(Xem: 1489)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

VI DIỆU PHÁP HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG

14 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 117663)


 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com


vdp_hien_thuc_bia_truoc-content
VI DIỆU PHÁP HIỆN THỰC TRONG

CUỘC SỐNG

 
 

 
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng MƯỜI MỘT năm 2014

 Sách dày 380 trang

 Sách gồm các đề tài liên quan đến Vi Diệu Pháp ( các TÂM THỨC con người) trong đời sống hàng ngày.
 Tác Giả Tỳ Khưu HỘ PHÁP.
 SÁCH ẤN TỐNG - KHÔNG BÁN 



 

Vài Hàng về Soạn Giả

Sư Hộ Pháp

 

Tỳ Khưu Hộ Pháp (Dhamma Rakkhita Bhikkhu) là đệ tử của Ngài Hộ Tông (1893-1981) – Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Sư nổi tiếng là người học giỏi và có trí nhớ siêu phàm. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại viện Đại học Vạn Hạnh khoá đầu tiên năm 1967 chỉ trong vòng 2 năm (lấy đủ 12 chứng chỉ), đã được Giáo hội Phật giáo Tăng già Nguyên Thuỷ Việt Nam đề cử sang du học tại hai nước Phật giáo chân truyền Thái Lan và Miến Điện gần 30 năm. Trở về nước năm 1995, Sư hiện đang tu tại Thiền viện Viên Không, Bà Rịa Vũng Tàu và chuyên tâm vào công việc viết sách, mong truyền bá Phật Pháp cho người dân Việt Nam.

Bộ sách của Sư với nhan đề: Nền tảng Phật giáo gồm nhiều tập khác nhau, miêu tả chi tiết các chặng đường tu học từ thấp đến cao, được trích dẫn đầy đủ bằng tiếng Pali, nguồn gốc kinh điển chứ không theo ý kiến chủ quan của cá nhân, là tài liệu tham khảo đáng tin cậy và được nhiều Tăng Ni, Phật tử coi là kim chỉ nam trong việc tu học của mình. Để ghi nhận công lao của Sư trong việc nghiên cứu, viết sách, chính phủ Miến Điện đã tặng Sư danh hiệu Aggamahāpaṇḍita bậc Đại Thin Trí Cao Thượng vào ngày 19/3/2011 và là người nước ngoài đầu tiên được tặng danh hiệu cao quý này.

 Một số tác phẩm của Sư Hộ Pháp:
1. Nền tảng Phật giáo – Quyển I: Tam Bảo
2. Nền tảng Phật giáo – Quyển II: Quy y Tam Bảo
3. Nền tảng Phật giáo – Quyển III: Hành Giới
4. Nền tảng Phật giáo – Quyển IV: Nghiệp và Quả của Nghiệp
5. Nền tảng Phật giáo – Quyển V: Phước Thiện 
6. Nền tảng Phật giáo – Quyển VI: Pháp Hạnh Ba-La-Mật
7. Nền tảng Phật giáo – Quyển VII: Pháp hành Thiền Định - Pháp hành Thiền Tuệ
8. Tìm hiểu Pháp hành Thiền Tuệ
9. Thực hành Pháp hành Thiền Tuệ: Đối Tượng Tứ Oai Nghi
10. Hạnh Phúc An Lành – Thiện Ác.
11. Hạnh Phúc An Lành – Hiếu Nghĩa.
12. Hạnh Phúc An Lành – Nhẫn Nại
13. Hạnh Phúc An Lành – Giáo Pháp
14. Hạnh Phúc An Lành – Tâm Từ
15. Tìm hiểu Phước Bố thí
16. Cẩm nang Quy y Tam Bảo
17. Gương Bậc Xuất Gia
18. Tìm hiểu Pháp môn Niệm Ân Đức Phật
19. Sự Tích Tám Phật Lực
20. Bài Kinh Cho Người Bệnh
21. Kinh Chuyển Pháp Luân
22. Lễ Dâng Y Kathina
23. Con Đường Giải Thoát Khổ (ấn phẩm đặc biệt)
24. Ý nghĩa đêm rằm tháng Tư


MỤC LỤC

 

 

