Giới thiệu sách và CD ấn-tống
VÔ MÔN THIỀN TỰ
11412 DALLAS Dr.
Garden Grove, Ca 92840
Phone: 714-206-1024
Email : sutinhcan@yahoo.com
VÔ MÔN QUAN Bản nhạc nền của chương trình Thiền và đời sống
KINH TỤNG PALI - VIỆT - NGỮ VỰNG
có kèm phần ngữ vựng của các từ ngữ Pali
sách dày 212 trang
sau đây là trang 1 và 2 của cuốn kinh:
ĀRĀDHANĀ DEVATĀ
Sagge kāme ca rūpe
giri-sikhara-taṭe c’antalikkhe vimāne
Dīpe raṭṭhe ca gāme
taru-vana-gahaṇe geha-vatthumhi khette
Bhummā c’āyantu Devā
jala-thala-visame Yakkha-Gandhabba-Nāgā
Tiṭṭhantā santike yaṃ
Muni-vara-vacanaṃ sādhavo me suṇantu.
Dhamma-ssavana kālo ayaṃ bhadantā.
Dhamma-ssavana kālo ayaṃ bhadantā.
Dhamma-ssavana
kālo ayaṃ bhadantā.
THỈNH CHƯ THIÊN
Xin thỉnh Chư Thiên ngự
trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư Thiên ngự trên đỉnh núi, núi không liền,
hoặc nơi hư không; ngự nơi cồn bãi, đất liền; hoặc các châu quận; ngự trên cây
cối rừng rậm hoặc ruộng vườn; Chư Dạ Xoa, Càn Thát Bà, cùng Long Vương dưới nước
trên bờ, hoặc nơi không bằng phẳng gần đây, xin thỉnh hội họp lại đây.
Lời nào là kim ngôn cao thượng của Đức Thích
Ca Mâu Ni mà chúng con tụng đây, xin các bậc Hiền Triết nên nghe lời ấy.
Xin các ngài đạo đức, giờ nầy là giờ nên nghe
Pháp Bảo. (3lần)
Dịch
nghĩa:
Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời dục giới cùng sắc giới, trên
đỉnh núi, bờ sông, nơi Thiên cung, trong quốc độ, giữa hư không, nơi làng mạc,
rừng rú, trên cây cối, ruộng vườn, mặt đất, trong nhà. Các vị Dạ-Xoa,
Càn-thát-bà, Long vương ngự trên bờ, dưới nước ở quanh đây, xin cung thỉnh.
Lành thay, xin chư vị lắng nghe tôi tụng đọc lời dạy cao quý của Đấng Thanh Tịnh.
đây là thời khắc (thích hợp) để nghe
Pháp. (3 lần)
Ngữ vựng:
Sagga: cõi trời
Kāma: dục giới
Ca: và
Rūpa: sắc giới
Giri: núi
Sikhara: đỉnh
Giri-sikhara: đỉnh
núi
Taṭa: bờ sông
C’antalikkha: bầu
trời,hư không - ca + antalikkha
Vimāna: cung trời
Dīpa: hòn đảo,ngọn đèn
Raṭṭha: quốc độ
Gāma: làng
Taru: cây
Vana: rừng lớn
Gahaṇa: rừng rậm
Geha: nhà. (gehaṃ, geho)
Vatthu: đất vườn
Khetta: ruộng
Bhummā: mặt đất
C’āyantu: hãy đến - ca + ayantu (ayāti)
Devā: Chư Thiên
Jala: nước
Thala: đất liền
Visama: gồ ghề
Yakkha: dạ-xoa
Gandhabba: càn-thát-bà
Nāga: long vương
Tiṭṭhantā: ở. (tiṭṭhati)
Santika: gần
Yaṃ
(ya): nào
Muni: bậc ẩn sĩ, Phật
Vara: cao quý
Vacana: lời nói
Sādhu: lành thay
Me: của tôi
Suṇāti: nghe
Dhamma: Pháp
Savana: sự nghe
Kāla: thời giờ
Ayaṃ: này
Bhadanta: bậc đáng kính, tôn giả
VI DIỆU PHÁP NHẬT DỤNG
