KHÉO VẤN KHÉO ĐÁP

Thursday, March 1, 201212:00 AM(View: 15738)

 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com


KHÉO VẤN KHÉO ĐÁP

 

kheo_van_kheo_dap-content 

  Tác-giả : Ven. Shravasti Dhammika

 Dịch-giả : Phạm-kim-Khánh

 Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 .

 Sách dày 141 trang

 Sách song ngữ Anh - Việt Bilangual English - Vietnamese Book


Tỳ-khưu Shravasti Dhammika là một nhà sư người Úc. Ngài là giảng sư lỗi lạc về môn Phật Giáo và các Tôn Giáo Á Châu tại các trường đại học, trên các đài truyền hình và truyền thanh tại Úc và khắp nơi trong vùng Đông Nam Á.

Trong quyển sách này, Ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi Ngài. Lối trả lời của Ngài thật là chính xác, rõ ràng và minh bạch. Quý vị nào chưa từng quen thuộc với Phật Giáo sẽ thấy nơi đây những tia sáng bao trùm toàn diện vấn đề. Quý vị nào đã đi sâu vào Đạo sẽ hoan hỷ tiếp nhận thêm những bổ túc thích thú cho sự hiểu biết của mình.

* The Buddha is dead so how can he help us?

Faraday, who discovered electricity, is dead, but what he discovered still helps us. Louis Pasteur who discovered the cures for so many diseases is dead, but his medical discoveries still save lives. Leonardo da Vinci who created masterpieces of art is dead, but what he created can still uplift and give joy. Noble men and heroes may have been dead for centuries but when we read of their deeds and achievements, we can still be inspired to act as they did. Yes, the Buddha is dead but 2,500 years later his teachings still help people, his example still inspires people, his words still change lives. Only a Buddha could have such power centuries after his death.

* Was the Buddha a god?

No, he was not. He did not claim that he was a god, the child of a god or even the messenger from a god. He was a man who perfected himself and taught that if we follow his example, we could perfect ourselves also.


 

* Phật Giáo là gì?

Danh từ Phật Giáo (Buddhism) xuất nguyên từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh", và như vậy, Phật Giáo là tôn giáo đưa đến giác ngộ. Giáo thuyết này phát xuất từ kinh nghiệm của một người, Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi và được tôn là Phật. Đến nay, Phật Giáo tồn tại hơn 2.500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Cho đến cách đây độ một trăm năm, Phật Giáo chánh yếu là một triết học của người Á Đông, nhưng rồi dần dần có thêm nhiều người Âu, Úc và Mỹ lưu tâm đến.

* Người Phật tử có tin nơi một thần linh không?

Không. Chúng ta không tin. Và như vậy, vì nhiều lý do, Đức Phật, cũng như những nhà xã hội học và tâm lý học hiện đại, tin rằng những ý niệm về tôn giáo và đặc biệt ý niệm về thần linh bắt nguồn từ lòng kinh sợ. Ngài dạy:

"Vì kinh sợ, con người tìm nương tựa nơi rừng núi linh thiêng, vườn rậm, cây cối và đền miễu thiêng liêng" (Kinh Pháp Cú, câu 188)

Vào thời thượng cổ, con người tự thấy mình sống trong một thế gian đầy thù nghịch và hiểm họa. Họ lo sợ các thú rừng hung tợn, lo sợ không tìm đủ thức ăn, lo sợ bệnh hoạn, thương tích và những hiện tượng thiên nhiên như sấm sét, trời chớp và núi lửa. Những mối lo âu và sợ sệt tương tự lúc nào cũng phảng phất quây quần theo họ. Cảm thấy không châu toàn, họ tự tạo ý niệm thần linh nhằm giúp cho mình được thoải mái, tiện nghi, khi sự việc trôi chảy thuận lợi, được có đủ can đảm khi lâm nguy, được an ủi khi bất hạnh. Cho đến ngày nay, ta vẫn còn ghi nhận rằng con người trở nên thuần thành ngoan đạo hơn trong những cơn xáo trộn. Ta nghe họ nói rằng đức tin nơi một hay nhiều thần linh sẽ giúp họ thêm năng lực cần thiết để đối phó với đời. Ta sẽ nghe họ giải thích rằng họ tin nơi một vị thần linh đặc biệt nào đó, bởi vì lời thỉnh nguyện của họ trong cơn nguy khốn đã được đáp ứng. Tất cả những điều này hình như chứng minh lời dạy của Đức Phật, rằng ý niệm về thần linh là một giải đáp cho nỗi lo sợ và ưu phiền. Đức Phật dạy ta nên cố gắng tìm hiểu sự kinh sợ của ta, nên giảm thiểu lòng ham muốn của ta và trầm tĩnh, can đảm chấp nhận những gì mà ta không thể sửa đổi. Ngài thay thế nỗi lo sợ, không phải bằng đức tin vốn không thuận lý, mà bằng sự hiểu biết hợp với lý trí.

