NGƯỜI PHẬT TỬ VÀ CON ĐƯỜNG TU PHẬT

Tuesday, December 4, 201212:00 AM(View: 16090)

 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com


NGƯỜI PHẬT TỬ VÀ CON ĐƯỜNG TU PHẬT


 nguoi_phat_tu_va_con_duong_tu_hoc-content Tác giả : Phạm-kim-Khánh

 Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng 12 năm 2012

 Sách dày 119 trang

 Tác giả Phạm-kim-Khánh là một cư sĩ Phật-giáo đã có niềm tin vững chắc và chân-chánh vào Giáo-pháp của Đức Phật, nhờ có nhiều duyên lành được có dịp vấn đạo nơi các vị Danh Tăng nổi tiếng và có một quá trình lâu dài tìm và tu học; nên Ông đã dồn mọi năng lực vào việc vừa tu học vừa góp công sức vào việc truyền bá Giáo-pháp nguyên thuỷ qua công trình dịch thuật trong suốt hơn 40 năm qua ; khởi đi từ thập niên 1960 ở Việt-Nam và tiếp tục không ngừng sau khi được định cư tại Hoa-Kỳ vào năm 1975 đến nay .

Quyển “ Người Phật-tử và con đường tu Phật” là một tác phẩm giá trị , được ấp-ủ tâm-huyết của một Phật-tử cao niên đã được un đúc và giáo hoá một nền Phật-học vững chắc về Giáo-lý Nguyên-thuỷ. Nội dung sách được trình bày và diễn-giải mạch-lạc về giáo-nghĩa và kinh nghiệm tu chứng được trích dẫn thích-hợp từ các bộ Kinh của Phật giáo Nguyên-thuỷ .

Những kiến-thức căn-bản về Phật-pháp từ nền tảng căn-bản đạo-đức cá-nhân , gia-đình , và xã-hội ,chí đến sự phát-triển qua các pháp-môn thực-hành và giáo-lý cao-cấp . Đây là một quyển sách đáng trân-trọng đối với những ai muốn hành thiền hay đang hành thiền .


LỜI GIỚI THIỆU

 Quyển sách mà quý độc giả đang cầm trên tay là một soạn phẩm đã được cư sĩ Phạm Kim Khánh ấp ủ nhiều năm và nuôi dưỡng bằng sự hiểu biết sâu sắc về cả hai phương diện nghiên cứu và thực hành.

Do nhiều duyên lành đặc biệt, cư sĩ Phạm Kim Khánh đến với Phật giáo vào đầu thập niên 1960, ở lứa tuổi chín chắn, khi đang thăng tiến trong nghề nghiệp. Ông kiểm điểm niềm tin chân chánh của mình qua một thời gian vấn đạo nơi các vị cao tăng -- đặc biệt là cố Trưởng Lão Nārada, khi Ngài từ Tích Lan sang Việt Nam hoằng pháp -- trước khi ông quyết định quy y Tam Bảo.

Ông đã dồn năng lực vào việc học tập và truyền bá Giáo pháp, qua công trình dịch thuật trong hơn bốn mươi năm qua, khởi đầu từ thập niên 1960 tại Việt Nam và tiếp tục không ngừng sau khi ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1975. Những bản dịch của ông, từ những bài giảng ngắn đến những soạn phẩm lớn, đã làm lợi lạc rất nhiều người.

Quyển sách “Người Phật Tử và Con Đường Tu Phật” là tác phẩm giá trị của một Phật tử cao niên, được hun đúc từ một căn bản vững chãi về giáo lý và những kinh nghiệm thực tế trong thời gian hành đạo ở Thái Lan, Miến Điện, và ở tại Mỹ Quốc. Dù nay tuổi đã cao, cư sĩ Phạm Kim Khánh vẫn tham dự đều đặn các khóa thiền mười ngày tại Thích Ca Thiền Viện ở miền nam California, tổ chức bốn mùa hằng năm.

 Nội dung của sách được xếp đặt khéo léo và diễn giải mạch lạc, với đầy đủ những trích dẫn thích hợp từ Vi Diệu Pháp và các bộ kinh của Phật giáo Nguyên thủy, nhất là Kinh Pháp Cú. Bắt đầu từ kiến thức căn bản về Phật-Pháp-Tăng, tác giả giới thiệu nền tảng đạo đức cá nhân trong bối cảnh gia đình và xã hội, rồi dần dần tiến đến sự phát triển trí tuệ qua những pháp môn thực hành và giáo lý cao cấp.