Đề Mục trang

Lời Nói Đầu. 1

PHẦN 1. 15

1.1- Vi-Diệu-Pháp là danh-từ gọi pháp nào?. 15

1.2 – Tâm (Citta) 18

1.3 - Bất-Thiện-Tâm (Akusalacitta) 24

1- Tham-Tâm (Lobhamūlacitta) 24

Giải Nghĩa Từ Pāḷi Trong 8 Tham-tâm.. 26

Giảng Giải Về 8 Tham-Tâm.. 31

Tà-kiến (Micchādiṭṭhi) 32

Chánh-Kiến (Sammādiṭṭhi) 45

Nhận Xét Về 8 Tham-Tâm.. 48

2- Sân-Tâm (Dosacitta). 48

Giải Nghĩa Từ Pāḷi Trong 2 Sân-Tâm.. 49

Giảng Giải Về 2 Sân-Tâm.. 50

Nhận Xét Về 2 Sân-Tâm.. 53

3- Si-Tâm (Mohacitta) 55

Giải Nghĩa Từ Pāḷi Trong 2 Si-Tâm.. 55

Giảng Giải 2 Si-Tâm.. 56

Nhận Xét Về 2 Si-Tâm.. 60

Giảng Giải Về 12 Bất-Thiện-Tâm.. 63

Tâm Với Tâm-Sở. 69

Bất-Thiện-Tâm Với Tâm-Sở. 69

Diệt 14 Bất-Thiện Tâm-Sở. 72

1.4 -Dục-Giới Tịnh-Hảo-Tâm(Kāmāvacarasobhaṇacitta) 74

Giảng Giải 8 Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm.. 76

Trí-Tuệ Phát Sinh Có 3 Cách: 83

Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm.. 90

Nhân Phát Sinh Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm.. 92

Vipākacitta: Quả-Tâm.. 93

Dục-Giới Đại-Quả-Tâm.. 96

Phận-Sự Của Dục-Giới Đại-Quả-Tâm.. 98

Giảng Giải Về Paṭisandhi, Bhavaṅga, Cuti 98

Paṭisandhicitta, Bhavaṅgacitta, Cuticitta. 99

Đồ Biểu Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm.. 101

Năng Lực Của Dục-Giới Đại-Quả-Tâm.. 106

Kiriyacitta: Duy-Tác-tâm.. 107

PHẦN 2. 111

2.1 - Vô-Nhân-Tâm (Ahetukacitta) 111

Giảng Giải 18 Vô-Nhân-Tâm.. 115

Nhận Xét Về Quả của Bất-Thiện và Đại-Thiện-Nghiệp. 119

Giảng Giải 3 Vô-Nhân Duy-Tác-Tâm.. 122

Nhân Duyên của 18 Vô-Nhân-Tâm.. 127

2.2 -- Tâm Với Tâm-Sở. 134

Số Lượng Tâm-Sở. 135

Giảng Giải 52 Tâm-Sở. 140

1- Đồng-Sinh-Toàn-Tâm, Tùy-Tâm Tâm-Sở (Aññasamānacetasika) 140

a- Đồng-Sinh Toàn-Tâm Tâm-Sở (Sabbacittasādhāraṇacetasika) 141

b- Đồng-Sinh-Tùy-Tâm Tâm-Sở (Pakiṇṇakacetasika) 147

2- Bất-Thiện Tâm-Sở (Akusalacetasika) 157

1- Mocatukacetasika: Nhóm Si 158

2- Lotikacetasika: Nhóm Tham.. 163

3- Docatukacetasika: Nhóm Sân. 166

4- Thidukacetasika: Nhóm Buồn. 170

5- Vicikicchācetasika: Nhóm Hoài Nghi 172

3- Tịnh-Hảo Tâm-Sở (Sobhaṇacetasika) 174

Sobhaṇasādhāraṇacetasika Đồng-Sinh-Toàn-Tâm Tịnh-Hảo Tâm-Sở. 176

6 Đôi Tịnh-Hảo Tâm-Sở. 185

Viraticetasika: Chế-Ngự Tâm-Sở. 192

Appamaññācetasika: Vô-Lượng Tâm-Sở. 199

Paññindriyacetasika: Tuệ-Chủ Tâm-Sở. 202

Aniyatayogīcetasika: Bất-Định Tâm-Sở. 205

Giảng Giải Bất-Định Tâm-Sở. 207

Niyatayogīcetasika: Cố-Định Tâm-Sở. 212

2.3 - Nghiệp Và Quả Của Nghiệp. 214

12 Bất-Thiện-Nghiệp. 217

PHẦN 3. 222

3.1 - Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm (Kāmāvacarakusalacitta) 222