Thiện-Nhựt
Phỏng dịch
Tìm-Hiểu và Học-Tập
2000
Phật Lịch 2558 – D.L. 2014
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng tám 2014
Sách dày 384 trang
Vài lời của dịch giả
Vài lời xin thưa trước
Kính thưa,
Tôi đã chẳng biết liệu sức mình khi nhận lời yêu-cầu của đạo-hữu Diệu-Nhẫn để phỏng dịch quyển Khảo-luận Abhidhamma in Daily Life do Ngài Ashin Janakabhivamsa sáng-tác bằng tiếng Miến-điện, được U Ko Lay dịch sang tiếng Anh. Tôi cứ tưởng hễ mình đọc và hiểu được tiếng Anh là có
thể viết lại những gì mình vừa đọc sang tiếng Việt ngay. Nhưng tôi đã lầm rất nặng khi bắt tay vào việc, vì tôi cảm thấy số vốn Anh-văn của mình chẳng đủ để phản-chiếu lại lối hành-văn trang-trọng của U Ko Lay. Tôi đã lầm vì đã quá đinh-ninh cuốn Từ-điển Pali-English của Rhys Davids sẽ giúp tôi tra được hết nghĩa các danh-từ chuyên-môn Phật-học của Nam-tông. Đã lắm phen tôi vò đầu, bức tóc mà chẳng đến gần được nghĩa thâm-sâu của lắm đoạn trong quyển Khảo-luận mà nội dung rất cao-siêu huyền-diệu. Nhưng đã dấn bước, và nhờ lòng ham muốn
học-hỏi thêm thúc-đẩy, tôi cũng viết lại được gần hai trăm trang những gì mà tôi hiểu còn lỏm-bỏm trong rừng giáo-
lý do Ngài Asin Janakabhivamsa truyền lại.
Tôi lại xin thú-tội thêm, trong khi viết lại, tôi có thêm vào khá nhiều danh-từ thường dùng trong Bắc-tông, vì lẽ khi dịch, tôi còn chưa chắc danh-từ mình dùng có theo sát với nghĩa mà tác giả muốn nói hay không. Những chữ tôi thêm vào như thế đều được đánh
máy bằng chữ cỡ nhỏ ở trong dấu ngoặc, để người đọc đừng lầm mà gán cho tác-giả, khiến tôi
phải đắc tội thêm. Trong bản chữ Anh, các đoạn ghi là Maxim, tôi đã vô-lễ dịch là Ghi-nhớ, mà chẳng dùng chữ Cách-ngôn, vì lẽ theo nghĩa tiếng Việt, chữ Cách-ngôn có nghĩa khác với nội-dung của các Maxims trong Quyển Luận. Các tiểu-mục cũng được tôi tự-động đánh số thêm vào, để tiện tra-cứu lại.
Tôi những tưởng sẽ bỏ cuộc giữa chừng vì gặp phải nhiều đoạn
nói đến các cảnh-giới trên Trời và dưới địa-ngục, làm sao mình
có đủ tiếng để dịch. Còn nhiều điểm thâm-sâu khác nữa mà sức hiểu-biết nông-cạn của tôi chưa vươn lên đến nổi, những mong được người đọc rộng-lượng tha-thứ.
Vài hàng chơn-thành tha-thiết mong người đọc tha cho lời lẽ quê-mùa cục-mịch của tôi và nghĩ đến nghĩa-lý sâu-xa của tác- giả, vì chính chỗ này mới là điều quan-trọng cho ta học-tập. Ngưỡng mong trên có các bực cao-minh thương-tình chỉ dạy thêm và xung quanh có các bạn-đạo vui lòng mách cho chỗ vụng-về, thiếu-sót.
