(Xem: 1754)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2221)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

MI TIÊN VẤN ĐÁP

04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 22930)


 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com



MI TIÊN VẤN ĐÁP

mi_tien
 
 Nguyên Tác: Milind
apanha
 Dịch Giả:Mahathera Thitasila - Đại Đức Giới Nghiêm
 Hiệu Đính: Tỳ Kheo Giới Đức
 
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013

 Sách dày 740 trang

 

Đại Lão Tăng Giới Nghiêm (Thitasīla Mahāthera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5/5/1921 tại làng Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống đạo đức lâu đời, tại một quê hương nghèo khổ, nhưng lại phát tích rất nhiều tu sĩ và cao tăng thuộc cả hai truyền thừa Nam Bắc tông. Chỉ riêng trong gia đình, bác của Ngài -Hòa thượng Thích Phước Duyên - và chú của Ngài đều là bậc xuất gia. Còn vị thân sinh - Hòa thượng Thích Quang Diệu (Nguyễn Đình Tải) - sau nửa cuộc đời lập gia đình với mẹ của Ngài là cụ bà Huỳnh Thị Thành, cũng xuất gia, sống đời phạm hạnh.


Ngài đã xây dựng hoặc đứng ra chủ trì xây dựng tất cả mười sáu ngôi chùa sau đây:


   Huế: Định Quang Tự ở Giạ Lê; Tăng Quang Tự ở Gia Hội.  

  Đà Nẵng: Tam Bảo Tự, tổ đình Phật giáo Nam tông miền Trung.

  Hội An: Nam Quang Tự.

  Quảng Ngãi: Tăng Bảo Tự.

  Quy Nhơn: Huệ Quang Tự ở Qui Nhơn; Phước Quang Tự ở Bình Định.

  Nha Trang: Như Ý Tự.

   Phan Thiết: Bình Long Tự.

   Đà Lạt: Bửu Sơn Tự; Pháp Quân Tự.

   Mỹ Tho: Pháp Bảo Tự.

   Biên Hòa: Phước Sơn Tự.

    Bà Rịa - Vũng Tàu: Tam Bảo Thiền Viện.

   Sài gòn: Phật Bảo Tự; Diệu Quang Tự (Dành cho Tu nữ).

Bộ kinh Milindapañha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculābhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pāli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nāgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.

Đi sâu vào những lời đối thoại, người nắm giáo nghĩa của Phật giáo Nguyên Thủy (Theravāda) dễ nhận ra rằng, những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pāli văn, chưa hề pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này. Do vậy, không lạ gì Phật giáo Miến điện xếp bộ kinh Milindapañha vào Thánh điển, và Phật giáo Tích lan đặt chung với năm bộ Nikāya để tôn thờ và phụng hành.

Chúng ta cần biết rằng, các bộ phái Bắc truyền cũng có phổ biến kinh này do người Trung hoa phiên dịch vào các thế kỷ sau T.L kỷ nguyên. Và hiện tại có vài bản tiếng Việt đang lưu hành rộng rãi lấy tên là “Na-tiên tỳ-kheo kinh” như bản của Đoàn trung Còn, và bản của Cao hữu Đính, xuất bản vào năm 1971.

So sánh giữa Milindapañha và Na-tiên tỳ-kheo kinh của Cao hữu Đính, chúng ta thấy rằng bản dịch sau đã giản lược chưa bằng một phần ba so với bộ kinh trước; nhưng có nhiều ưu điểm là: cách phân câu, cú pháp, hành văn rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa hơn. Tuy nhiên, nếu chịu khó đọc kỹ cả hai bổn, ta sẽ thấy Na-tiên tỳ kheo kinh đã bỏ sót trên 150 câu hỏi, lượt bớt câu hỏi, bỏ sót những chi pháp quan trọng và bỏ sót những ví dụ sống động xoay quanh một vấn đề, làm giảm sút giá trị của bộ kinh cựu truyền không ít vậy.


(câu hỏi số 113)
113. Bữa cơm của Cunda có vấn đề!

- Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng, người thợ rèn Cunda dâng vật thực cho Đức Thế Tôn thọ thực lần cuối cùng trước khi Ngài Niết bàn. Và, lần thọ thực ấy Đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh lỵ huyết trầm trọng gần dứt sinh mạng, có phải thế không ạ?

- Thưa vâng.

- Vì thọ vật thực của Cunda dâng cúng mà Đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh gần dứt sanh mạng - thế mà Đức Thế Tôn lại nói với ngài Ānanda rằng: “Ông hãy nói cho tứ chúng biết rằng, bữa ăn của nàng Sujātā dâng Như Lai trước khi thành tựu đạo quả, và bữa ăn của Cunda dâng cúng trước khi Như Lai Niết bàn; cả hai bữa ăn ấy đem lại phước báu bằng nhau, tạo quả bằng nhau; và quý báu, cao thượng hơn tất cả sự cúng dường khác. Nghiệp tốt của hai bữa ăn ấy sẽ trổ quả hạnh phúc nhiều đời, tuổi thọ cao, tài sản, danh vọng đều thịnh mãn, thường hưởng được phước báu cảnh trời hoặc cảnh vua chúa quyền quý cao sang!