Chúng tôi nhận thấy sách đem lại nhiều lợi ích dù độc giả là người có hành thiền hay chưa hành thiền. Chúng tôi hoan hỷ giới thiệu soạn phẩm này tới quý Phật tử khắp nơi.

 Sư KhippaPañño Kim Triệu

Quy Y Phật

Người Phật tử hằng ngày đọc tụng, xưng tán hồng danh Đức Thế Tôn là: Đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Đấng Ứng Cúng (Arahaṁ) vì Ngài có phẩm hạnh hoàn toàn trong sạch, đã tận diệt ô nhiễm, xa lìa những bợn nhơ ngủ ngầm trong tâm. Ngài đã phá tan và thoát ra khỏi vòng luân hồi, chấm dứt chuỗi dài sống-chết, chết-sống triền miên và không còn tái sanh nữa. Ngài là bậc chí tôn chí thánh, xứng đáng để chư Thiên và nhân loại lễ bái cúng dường. Ngài là phúc điền vô thượng, thửa ruộng đệ nhất phì nhiêu để chúng sanh gieo trồng phước báu.

Đấng Chánh Biến Tri (Sammāsambuddho), vì Ngài thông suốt các pháp một cách chân chánh và tự mình chứng ngộ, không thầy chỉ dạy[1].

Đấng Minh Hạnh Túc (Vijjācaraṇasampanno), minh hạnh đầy đủ, trí tuệ viên thông, vừa sâu sắc vừa mênh mông bao quát, đức hạnh thanh cao siêu xuất.

Đấng Thiện Thệ (Sugato) người đi chân chánh. Ngài đi chân chánh vì đi trên Con Đường Cao Quý, tức Bát Chánh Đạo. Ngài đi theo phương pháp chân chánh, vì dứt bỏ mọi luyến ái và hướng đến trạng thái châu toàn. Mục tiêu cuộc hành trình của Ngài chân chánh vì đó là Niết Bàn. Ngài đi chân chánh vì đi thẳng đường, không quanh co hay lui tới.[2]

Đấng Thế Gian Giải (Lokavidū), thông suốt cả Tam Giới gồm Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Ngài đã kinh nghiệm và thông suốt thấu đáo thế gian dưới tất cả mọi khía cạnh như về bản chất cá nhân, về sự phát sanh, sự chấm dứt và phương tiện đưa đến chấm dứt thế gian.

Đấng Vô Thượng Sĩ (Anuttaro), không ai sánh bằng, vô song, vô thượng. Trong toàn thể tam giới, Đức Phật có nhiều đặc tánh cao thượng, quý trọng hơn tất cả, về giới hạnh, về pháp hành thiền, về trí tuệ, về giải thoát, về tri kiến giải thoát, không ai hơn hoặc sánh bằng Ngài.

Đấng Điều Ngự Trượng Phu (Purisadamma-sārathi), hướng đạo những người hữu duyên đáng được giáo hóa. Ngài rèn luyện, un đúc, khép vào khuôn khổ giới luật những chúng sanh cần được huấn luyện và đưa những chúng sanh ấy đến giới đức trong sạch, trí tuệ tuyệt hảo v.v...

* Đấng Thiên Nhân Sư (Satthā Devāmanussānaṁ), bậc thầy của chư Thiên và nhân loại, vì Ngài dạy các pháp có lợi ích trong hiện tiền, tại nơi đây, có lợi ích trong những kiếp sống vị lai và các pháp dẫn đến mục tiêu tối hậu là Niết Bàn.

