(Xem: 1766)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2232)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Tìm hiểu ý nghĩa câu kệ "Namo..lễ Phật"

17 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 26769)

Tìm hiểu ý nghĩa câu kệ "Namo..lễ Phật"

 

Khi tụng đọc, tâm chúng ta hoan hỷ, tỏ tấm lòng tôn kính vô biên với Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp cung kính là tâm đại thiện, tạo ra rất nhiều quả báu.

 le_phat-content

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy - Nam Tông, câu kệ lễ Phật "Namo Tassa bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa" (phiên âm theo tiếng Việt: Ná-mô tá-sá phá-gá-vá-tô á-rá-há-tô sâm-ma sâm-bút-thá-sá) được dịch nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nam tông Việt Nam là "Con đem hết lòng thành kính làm lễ đức Bhagava đó, Ngài là bậc Araham cao thượng, được chứng quả chánh biến tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy"; dịch nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nguyên thủy hải ngoại là "Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn, Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường, Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh, Làm lành lánh dữ lợi quần sanh"; dịch nghĩa Anh ngữ theo kinh tụng của Giáo Hội Tăng Già Anh Quốc (The Enghlish Sangha Trust): "Homage to the Blessed, Noble and Perpectly Enlightened One".

Trong bất cứ nghi lễ lớn hoặc nhỏ, câu kệ lễ Phật trên đều được xướng tụng để mở đầu cho khóa lễ, thường là hai thời khóa công phu chiều và sáng, và trong các nghi thức dâng y Kathina, khóa kinh phúc chúc đến Phật tử, nghi thức thuyết pháp, khi Phật tử cúng dường đến Tam Bảo, v.v. Các nước trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới đều cử hành nghi thức xướng câu kệ Namo...lễ Phật giống nhau. Thông thường, mọi người đều tụng câu kệ này đúng ba lần. Chư Tăng Ni và Phật tử Phật giáo Nguyên thủy đều biết đọc và tụng bài này. Thậm chí nếu ta muốn biết người nào đó có phải là Phật tử Nam tông (Theravada) hay không, ta chỉ cần hỏi xem người ấy có biết tụng bài kệ Namo...lễ Phật. Bài kệ này rất quan trọng, có nhiều ý nghĩa và giá trị. Tuy nhiên, có lẽ có nhiều Phật tử vẫn chưa hiễu tường tận về xuất xứ, lợi ích và ý nghĩa của bài kệ. Do đó bài viết này nhằm trích dẫn và làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan đến bài kệ.

I. XUẤT XỨ

Có lẽ chúng ta thường thắc mắc, không biết bài kệ Namo...lễ Phật là do Đức Phật dạy hay do chư vị đệ tử của Ngài giảng dạy cho chúng ta tụng đọc để biết Ân Đức của Đức Phật Tổ. Nếu suy luận rằng bài kệ do chư vị đệ tử của Ngài dạy thì có lý hơn là do chính đức Phật. Nhưng thật ra, bài kệ là do chư Thiên thốt ra, không phải do đức Phật hay chư vị đệ tử của Ngài dạy.

Trong quyển "Kho Tàng Pháp Học" (của Thái Lan, do Đại Đức Ngộ Giới phiên dịch), chúng ta thấy ghi xuất xứ của nó từ bốn quyển Kinh:

1- Chú giải Trường Bộ Kinh Sumangalavilasinī,

2-  Tiểu Tụng (Khuddakapadha),

3-  Paramatthajotika và

4-  Nidāsamyutta. Nguyên văn Pāli (Nam Phạn) là:

"NAMO sātāgirī yakkho
TASSA ca asurindako
BHAGHAVATO mahārājā
Sakko ARAHATO tathā
SAMMĀSAMBUDDHASSA mahā-brahmā
Ete pañca namassare".

Nghĩa:

Chúa loài Dạ Xoa, kính lễ Phật bằng tiếng Namo
Chúa A Tu La, kính lễ Phật bằng tiếng Tassa
Tứ Đại Thiên Vương, kính lễ Phật bằng tiếng Bhagavato
Vua Trời Đế Thích, kính lễ Phật bằng tiếng Arahato
Đại Phạm Thiên, kính lễ Phật bằng tiếng Sammāsammabuddhassa

Giải nghĩa theo từng từ ngữ:

- Namo = Thành kính

- Tassa = vị ấy

- Bhagavato = Thế Tôn.

Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế Tôn hiệu Bhaghavato bởi Ngài đã siêu xuất Tam giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa.

- Arahato= Ứng Cúng.

 Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế tôn hiệu Araham bởi Ngài đã xa lìa các tội lỗi nên tiền khiên tật thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành.

- Sammāsammabuddhassa = Chánh Biến Tri.

Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế tôn hiệu Sammāsammabuddhassa bởi Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, tự Ngài ngộ lấy, không thầy chỉ dạy.

