VI DIỆU PHÁP NHẬT DỤNG

Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 21681)


 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com



VI DIỆU PHÁP NHẬT DỤNG

 vdp_nhat_dung_bia_flat-content
 

 
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014

 Sách dày 392 trang

 Sách gồm các đề tài liên quan đến Vi Diệu Pháp áp dụng trong đời sống hàng ngày.
 Tác Giả U JANAKA , Anh Ngữ U KO LAY, Việt Dịch THIỆN NHỰT

 SÁCH ẤN TỐNG - KHÔNG BÁN 



 

 

 

Mục-Lục

Số

Tiểu-mục

Trang

 

- Vài lời xin thưa trước............................................................. I

- Tiểu-sử của Ngài Ashin Janakabhivamsa................................. III

- Lời Tựa của U Ko Lay............................................................ V

- Lời Tựa của Tác-giả.............................................................. VII

 

Chương 1: Về Chơn đế và Tâm thức

001 Bốn Chơn đế...................................................................... 1

002 Tánh cách chẳng thay đổi của Chơn đế như thế nào?............. 1

Tâm (Citta)

003 Ý thức được về một sự vật, đó là Tâm thức........................... 2

004 Bản thể của Tâm, hay Tâm thể........................................... 3

005 Tâm có thể đi dạo xa......................................................... 3

006 Tâm đi lang thang một mình............................................... 4

007 Tâm chẳng có hình dạng vật chất....................................... 5

008 Trú sở của tâm thức ở trong hang động............................... 5

009 Bằng cách nào tâm sở thiện và bất thiện trộn lẫn nhau?....... 6

010 Tâm sở khác biệt nhau, cũng như các đặc tánh
vật chất chẳng giống nhau....................................................... 7

011 Tâm có thể điều phục được............................................... 8

012 Tại sao Tâm cần được cải thiện.......................................... 8

013 Vua Di-lan-đà đã điều phục tâm cách nào?.......................... 9

014 Vua Di-lan-đà chuẩn bị cách nào?........................................ 10

015 Một tấm gương tốt.............................................................. 11

 

Chương 2: Tâm sở và các Tâm sở bất thiện

Tâm sở

016 Các Tâm sở xác định Tâm thức........................................... 12

017 Mười bốn tâm sở bất thiện................................................... 13

1.- Vô minh (Moha)

018 Hai loại Vô minh................................................................ 13

019 Loại vô minh thứ nhứt: Căn bản Vô minh............................. 14

020 Loại vô minh thứ hai: Chi mạt Vô minh................................ 15

021 Một vị hiền giả bị Vô minh áp đảo........................................ 15

 

022 ‘‘Chẳng biết’’ đâu phải luôn luôn là Vô minh........................ 17

023 Vô minh thô và tế............................................................. 18

2.- Vô tàm (Ahirika) 

024 Thế nào là Vô tàm?........................................................... 19

025 Ghi chú thêm về câu chuyện của ẩn sĩ Haritaca.................... 20

3.- Vô quí (Anottappa)

026 Thế nào là Vô quí?............................................................ 21

027 Lại ghi chú thêm về câu chuyện ẩn sĩ Haritaca..................... 23

4.- Tán loạn (Uddhacca)

028 Thế nào là Tán loạn?......................................................... 24

029 Khi Tôn giả Nan đà chẳng định tâm được............................. 24

030 Năng lực yếu ớt của sự tán loạn.......................................... 24

5.- Tham (Lobha)

031 Tham lam khác với Ham muốn ....................................... 25

032 Các tên khác của sự tham lam............................................ 25

033 Sự tham lam chỉ có tăng mà chẳng có giảm......................... 27

034 Uống nước mặn................................................................. 27

035 Tham dẫn ta đến bốn nẻo ác bằng cách nào? .................... 28

036 Tham chẳng đưa ta đến bốn nẻo ác,
 nếu đã có sẵn thiện pháp................................................... 28

037 Điểm cần suy gẫm............................................................ 29