Trân-trọng!
Thiện-Nhựt: Montreal, 2000-04-05
sau đây là ác trang số 1 đến trang số 7 của cuốn sách:
“Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa”
“Chí tâm đỉnh lễ Đấng Vô-Thượng Đại-Giác”
Về Chơn đế và Tâm thức
001.- Bốn Chơn đế.
Chữ Chơn
đế được dùng để tạm dịch từ ngữ Pali Paramattha, có nghĩa
là bản thể nội tại cao thượng. Tĩnh từ cao thượng, ở đây, chẳng có nghĩa
là ở trên chỗ cao, cao quí hay tốt lành; nó chỉ được dùng để chỉ vào tánh cách
thẳng đứng và bền chắc, chẳng đổi thay, do nơi bản thể nội tại.
[Parama
+ attha = cao thượng + bản thể nội tại].
Bốn
Chơn đế đó là: Tâm hay Tâm thức (citta), Tâm sở (cetasikas), Sắc
pháp (rùpa) và Niết-bàn (Nibbana), sự thật tuyệt đối duy nhứt.
002.- Tánh
cách chẳng thay đổi của Chơn đế như thế nào?
Các Tâm sở
bao gồm có sự tham lam (lobha) và sự sân hận (dosa). Sự tham lam
chẳng hề thay đổi bản thể nội tại của nó, cho dầu nó khởi lên nơi tâm của người
hiền và có đức hạnh hay nơi kẻ hung ác, hoặc nơi con chó. Sự sân hận cũng chẳng
đổi thay bản thể cứng rắn căm hờn hay ác ý khi nó khởi lên nơi bất cứ một chúng
sanh nào. Do đó, ta nên nhận định rằng, cùng thế ấy, bốn Chơn đế cũng
luôn luôn duy trì bản thể nội tại của chúng.
Các Chơn đế
chẳng hề vướng phải thiên kiến hay có thiên vị; và chúng luôn luôn tự phát khởi
theo bản thể nội tại của riêng chúng. Bản thể nội tại của sự vật cần được thông
đạt thấu đáo như vừa được giải thích, mới có thể hiểu rõ được các tâm trạng của
chính mình và của kẻ khác.
Ghi nhớ: 1. Bản thể chơn thật, luôn luôn
thường hằng, bền chắc và chẳng đổi thay, được gọi là Chơn đế
(Paramattha).
2. Có bốn Chơn đế:
Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Niết-bàn.
Tâm
(Citta)
003.- Ý thức được về một sự vật, đó là Tâm thức.
Chúng ta thường
ý thức được mọi sự vật. Bản thể của sự hay biết đó được gọi là Tâm thức. Ở đây,
chữ Tâm thức chẳng có nghĩa là sự lãnh hội bằng kiến thức hay trí huệ. Nó
chỉ có nghĩa là khả năng cảm nhận sự vật xuyên qua các giác quan.
Sáu đối tượng của giác quan |
Sáu hình thức của tâm thức |
1. Mọi hình thức
về hình sắc |
= ruparammana |
2. Mọi hình thức
về âm thanh |
= saddarammana |
3. Mọi hình thức
về mùi hương |
= gandharammara |
4. Mọi hình thức
về mùi vị |
= rasarammana |
5. Mọi hình thức
về xúc chạm |
= photthabharammana |
6. Mọi sự vật
khác có thể cảm nhận được |
= dhammarammana |
Khi nhìn thấy một vật có thể thấy được, nhãn thức về hình sắc khởi lên. Khi nghe tiếng động, nhĩ thức về âm thanh khởi lên. Khi ngửi một mùi, tị thức về mùi hương khởi lên. Khi nếm một vị, thiệt thức về vị khởi lên. Khi sờ chạm vào một vật, thân thức về sự vật khởi lên. Khi cảm nhận về năm đối tượng của giác quan, cùng các sự vật khác có thể cảm nhận được, thì tâm thức khởi lên. Do đó, khả năng cảm nhận lấy một sự vật liên hệ được gọi là tâm hay tâm thức (citta).