Đấng Giác Ngộ (Buddho). Từ giấc mơ vô minh Ngài đã thức tỉnh, chứng ngộ Đạo Quả Vô Thượng dưới cội bồ đề. Đây là kết quả của công phu tích cực tu tập thực hành tròn đủ ba mươi pháp Ba La Mật trong suốt bốn a-tăng-kỳ (asaṅkeyya kappa) và một trăm ngàn đại kiếp. Trong kiếp sống cuối cùng, “sau cuộc chiến đấu kỳ diệu phi thường kéo dài sáu năm đăng đẳng, không có sự hỗ trợ từ bên ngoài và không được sự hướng dẫn của một năng lực siêu phàm nào, cô độc một mình, Bồ Tát Gotama (Cồ Đàm), lúc ấy ba mươi lăm tuổi, tận diệt mọi ô nhiễm ngủ ngầm từ vô lượng tiền kiếp, chấm dứt mọi tiến trình tham ái, và chứng ngộ thực tướng của vạn pháp, trở thành một vị Phật, bậc Toàn Giác.

Đức Thế Tôn (Bhagavā), một danh từ diễn đạt lòng tôn sùng kỉnh mộ. Đây là một hồng danh đặc biệt mà Ngài thành đạt do sự liễu ngộ vô thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác, cùng với tri kiến toàn hảo.



[1] [Nơi đây, “không thầy chỉ dạy” có nghĩa là không có vị thầy nào chỉ dạy cho Ngài phương pháp tu học để chứng đắc Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác. Trước kia Ngài có học với những vị thầy như Ālāra Kālāma, Uddaka Rāmaputta để hiểu biết thế gian pháp, nhưng để tiến đến tầng siêu thế thì chính Ngài phải tự mình quay cái nhìn trở vào trong, tìm chân lý bên trong Ngài. Theo dõi đến mức sâu xa nhất của dòng tư tưởng, Ngài chứng ngộ Chân Lý Cùng Tột chưa từng được biết].

[2] [Từ ngày được Đức Phật Dīpankara (Nhiên Đăng) thọ ký, Ngài không ngừng tạo an lành và hạnh phúc cho toàn thể thế gian bằng cách thực hành 30 pháp Ba La Mật (Thập Độ, mười pháp Ba La Mật ở ba tầng lớp hạ, trung, thượng khác nhau - 10 x 3 = 30) và bằng cách thẳng tiến trên con đường, không quanh co hay thiên về cực đoan nào, thường còn hay tuyệt diệt, lợi dưỡng trong nhục dục ngũ trần, hay đắm chìm trong khổ hạnh v.v…]

Send comment
Your Name
Your email address
Thursday, February 5, 201512:00 AM(View: 137210)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
Friday, November 14, 201412:00 AM(View: 118679)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 21682)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 392 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 27282)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 218 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 19644)
Vô Môn Thiền Tự đã ấn tống đợt 3 kể từ đầu tháng 8 năm 2014 hai quyển sách Phật học như sau: 1. Sách "Kinh Tụng PALI - VIỆT - NGỮ VỰNG" sách dày 218 trang. 2. Sách "Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng" của tác giả U JANAKA , Anh ngữ U KO LAY, Thiện Nhựt việt dịch. Sách dày 392 trang
Friday, February 1, 201312:00 AM(View: 17361)
Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda Dịch Giả:Nita Truitner Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 Sách dày 84 trang
Friday, January 4, 201312:00 AM(View: 23333)
Nguyên Tác: Milindapanha ____ Dịch Giả:Mahathera Thitasila - Đại Đức Giới Nghiêm ____ Hiệu Đính: Tỳ Kheo Giới Đức ____ Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 ____ Sách dày 740 trang
Monday, June 4, 201212:00 AM(View: 17736)
Nguyên tác: Journey In Search Of The Way _____ The Spiritual Autobiography Of Satomi Myodo _____ Anh Ngữ: Sallie B. King _____ Việt dịch : Nguyên-Phong _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 _____ Sách dày 229 trang
Thursday, March 1, 201212:00 AM(View: 15739)
Tác-giả : Ven. Shravasti Dhammika _____ Dịch-giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 141 trang _____ Sách song ngữ Anh - Việt _____ Bilangual English - Vietnamese Book
Wednesday, January 4, 201212:00 AM(View: 12557)
Nguyên Tác: The Spectrum of Buddhism _____ Tác giả : Piyadassi Mahathera _____ Dịch Giả: Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng Giêng năm 2012 _____ Sách dày 726 tran
Sunday, September 4, 201112:00 AM(View: 15993)
Tác-giả : Vô Môn Huệ Khai _____ Dịch-giả và chú thích: Trần Tuấn Mẫn _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 186 trang