038 Giải quyết sự phân vân...................................................... 29

039 Nakulapita và Nakulamata................................................. 30

040 Ghi chú về câu chuyện Nakulapita và vợ............................ 31

041 Sự phú tàng (Maya)............................................................. 32

042 Sự che dấu của một người đàn bà........................................ 32

043 Một người vợ điêu ngoa...................................................... 33

044 Sự phú tàng của một kẻ ẩn tu............................................. 33

045 Các hình thức phú tàng nhiều đến vô số............................... 35

046 Sự khoa trương (Satheyya)................................................. 35

047 Sự khoa trương nơi tu sĩ là sự tăng thượng mạn.................... 36

048 Sự khoa trương nơi người thế tục là sự tự tôn........................ 36

049 Các tai hại của sự khoa trương giả dối................................. 36

6.- Tà kiến (Ditthi)

050 Tà kiến là gì?.................................................................... 39

7.- Kiêu mạn (Mana)

051 Kiêu mạn là gì?................................................................. 40

052 Các hình thức kiêu mạn và cách dẹp bỏ.............................. 41

053 Hai cách tu học................................................................. 43

054 Kiêu mạn về sắc đẹp......................................................... 45

8.- Sân hận (Dosa)

055 Thế nào là sân hận?.......................................................... 46

056 Câu chuyện một người thiếu nữ.......................................... 47

057 Sự vô ơn (Makkha)........................................................... 48

058 Chuyện người con có hiếu với mẹ....................................... 49

059 Ác ý (Palasa).................................................................... 50

060 Sự ưu sầu (Soka).............................................................. 51

061 Ưu sầu và lo âu có đem lợi ích gì chăng?............................. 51

062 Sự than khóc (Parideva).................................................... 52

063 Khóc than có ích lợi gì chăng?............................................ 53

064 Sự điềm nhiên của Bồ-tát, tiền thân Đức Phật...................... 53

065 Bà Mallika, phu nhơn vị tướng lãnh Bandhula..................... 54

066 Đau khổ vật chất (Dukkha) và
thống khổ tinh thần (Domanassa)............................................. 55

067 Lợi (Labha) và Suy (Alabha)............................................. 58

068 Có đông quyến thuộc (Yasa) và cô độc (Ayasa)................. 59

069 Tán tụng (Ninda) và chê trách (Pasamsa).......................... 60

070 Sự uất hận (Upayasa)..................................................... 64

9.- Sự Ganh tị (Issa)

071 Thế nào là sự ganh tị?..................................................... 66

072 Bầy heo rừng và động ngọc bích.......................................67

073 Đề cao (Attukkamsana) và vu báng (Paravambhana).........67

074 Phô trương khoác lác.......................................................67

075 Tuyên bố đúng thời.........................................................68

076 Chê trách.......................................................................68

10.- Sự Tật đố (Macchariya)

077 Các hình thức của tâm sở tật đố.......................................70

078 Các điểm cần cứu xét về tâm sở tật đố.............................72

11.- Hối tiếc (Kukkucca)

079 Thế nào là Hối tiếc?........................................................73

080 Sự hối tiếc của bốn chàng thanh niên giàu có....................73

081 Đừng để phải hối tiếc về sau...........................................74

082 Hãy nỗ lực tinh tấn hành thiện khi còn đủ thời giờ..............74

083 Câu chuyện người đao phủ thủ........................................75

12 và 13.- Giải đãi (Thina) và Hôn trầm (Middha)

084 Thế nào là giải đãi và hôn trầm? ....................................76

14.- Nghi ngờ (Vicikiccha)

085 Nghi ngờ, chẳng tin vào Tam Bảo....................................77

086 Các sự phân vân chẳng thuộc về tâm sở nghi ngờ.............78

Chương 3: Các tâm sở thiện

087 Các tâm sở thiện (Kusala Cetasikas)...............................80

1.- Tâm sở Tín (Saddha)