004.- Bản thể của Tâm, hay Tâm thể.
"Tâm có thể đi dạo xa, nó đi lang thang một mình. Nó
chẳng có hình dạng vật chất, và trú sở của nó ở trong hang động.”, theo một câu thơ trong Kinh Pháp
Cú (Dhammapada). Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu thêm chi tiết về câu thơ nầy.
005.- Tâm có thể đi dạo xa.
Tâm chẳng có
thể di động như một khối vật chất, giống một người đang bước chơn đi. Nhưng tâm
có thể cảm nhận được một vật ở cách xa chỗ bạn đứng, nên cũng tựa như tâm đã đi
đến nơi vật ở đấy. Thí dụ như, trong khi bạn đang ở Mandalay và tưởng nghĩ đến
một vật gì hay một người nào ở Yangon, tâm của bạn đâu có thật sự đi đến tận
Yangon, nhưng nó ghi nhận được sự ý thức ở Yangon, ngay cả khi còn đang ở tại
Mandalay. Vi tâm có thể cảm nhận được một sự vật ở xa, cho nên mới nói: “Tâm
có thể đi dạo xa” .
006.- Tâm đi lang thang một mình.
Tâm thức khởi
lên và biến đi rất nhanh chóng. Hơn cả triệu triệu (hay một ngàn tỷ) đơn vị của
tâm thức có thể khởi hiện và biến diệt ngay trong một cái khảy ngón tay. Sự
phát khởi và biến diệt đó thật là nhanh chóng, khiến cho hai hay ba đơn vị tâm
thức dường như có khả năng khởi lên và cảm nhận hai hay ba sự vật cùng một lúc.
Kỳ thật, chẳng hề có hai hay ba đơn vị tâm thức khởi lên cùng một lúc cả. Chúng
khởi lên trước sau từng cái một, và chỉ bắt đầu cảm nhận một sự vật nầy, sau khi
đã cảm nhận sự vật trước xong.
Trong khi
chúng ta ngồi trên ghế nệm tẩm nước hoa, ăn uống và thưởng thức các ca sĩ, vũ nữ
trình diễn, chúng ta để ý thấy có cả năm trần (đối tượng của các giác
quan), tức là: sắc, thanh, hương, vị và xúc Tâm chúng ta chẳng cảm
nhận cùng một lúc cả năm đối tượng ấy một lượt đâu. Chỉ sau khi cảm nhận được một
sự vật mà chúng ta thích nhứt, thì các sự vật khác mới được chúng ta cảm nhận
tiếp đến. Do đấy, hai hay ba đơn vị tâm thức chẳng hề khởi lên cùng một lúc. Vì
tâm thức chỉ lần lượt khởi lên từng cái một, cho nên mới nói: “Tâm đi lang
thang một mình.”
Lại nữa, chữ
“đi lang thang”, ở đây, chẳng có nghĩa là thật sự đi đây đi đó, mà chỉ
có nghĩa là tâm cảm nhận được một sự vật ở một địa điểm cách xa đây. Khi cảm nhận
một sự vật, một đơn vị tâm thức duy nhứt chẳng đủ để khiến cho chúng ta nhận thức
được trọn vẹn về sự vật ấy. Cần rất nhiều đơn vị tâm thức hiện khởi lên, cái
sau tiếp theo cái trước, một cách liên tục. Vì đã có hàng tỷ đơn vị tâm thức có
thể khởi lên rồi biến diệt ngay trong một cái khảy ngón tay, cho nên chúng ta mới
nghĩ rằng chúng ta nhận ra được hình dạng khi chúng ta trông thấy vật, biết được
âm thanh khi tiếng nó nổi lên, hay bắt được một mùi khi ngửi đến nó, hoặc có cảm
giác khi chạm đến nó.
007.- Tâm chẳng có hình dạng vật chất.