3.2 - Quả Của 8 Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm.. 226

3.3 - Nhận Xét Về 3 Hạng Người Trong Đời 244

Tihetukapuggala: Hạng Người Tam-Nhân. 244

Tiền-Kiếp Của Người Tam-Nhân. 244

Kiếp-Hiện-Tại Của Người Tam-Nhân. 248

Dvihetukapuggala: Hạng Người Nhị-Nhân. 251

Tiền-Kiếp Của Người Nhị-Nhân. 251

Kiếp-Hiện-Tại Của Người Nhị-Nhân. 253

Ahetukapuggala: Người Vô-Nhân. 253

Tiền-Kiếp-Của Người Vô-Nhân Cõi Thiện-Giới 254

Kiếp-Hiện-Tại Của Người Vô-Nhân. 255

3.4 - Tái-Sinh Kiếp Sau (Paṭisandhi) 258

1- Apāyapaṭisandhi: Tái-Sinh Trong 4 Cõi Ác-Giới 260

Nirayabhūmi: Cõi Địa-Ngục. 261

Ác-Nghiệp Cho Quả Tái-Sinh Mỗi Đại-Địa-Ngục. 264

Mahānaraka: Đại-Địa-Ngục. 270

Nhận Xét Về Ác-Nghiệp Nặng. 275

Pettivisaya: Cõi Ngạ-Quỷ. 278

Hồi Hướng Phước-Thiện Đến Người Chết 287

Đồ Biểu Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm.. 288

Asurabhūmi: Cõi A-Su-Ra. 293

Tiracchānabhūmi: Cõi Súc-Sinh. 296

Kāmasugatibhūmi: Cõi Thiện Dục-Giới 301

Manussabhūmi: Cõi Người 302

12 Loại Chúng-Sinh. 313

Devabhūmi: Cõi Trời Dục-Giới 315

Cātumahārājikābhūmi: Cõi Trời Tứ-Đại-Thiên-Vương. 315

Tāvatiṃsābhūmi: Cõi Trời Tam-Thập-Tam-Thiên. 320

Đức-Vua-Trời Sakka. 326

Yāmābhūmi: Cõi Trời Dạ-Ma-Thiên. 336

Tusitābhūmi: Cõi Trời Đâu-Suất-Đà-Thiên. 336

Nimmānaratībhūmi: Cõi Trời Hoá-Lạc-Thiên. 339

Paranimmitavasavattībhūmi: Cõi Trời Tha-Hoá-Tự-Tại-Thiên. 340

Nhận Xét Về Phật-Giáo Trong Cõi Người Và Cõi Trời Dục-Giới 343

Triệu Chứng Của Chư-Thiên Trước Khi Chết. 346

ĐOẠN KẾT. 348

Patthanā. 354

SÁCH THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN. 355


 

sau đây là các trang số 1 đến trang số 14:

Lời Nói Đầu

 

“VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG”

là quyển sách giảng giải về sự sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống bình thường của mỗi người trong đời.

 Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống như thế nào?

 Để hiểu biết rõ vấn đề này, cần phải nêu các thí dụ vấn đáp như sau:

 V- Thấy Sư hay không?

Đ- Dạ, thấy ạ.

 V- Vậy, ai thấy?

Đ- Dạ, con thấy ạ

 V- Nhắm đôi mắt lại, con có thấy hay không?

Đ- Nhắm đôi mắt lại, con không thấy ạ.

 V- Vừa rồi nói, con thấy, saobây giờ nói, con không thấy?

Đ- Vừa rồi mở mắt, nên thấy, bây giờ nhắm mắt, nên không thấy ạ.

 V- Vậy, sự thấy đó là con thấy hay mắt thấy?

Đ- Dạ, mắt thấy, không phải con thấy ạ.

 V- Khi mở đôi mắt nhưng tâm chăm chú suy nghĩ điều quan trọng nào đó thì mắt có thấy đối-tượng trước mắt hay không?

Đ- Dạ, mắt không thấy ạ.

 V- Tại sao mở đôi mắt mà không thấy?

Đ- Bởi vì tâm không tiếp nhận đối-tượng trước mắt, dù cho mở đôi mắt cũng không thấy.

V- Nếu nhắm đôi mắt thì tâm thấy được đối-tượng trước mắt hay không?

Đ- Tâm không thấy được.

 Tóm lại những câu trả lời:

 * Con không thể thấy được, bởi vì con chỉ là danh từ chế định mà thôi,

* Chỉ có mắt cũng không thấy được,

* Chỉ có tâm cũng không thấy được.

  Thấy là sự thật hiển nhiên, vậy tâm nào thấy?