Lý do thứ nhì vì sao Đức Phật không tin nơi một thần linh là hình như không có gì hiển nhiên làm nền tảng cho một ý niệm tương tự. Có rất nhiều tôn giáo, như hầu như tất cả đều chủ trương rằng chỉ duy nhất có tôn giáo mình mới có đúng lời của thần linh, được tôn trí gìn giữ trong thánh kinh của mình, rằng chỉ có mình mới hiểu biết đúng bản chất thiên nhiên của vị thần linh, rằng chỉ có vị thần linh của mình là hiện hữu, thần linh của các tôn giáo khác không có thật sự hiện hữu. Vài người nói vị thần linh là người nam, vài người cho rằng Ngài là người nữ; đối với các người khác, Ngài đã vượt ra khỏi nam tính hay nữ tính. Tất cả đều mãn nguyện, tin chắc rằng thần linh của mình hiển nhiên hiện hữu, nhưng chế giễu, chỉ trích những lý do của các tôn giáo khác để chứng minh vị thần linh của họ, cho là không đúng. Thật rất đáng ngạc nhiên! Bao nhiêu tôn giáo, trải qua bao nhiêu thế kỷ, đã cố gắng chứng minh sự hiện hữu của vị thần linh mình nhưng không tìm ra được lý do thật sự hiển nhiên, vững chắc, thực tế, cụ thể và không còn có thể nghĩ bàn.

Lý do thứ ba vì sao Đức Phật không tin có thần linh là vì sự tin tưởng như vậy là không cần thiết. Vài người chủ trương rằng cần phải tin nơi một thần linh để giải thích vấn đề nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng không phải vậy. Khoa học đã giải thích vũ trụ được cấu thành như thế nào một cách rõ ràng và minh bạch, mà không cần dựa trên ý niệm về thần linh. Vài người cho rằng cần phải tin tưởng nơi một thần linh, để cho cuộc sống được hạnh phúc và có ý nghĩa. Một lần nữa, ta có thể thấy rằng không phải vậy. Có nhiều triệu người vô thần và bao nhiêu tư tưởng gia tự do, không kể những người Phật tử, đã sống cuộc đời hữu ích, hạnh phúc và đầy ý nghĩa mà không tin nơi thần linh. Vài người nói rằng con người vốn dĩ yếu đuối, cần phải tin tưởng nơi một thần quyền, để có đủ năng lực đối phó với những vấn đề của kiếp nhân sinh. Một lần nữa, tình trạng hiển nhiên chứng tỏ là ngược lại. Ta thường nghe nói đến nhiều người suy nhược và tàn tật đã khắc phục nỗi niềm bất hạnh lớn lao của mình và những khó khăn của đời sống, bằng những năng lực sẵn có bên trong mình, bằng cách tận lực cố gắng và không cần phải tin tưởng nơi một thần linh.

Vài người chủ trương rằng phải có thần linh để cứu rỗi linh hồn. Nhưng luận điệu này chỉ có thể đứng vững nếu ta chấp nhận khái niệm thần linh cứu rỗi. Người Phật tử không chấp nhận một khái niệm tương tự. Căn cứ trên kinh nghiệm bản thân, Đức Phật thấy rằng mỗi người đều có khả năng tự thanh lọc tâm, phát triển tâm từ, tâm bi và mở mang trí tuệ đến mức toàn hảo. Ngài di chuyển sự chú tâm từ những cảnh trời hướng về nội tâm, và khuyến khích chúng ta tìm giải đáp cho những vấn đề khó khăn, bằng phương cách tự hiểu biết chính mình.

