Lợi ích của sự hành Thiền

Saturday, March 9, 201312:00 AM(View: 28799)
Lợi ích của sự hành Thiền

thientaoNhững Điều Lợi Ích
Ngày nay nhiều người trên thế giới (bất luận tôn giáo nào) , họ đã cảm nhận được những điều lợi ích do thiền định mang lại. Mục đích trước mắt của thiền định là huấn luyện tâm thức và làm cho nó thích nghi và hữu dụng trong đời sống thường nhật. Mục đích tối cao của thiền định là giải thoát sanh tử luân hồi( samsara). Mặc dù thiền định là một công việc thực hành nhiêu khê nhất, nhưng những kết quả thiết thực của nó có thể đạt được trong hiện tại, nếu chúng ta chịu nghiêm túc trong việc hành thiền. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh một điều qua trọng ở đây: - Quý vị không nên để bị lệ thuộc vào những hình thái của các điều lợi ích này mà làm mất đi mục đích thực sự của Thiền định trong Phật giáo. Những lợi ích của việc hành thiền được tóm tắt như sau:
- Nếu quý vị là người bận rộn, thiền có thể giúp quý vị tránh khỏi sự căng thẳng, và cảm nhận được sự thoải mái.
- Nếu quý vị là người lo âu, thiền có thể giúp quý vị an lạc, và làm cho nội tâm thanh tịnh.
- Nếu quý vị có những vấn đề nan giải, thiền có thể giúp quý vị phát huy sự can đảm và sức mạnh để đối phó cũng như khắc phục chúng.
- Nếu quý vị thiếu tự tin, thiền có thể giúp quý vị thành đạt được sự tự tin, màtự tin là bí quyết thành công trong đời sống.
- Nếu quý vị sợ hãi trong lòng, thiền có thể giúp quý vị hiểu được nguyên nhân gì làm cho quý vị sợ hãi; rồi sau đó có thể khắc phục được sự sợ hãi trong tâm.
- Nếu quý vị luôn luôn bất mãn mọi đều và trong cuộc sống dường như không được thuận duyên, thiền có thể giúp quý vị cơ duyên để phát huy và duy trì sự toại nguyẹ⮠trong lòng.
- Nếu quý vị thất vọng và khổ đau là vì thiếu sự hiểu biết về cuộc đời và thế gian, thiền thực sự có thể huớng dẫn và giúp ích cho quý vị hiểu biết về bản chất tạm bợ của các pháp thế gian.
- Nếu quý vị là nguời giàu có, thiền có thể giúp ích cho quý vị ý thức đuợc bản chất giàu có và phuơng pháp sử dụng nó, chẳng những tạo hạnh phúc cho mình mà còn cho cả nguời khác nữa.
- Nếu quý vị là nguời nghèo khổ, thiền có thể giúp ích cho quývị phát huy sự toại nguyện trong lòng, và không còn có tâm đố kyﯠđối với nguời hơn mình.
- Nếu quý vị là người trẻ tuổi đang ở giữa ngã tư của cuộc đời, và không biết con đường nào để đi, thiền có thể giúp cho quý vị định hướng đúng để đạt được mục đích mà mình chọn lựa.
- Nếu quý vị là người lớn tuổi sống cuộc đời buồn tủi, thiền có thể mang lại cho quý vị một sự nhận thức thâm sâu về cuộc đời; dần dần, sự nhận thức này sẽ làm vơi đi niềm đau nỗi khổ và tăng trưởng niềm vui trong cuộc sống.
- Nếu quý vị là người hay giận hờn, thiền có thể giúp quý vị phát huy sức mạnh để khắc phục lại tính yếu hèn của sân hận, bực bội và oán thu,蠦#273;ể trở thành một con người điềm tĩnh và thanh tịnh.
- Nếu quý vị là người hay ganh tị, thiền có thể giúp quý vị hiểu biết thái độ tâm tiêu cực đó, vì loại tâm này sẽ không bao giờ đóng góp bất cứ điều lợi ích gì cho quý vị.