Bài kệ tán dương Đức Phật này được nói lên lúc nào? Đó là sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ Đề vào tuần lễ thứ nhất. Vừa lúc Ngài cảm thắng Ma Vương, vẹt màn lưới vô minh và ái dục, tâm Ngài bừng giác ngộ. Ánh sáng giác ngộ đó được lan tỏa khắp cả Tam thiên đại thiên thế giới. Đầu tiên lan tỏa lên cõi Tứ Đại Thiên Vương, Đạo Lợi, Dạ Ma v.v. và lan lên cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Nghe tin Đức Thế Tôn thành đạo, Dạ Xoa đại diện cho cõi trời Tứ Đại Thiên Vương, A Tu La đại diện cho phái Bất thiện, Vua trời Đế Thích đại diện cho cõi Đạo Lợi, Phạm Thiên đại diện cho 16 cõi trời Sắc giới và 4 cõi Vô Sắc, tất cả đều chúc tụng Ngài vừa thành đạt ngôi vị Thầy của Chư Thiên và Nhân loại (Satthādevamanussānam), bằng các lời chúc tụng nêu trên.

II. LỢI ÍCH KHI TỤNG ĐỌC

Thành đạt trong mọi lãnh vực, bắt đầu từ sự nỗ lực, kiên trì và cầu tiến không ngừng. Đánh mất những yếu tố đó sẽ dễ đưa đến thất bại. Trên phương diện huyền học, ngay cả những đạo sĩ chuyên luyện bùa phép, chú thuật, thần chú v.v... để thành đạt những phép lạ cũng phải kiên trì liên tục, không bị gián đoạn, nếu bị gián đoạn thì phép lạ bị giảm thiều và năng lực, hiệu nghiệm không còn tác dụng nữa. Trên phương diện tu tập và hành trì pháp môn giải thoát, chúng ta cũng phải nỗ lực không ngừng, ngăn ngừa pháp ác, thực hiện các hạnh lành, giữ tâm trong sạch. Nếu công phu tu luyện thực hành đúng, đều đặn, nhiều kiếp thì chắc chắn chúng ta sẽ được giác ngộ giải thoát. Về xuất xứ, bài kệ Namo...lễ Phật là do năm vị có quyền lực đại diện cho 31 cõi Ta-bà đến lễ lạy Phật khi Ngài mới vừa thành đạo. Do đó, chúng ta đọc tụng thường xuyên thì sẽ có những phép lạ xảy ra trong tâm thức của mình. Quyển Kho Tàng Pháp Học và những bộ Chú Giải có đề cập đến bốn lợi ích của những ai tụng đọc và hành trì:

1. Noi gương theo bậc thánh

Tụng đọc và hành trì bài kệ này có nghĩa là chúng ta huân tập pháp học và pháp hành theo gương của bậc thánh (chư Phật). Khi tụng đọc, tâm chúng ta hoan hỷ, tỏ tấm lòng tôn kính vô biên với Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp cung kính là tâm đại thiện, tạo ra rất nhiều quả báu. Cụ thể là 7 cõi trời Dục Giới, xa hơn nữa là thành Chánh giác. Người tụng đọc bài kệ này chắc chắn là có duyên lành với Chánh pháp. Người có lòng tin thì mới đọc tụng bài kệ này. Mỗi ngày, khi tán dương và kính lễ Thế Tôn, A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, thì mỗi ngày chúng ta đều thực hành theo gương và hạnh của đức Phật.

2. Ngăn ngừa sự tai hại

Người tụng đọc thường xuyên bằng tâm trong sạch và tôn kính thì sẽ có quả đại thiện. Chính quả này có khả năng ngăn ngừa tại hại. Tuy nhiên, nếu đã lỡ tạo những ác nghiệp thì chúng ta phải gánh chịu. "Ta đi theo với nghiệp của ta; Dù cho tốt xấu tạo ra tự mình", hai câu kệ đó giới thiệu chúng ta một khung trời Thiện và Ác do ta chọn lựa. Một khi lựa chọn thì chúng ta phải gánh hậu quả. Thiện và ác theo ta như bóng với hình.

Nếu thiện và ác là do ta tạo, như vậy cần gì phải đọc và tụng bài kệ Namo...lễ Phật để ngăn ngừa tai hại? Xin trả lời rằng trong nghiệp thiện và ác, nghiệp nào nhiều thì trổ quả lớn. Cho dù khi nghiệp ác đang trổ quả, nếu chúng ta thực hiện một trong 10 việc làm thiện sự như: Bố thí, trì giới, tu tiến, cung kính, phục vụ, tuỳ hỷ, nghe pháp, thính pháp v.v.. thì sẽ cho tâm đại quả. Tâm đại quả này có khả năng ngăn ngừa những tai hại. Ngăn ngừa ở đây không có nghĩa là xóa hết những hành động bất thiện chúng ta đã tạo trong quá khứ, nhưng có thể hoá giải phần nào các hậu quả tai hại do các nghiệp ác đó. Vì thế, khi chúng ta đọc tụng bài kệ Namo...lễ Phật đề đặn, thường xuyên và lâu dài, chắc chắn chúng ta sẽ có phước báu vô lượng vô biên. Đức Phật dạy rằng phước báu là nơi nương nhờ của chúng sanh trong ngày vị lai, phước báu là nơi ẩn náo an toàn, che chở chúng sanh, ngăn ngừa tai hại.