 Để trả lời câu hỏi này, nên nêu thí dụ vấn đáp:

 V- Con có từng nghe tiếng chuông không?

Đ- Dạ, con đã từng nghe tiếng chuông ạ.

 V- Trong dùi chuông có tiếng chuông hay không?

Đ- Trong dùi chuông không có tiếng chuông ạ,

 V- Trong cái chuông có tiếng chuông hay không?

Đ- Trong cái chuông không có tiếng chuông ạ,

 V- Vậy, tiếng chuông do đâu mà có?

Đ- Tiếng chuông phát sinh do cái dùi chuông đánh đụng vào cái chuông.

 Cũng như vậy, đối-tượng sắc (rūpārammaṇa) bên ngoài tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc (cakkhu-pasāda) (mắt) bên trong, do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhãn-thức-tâm (cakkhuviññāṇa) làm phận-sự thấy đối-tượng sắc.

 Cho nên, chỉ có mắt tốt (cakkhupasāda) bên trong cũng không thấy được và chỉ có tâm cũng không thấy được, nếu có tâm nào phát sinh do nương nhờ mắt tốt (nhãn-tịnh-sắc), thì tâm ấy ấy gọi là nhãn-thức-tâm,tâm phát sinh do nương nhờ nơi mắt mới có khả năng làm phận-sự thấy đối-tượng sắc.

Cho nên, ta không thể thấy được, người cũng không thể thấy được, chúng sinh cũng không thể thấy được, mà chỉ có nhãn-thức-tâm có khả năng làm phận-sự thấy được mà thôi.

 * Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu-pháp-Yếu-nghĩa thì 2 cakkhuviññāṇa: nhãn-thức tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

 1- Nhãn-tịnh-sắc (mắt tốt) không bị mù,

2- Đối-tượng sắc rõ ràng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc,

3- Ánh sáng đủ thấy được,

4- Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc.

 Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy thì cakkhu-viññāṇa: nhãn-thức-tâm phát sinh làm phận-sự thấy đối-tượng sắc.

 Nhãn-thức-tâm phát sinh do nhân-duyên, nên nhãn-thức-tâm là pháp-vô-ngã (anattā).

 Trong 89 tâm, chỉ có 2 nhãn-thức-tâm làm phận-sự thấy đối-tượng sắc mà thôi, còn lại 87 tâm không có phận-sự thấy đối-tượng sắc.

 Nhãn-thức-tâm có 2 tâm thấy đối-tượng sắc khác nhau:

 * 1 nhãn-thức-tâm là bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm thấy đối-tượng sắc xấu không đáng hài lòng,

 * 1 nhãn-thức-tâm là thiện-quả-vô-nhân-tâm thấy đối-tượng sắc tốt thật đáng hài lòng.

 Tương tự như trên, 2 sotaviññāna: nhĩ-thức-tâm phát sinh do đối-tượng thanh (saddā-rammaṇa) bên ngoài tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc (sotapasāda) (tai) bên trong, do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhĩ-thức-tâm (sotaviññāṇa) làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh). Cho nên, chỉ có tai tốt (sotapasāda) bên trong cũng không nghe được, (như khi ngủ say) và chỉ có tâm cũng không nghe được, nếu có tâm nào phát sinh do nương nhờ tai tốt (nhĩ-tịnh-sắc), thì tâm ấy gọi là nhĩ-thức-tâm,tâm phát sinh do nương nhờ nơi tai mới có khả năng làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh).

 Cho nên, ta không thể nghe được, người cũng không thể nghe được, chúng sinh cũng không thể nghe được, mà chỉ có nhĩ-thức-tâm có khả năng làm phận-sự nghe được mà thôi.

 * Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu-pháp-Yếu-nghĩa thì 2 sotaviññāṇa: nhĩ-thức-tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

 1- Nhĩ-tịnh-sắc (tai tốt) không bị điếc,

2- Đối-tượng thanh rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc,

3- Không gian không bị vật cản bao kín,

4- Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng thanh (âm-thanh).

 Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy thì sotaviññāṇa, nhĩ-thức-tâm phát sinh làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh).

 Nhĩ-thức-tâm phát sinh do nhân-duyên, nên nhĩ-thức-tâm là pháp-vô-ngã (anattā).

Trong 89 tâm, chỉ có 2 nhĩ-thức-tâm làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh) mà thôi, còn lại 87 tâm không có phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh).

 Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm nghe đối-tượng thanh khác nhau:

 * 1 nhĩ-thức-tâm là bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm nghe đối-tượng thanh (âm-thanh) xấu không đáng hài lòng,

 * 1 nhĩ-thức-tâm là thiện-quả-vô-nhân-tâm nghe đối-tượng thanh (âm-thanh) tốt thật đáng hài lòng. v.v, ...

 Mỗi tâm phát sinh do nhân-duyên của mỗi tâm đều là pháp-vô-ngã (anattā).

 * Tâm (citta) gồm có 89 hoặc 121 tâm được phân chia làm 6 loại tâm, biết 6 ārammaṇa: đối-tượng, phát sinh do nương nhờ 6 vatthurūpa: nơi sinh của tâm với tâm-sở.

 Khi mỗi tâm phát sinh chắc chắn có số tâm-sở đồng sinh với tâm ấy, số tâm-sở ít hoặc nhiều tùy theo sự cần thiết của mỗi tâm.

 Tâm-sở (cetasika) gồm có 52 tâm-sở luôn luôn tùy thuộc theo tâm, có 4 trạng-thái:

 - Đồng sinh với tâm,

- Đồng diệt với tâm,

- Đồng đối-tượng với tâm,

- Đồng nơi sinh với tâm.

 Mỗi tâm với tâm-sở có 3 sát-na-tâm:

- Uppāda-khaṇa: sát-na-sinh,

- Ṭhiti-khaṇa: sát-na-trụ,

- Bhaṅga-khaṇa: sát-na-diệt.

 Đức-Phật dạy trong Chi-bộ kinh, phần Ekakanipāta rằng:

 - Này chư Tỳ-khưu! Như-lai không thấy pháp nào có sự sinh, sự diệt liên tục vô cùng mau lẹ như tâm.

 Trong bộ Chú-giải giảng giải rằng:

 “Chỉ một lần búng đầu ngón tay, tâm với tâm-sở sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần. ([[1]])

 Tâm có 89 hoặc 121 tâm phân chia theo phận-sự có 14 (kicca) phận-sự:

Có số tâm làm 1 phận-sự, có số tâm làm 2 phận-sự, có số tâm làm 3 phận-sự, có số tâm làm 4 phận-sự, có số tâm làm nhiều nhất 5 phận-sự.

 Nếu có ai hỏi rằng: “Tâm ở đâu?” đó là câu hỏi không chỉ định rõ ràng, nên không thể trả lời rõ ràng được, mà nên đặt lại câu hỏi rằng:

 “Muốn biết tâm nào trong 89 hoặc 121 tâm?”

 Bởi vì mỗi tâm với tâm-sở phát sinh do nương nhờ 6 nơi sinh (vatthu) khác nhau, biết 6 đối-tượng (ārammaṇa) khác nhau, làm 14 phận-sự (kicca) khác nhau, v.v…

 Để hiểu biết về 6 loại tâm, 6 đối-tượng của tâm, 6 nơi sinh của tâm, 14 phận-sự của tâm, v.v… và 52 tâm-sở, 28 sắc-pháp, … Vậy, cần phải học hỏi nghiên cứu bộ Abhidhammattha-saṅgaha: Vi-diệu-pháp yếu-nghĩa.

 Tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm và tâm-sở gồm có 52 tâm-sở thuộc về danh-pháp (nāma-dhamma) đều là pháp-vô-ngã (anattā).

 * Sắc-pháp (rūpadhamma)

 Sắc-pháp (rūpadhamma) phát sinh trong thân chúng sinh do 4 nhân-duyên;

 1- Kamma: Nghiệp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là 25 nghiệp (trừ 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp và 4 siêu-tam-giới thiện-nghiệp).

 Nghiệp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là kammajarūpa: sắc-pháp phát sinh do nghiệp này trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-tâm (khaṇacitta) kể từ khi tái-sinh, …

 2- Citta: Tâm làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là 75 tâm (trừ 4 vô-sắc-giới quả-tâm).

 Tâm làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là cittajarūpa: sắc-pháp phát sinh do tâm trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-sinh (uppādakkhaṇa) của tâm kể từ hộ-kiếp-tâm đầu tiên sau tái-sinh-tâm, v.v…

 3- Utu: Thời-tiết làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là sự nóng, sự lạnh bên trong và bên ngoài thân.

 Thời-tiết nóng, lạnh làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là utujarūpa: sắc-pháp phát sinh do nóng, lạnh trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-trụ (ṭhitikhaṇa) của tâm kể từ tái-sinh-tâm, v.v…

 4- Āhāra: Vật-thực làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là chất bổ trong các món vật-thực đã dùng vào trong thân của chúng sinh.

Vật-thực làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, gọi là āhārajarūpa: sắc-pháp phát sinh do vật-thực trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-tâm, v.v…

 Sắc-Pháp Phát Sinh Do Tâm

 Tứ-oai-nghi là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

 1- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-đi:

 Oai-nghi-đi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:

- Tâm nghĩ đi,

- Do tâm nghĩ đi, nên làm cho phát sinh chất gió,

- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân chuyển động,

- Toàn thân chuyển bước đi mỗi tư thế đi, dáng đi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.

 Vì vậy, gọi là “thân đi” hoặc “sắc đi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

2- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-đứng:

Oai-nghi-đứng phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:

- Tâm nghĩ đứng,

- Do tâm nghĩ đứng, nên làm cho phát sinh chất gió,

- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động,

- Toàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi tư thế đứng, dáng đứng do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.

 Vì vậy, gọi là “thân đứng” hoặc “sắc đứng” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

 3- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-ngồi:

 Oai-nghi-ngồi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:

- Tâm nghĩ ngồi,

- Do tâm nghĩ ngồi, nên làm cho phát sinh chất gió,

- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động,

- Toàn thân, phần trên ngồi yên, phần dưới co theo mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.

 Vì vậy, gọi là “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

 4- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-nằm:

 Oai-nghi-nằm phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:

- Tâm nghĩ nằm,

- Do tâm nghĩ nằm, nên làm cho phát sinh chất gió,

- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động,

- Toàn thân nằm yên trên mặt phẳng theo mỗi tư thế nằm, dáng nằm do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.

 Vì vậy, gọi là “thân nằm” hoặc “sắc nằm” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

* Ngoài 4 oai-nghi chính đi, đứng, ngồi, nằm ra, còn các oai-nghi phụ khác như co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… đều là sắc-pháp phát sinh do tâm cả (cittajarūpa).

Đức-Phật ví: “sắc thân” ví như “chiếc xe”.

tâm” ví như “tài xế xe”.

Thật vậy, sắc thân này gồm có 28 sắc-pháp mà mỗi người bình thường chỉ có 27 sắc-pháp mà thôi, nếu là người nam thì trừ sắc-nữ-tính hoặc nếu là người nữ thì trừ sắc-nam-tính, hoặc nếu người nào bị mắt mù, tai điếc thì sắc-pháp giảm theo bệnh tật.

 sắc thân hoàn toàn không biết 6 đối-tượng, chỉ là nơi tiếp xúc 6 đối-tượng làm nhân-duyên phát sinh tâm mà thôi.

 Chiếc xe gồm có các bộ phận lớn nhỏ được ráp lại với nhau không thể chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, v.v… Sở dĩ chiếc xe chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, v.v… là do tài xế lái xe điều khiển.

 Cũng như vậy, sắc thân này gồm có 27 sắc-pháp không thể đi, đứng, ngồi, nằm, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… Sở dĩ thân này có thể đi, đứng, ngồi, nằm, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… là do tâm điều khiển.

 Nếu trường-hợp thiếu nhân-duyên nào thì thân đi, thân đứng, thân ngồi, v.v… không thể phát sinh được.

 Ví dụ: người bị bệnh tê liệt, dù tâm của họ muốn đi, đứng, ngồi, cử động, v.v… như người bình thường không thể được, bởi vì chất gió  (vāyodhātu) trong thân của họ không đủ năng lực cử động toàn thân có chất đất (pathavī-dhātu) và chất nước (āpodhātu) nặng nề trong thân của họ được. 

* Hơi thở ra vào, sự nói năng, v.v… cũng là sắc-pháp đều phát sinh do tâm cả thảy.

   Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống

 Nêu những điều đã trình bày đó là sự sinh hoạt hằng ngày bình thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người nói riêng, đối với tất cả chúng sinh nói chung chỉ có tâm (citta), tâm-sở (cetasika), sắc-pháp (rūpadhamma) đó là 3 chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi thuộc về vi-diệu-pháp (abhidhamma).

Tâm với tâm-sở gọi là danh-pháp (nāma-dhamma), và sắc-pháp (rūpadhamma) thuộc về pháp-vô-ngã (anattādhamma) không phải là ta, cũng không phải là người, không phải là đàn ông, không phải là đàn bà, không phải là chúng sinh, mà chỉ có danh-pháp (nāmadhamma), và sắc-pháp (rūpadhamma) mà thôi, cho nên gọi là vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống.