- Nếu quý vị là người có nhiều ham muốn dục tính, thiền có thể giúp quý vị phương pháp tu tập để làm chủ tâm tham và không cho nó sai sử.
- Nếu quý vị là người nghiện ngập ruợu chè hay ma túy, thiền có thể giúp quý vị khắc phục thói quen nguy hại đó mà quý vị từng bị nó sai sử làm nô lệ.
- Nếu quý vị là người có tâm hồn không bao dung, thiền có thể giúp quý vị tăng trưởng sự hiểu biết, mà hiểu biết sẽ giúp ích cho quý vị và những người thân để tạo nên tình thân thương.
- Nếu quý vị bị ảnh huởng mạnh mẽ những cảm xúc, dễ bị lầm đường lạc lối, thiền giúp cho quý vị có một nhận định sáng suốt hơn.
- Nếu quý vị đau khổ vì những điều mất thăng bằng nào đó như là hụt hẩn tinh thần và tâm thức nhiều lo âu, thiền có thể xây dựng và trang bị lại lực lượng thân tâm vững chắc đặc biệt là để phục hồi sức khỏe và những vấn đề căng thăng của tinh thần.
- Nếu quý vị là người có tâm linh yếu ớt, thiền có thể củng cố tâm linh để làm gia tăng sự can đảm và khắc phục những sự yếu hèn trong tâm của quý vị.
- Nếu quý vị là người thông minh, thiền sẽ mang lại cho quý vị trí tuệ cao cả. Khi ấy quý vị sẽ nhận chân các pháp một cách dễ dàng, và không còn cảm nhận chúng giống như trước đây nữa.
Trên đây là một số những điều lợi ích của sự thực hành mà chúng ta có được từ việc tu tập thiền định. Những điều lợi ích này không giống như việc buôn bán trong cửa hiệu. Quý vị có thể phát huy chúng bằng sự tu tập thiền định của mình. Tâm là chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc, mà cũng là chìa khóa để mở cánh cửa đau khổ. Nếu hiểu được tâm và sử dụng nó trong một công việc có ý nghĩa, thì đời sống của chúng ta có hạnh phúc và an vui.
Hãy Tinh Tấn Trong Việc Hành Thiền
 Người nói rằng đối với họ thật là khó thực hành thiền định bởi vì họ có nhiều điều phải lo lắng. Không có một người nào mà không có sự lo lắng. Trên thực tế, không có nơi nào trên trần gian này mà không bị phiền toái hay lo lắng. Nhưng nếu chúng ta là người có trí tuệ và nhận biết mọi sự vật rõ ràng, chúng ta sẽ biết phương pháp để gìn giữ tâm của mình không cho bất cứ hình thức phiền toái hay lo âu nào xâm nhập vào.
Lời dạy của Đức Phật là: "Khi chúng ta thấy bất cứ điều gì, đừng có dính mắc vào điều đó, mà hãy chú tâm để phát huy sự hiểu biết sâu sắc vào bản chất thật của sự vật."
Hãy nhìn vào sự vật bằng sự tỉnh thức. Nếu nhìn cảnh vật rỗng không thì càng tốt hơn, chúng ta không cần phải dính mắc vào cảnh vật đó nếu quý vị thực sự muốn giữ tâm thanh tịnh. Hãy theo dõi tâm để thoát khỏi sự dính mắc của trần cảnh. Khi quý vị nghe âm thanh hay hoặc dỡ, chỉ nghe bằng sự tỉnh thức. Bạn phải có chánh niệm để ngăn chặn âm thanh vang dội từ sự tác động trong tâm. Đừng để tâm của bạn dính mắc vào nó. Bằng cách đó quý vị phải luyện tập tâm của quý vị để duy trì sự an lạc. Đây là pháp hành chúng ta có thể học được trong đạo Phật. Không có giới luật hoặc một lý thuyết suông nào có thể hướng dẫn chúng ta luyện tập được tâm.