3. Tẩy tâm trong sạch

Tâm chúng ta ô nhiễm do bởi những phiền não cấu uế như tham, sân, si v.v...Vì tâm chúng ta không thanh tịnh và trong sạch nên bị ô nhiễm bởi những thứ phiền não trên. Trong thiền tập, cụ thể là Thiền Định (samatha bhavana), đức Phật dạy có 40 đề mục thiền định như: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng v.v. Hành giả chọn một trong 40 đề mục thích hợp rồi chuyên tâm Niệm; nhờ phương pháp niệm này mà tâm hành giả được tập trung, đưa đến cận định, định, đạt sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền v.v., phiền não sẽ được vắng lặng trong thời gian khi hành giả đạt được những giai đoạn thiền đó.

Như vậy, chúng ta tụng đọc kệ Namo...lễ Phật cũng là một đề mục thiền định nhằm để giữ tâm trong sạch và thanh tịnh, không bị chao động bởi những ngọn gió thế gian như: được lợi, mất lợi, được danh, mất danh, hạnh phúc, đau khổ v.v.

4. Tạo đời sống cốt lõi

Cốt lõi của đời sống là thiện pháp. Người hành trì và đọc tụng kệ Namo...lễ Phật là người đang thực hành thiện pháp. Thiện pháp chính là bản chất đạo đức của Thiên nhân. Thiện pháp là nhịp cầu để chuyển mê khai ngộ, ly khổ, đắc lạc. Đức Phật khuyên chúng ta: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi". Ngài cũng dạy: "Attāhi attano nātho ko hi nātho paro siyā - Mỗi người là nơi nương tựa của chính mình, không ai có thể là đấng cứu rỗi của ai được". Qua lời dạy trên, chúng ta thấy đạo Phật là đạo của con người, lấy con người làm trung tâm. Hạnh phúc hay đau khổ là do chính chúng ta. Vậy thì chúng ta hãy nổ lực và chuyên tâm thực hành chánh pháp.

III. TẠI SAO PHẢI ĐỌC VÀ TỤNG BÀI KỆ NAMO... LỄ PHẬT BA LẦN?

Có người cho rằng tụng ba lần là tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và vị lai; hay tượng trưng cho ba quả vị Phật: Thinh Văn Giác, Duyên Giác và Chánh Đẳng Chánh Giác, v.v. Tuy nhiên, không phải như thế. Theo những bộ kinh Phật như Sumangalavilasinī, Khuddakapadha, Paramatthajotika và Nidāsamyutta, chúng ta phải tụng đọc ba lần không dư và không thừa. Đọc tụng bài kệ Namo...lễ Phật ba lần có ý nghĩa và ám chỉ cho ba hạng

Bồ Tát thực hành 3 hạnh Pháp Độ (pāramī, ba-la-mật). Đó là:

Bồ tát thực hành hạnh Trí Tuệ (paññā),

Bồ tát thực hành hạnh Đức Tin (saddhā), và

Bồ tát thực hành hạnh Tinh Tấn (viriya)