* Nhưng nếu không có thần linh, làm thế nào có vũ trụ?

Tất cả các tôn giáo đều có những thần thoại và những tích truyện nhằm giải thích vấn đề này. Vào những ngày xa xưa, khi người ta chưa biết gì, những câu chuyện thần thoại như thế ấy là thích hợp, nhưng ở thế kỷ này, vào thời đại vật lý, thiên văn và địa chất, những dữ kiện khoa học đã thay thế các chuyện thần thoại. Khoa học đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ mà không nhờ đến ý niệm thần linh.

* Đức Phật nói gì về nguồn gốc vũ trụ?

Điều đáng chú ý là lối giải thích của Đức Phật rất gần với quan điểm của khoa học. Trong bài kinh Aganna (Khởi Thế Nhân Bổn, Trường Bộ 27), Đức Phật mô tả vũ trụ bị tiêu diệt rồi tiến hóa, biến chuyển trong thời gian vô số triệu năm, cấu hợp trở lại thành ra hình thức hiện tại. Những hình thức sinh tồn bắt đầu trên mặt nước và một lần nữa, xuyên qua vô số triệu năm, biến chuyển từ thô sơ giản dị đến những cơ thể phức tạp. Những tiến trình biến đổi ấy vô thủy vô chung, và được vận chuyển do những nguyên nhân thiên nhiên.

* Phật Giáo là gì?

Danh từ Phật Giáo (Buddhism) xuất nguyên từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh", và như vậy, Phật Giáo là tôn giáo đưa đến giác ngộ. Giáo thuyết này phát xuất từ kinh nghiệm của một người, Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi và được tôn là Phật. Đến nay, Phật Giáo tồn tại hơn 2.500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Cho đến cách đây độ một trăm năm, Phật Giáo chánh yếu là một triết học của người Á Đông, nhưng rồi dần dần có thêm nhiều người Âu, Úc và Mỹ lưu tâm đến.

Send comment
Your Name
Your email address
Thursday, February 5, 201512:00 AM(View: 137209)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
Friday, November 14, 201412:00 AM(View: 118679)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 21681)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 392 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 27281)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 218 trang
Friday, August 22, 201412:00 AM(View: 19644)
Vô Môn Thiền Tự đã ấn tống đợt 3 kể từ đầu tháng 8 năm 2014 hai quyển sách Phật học như sau: 1. Sách "Kinh Tụng PALI - VIỆT - NGỮ VỰNG" sách dày 218 trang. 2. Sách "Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng" của tác giả U JANAKA , Anh ngữ U KO LAY, Thiện Nhựt việt dịch. Sách dày 392 trang
Friday, February 1, 201312:00 AM(View: 17359)
Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda Dịch Giả:Nita Truitner Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 Sách dày 84 trang
Friday, January 4, 201312:00 AM(View: 23331)
Nguyên Tác: Milindapanha ____ Dịch Giả:Mahathera Thitasila - Đại Đức Giới Nghiêm ____ Hiệu Đính: Tỳ Kheo Giới Đức ____ Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 ____ Sách dày 740 trang
Tuesday, December 4, 201212:00 AM(View: 16090)
Tác giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng 12 năm 2012 _____ Sách dày 119 trang
Monday, June 4, 201212:00 AM(View: 17735)
Nguyên tác: Journey In Search Of The Way _____ The Spiritual Autobiography Of Satomi Myodo _____ Anh Ngữ: Sallie B. King _____ Việt dịch : Nguyên-Phong _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 _____ Sách dày 229 trang
Wednesday, January 4, 201212:00 AM(View: 12557)
Nguyên Tác: The Spectrum of Buddhism _____ Tác giả : Piyadassi Mahathera _____ Dịch Giả: Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng Giêng năm 2012 _____ Sách dày 726 tran
Sunday, September 4, 201112:00 AM(View: 15993)
Tác-giả : Vô Môn Huệ Khai _____ Dịch-giả và chú thích: Trần Tuấn Mẫn _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 186 trang