Thưa đại đức! Bữa cơm cúng dường của nàng Sujātā thì có thể, nhưng bữa cơm của Cunda thì không thể, nó tồn tại nhiều nghi vấn, khúc mắt! Phước báu cao thượng cái kiểu gì mà làm cho Đức Thế Tôn gần chết? Phước báu cao thượng là do Cunda trộn lẫn thuốc độc gì chăng? Phước báu cao thượng là vì Cunda đã làm cho nhắm lại con mắt của loài người, của Đế thích, của phạm thiên chăng?

Đại đức hãy giải nghi vấn nạn ấy đi! Nếu không giải nghi được - thì chúng ngoại đạo sẽ nói to, miệng truyền miệng, tai truyền tai rằng: Ông Cồ Đàm già rồi mà còn tham vật thực quá độ, đã thọ thực quá nhiều, sức nóng của tâm tham và bao tử thiêu đốt nên ra máu gần chết!

Vậy xin đại đức hãy sử dụng trí tuệ biện tài mà giải đáp cho, trẫm mang ơn lắm vậy!

- Tâu đại vương! Đức Thế Tôn vốn là Đấng Toàn Tri Diệu Giác nên ngài biết rõ nhân, quả, duyên, báo của chúng sanh hơn những người khác chứ?

- Thưa vâng!

- Thế những tin truyền của ngoại đạo có thẩm quyền về sự thật không? Có đáng tin và nghe theo không? Có phản ánh đúng nhân, quả, duyên, báo... như trình độ tuệ giác của đấng Tòan Tri không?

- Thưa không!

- Vậy thì sự lo lắng của đại vương không có cơ sở! Vì Đức Thế Tôn thấy rõ nhân, quả, duyên, báo... của chúng sanh nên ngài nói rằng, bữa ăn dâng cúng của nàng Sujātā trước khi Như Lai thành đạo và bữa ăn dâng cúng của người thợ rèn Cunda trước khi Như Lai Nhập Diệt; có phước báu đồng nhau, trổ quả giống nhau và quý báu hơn tất cả sự cúng dường khác; ấy là lời nói dựa theo sự thật, dựa theo sự thấy, biết của Đức Tôn Sư!

- Có thể là như thế, nhưng bữa ăn của ông Cunda, giả dụ có trộn thuốc độc làm Đức Phật thọ bệnh... cũng phước báu cao thượng hay sao?

- Đại vương, Đức Thế Tôn nói “bữa ăn trước khi Như Lai thành đạo và bữa ăn trước khi Như Lai Niết bàn” chứ không liên hệ đến chuyện “trong bữa ăn ấy có món gì, sang hay hèn, thượng vị hay hạ vị, cứng hoặc mềm, có chất bổ hay có thuốc độc!

- Xin đại đức giảng cho nghe điều đó!

- Vâng, ví như món ăn của nàng Sujātā là cơm trộn sữa, món ăn của Cunda là thịt heo rừng hay một loại nấm, món ăn của chư thiên có mỹ vị tuyệt hảo; tức là các món ăn có ngon dở có khác nhau nhưng quả và phước vẫn đồng đều, tâu đại vương!

- Sao lại có chuyện món ăn chư thiên ở đây!

- Vâng, chuyện ấy đại vương không hiểu và cũng rất nhiều người không hiểu, là ngày Cunda dâng cúng bữa ăn cuối; chư thiên rất hoan hỷ nên họ đã cùng nhau dâng vật thực mỹ vị cõi trời, trộn chung với vật thực của Cunda! Và chính chư thiên ấy, sau này, cũng hưởng được phước quả đồng đẳng với Cunda, với Sujātā!

- Vâng, nhưng cho đến giờ này trẫm vẫn chưa nghe xuôi tai về món ăn của Cunda làm Đức Phật nhuốm bệnh!

- Nhuốm bệnh lại là chuyện khác nữa, tâu đại vương! Nhuốm bệnh của Đức Phật không liên hệ gì đến phước quả của Cunda cả, tâu đại vương!

- Tại sao lại thế được?

- Tại vì có thân ắt có bệnh, già lão thì cơ thể suy nhược, khí kém, huyết hư là chuyện thường. Cơ thể Đức Thế Tôn đã già yếu, lại đã nhuốm bệnh cách đó ít lâu, sau khi an cư mùa mưa tại vườn xoài của cô AmpaPāli chứ không phải tại bữa cơm của Cunda. Bữa cơm của Cunda chỉ như là giọt nước cuối cùng để cho cái bát đầy nước tràn đổ ra ngoài, đại vương có hiểu điều đó không?

- Trẫm chưa hiểu lắm!

