun Tipitaka Sayadaw.

Năm 1960 sau khi bổn sư của Ngài tại tu viện Mahavijjodaya Chaung Monastery viên tịch, Ngài trở thành sư trưởng trụ trì tu viện này. Vào năm 1968, Ngài di chuyển đến tu viện Abhyarama Shwegu Taik Monastery ở Mandalay và năm 1969 được phong là sư phó của tu viện. Về sau và cho đến khi mất, Ngài là sư trưởng của tu viện này dù có mặt ở đó hay không.

Vào năm 1993, Ngài trở thành thành viên của hội đồng thiền sư cố vấn Advisory Board of Meditation Teachers của thiền viện Mahāsi Sasana Yeiktha ở Ngưỡng Quang, Miến Điện.

Ngài được mời giữ chức vụ viện trưởng viện đại học International Therevada Buddhist Missionary University of Yangon ở Ngưỡng Quang, Miến Điện khai trương vào năm 1999 cho đến khi Ngài viên tịch.

Ngài đã viếng thăm nhiều quốc gia Á Châu và Âu Châu. Năm 1959, Ngài là thành viên của một phái đoàn viếng thăm Hoa Kỳ theo lời mời của chính phủ quốc gia. Vào tháng 4 năm 1979, Ngài được sư phụ là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thiền Sư Mahāsi Sayadaw, một thiền sư lỗi lạc bậc nhất tại Miến Điện, lựa chọn đi hoằng pháp tại Hoa Kỳ đặc biệt là hướng dẫn thiền tập. Vào cuối chuyến viếng thăm, theo lời yêu cầu của cộng đồng Miến Điện tại vùng Vịnh Bay Area, California, Đại Lão Hòa Thượng để Ngài cùng Sayadaw U Kelasa ở lại hoằng pháp tại Hoa Kỳ và ngoại quốc.

Với sứ mạng này, Ngài không ngừng các hoạt động hoằng pháp bao gồm hướng dẫn thiền tập và giảng dạy Vi Diệu Pháp, môn phân tâm học cao siêu của Phật Giáo, tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Âu Châu, Mễ Tây Cơ và Tích Lan. Với kinh nghiệm thực chứng và kiến thức bao la về Phật Pháp, Ngài giảng dạy giáo lý, hướng dẫn thiền tập một cách súctích và rành mạch trong tinh thần từ bi và độ lượng của một bậc thầy đáng kính. Một trong những bài kinh được Ngài giảng đầy đủ chi tiết là bài Kinh Đại Niệm Xứ. Những lời dạy của Đức Phật trong bài Kinh này được Ngài dựa trên Chú Giải, Phụ Chú Giải và kinh nghiệm thực chứng của mình giải thích một cách rõ ràng và đầy đủ để thiền sinh thấu hiểu mà thực hành. Đây là một công trình giảng dạy và hướng dẫn thật tận tụy.

Ngài là cố vấn tinh thần cho hội Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada Buddhist Society of America (TBSA) mà Ngài giúp thành lập và đồng thời là hòa thượng trụ trì tu viện Dhammananda Vihara Monastery ở Half Moon Bay, California. Ngài cũng còn là cố vấn tinh thần cho các trung tâm phật giáo như thiền viện Dhammachakka Meditation Center ở Berkeley, California; the Boddhi Tree Dhamma Center ở Largo, Florida; the Society for Advancement of Buddhism ở Ft. Myers, Florida; và đặc biệt là Thiền Sư Trưởng Như Lai Thiền Viện tại thành phố San Jose thuộc tiểu bang California, USA.

Ngài là tác giả của nhiều sách viết bằng tiếng Miến và tiếng Anh trong đó có cuốn The Four Foundations of Mindfulness (Tứ Niệm Xứ) được phát hành rộng rãi. Đây là một cuốn sách căn bản giảng dạy đầy đủ về Thiền Tứ Niệm Xứ.

Ngài được các trường đại học University of California, Berkeley và Stanford University mờiđến diễn thuyết và đại học Mandalay University mời dạy Pali cho chương trình cao học.

Ghi nhận công trình hoằng pháp của ngài, chính phủ Miến Điện đã tặng danh hiệu Đại Trí Tuệ Agga Maha Pandita vào tháng 3 năm 1993 và Đại Pháp Sư Agga Maha Saddhammajotika Dhaja vào tháng 3 năm 1999.

Tháng 8 năm 2005, Ngài viên tịch tại South San Francisco, California trong niềm thương tiếc vô bờ của toàn thể cộng đồng Phật Giáo Therevada khắp nơi nhất là của các phật tử, thiền sinh có phước duyên được cận sự và tu học với Ngài.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn