(Xem: 1763)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2230)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

HOA TRÔI TRÊN SÓNG NƯỚC

04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 17465)

 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com



HOA TRÔI TRÊN SÓNG NƯỚC

 hoa_troi_tren_song_nuoc-content 

 Nguyên tác: Journey In Search Of The Way The Spiritual Autobiography Of Satomi Myodo

  Anh Ngữ: Sallie B. King

 Việt dịch : Nguyên-Phong

 Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012

 Sách dày 229 trang

Đây là một quyển sách kể lại hành-trình tìm thầy học Đạo suốt 40 năm lang thang khắp đất nước Phù-Tang của Tỳ-kheo-ni Satomi Myodo ; và cuối cùng Bà đã may mắn gặp được Thiền sư Yasutani và được Ngài hướng dẫn và bà đã ý thức rằng cái khả năng giải-thoát mọi sự đau-khổ vốn sẵn có trong mỗi con người chúng ta , mà chúng ta nào biết cứ tìm kiếm mãi tận đâu đâu .

Những lời kể lại mấy chục năm gian nan tìm Đạo , để mong những người vẫn còn đang mê mãi tìm kiếm hết thầy nầy đến thầy nọ, hết tông phái nầy đến lý-thuyết kia , hãy mau chóng tỉnh-ngộ , dừng lại quay trở về với cái khả năng giải-thoát sẵn có nơi mình .

Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Không chấp nhận truyền thống cho rằng phụ nữ chỉ có thể là một vợ đảm, mẹ hiền; bà quyết tâm tìm thầy học đạo. Trải qua nhiều khó khăn, tham cứu nhiều pháp môn nhưng bà vẫn không tìm được điều bà muốn. Bà đã tu theo Thần Đạo (Shinto), làm đồng cốt cho đền thờ Thánh Mẫu (Kami), và sau cùng chuyển qua tu thiền. Mặc dù siêng năng tu học nhưng bà vẫn không tiến bộ bao nhiêu cho đến khi gặp Thiền sư Yasutani (Bạch Vân lão sư). Dưới sự chỉ dẫn của vị này, bà đã kiến tánh (Kensho) và trở nên một trong những ni sư lỗi lạc nhất của Thiền tông Nhật Bản.

Bà đã đào tạo nhiều thế hệ học trò và có một tầm ảnh hưởng rất lớn trong giới tì kheo ni của Nhật ngày nay. Bà qua đời vào năm 1978. Cuốn hồi ký “Michi” (tạm dịch: Hoa trôi trên sóng nước) là cuốn sách nói về cuộc hành trình tìm đạo đầy gian khổ kéo dài hơn 40 năm của tác giả. Khi tạp chí Phật học Kyosho vừa khởi động loạt hồi ký này vào năm 1956, nó đã được các độc giả, nhất là độc giả phái nữ, say mê theo dõi. Lòng nhiệt thành và quyết tâm tìm đạo của bà là một tấm gương sáng cho tất cả những ai muốn bước chân vào cửa đạo. Ngoài ra, sự chứng đắc của bà đã đánh đổ quan niệm cổ hủ cho rằng chỉ có phái nam mới có thể thành công trên con đường tu học mà thôi.

Lời nói đầu

Trong suốt bốn mươi năm tôi đã lang thang khắp Phù Tang tìm thầy học đạo. Tôi đã theo học với nhiều danh sư của các môn phái khác nhau nhưng không tìm được điều tôi muốn. Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó. Có lẽ các bạn tự hỏi tại sao một người sinh trưởng trong một quốc gia sùng mộ đạo Phật như Nhật Bản lại không biết đến điều này? Quả thật như thế, mặc dù vẫn đi chùa, tụng kinh, niệm Phật nhưng tôi như người ngủ mê, không ý thức một chút gì về con đường thoát khổ này.

Giống như kẻ Cùng Tử trong kinh Pháp Hoa, có hạt châu quí trong túi áo mà không biết, cứ cam chịu cuộc sống nghèo hèn, thì tôi cũng thế, cứ mê mải tìm kiếm hết thầy này đến thầy khác, hết lý thuyết này đến lý thuyết nọ. May thay tôi đã gặp được Thiền sư Yasutani và được ngài hướng dẫn, nhờ đó tôi mới ý thức rằng cái khả năng giải thoát mọi sự đau khổ vốn vẫn sẵn có trong tôi mà tôi nào biết, cứ tìm kiếm mãi tận đâu đâu. Vì lẽ đó, tôi viết lại cuộc đời mấy chục năm gian nan tìm đạo này để mong những người vẫn còn đang mê mải tìm kiếm, hết thầy này đến thầy nọ, hết tông phái này đến lý thuyết kia, hãy mau chóng tỉnh ngộ, dừng lại, quay trở về với cái khả năng giải thoát sẵn có nơi mình.