088 Tâm sở tín, hay tín tâm, hoặc lòng tin tưởng....................81

089 Các sự tin tưởng sai lầm................................................82

090 Cần lưu ý đề phòng.......................................................83

091 Cần phân biết: lòng tin khác với tình yêu.........................84

2.- Sự tỉnh giác (Sati)

092 Thế nào là tâm sở tỉnh giác?..........................................85

093 ‘‘Nhớ lại’’, ‘‘nghĩ đến’’
chưa đủ để được gọi đó là tỉnh giác..................................... 87

3.- Tàm (Hiri) và 4.- Quí (Ottappa)

094 Thế nào là Tàm và Quí................................................87

095 Tàm và Quí giả hiệu................................................... 89

096 Bốn trường hợp cần dẹp bỏ sự hổ thẹn qua một bên.......90

097 Con đường ở giữa.......................................................91

5.- Sự vô tham (Alobha)

098 Thế nào là Vô tham?...................................................91

099 Vị tỳ-kheo tham lam...................................................92

100 Một kẻ tham lam........................................................92

101 Vị tỳ-kheo vô tham.....................................................93

102 Một người vô tham......................................................93

6.- Vô sân (Adosa)

103 Thế nào là Vô sân?.....................................................94

104 Tâm vô tham và vô sân của Bồ-tát...............................95

105 Nhận định...................................................................96

106 Nhơn và quả...............................................................96

7.- Vô si (Amoha) và Trí huệ (Panna)

107 Thế nào là Vô si và Trí huệ..........................................97

108 Trí huệ hay Bát nhã (Panna)........................................97

109 Sự thông minh giả hiệu................................................98

110 Căn bản trí và Hậu đắc trí............................................99

111 Làm thế nào để đào luyện căn bản trí?..........................100

112 Sự khác biệt giữa niềm tin (Saddha) và trí huệ (Panna)..101

113 Lời kêu gọi.................................................................102

..................................................................................................

sau đây là các trang số 12 đến trang số 15:

Chương 2

Về Tâm sở (Cetasikas) và
Tâm sở bất thiện (Akusala Cetasikas)

Tâm sở (Cetasikas), yếu tố tinh thần phụ hợp.

016.- Các Tâm sở xác định Tâm thức.

Trong Chương 1, ý niệm về thiện tâm và ác tâm đã được giải thích qua. Nhưng công năng của tâm thức chỉ là để biết về các sự vật, tâm thức chẳng thể tự nó là tốt lành hay xấu ác. Vì tâm thức khởi lên cùng với các yếu tố tinh thần khác phụ theo, được gọi là Tâm sở, Cetasikas, cho nên tâm thức mới trở nên tốt hay xấu, tùy theo sự xấu tốt của các yếu tố ấy phối hợp. Chữ Tâm sở, ở đây, có nghĩa như vầy: “Yếu tố tinh thần phối hợp với Tâm thức, khiến cho Tâm thức trở nên thiện hay bất thiện”.

Thí dụ : Như nước chẳng có màu sắc, nhưng nước trở thành đỏ, vàng, xanh hay đen, tùy theo ta lần lượt pha vào chất nhuộm màu đỏ, vàng, xanh hay đen. Cùng thế ấy, tâm thức cũng biến chuyển như vậy theo các tâm sở phụ thuộc. Vì lẽ ấy, bạn nên học tập tiếp về các tâm sở để có thể thấu hiểu các tâm thức thiện và bất thiện.

Ghi nhớ: Tâm thức chỉ nhận biết về sự vật; tự nó, nó chẳng lành cũng chẳng ác. Chính do nơi các tâm sở, yếu tố tinh thần phụ hợp với tâm thức, mới xác định tính cách thiện ác cho tâm thức.

017.- Mười bốn Tâm sở bất thiện có ảnh hưởng đến Tâm thức.

(Akusala Cetasikas; Akusala = a + kusala = bất + thiện = bất thiện).