Mặc dù ba vị Bồ Tát này tu những hạnh nguyện khác nhau, nhưng đều hướng đến quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác (sammāsambuddhassa) giống nhau. Chư vị Chánh Đẳng Chánh Giác đều có Nhất Thiết Chủng Trí, Thần Thông, và 30 tục lệ của Chư Phật thì đều tương đồng. Tuy nhiên thời gian thực hành Pháp Độ thì khác biệt. Vị Bồ tát thực hành Pháp Độ hạnh Trí Tuệ thì phải mất thời gian 20 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị Bồ tát thực hành Pháp Độ hạnh Đức Tin thì phải mất thời gian 40 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị Bồ tát thực hành Pháp Độ hạnh Tinh Tấn thì phải mất thời gian 80 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Theo bộ Chánh Giác Tông (Buddhavamsa), do Hoà Thượng Bửu Chơn phiên dịch, thì Phật Thích Ca tu hạnh Trí Tuệ, và Phật Di Lặc tu hạnh Tinh Tấn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 30007)
Trung tâm cuả triết lý cuả Luận là Abhidhamma Pitaka,(Tạng Vi Diệu Pháp) một trong các bộ phận thuộc kho tàng kinh điển được Phật giáo Therevada công nhận là chính truyền cuả Phật Pháp. Kho tàng kinh điển này được soạn thảo bởi ba Hội đồng Phật giáo lớn được tổ chúc tại Ấn độ trong những thế kỷ đầu sau khi Phật viên tịch.
(Xem: 92207)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 20963)
-Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt. Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. -Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau. Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt. Thiền quán sử dụng cận định và sát na định
(Xem: 28312)
"Tạng" hay "Tàng" là giỏ chứa, chổ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là "Tàng Kinh Các" để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng).
(Xem: 27756)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
(Xem: 20068)
Đức Phật đã dạy trong tất cả các sinh hoạt của chúng ta – đi, đứng, ngồi, nằm, chúng ta phải để sức nóng thiêu huỷ các tật xấu ấy. Nếu chúng ta không làm thế, chúng sẽ thiêu huỷ chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày….Cách thức để trang bị đầy đủ là thực hành thiền định, khi chúng ta giữ hơi thở trong tâm thức. Đây là cách giúp chúng ta luôn giữ lấy chánh niệm, để sẵn sàng đối phó với nhiễm ô, và như vậy chúng ta có thể hàng phục được nhiễm ô trước khi chúng xuất hiện, chỉ cần chúng ta luôn ghi nhớ đề mục thiền quán trong tâm thức nội tại
(Xem: 21031)
Có hai đường lối để hộ trì Phật Giáo. --Một, được gọi là āmisapūjā, dưỡng nuôi, hay hộ trì bằng sự dâng cúng vật chất, như bốn món vật dụng: y phục, chỗ ở, vật thực và thuốc men. --Hai, dâng cúng bằng cách thực hành Giáo Pháp (patipatipūjā -- dâng cúng pháp hành) là dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối thiết thực nhất, người dưỡng nuôi Phật Giáo phải phát triển Giới, Định, Tuệ cho đến khi ba phần nầy luôn luôn ở với mình. Đó là người dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối chân chánh.
(Xem: 25356)
Kể từ khi vắng đức Phật và các đại đệ tử, Phật giáo thường phải đối đầu với những tình trạng đen tối với những diễn dịch sai lạc, bên cạnh đó chưa kể đến những thành phần bất hảo trong Tăng đoàn. Tuy nhiên may mắn có những vị Trưởng lão Thánh Tăng từng thời kỳ đã mang trách nhiệm và quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy nền đạo pháp. Do đó, những thời kỳ kết tập kinh điển ra đời để bảo tồn các lời dạy của Đức Phật.
(Xem: 28188)
Lời dạy của Đức Phật là: "Khi chúng ta thấy bất cứ điều gì, đừng có dính mắc vào điều đó, mà hãy chú tâm để phát huy sự hiểu biết sâu sắc vào bản chất thật của sự vật.". Hãy theo dõi tâm để thoát khỏi sự dính mắc của trần cảnh. Khi quý vị nghe âm thanh hay hoặc dỡ, chỉ nghe bằng sự tỉnh thức. Bạn phải có chánh niệm để ngă
(Xem: 47110)
Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật. Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.
(Xem: 46604)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát
(Xem: 39557)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
(Xem: 31654)
KINH PHÁP CÚ Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.
(Xem: 20919)
Bởi vì thân thể con người không thể nào chịu đựng được cách ngồi nầy trong nhiều giờ, nên chúng ta xen kẽ các suất ngồi thiền với các suất đi kinh hành. Vì pháp Thiền Hành, hay đi kinh hành, là một pháp thiền quan trọng, tôi muốn thảo luận ở đây về bản thể, tầm quan trọng, và các lợi ích của pháp thiền nầy.
(Xem: 19862)
Có 2 bộ Kinh thuộc về Đại Tạng Kinh. Khi in ấn để phát hành các loại sách, thì cũng chỉ có 2 bộ kể trên là đã có in rõ ràng các chữ: "Đại Tạng Kinh" ở trên bìa. Đó là: 1. Bộ Nikaya Sutta được dịch từ tiếng Pali. 2. Bộ Kinh A Hàm được dịch từ tiếng Trung Hoa
(Xem: 15987)
Phật giáo ngày nay có nhiều tông phái với các truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân biệt hai tông phái chính: Phật Giáo Đại thừa - Mahayana, và Phật Giáo Nguyên thủy - Theravada. Phật Giáo Mahayana thịnh hành ở các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật Giáo Theravada được lưu truyền rộng rãi ở Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.
(Xem: 16627)
Bát Quan Trai giới là một phương pháp tu hành tích cực và thù thắng của người tại gia cư sĩ. Bát Quan Trai là gì.? Ý nghĩa Bát Quan Trai. Đã được Ngài Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác giảng trong khóa tu học tại Âu Châu