Khi người ta yêu cầu ông Pythagoras định nghĩa thế nào là nhà triết học, ông ta trả lời điều này bằng một cách như sau: "Khi mọi người được mời đến dự tiệc, có người đến đó để hưởng thức sự ăn uống, có người đến đó để đón nhận tên tuổi và vinh danh, tuy nhiên, cũng có những người khác đi đến đó để chỉ quan sát. Những người quan sát đó là những nhà triết học". Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là những nhà triết học không bị chi phối bởi cuộc sống. O⮧ ta chỉ nhìn cuộc đời bằng đôi mắt khách quan.
Tâm có thể bị ngoại cảnh chi phối. Khi nào những ngoại cảnh này không chi phối tâm, thì lúc đó tâm mới tạo nên những đối tượng tâm thức riêng của nó. Sau đó nó hướng đến tham, ganh tị, sân hận và si mê mà tâm bị ô nhiễm, theo đối tượng mà nó tạo tác. Thiền có nghĩa là chúng ta phải theo dõi tâm. Người có trí tuệ tập trung tâm vào bất kỳ đề mục nào dù là lạc hay bất lạc, màkhông có sự dính mắc hoặc bực bội đối với đề mục đó.
Chúng ta mất nhiều thời gian cho tấm thân của chúng ta: tắm rửa, giặt quần áo, ăn uống, làm đẹp và thư giản, nhưng chúng ta có bao nhiêu thời gian để theo dõi tâm của mình?
Nhiều căn bệnh và sự phiền toái trong tâm có thể được tránh khỏi nếu chúng ta dành trọn vẹn thời gian của mình trong một ngày để làm thanh tịnh các căn bằng sự tu tập thiền định. Có nhiều người không tin điều này hoặc họ quá lười biếng để tu tập thiền vì thiếu sự hiểu biết. Có người nói rằng thiền chỉ làm phung phí thời gian mà thôi.
Thiền có thể giúp chúng ta khắc phục sức khỏe xấu và duy trì sức khỏe tốt bằng cách tu tập tâm thức. Khi tâm buông bỏ, thì sẽ có sự thoải mái để thành đạt được tri kiến và sự hiểu biết. Khi chúng ta nuôi dưỡng ý nghĩ xấu trong tâm, những sự ô nhiễm này có thể là nguyên nhân nguy hiểm cho thân thể của chúng ta và chúng ta phải bị chịu trả quả xấu đó. Ngành y khoa đồng ý rằng tâm có thể là nguồn gốc của tất cả những căn bệnh, và tương tự, tâm cũng có thể điều trị những căn bệnh đó.
Ông Krishnamurti quan niệm rằng: - "Thiền là sự mở rộng chân trời mới mẻ. Điều mới mẻ này vượt hẳn và trên tất cả những sở thích tầm thường trong quá khứ- và thiền là sự chấm dứt những điều tầm thường ấy. Sau khi chết , nhờ thiền sẽ mang lại cho chúng ta kết quả bất tử về những điều mới lạ đó. Điều mới mẻ này không có ở trong lãnh vực tâm thức, vì thiền là sự tĩnh lặng của tâm thức."
Con Đường Giải Thoát
Những nhà giáo dục thường nói rằng: nếu con người không có tu tâm hoặc không có những lời dạy của tôn giáo, có thể họ sẽ gây ra nhiều thảm họa. Thật vậy, chúng ta thấy điều này đang diễn ra trên khắp thế giới. Người có học thức mà không có trí tuệ và lòng từ bi, họ dễ lạm dụng tài khôn ngoan của họ để đạt được danh vọng và lòng ham muốn bằng con đường tội lỗi. Bởi vì ngày nay việc ứng dụng trí tuệ vànền khoa học kỹ thuật khá cao, cho nên chúng ta phải đối đầu với những vấn đề và thảm trạng to lớn hơn là những vấn đề mà tổ tiên chúng ta đã phải đương đầu trong quá khứ. Tất cả mọi người trên thế giới đang đấu tranh nhau. Đạo Phật dạy chúng ta rằng trong bất cứ trường hợp nào chúng ta sát sanh là có tội. Bất hạnh thay khi người ta đấu tranh và giết hại lẫn nhau trong danh nghĩa của tôn giáo.