  1. Moha = Vô minh
  2. Ahirika = Vô tàm
  3. - Anottappa  = Vô quí
  4. - Uddhacca  = Tán loạn
  5. - Lobha  = Tham
  6. - Ditthi  = Tà kiến
  7. - Mana  = Kiêu mạn
  8. - Dosa  = Sân hận
  9. - Issa  = Ganh tị
  10. - Macchariya = Tật đố
  11. - Kukkucca  = Hối tiếc
  12. - Thina  = Giải đãi
  13. - Middha  = Hôn trầm
  14. - Vicikiccha  = Nghi ngờ.

(1) Vô minh (Moha).

018.- Hai loại Vô minh.

Chẳng hiểu biết, đó là Moha, Vô minh. Có hai loại vô minh:

- anusaya moha = căn bản vô minh
- pariyutthana moha = chi mạt vô minh

Từ ngữ anusaya nghĩa là khuynh hướng cố hữu, hay đã nằm tiềm phục sẵn đó.

Từ ngữ pariyutthana có nghĩa là trổi dậy, khởi lên. Như thế, sự vô minh còn nằm tiềm ẩn trong tâm được gọi là anusaya moha, (thường được kinh sách Bắc tông dịch là căn bản vô minh, vô minh ở gốc); đó là sự vô minh ở trong thế tiềm tàng. Còn sự vô minh tùy dịp khởi lên cùng với tâm thức được gọi là pariyutthana moha (thường được kinh sách Bắc tông dịch là chi mạt vô minh, vô minh ở ngọn ngành); đó là sự vô minh ở trong thế khởi sanh.

019.- Loại vô minh thứ nhứt: Anusaya Moha (Căn bản vô minh)

Cũng như có chất độc sẵn trong cây khiến cho cây sanh ra trái độc, nơi thân tâm con người, có sẵn một yếu tố, dhatu, đang che dấu Chánh pháp (Dhamma) mà ta cần phải hiểu biết đến. Yếu tố đó được gọi là anusaya moha, sự vô minh trong thế tiềm ẩn. Chính vì sức phủ tàng của anusaya moha, của căn bản vô minh, đã khiến cho phàm phu (puthujjanas) chúng ta chẳng có đủ khả năng để thông đạt tường tận nghĩa lý sâu xa của ba đặc tánh chánh yếu là: vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta), của bốn Chơn lý Nhiệm mầu (Tứ Diệu Đế), và của Lý mười hai nhơn duyên (Paticcasamuppada).

Phàm phu, với kiến thức còn bị hạn chế, chẳng thể nhận chân được sự vô minh căn bản tiềm phục nầy. Ngày nay, mặc dầu lắm người tự nhận mình đã hiểu rõ thế nào là vô thường (Anicca), khổ (Dukkha), vô ngã (Anatta), v. v., nhờ đọc qua sách vở, nhưng sự hiểu biết của họ vẫn còn phiến diện, chưa rời bề mặt bên trên mà đi sâu vào sự thực nghiệm. Ngay cả nơi các bực đã đắc các quả vị Tu-đà-huờn (Sotapanna), Tư đà hàm (Sakadagami), A na hàm (Anagami), căn bản vô minh chỉ trở nên càng ngày càng mỏng thôi. Cho đến khi đã chứng đắc được đạo quả A-la-hán (Arahant), thì căn bản vô minh mới hoàn toàn bị tận diệt. Vì vậy, ngay cả trong khi thực hành các thiện pháp hay hành vi tốt lành, trước khi trở thành A-la-hán, căn bản vô minh vẫn còn tiềm tàng nơi tâm hành giả; nó còn đang nằm ngủ ngầm, lặng lẽ.

020.- Loại vô minh thứ hai: Pariyutthana Moha
(Chi mạt vô minh).