 Như vậy, thân và tâm của mỗi người chúng ta hiện hữu 3 sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramattha-sacca). Vậy, muốn thấy rõ biết rõ về sự-thật chân-nghĩa-pháp thì chỉ thấy rõ biết rõ thực tế trong thân và tâm của mình mà thôi.

 Ngoài thân và tâm của mình ra, còn có 1 sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramatthasacca) cao thượng đó là Niết-bàn. Niết-bàn là đối-tượng siêu-tam-giới của 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

 Trong quyển sách nhỏ “Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống” này, chỉ giảng giải 20 tâm trong 89 hoặc 121 tâm mà thôi, bởi vì bần sư suy xét thấy rằng:

 “Đối với các hạng phàm-nhân nói chung, 20 tâm đó là 12 bất-thiện-tâm 8 dục-giới đại-thiện-tâm này thường phát sinh bình thường trong cuộc sống của mỗi người, ban đêm kể từ khi thức giấc, suốt ngày cho đến lúc ban đêm khi nằm ngủ rất say (không mộng mị), khi ngủ say, dòng hộ-kiếp-tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng có đối-tượng cũ kiếp quá-khứ.”

* 12 bất-thiện-tâm có 12 bất-thiện-nghiệp, giảng giải về 12 bất-thiện-nghiệp này cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh, và thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla) trong cõi có đủ nhân-duyên.

* 8 dục-giới đại-thiện-tâm có 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp, giảng giải về 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp này cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi người và 6 cõi trời dục-giới, và thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla) trong cõi có đủ nhân-duyên phát sinh. Và giảng giải tóm tắt các tâm khác còn lại trong cõi dục-giới

 Như vậy, trong quyển sách nhỏ “Vi-diệu-pháp hiện-thực trong cuộc sống” này chỉ giảng giải về 54 dục-giới-tâm là 12 bất-thiện-tâm, 18 vô-nhân-tâm, 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 8 dục-giới đại-quả-tâm, 8 dục-giới đại-duy-tác-tâm mà thôi, không đề cập đến 15 sắc-giới-tâm, 12 vô-sắc-giới-tâm và 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

 Bần sư đã cố công sưu tầm gom nhặt từ nhiều nguồn tài liệu, để trình bày giúp cho độc giả hiểu rõ về 12 bất-thiện-tâm có 12 bất-thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và trong thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla). Và 8 dục-giới đại-thiện-tâm có 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và trong thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla).

 Song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư. Kính mong chư bậc thiện-trí từ, bi chỉ giáo, góp ý chân tình, để tái bản lần sau được hoàn thiện hơn.

 Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an lạc cho phần đông chúng ta.

Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện-trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư.

 Quyển sách “VI-DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG” này được hoàn thành do nhờ cận-sự-nữ Dhammanandā Upāsikā đã tận tâm xem lại bản thảo, dàn trang làm thành quyển, lo việc ấn hành. Các thí chủ trong nước và ngoài nước có đức tin trong sạch lo đóng góp phí in ấn, và được nhà xuất bản tôn giáo cho phép ấn hành. Bần sư vô cùng hoan hỷ biết ơn tất cả quý vị.  

 Nhân dịp may này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (Tỳ-khưu Hộ-Pháp) thành kính dâng phần pháp-thí thanh cao này đến Ngài Cố Đại-Trưởng-Lão Hộ-Tông Vaṃsarakkhitamahāthera là Sư Phụ của con, đồng thời đến Ngài Cố Đại-Trưởng-Lão Thiện-Luật, Ngài Cố Đại-Trưởng-Lão Bửu-Chơn, Ngài Cố Đại-Trưởng-Lão Giới-Nghiêm, Ngài Cố Trưởng-lão Hộ-Giác (chùa Từ-Quang) cùng chư Đại-Trưởng-lão, Đại-đức khác đã dày công đem Phật-giáo-Nguyên-Thủy (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt-Nam thân yêu, và xin kính dâng đến chư Đại-Trưởng-Lão ở nước Thái-Lan, nước Myanmar đã có công dạy dỗ con về pháp-học và pháp-hành. Con kính mong quý Ngài hoan hỷ.

 “Idaṃ no ñātinaṃ hotu,

 sukhitā hontu ñātayo.”

 Phước-thiện pháp-thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả bà con thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện thanh cao này để thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Imaṃ puññābhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti-mittānañ ceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbattha.

 Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phước đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bà con thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong 6 cõi trời dục giới, chư phạm-thiên trong các cõi trời sắc giới, ... Kính mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện pháp-thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát khỏi mọi sự khổ, được an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi.

 “Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.”

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả và Niết-Bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi phiền-não-trầm-luân, giải thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

 Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt-đoạn-tuyệt được mọi phiền-não-trầm-luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tử sinh luân hồi, thì do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này ngăn cản mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh; và cũng do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này chỉ hỗ trợ thiện-nghiệp cho quả tái sinh trong cõi thiện giới: cõi người, các cõi trời dục-giới… mà thôi.

 Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con đều là người có chánh-kiến, có đức tin trong sạch nơi Tam-Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, có đức tin trong sạch nơi bậc thiện-trí, cố gắng tinh tấn hành theo lời giáo huấn của bậc thiện-trí, không ngừng tạo mọi pháp-hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân-lý Tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-Bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi phiền-não-trầm-luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 Trong kiếp tử sinh luân hồi, mỗi khi chúng con được nghe tin lành Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng ngự ở nơi nào, dù gần dù xa, chúng con cũng liền phát sinh thiện-tâm hỷ lạc, có đức tin trong sạch nơi Tam-Bảo, quyết tâm tìm đến nơi ấy, hầu đảnh lễ Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, lắng nghe chánh-pháp của Ngài, rồi thực-hành theo chánh-pháp, để mong chứng ngộ chân-lý Tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi phiền-não-trầm-luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Nay chúng con hết lòng thành kính quy y Tam-Bảo: quy y Đức-Phật-bảo, quy y Đức-Pháp-bảo, quy y Đức-Tăng-bảo, và thành tâm hộ trì Tam-Bảo cho đến trọn đời.

Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này, cầu mong cho mỗi người chúng con luôn luôn có được duyên lành sâu sắc trong Phật-giáo.

 Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này hỗ trợ, nhắc nhở cho mỗi người chúng con, dù thành tựu quả báu ở cõi người (manus-sasampatti) giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc dù thành tựu quả báu ở cõi trời (devasampatti) hưởng được mọi an lạc vi tế cao quý như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời. Bởi vì mục đích cứu cánh cao cả của mỗi chúng con là cầu mong sớm được thành tựu quả báu Niết-Bàn (Nibbānasampatti), giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ,

khippameva samijjhatu.

Điều mong ước, ý nguyện của chúng con,

Cầu mong sớm được thành tựu như ý.

«÷÷÷÷÷÷÷÷»



[[1]] Chú-giải Sam. Khandhavagga, kinh Pheṇapiṇḍūpamāsuttavaṇṇanā

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 135722)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 21250)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 392 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 26822)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 218 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 19119)
Vô Môn Thiền Tự đã ấn tống đợt 3 kể từ đầu tháng 8 năm 2014 hai quyển sách Phật học như sau: 1. Sách "Kinh Tụng PALI - VIỆT - NGỮ VỰNG" sách dày 218 trang. 2. Sách "Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng" của tác giả U JANAKA , Anh ngữ U KO LAY, Thiện Nhựt việt dịch. Sách dày 392 trang
01 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 17034)
Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda Dịch Giả:Nita Truitner Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 Sách dày 84 trang
04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 22886)
Nguyên Tác: Milindapanha ____ Dịch Giả:Mahathera Thitasila - Đại Đức Giới Nghiêm ____ Hiệu Đính: Tỳ Kheo Giới Đức ____ Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 ____ Sách dày 740 trang
04 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 15844)
Tác giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng 12 năm 2012 _____ Sách dày 119 trang
04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 17438)
Nguyên tác: Journey In Search Of The Way _____ The Spiritual Autobiography Of Satomi Myodo _____ Anh Ngữ: Sallie B. King _____ Việt dịch : Nguyên-Phong _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 _____ Sách dày 229 trang
01 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 15494)
Tác-giả : Ven. Shravasti Dhammika _____ Dịch-giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 141 trang _____ Sách song ngữ Anh - Việt _____ Bilangual English - Vietnamese Book
04 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 12226)
Nguyên Tác: The Spectrum of Buddhism _____ Tác giả : Piyadassi Mahathera _____ Dịch Giả: Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng Giêng năm 2012 _____ Sách dày 726 tran
04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 15588)
Tác-giả : Vô Môn Huệ Khai _____ Dịch-giả và chú thích: Trần Tuấn Mẫn _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 186 trang