Hành thiền có thể đóng góp thật nhiều cho việc chế ngự tâm bất thiện. Nhờ hiểu biết được tâm thiện và tâm bất thiện, chúng ta quan sát mỗi ý nghĩ của mình thật cẩn trọng và hành động với chánh niệm. Chúng ta cố gắng ghi nhận những điều suy nghĩ khi chúng xuất hiện trong tâm. Kiểm chứng lại những điều suy nghĩ đó chính là thực hành thiền định vậy.
Sự buồn phiền và lo lắng thái quá, hoặc đau khổ quá lâu và quá căng thẳng, nếu không được giải trừ thì những điều phiền nhiễu đó sẽ tiêm nhiễm vào thân. Loét dạ dày, những chứng bệnh ngoài da, những chứng bệnh phẫu thuật và đa số những điều rối loạn chính của cơ thể là do tâm bị mất quân bình. Đối với các trẻ em, khi thị giác còn non nớt, các em thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi những điều phiền lụy do cảm xúc mang lại. Thiền định sẽ giúp đối phó các nguy cơ đó.
Nếu thực hành thiền định, quý vị sẽ học được cách cư xử của một người trượng phu quân tử, mặc dù quý vị bị những người khác làm phiền lụy. Nhờ hành thiền quý vị có thể học được phương pháp thư giản thân và làm cho tâm thanh tịnh; quý vị có thể học cách thức để gìn giữ tâm hồn cho an vui và tự tại.
Hành thiền là để làm tăng cường tâm thức và có thể kiểm soát niềm cảm xúc của con người khi bị những cảm giác và những điều suy nghĩ tiêu cực làm ô nhiễm tâm thức, như là ganh tị, sân hận, ngã mạn, và ích kỷ.
Chúng ta nên nhớ rằng những bậc thầy tinh thần trên thế giới này đã đạt được đỉnh cao nhất trong cuộc sống là nhờ họ thực tập thiền định . Ngày nay, họ được hàng triệu người tôn sùng bởi vì họ đã góp phần phục vụ đắc lực cho nhân loại bằng sự hiểu biết cao thượng của ho,ua nhẫn nại và trí tuệ.
Phật giáo có dạy nhiều về vấn đề luyện tâm và những qui trình phức tạp của thiền định được trình bày rất tỉ mĩ. Con đường giác ngộ là con đường tu tập tâm tính. Người Phật tử phải nỗ lực thực hành thiền càng nhiều càng tốt và phải biết gìn giữ những cơ hội đã có. Phát huy tri kiến và tư cách đạo hạnh của chúng ta là để phát triển đời sống tinh thần, và chúng ta cần phải tu tập tối thiểu bốn đề mục thiền định căn bản: niệm Phật, rải lòng Từ, quán sự bất tịnh và niệm sự chết. Nếu không có nhiều thì giờ thì ít ra, chúng ta cũng phải cố gắng tu tập bốn đề mục căn bản đó, vì chúng sẽ hộ trì và gia hộ cho người Phật tử trên bước đường giải thoát.
Tác giả: Đại đức Thiện Minh dịch
Nguồn tin: Hòa thượng Dhammananda
Send comment
Your Name
Your email address
(View: 27597)
Là những hành giả thiền Quán, quý vị cần phải hiểu rõ ràng và chính xác sự khác biệt giữa Khái niệm và Thực tại, vì chỉ một trong hai điều này là đối tượng của thiền Minh sát (Vipassana).
(View: 30883)
Trung tâm cuả triết lý cuả Luận là Abhidhamma Pitaka,(Tạng Vi Diệu Pháp) một trong các bộ phận thuộc kho tàng kinh điển được Phật giáo Therevada công nhận là chính truyền cuả Phật Pháp. Kho tàng kinh điển này được soạn thảo bởi ba Hội đồng Phật giáo lớn được tổ chúc tại Ấn độ trong những thế kỷ đầu sau khi Phật viên tịch.