- Tâu đại vương! Ví như một dòng nước chảy bình thường chỉ tạo nên một khe rãnh nhỏ, nhưng nếu trời đổ thêm nhiều trận mưa lớn, dòng nước sẽ chảy mạnh, khe rãnh nhỏ kia sẽ bị xé thành rãnh lớn hơn, thành khe sâu, thành vực! Kim thân Đức Thế Tôn đã già yếu, đã suy kiệt, lại vừa bị bệnh chưa lành hẳn, thì bữa cơm của Cunda là nguyên nhân cuối cùng, ví như giọt nước cuối cùng ở trên - đã làm cho Đức Tôn Sư lâm trọng bệnh, cũng là lẽ thường thôi, phải không đại vương?

- Thưa vâng!

- Ví như có đống lửa lớn, có người đem cỏ khô và bổi nhuyễn bỏ thêm vào - thì đống lửa kia sẽ cháy dữ dội hơn bội phần. Cũng thế, cơ thể Đức Thế Tôn đã già lão, suy yếu, đã bệnh... ăn thêm bữa cơm của Cunda sẽ làm cho sự già lão, suy yếu tăng thêm, bệnh tình sẽ tăng thêm, cũng là điều dễ hiểu thôi, phải không đại vương?

- Thưa vâng!

- Ví như một người đau bụng từ trước, bây giờ ăn thêm ít vật thực lạ vào, bụng lại sình chướng, đau đớn hơn lúc trước một cách dữ dội. Nhục thân của Đức Đại Giác cũng y như thế đó, tâu đại vương!

- Bây giờ thì trẫm đã thông tỏ nhờ những ví dụ của đại đức! Tuy nhiên, phước báu đồng nhau và trả quả giống nhau, trẫm vẫn chưa hiểu lý do tại sao?

- Tâu đại vương! Sở dĩ phước báu đồng nhau và trả quả giống nhau là do từ hai bữa ăn ấy có liên hệ đến pháp!

- Xin đại đức hãy giảng giải cho trẫm được thông suốt.

- Vâng, từ bữa ăn của nàng Sujātā, Đức Thế Tôn thành đạo, đắc quả Chánh Đẳng Giác, ngài nhập cửu định, đi cả chiều thuận và chiều nghịch. Từ bữa cơm của Cunda, Đức Thế Tôn Niết bàn, ngài cũng nhập cửu định, đi từ chiều xuôi đến chiều ngược, tâu đại vương!

- Thế ra trong khoảng thời gian bốn mươi lăm năm hoằng hóa của Đức Thế Tôn, ngài chưa nhập cửu định, chiều thuận và chiều nghịch lần nào nữa hay sao?

- Thưa không. Chỉ có hai lần ấy thôi. Nhờ phước báu đưa đến pháp nhập định thuận, nghịch như vậy, nên nó sẽ trổ quả cao thượng, thù thắng bằng nhau; và nó quý báu hơn bất kỳ sự cúng dường nào trong suốt cuộc đời của Đức Thế Tôn, tâu đại vương!

- Bây giờ thì trẫm đã phủi được lớp bụi trong mắt mình rồi, thưa đại đức!

Đại đức Na-tiên mỉm cười:

- Thật ra, mắt đại vương vốn không có bụi đâu, có sự tưởng lầm nào đấy chăng?

- Thật là chí lí!

Đức vua Mi-lan-đà lòng đầy hoan hỷ.

 

›šœ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 135873)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
14 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 117757)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 21286)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 392 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 26870)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014 ____ Sách dày 218 trang
22 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 19173)
Vô Môn Thiền Tự đã ấn tống đợt 3 kể từ đầu tháng 8 năm 2014 hai quyển sách Phật học như sau: 1. Sách "Kinh Tụng PALI - VIỆT - NGỮ VỰNG" sách dày 218 trang. 2. Sách "Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng" của tác giả U JANAKA , Anh ngữ U KO LAY, Thiện Nhựt việt dịch. Sách dày 392 trang
01 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 17071)
Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda Dịch Giả:Nita Truitner Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013 Sách dày 84 trang
04 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 15873)
Tác giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng 12 năm 2012 _____ Sách dày 119 trang
04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 17464)
Nguyên tác: Journey In Search Of The Way _____ The Spiritual Autobiography Of Satomi Myodo _____ Anh Ngữ: Sallie B. King _____ Việt dịch : Nguyên-Phong _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 _____ Sách dày 229 trang
01 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 15515)
Tác-giả : Ven. Shravasti Dhammika _____ Dịch-giả : Phạm-kim-Khánh _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 141 trang _____ Sách song ngữ Anh - Việt _____ Bilangual English - Vietnamese Book
04 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 12245)
Nguyên Tác: The Spectrum of Buddhism _____ Tác giả : Piyadassi Mahathera _____ Dịch Giả: Phạm-kim-Khánh _____ Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng Giêng năm 2012 _____ Sách dày 726 tran
04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 15652)
Tác-giả : Vô Môn Huệ Khai _____ Dịch-giả và chú thích: Trần Tuấn Mẫn _____ Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 . _____ Sách dày 186 trang