Tâm thức chẳng
có hình dạng hay màu sắc. Cho nên, chúng ta chẳng thể nói tâm nầy trắng hay
đen; tâm kia dầy hay mỏng. Nó chỉ là cái khả nhận tính, cái khả năng để phân biệt
một sự vật mà thôi.
008.- Trú sở của tâm thức ở trong hang động.
Nhãn thức bắt nguồn ở mắt; nhĩ thức
bắt nguồn ở tai; tị thức bắt nguồn ở mũi; thiệt thức bắt nguồn ở
lưỡi; thân thức bắt nguồn trong thân. Mặc dầu một vài tâm thức bắt nguồn
nơi mắt, tai, mũi, v. v., đa số các hình trạng của tâm thức đều bắt nguồn từ
trong buồng tim. Vì thế mà nói, một cách bóng bảy, “trú sở của tâm ở trong
hang động”.
Tóm lại, xin
ghi nhận rằng, tâm thức chẳng có hình dạng; tâm có thể cảm nhận được sự vật, đối
tượng của các giác quan; bản thể tâm là sự nhận thức một vật. Trong tiến trình
nhận thức, tâm chẳng hề lìa khỏi trú sở của nó, ngay cả trong khoảng một sợi
tóc, nhưng nó có thể cảm nhận được các sự vật ở cách xa. Hai hay ba đơn vị tâm
thức chẳng hề đồng thời khởi lên. Một đơn vị tâm thức chỉ khởi lên sau khi đơn
vị trước biến đi, cái nầy tiếp theo cái kia một cách liên tục.
Ghi nhớ: Tâm thức cảm nhận các sự vật, đối
tượng của các giác quan. Tâm có thể dạo đi xa, lang thang một mình, chẳng có
hình dạng vật chất; trú sở của tâm nằm trong buồng tim.
009.- Bằng cách nào tâm sở thiện và bất thiện trộn lẫn nhau?
Vì tâm thức khởi lên và biến đi thật nhanh chóng, cho nên các
tâm sở thiện và bất thiện, hay lành mạnh và chẳng lành mạnh, dễ pha trộn lẫn
nhau ngay trong một khoảng thời gian ngắn chừng năm ba phút. Thức dậy sớm buổi
sáng, bạn tưởng niệm đến Đức Phật và có được tâm hồn trong sạch. Vào lúc ấy,
nghe ai gọi đi chợ mua đồ, bạn khởi lên sự tham muốn. Đến khi có ai tới nói lời
khiêu khích, bạn cảm thấy nổi giận ngay.
Ngay cả lúc bạn còn đang tham muốn khi mua bán vật gì, rất có
thể bạn cũng nghĩ đến việc bố thí; đó là một tư tưởng lành mạnh về saddha (lòng
tin nơi phước báo của sự bố thí). Khi bạn nổi giận đối với một người hay một vật
nào đó, bạn cũng có thể nhớ đến lời khuyên răn của sư phụ và sự tỉnh giác, do
đó, lại được dịp khởi lên.
Trong khi hai vợ chồng thân mật chuyện trò, với dục tình đang
nhen nhúm, họ có thể hờn giận nhau vì chuyện hiểu lầm nào đó. Rồi khi một người
ngỏ lời xin lỗi để giàn hoà, tâm thức họ dịu trở lại và dục tình mới bừng lên.
010.- Tâm sở khác biệt nhau,
cũng như các đặc tánh vật chất chẳng giống nhau.
Cũng như thân thể người nầy khác với thân thể người kia, tâm thức của họ cũng chẳng giống nhau. Một tấm thân nặng nề, cục mich, khác hẳn với một thân hình nhanh nhẹn, đầy sinh lực; một tâm hồn khờ dại, ngu ngơ khác hẳn với một tinh thần hoạt bát và sáng suốt. Có những người vừa đẹp đẽ lại dễ thương; với sự khả ái và sắc đẹp, họ vượt qua những kẻ khác. Còn trường hợp người xấu xí, cũng có cả kẻ xấu như ngạ quỉ (petas). Nói đến các tâm thức thiện lành và sắc sảo, cũng có nhiều cấp bực từ loại thông thường cho đến loại độc nhứt vô nhị. Cùng thế ấy, các tâm sở xấu ác cũng chia ra nhiều cấp: đần độn, hạ tiện, hung ác. Cũng như có nhiều mức độ duyên dáng về thể chất, với trên cao có các hoa khôi khả ái; còn bên dưới là những hạng xấu xí như ngạ quỉ và ác quỉ; các tâm sở thiện lành cũng phân ra nhiều cấp, bên trên từ hạng thông thường cho đến bực tinh thần cao thượng với trí huệ sắc bén, và bên dưới, các tâm sở chẳng lành mạnh từ hạng khù khờ, hư hỏng, cho đến loại bạo ác, hung tàn, đáng tởm.
SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÁNH NIỆM
Nguyên Tác: The Importance of Mindfulness
Bài Gỉảng của ngài Venerable Sayadaw U. Silananda
Dịch Giả:Nita Truitner
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013
Sách dày 84 trang
Vài lời giới thiệu
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là thực hành chánh niệm. Tôi nhận xét rằng tất cả những phương pháp hành thiền của những thiền sư hiện đại đều dạy thực hành chánh niệm trong kinh Tứ Niệm Xứ. Mỗì một thiền sư danh tiếng tự chọn cho mình một “chuyên môn” theo kết quả kinh nghiệm cá nhân, nhưng chung quy vẩn dạy chánh niệm trong thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Minh Sát, hay Vipassanā. Hiện nay danh từ Vipassanā thường dùng để chỉ thiền Minh Sát, hay Tứ Niệm Xứ, rất phổ thông trong cộng đồng tu thiền.
May mắn thay mới đây tôi có dịp đọc một quyển sách nhỏ tựa đề là
“The Importance of Mindfulness,” phía dưới đề là “The Mahasatipaṭṭhāna Sutta” của Hòa Thượng U Sīlānanda Miến Điện viết. Tôi vô cùng hoan hỉ vì sự giảng giải ngắn gọn nhưng rõ ràng minh bạch về nghĩa lý hàm chứa trong kinh.
Tuy là quyển sách nhỏ, nhưng nó rất căn bản và là một kim chỉ nam cho những ai mới bắt đầu học thiền và hành thiền và cũng rất lợi ích cho những thiền sinh kinh nghiệm.
Nita Truitner
Minnesota
Mùa Đông 20031-" Phật Giáo Nhìn Toàn Diện"
Nguyên Tác: The Spectrum of Buddhism
Tác giả : Piyadassi Mahathera
Dịch Giả: Phạm-kim-Khánh
Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng Giêng năm 2012
Sách dày 726 trang
Nayaka Thera (Đại Lão Tăng) Piyadassi sanh trưởng tại Sri Lanka (Tích Lan), lãnh thổ đã dưỡng nuôi Phật Giáo non 2,300 năm qua. Ngài học tại trường Cao Đẳng Nālanda, một trung tâm Giáo Dục Phật Giáo quan trọng trong xứ, rồi vào Đại Học University of Sri Lanka. Ngài xuất gia vào năm lên hai mươi và vững chắc thấm nhuần giáo lý và triết học Phật Giáo dưới sự hướng dẫn của vị Đại Lão Tăng Vaji-ranāna, sáng lập viên-tăng trưởng chùa Vajirārāma, Colombo, một trong những nhân vật Phật Giáo lỗi lạc nhất tại Tích Lan. Ngài cũng là sinh viên nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Các Tôn Giáo Thế Giới tại Đại Học Harvard, Mỹ Quốc. Ngày nay Đại Đức Piyadassi là một trong những nhà sư nổi tiếng nhất trên thế giới, một nhà truyền giáo làm việc không biết mệt, đã du hành nhiều lần vòng quanh thế giới để hoằng dương thông điệp hòa bình, từ bi và trí tuệ cho cả Đông Phương lẫn Tây Phương.