Tỳ kheo ni Satomi Myodo 

Tokyo, tháng 10 năm 1956

(trích đoạn trong sách)

Ngoài việc tọa thiền, vị trụ trì còn khuyên các thiền sinh nên tham cứu thêm hai cuốn sách thiền là Bích Nham Lục và Vô Môn Quan. Bích Nham Lục là cuốn sách do thiền sư Tuyết Đậu soạn ra và sau được thiền sư Viên Ngộ chú giải thêm. Cuốn sách gồm một trăm công án được sắp đặt theo thứ tự nhất định : khởi đầu là lời dẫn (Thùy thị), kế đến là công án (Tắc) với những lời bình chú (Cử), bình xướng (Kệ), và bình giải. Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen), người sáng lập dòng thiền Tào Động ở Nhật, đã mang cuốn sách này từ Trung Hoa về để làm tài liệu giảng dạy cho học trò của ông. Vô Môn Quan là cuốn sách do thiền sư Huệ Khai (1183 – 1260) soạn ra. Cuốn sách này sắp đặt giản dị hơn Bích Nham Lục rất nhiều, gồm bốn mươi tám công án thiền (Tắc) và lời bình giải.

Theo truyền thuyết, thiền sư Huệ Khai nhờ công án «Vô» của Triệu Châu mà chứng đắc, do đó ông đưa công án này lên hàng đầu trong cuốn Vô Môn Quan. Ông viết trong phần mở đầu:

«Tất cả những lời dạy của Phật đều lấy Tâm làm tông, lấy không cửa (Vô môn) là lối vào đạo. Đã là không cửa làm sao mà vào được? Há không nghe cổ nhân nói: «Nếu có cửa mà vào chẳng phải là đồ quí, do duyên mà có rồi trước sau cũng thành hoại». Những kẻ nào tìm lý trong lời, chẳng khác gì vác gậy khều trăng. Có gì liên quan đến sự thật đâu? Khi làm Thủ Chúng ở Long Tường, nhân được chư tăng thỉnh giảng pháp, ta bèn đem công án của cổ nhân làm viên gạch dộng cửa, tùy căn cơ mà dẫn dắt người học. Ta sao lục những lời bình giải lại thành một tập sách đặt tên là Vô Môn Quan.

Nếu là kẻ liều lĩnh, không kể mất còn, một mình một kiếm bước thẳng vào chỗ thù địch, dù cho Bát Tí Na Tra cũng không cản nổi. Ngay cả hai mươi tám vị tổ ở Tây Thiên, sáu vị ở Đông Độ, chỉ nghe phong thanh cũng đủ cầu xin tha mạng. Nếu chần chờ, ngần ngại không dũng mãnh thì chẳng khác nào đứng cạnh cửa sổ mà canh chừng kỵ sĩ, chỉ trong chớp mắt y đã chạy mất rồi. Do đó có bài tụng rằng: «Đường lớn không cửa. Có nghìn lối vào. Qua được cửa này. Càn khôn lẻ bước». Theo vị trụ trì chùa Chuoji, hai cuốn sách trên và cuốn Chứng đạo ca của thiền sư Huyền Giác là ba cuốn sách quan trọng, không thể thiếu của bất cứ người tu thiền nào. Hôm nay khi đặt bút viết đến đây tôi xin ghi lại một nhận xét riêng cho những người muốn bước vào cửa thiền.

Mặc dù tông chỉ của thiền là «Bất lập văn tự», nhưng một số người, thường thuộc hạng trí thức, lại thích bình luận về thiền một cách sôi nổi. Họ thường dẫn cứ những giai thoại về thiền như tổ Đơn Hà chẻ tượng Phật làm củi đốt, tổ Lâm Tế mạnh bạo nói «Phùng Phật, sát Phật» rồi từ đó họ suy luận rộng ra và diễn giải thiền tông theo ý riêng của họ. Đây là một trở ngại rất lớn cho người mới bước chân vào cửa thiền, những người ham thích những gì kỳ lạ, đầy kịch tính, hơn là tọa thiền. Họ đã vô tình biến pháp môn Bất lập văn tự thành một trò chơi chữ nghĩa với những câu nói ngông cuồng, bắt chước chư tổ như «Ba lạng vải gai», «Cây phướn trước sân», hoặc «Nói được, ba chục gậy. Không nói được, ba chục gậy». Cùng một câu nói đó nhưng một vị thiền sư đã giác ngộ, một vị tổ, có thể nói được; còn với những kẻ chưa ngộ, chưa hề có kinh nghiệm tâm linh, thì đó chỉ là một sự nhắc đi nhắc lại như con vẹt, một sự ngông cuồng, ngu xuẩn, không những gây trở ngại cho mình mà còn làm hoang mang những người khác. Tôi xin ghi lại đây một sự kiện xảy ra trong khóa tu thiền lúc đó. Trong các khóa tu thường có một số người thích tham dự để bàn luận nhiều hơn là tu tập. Họ thường mang kiến thức ra khoe khoang như một cơ hội để phô trương bản ngã. Khóa tu tại chùa Chuoji cũng có vài người như vậy nên vị trụ trì thất vọng nói :

Nếu quí vị chểnh mảng việc tọa thiền thì làm sao có thể đi xa hơn trên đường giải thoát được?