(View: 93158)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(View: 21513)
-Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt. Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. -Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau. Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt. Thiền quán sử dụng cận định và sát na định
(View: 29111)
"Tạng" hay "Tàng" là giỏ chứa, chổ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là "Tàng Kinh Các" để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng).
(View: 28254)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
(View: 20534)
Đức Phật đã dạy trong tất cả các sinh hoạt của chúng ta – đi, đứng, ngồi, nằm, chúng ta phải để sức nóng thiêu huỷ các tật xấu ấy. Nếu chúng ta không làm thế, chúng sẽ thiêu huỷ chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày….Cách thức để trang bị đầy đủ là thực hành thiền định, khi chúng ta giữ hơi thở trong tâm thức. Đây là cách giúp chúng ta luôn giữ lấy chánh niệm, để sẵn sàng đối phó với nhiễm ô, và như vậy chúng ta có thể hàng phục được nhiễm ô trước khi chúng xuất hiện, chỉ cần chúng ta luôn ghi nhớ đề mục thiền quán trong tâm thức nội tại
(View: 21438)
Có hai đường lối để hộ trì Phật Giáo. --Một, được gọi là āmisapūjā, dưỡng nuôi, hay hộ trì bằng sự dâng cúng vật chất, như bốn món vật dụng: y phục, chỗ ở, vật thực và thuốc men. --Hai, dâng cúng bằng cách thực hành Giáo Pháp (patipatipūjā -- dâng cúng pháp hành) là dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối thiết thực nhất, người dưỡng nuôi Phật Giáo phải phát triển Giới, Định, Tuệ cho đến khi ba phần nầy luôn luôn ở với mình. Đó là người dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối chân chánh.
(View: 25839)
Kể từ khi vắng đức Phật và các đại đệ tử, Phật giáo thường phải đối đầu với những tình trạng đen tối với những diễn dịch sai lạc, bên cạnh đó chưa kể đến những thành phần bất hảo trong Tăng đoàn. Tuy nhiên may mắn có những vị Trưởng lão Thánh Tăng từng thời kỳ đã mang trách nhiệm và quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy nền đạo pháp. Do đó, những thời kỳ kết tập kinh điển ra đời để bảo tồn các lời dạy của Đức Phật.
(View: 47833)
Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật. Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.
(View: 47598)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát
(View: 40457)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
(View: 32251)
KINH PHÁP CÚ Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.
(View: 21540)
Bởi vì thân thể con người không thể nào chịu đựng được cách ngồi nầy trong nhiều giờ, nên chúng ta xen kẽ các suất ngồi thiền với các suất đi kinh hành. Vì pháp Thiền Hành, hay đi kinh hành, là một pháp thiền quan trọng, tôi muốn thảo luận ở đây về bản thể, tầm quan trọng, và các lợi ích của pháp thiền nầy.
(View: 20492)
Có 2 bộ Kinh thuộc về Đại Tạng Kinh. Khi in ấn để phát hành các loại sách, thì cũng chỉ có 2 bộ kể trên là đã có in rõ ràng các chữ: "Đại Tạng Kinh" ở trên bìa. Đó là: 1. Bộ Nikaya Sutta được dịch từ tiếng Pali. 2. Bộ Kinh A Hàm được dịch từ tiếng Trung Hoa
(View: 16473)
Phật giáo ngày nay có nhiều tông phái với các truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân biệt hai tông phái chính: Phật Giáo Đại thừa - Mahayana, và Phật Giáo Nguyên thủy - Theravada. Phật Giáo Mahayana thịnh hành ở các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật Giáo Theravada được lưu truyền rộng rãi ở Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.
(View: 17307)
Bát Quan Trai giới là một phương pháp tu hành tích cực và thù thắng của người tại gia cư sĩ. Bát Quan Trai là gì.? Ý nghĩa Bát Quan Trai. Đã được Ngài Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác giảng trong khóa tu học tại Âu Châu