2-Mi Tiên Vấn Đáp
Nguyên Tác: Milindapanha
Hiệu Đính: Tỳ Kheo Giới Đức
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng giêng 2013
Sách dày 740 trang
Đại Lão Tăng Giới Nghiêm (Thitasīla Mahāthera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5/5/1921 tại làng Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống đạo đức lâu đời, tại một quê hương nghèo khổ, nhưng lại phát tích rất nhiều tu sĩ và cao tăng thuộc cả hai truyền thừa Nam Bắc tông. Chỉ riêng trong gia đình, bác của Ngài -Hòa thượng Thích Phước Duyên - và chú của Ngài đều là bậc xuất gia. Còn vị thân sinh - Hòa thượng Thích Quang Diệu (Nguyễn Đình Tải) - sau nửa cuộc đời lập gia đình với mẹ của Ngài là cụ bà Huỳnh Thị Thành, cũng xuất gia, sống đời phạm hạnh.
3-“ Người Phật-tử và con đường tu Phật”
Tác giả : Phạm-kim-Khánh
Vô-Môn thiền-tự ấn-tống tháng 12 năm 2012
Sách dày 119 trang
Tác giả Phạm-kim-Khánh là một cư sĩ Phật-giáo đã có niềm tin vững chắc và chân-chánh vào Giáo-pháp của Đức Phật, nhờ có nhiều duyên lành được có dịp vấn đạo nơi các vị Danh Tăng nổi tiếng và có một quá trình lâu dài tìm và tu học ; nên Ông đã dồn mọi năng lực vào việc vừa tu học vừa góp công sức vào việc truyền bá Giáo-pháp nguyên thuỷ qua công trình dịch thuật trong suốt hơn 40 năm qua ; khởi đi từ thập niên 1960 ở Việt-Nam và tiếp tục không ngừng sau khi được định cư tại Hoa-Kỳ vào năm 1975 đến nay .
Quyển “ Người Phật-tử và con đường tu Phật” là một tác phẩm giá trị , được ấp-ủ tâm-huyết của một Phật-tử cao niên đã được un đúc và giáo hoá một nền Phật-học vững chắc về Giáo-lý Nguyên-thuỷ. Nội dung sách được trình bày và diễn-giải mạch-lạc về giáo-nghĩa và kinh nghiệm tu chứng được trích dẫn thích-hợp từ các bộ Kinh của Phật giáo Nguyên-thuỷ .
4- “ Hoa trôi trên sóng nước”
Nguyên tác: Journey In Search Of The Way The Spiritual Autobiography Of Satomi Myodo
Anh Ngữ: Sallie B. King
Việt dịch : Nguyên-Phong
Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012
Sách dày 229 trang
Đây là một quyển sách kể lại hành-trình tìm thầy học Đạo suốt 40 năm lang thang khắp đất nước Phù-Tang của Tỳ-kheo-ni Satomi Myodo ; và cuối cùng Bà đã may mắn gặp được Thiền sư Yasutani và được Ngài hướng dẫn và bà đã ý thức rằng cái khả năng giải-thoát mọi sự đau-khổ vốn sẵn có trong mỗi con người chúng ta , mà chúng ta nào biết cứ tìm kiếm mãi tận đâu đâu .
Những
lời kể lại mấy chục năm gian nan tìm Đạo , để mong những người vẫn còn đang mê
mãi tìm kiếm hết thầy nầy đến thầy nọ, hết tông phái nầy đến lý-thuyết kia ,
hãy mau chóng tỉnh-ngộ , dừng lại quay trở về với cái khả năng giải-thoát sẵn
có nơi mình .
5- “ Khéo vấn khéo đáp”
Tác-giả : Ven. Shravasti Dhammika
Dịch-giả : Phạm-kim-Khánh
Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 .