Một học viên tên Yamato đã biện luận việc chểnh mảng tọa thiền của mình bằng giai thọai về thiền như sau :

- Khi còn tu tại núi Hoành Nhạc, Mã Tổ chăm chỉ tọa thiền ngày đêm không mỏi mệt. Một hôm thầy ông là hòa thượng Nam Nhạc hỏi : «Con tọa thiền như thế để làm gì?». Mã Tổ trả lời: «Con cố gắng ngồi để được thành Phật». Nam Nhạc không nói gì, chỉ lấy một miếng ngói rồi mài đi mài lại trên hòn đá gần đó. Thấy lạ, Mã Tổ bèn hỏi: «Thầy mài ngói để làm gì vậy?». Nam Nhạc thản nhiên trả lời: «Để làm gương soi mặt». Mã Tổ lắc đầu: «Làm sao mài ngói mà có thể thành gương được!» Nam Nhạc cũng nói ngay: «Làm sao ngồi mãi mà có thể thành Phật được?».

Nghe Yamato nói vậy, vị trụ trì đã trả lời :

Các ông chỉ ham thích những lý luận suông mà không hiểu Nam Nhạc biết rõ căn cơ của Mã Tổ lúc đó đang bị mê hoặc, cho rằng Phật tánh là một cái gì ở bên ngoài mà ông có thể tìm được qua việc tọa thiền, nên mới dạy như vậy để ông này tỉnh ngộ. Thật ra Nam Nhạc đâu có nói việc tọa thiền là vô ích như mài ngói không thể thành gương mà chỉ nhấn mạnh rằng làm sao Mã Tổ có thể thành Phật qua việc ngồi, nếu ông không bắt đầu là một ông Phật trước đã. Nói một cách khác, tọa thiền không mang đến cho ta Phật tánh, nó chỉ giúp cho tâm ta tĩnh lặng để ý thức được rằng Phật tánh vốn hiện hữu trong ta. Nếu tâm ta hoàn toàn an tĩnh thì một phút ngồi thiền chính là một phút làm Phật, còn như ngồi mà tâm vọng động, mong cầu thì có ngồi bao lâu cũng chỉ là vô ích thôi. Nếu lúc tọa thiền thì các ông ngủ gật nhưng sau buổi tọa thiền lại hăng say lý luận giảng giải lung tung như thế này thì đừng nói tu một kiếp, nếu có tu hành hàng trăm kiếp cho đến ngày đức Phật Di Lặc ra đời vẫn chẳng hiểu được gì hết. Các ông phải cố gắng công phu, chớ sinh tâm nghi ngờ hay chấp vào những giai thoại thiền mà các ông chưa hiểu rõ, để rơi vào ma đạo, trôi nổi trong sinh tử luân hồi, không giải thoát được. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 135877)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
14 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 117762)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 21290)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 392 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 26874)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 218 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 19175)
Vô Môn Thiền Tự đã ấn tống đợt 3 kể từ đầu tháng 8 năm 2014 hai quyển sách Phật học như sau: 1. Sách "Kinh Tụng PALI - VIỆT - NGỮ VỰNG" sách dày 218 trang. 2. Sách "Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng" của tác giả U JANAKA , Anh ngữ U KO LAY, Thiện Nhựt việt dịch. Sách dày 392 trang
01 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 17073)
Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda Dịch Giả:Nita Truitner Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 Sách dày 84 trang
04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 22932)
Nguyên Tác: Milindapanha ____ Dịch Giả:Mahathera Thitasila - Đại Đức Giới Nghiêm ____ Hiệu Đính: Tỳ Kheo Giới Đức ____ Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 ____ Sách dày 740 trang
04 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 15876)
Tác giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng 12 năm 2012 _____ Sách dày 119 trang
01 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 15516)
Tác-giả : Ven. Shravasti Dhammika _____ Dịch-giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 141 trang _____ Sách song ngữ Anh - Việt _____ Bilangual English - Vietnamese Book
04 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 12246)
Nguyên Tác: The Spectrum of Buddhism _____ Tác giả : Piyadassi Mahathera _____ Dịch Giả: Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng Giêng năm 2012 _____ Sách dày 726 tran
04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 15655)
Tác-giả : Vô Môn Huệ Khai _____ Dịch-giả và chú thích: Trần Tuấn Mẫn _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 186 trang