Khi sự vô minh khởi lên cùng với tâm thức, đó là một tâm thức xấu, chẳng lành mạnh, đang sanh khởi. Vì bản chất che đậy của chi mạt vô minh nầy, cho nên các quả báo tai hại mà ta phải gánh chịu sau nầy, còn chưa được thấy hiểu. Và cả các hậu quả xấu ác trong hiện tại cũng chẳng được biết đến. Vì vậy cho nên, ngay cả với bực có đức hạnh và siêng năng tu tập cũng chẳng thấy được sự tác hại của loại vô minh nầy khi nó khởi lên, nên đôi khi cũng vướng phải các hành vi bất thiện. Trong các điều bất thiện, vô minh chiếm hàng đầu. Ở thế gian nầy, tất cả mọi điều xấu ác đều bắt nguồn từ vô minh; vô minh chính là gốc rễ của tất cả mọi bất thiện pháp.

021.- Một vị hiền giả bị Vô minh áp đảo.

Một vị Bồ-tát, tên Haritaca, đã rời cuộc sống trần tục, buông bỏ cả sản nghiệp trên tám trăm triệu đồng, để trở thành tu sĩ ẩn cư, đã chứng đắc được thần thông. Rồi vì mưa dầm trên núi Hi mã lạp sơn, vị ấy quay về thành Ba la nại (Baranasi) và trú trong công viên của vua. Vua xứ Ba la nại vốn là bạn cũ, người thường thực hành các hạnh Ba-la-mật (Paramis) để nguyện trở thành Tôn giả Ananda. Khi gặp lại vị ẩn sĩ, vua rất kính mến, mời vào ở trong vườn thượng uyển và cung cấp tứ sự cúng dường; mỗi buổi sáng nhà vua đích thân dâng cơm lên trong cung-điện.

Send comment
Your Name
Your email address
Thursday, February 5, 201512:00 AM(View: 137210)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
Friday, November 14, 201412:00 AM(View: 118679)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 27282)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 218 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 19644)
Vô Môn Thiền Tự đã ấn tống đợt 3 kể từ đầu tháng 8 năm 2014 hai quyển sách Phật học như sau: 1. Sách "Kinh Tụng PALI - VIỆT - NGỮ VỰNG" sách dày 218 trang. 2. Sách "Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng" của tác giả U JANAKA , Anh ngữ U KO LAY, Thiện Nhựt việt dịch. Sách dày 392 trang
Friday, February 1, 201312:00 AM(View: 17359)
Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda Dịch Giả:Nita Truitner Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 Sách dày 84 trang
Friday, January 4, 201312:00 AM(View: 23332)
Nguyên Tác: Milindapanha ____ Dịch Giả:Mahathera Thitasila - Đại Đức Giới Nghiêm ____ Hiệu Đính: Tỳ Kheo Giới Đức ____ Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 ____ Sách dày 740 trang
Tuesday, December 4, 201212:00 AM(View: 16090)
Tác giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng 12 năm 2012 _____ Sách dày 119 trang
Monday, June 4, 201212:00 AM(View: 17736)
Nguyên tác: Journey In Search Of The Way _____ The Spiritual Autobiography Of Satomi Myodo _____ Anh Ngữ: Sallie B. King _____ Việt dịch : Nguyên-Phong _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 _____ Sách dày 229 trang
Thursday, March 1, 201212:00 AM(View: 15739)
Tác-giả : Ven. Shravasti Dhammika _____ Dịch-giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 141 trang _____ Sách song ngữ Anh - Việt _____ Bilangual English - Vietnamese Book
Wednesday, January 4, 201212:00 AM(View: 12557)
Nguyên Tác: The Spectrum of Buddhism _____ Tác giả : Piyadassi Mahathera _____ Dịch Giả: Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng Giêng năm 2012 _____ Sách dày 726 tran
Sunday, September 4, 201112:00 AM(View: 15993)
Tác-giả : Vô Môn Huệ Khai _____ Dịch-giả và chú thích: Trần Tuấn Mẫn _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 186 trang