Sách dày 141 trang
Sách song ngữ Anh - Việt Bilangual English - Vietnamese Book
Tỳ-khưu Shravasti Dhammika là một nhà sư người Úc. Ngài là giảng sư lỗi lạc về môn Phật Giáo và các Tôn Giáo Á Châu tại các trường đại học, trên các đài truyền hình và truyền thanh tại Úc và khắp nơi trong vùng Đông Nam Á.
Trong quyển sách này, Ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về
giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi Ngài. Lối trả lời của
Ngài thật là chính xác, rõ ràng và minh bạch. Quý vị nào chưa từng quen thuộc
với Phật Giáo sẽ thấy nơi đây những tia sáng bao trùm toàn diện vấn đề. Quý vị
nào đã đi sâu vào Đạo sẽ hoan hỷ tiếp nhận thêm những bổ túc thích thú cho sự
hiểu biết của mình.
6-“ Vô Môn Quan ”
Tác-giả : Vô Môn Huệ Khai
Dịch-giả và chú thích: Trần Tuấn Mẫn
Vô-môn thiền-tự ấn-tống năm 2012 .
Sách dày 186 trang
Đây là một quyển sách ghi lại 48 Công Án nổi tiếng nhất trong Thiền Tông Trung Hoa. Gồm 3 phần :
(1) Chữ Hán
(2) Phiên âm chữ Hán
(3) Việt Dịch.
- Đĩa đọc dạng MP3 ấn-tống miễn phí .
Vô-môn thiền-tự hiện đang có những dĩa MP3 sau đây :
Bộ dĩa CD dưới dạng MP3 gồm 17 CD, chứa đựng toàn bộ Tạng Kinh của Phật Giáo, do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch ra Việt Ngữ.
1-Đức Phật và Phật Pháp ( soạn giả Đại Đức Narada ,
dịch-giả : Phạm-kim-Khánh )
2-Phật-giáo nhìn toàn diện ( tác-giả Đại Lão Tăng Piyadassi Mahathera ,
dịch-giả : Phạm-kim-Khánh )
3-Thắplửa tâm-linh , cuộc đời và hành trạng Ngài Hộ-Tông .
Tác-giả : Minh-Đức Triều-Tâm-Ảnh
4-Mi-Tiên vấn đáp ( dịch-giả Hoà-Thượng Giới-Nghiêm )
giọng đọc: Diệu Thuỷ
5-Hoa trôi trên sóng nước ( tác giả ; TKN.Satomi Myodo
Phóng tác : Nguyên-Phong )
6-Chánh-niệm giải-thoát và Bồ-tát đạo
Tác-giả : Thiền-sư U.Silanda
7-Cuộc đời là một hành trình tâm-linh
Tác Giả: Thiền Sư Jotika - Dịch Giả: Tỳ-kheo Tâm-Pháp
8-Suối Nguồn Tâm Linh
Thiền Sư Ajchan Chah
+ Muốn thỉnh kinh sách và dĩa MP3 (
Hoàn toàn miễn phí) vui lòng liên-lạc Vô-môn thiền-tự. (714)206-1024
Tỳ-khưu Shravasti Dhammika là một nhà sư người Úc. Ngài là giảng sư lỗi lạc về môn Phật Giáo và các Tôn Giáo Á Châu tại các trường đại học, trên các đài truyền hình và truyền thanh tại Úc và khắp nơi trong vùng Đông Nam Á.
Trong quyển sách này, Ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi Ngài. Lối trả lời của Ngài thật là chính xác, rõ ràng và minh bạch. Quý vị nào chưa từng quen thuộc với Phật Giáo sẽ thấy nơi đây những tia sáng bao trùm toàn diện vấn đề. Quý vị nào đã đi sâu vào Đạo sẽ hoan hỷ tiếp nhận thêm những bổ túc thích thú cho sự hiểu biết của mình.