(Xem: 1808)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2267)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Cúng dường

29 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 20246)


Cúng dường


 Có bốn cách cúng dường từ thấp đến cao, đó là phẩm vật cúng dường, tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường; ngoài bốn cách này không phải là cúng dường. Người có hiểu biết dâng phẩm vật cúng dường kèm theo tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường là thành tựu trọn vẹn sự cúng dường. Nhưng không biết thì cúng dường phẩm vật rồi sinh tâm ngã mạn và người thọ lãnh cung dường cũng khởi tâm xấu, cả hai đều bị đọa.

 Chúng ta quan sát những người cúng dường chùa này đến chùa khác và cuối cùng kết quả họ nhận được như thế nào, sẽ biết họ cúng dường đúng theo Phật pháp hay là đã lạc vào đường tà. Nếu cúng dường nhiều, nhưng tài sản mất trắng và trở thành nghèo đói, oán hận, không cúng nữa, chúng ta biết người này sẽ đọa địa ngục và tướng địa ngục đã hiện ra, vì tướng phước thứ năm của con người là tài sản đã bị mất và nghèo đói. Thời Đức Phật tại thế, người cư sĩ nổi tiếng với hạnh cúng dường là ông trưởng giả Cấp Cô Độc, ông càng cúng dường càng sinh phước báo, nên đời sống vật chất càng sung mãn hơn.

cungduong1-content

 Vì vậy, phải xét lại tâm của người cúng dường và người thọ lãnh cúng dường. Người cúng và người nhận đều không thanh tịnh thì hai tâm này thường tương ưng với nhau, nên dễ gặp nhau. Muốn cầu Phật, muốn gặp Phật, nhưng lại gặp ma gia Phật là vậy. Đức Phật dạy chúng ta cúng dường phải có tâm thanh tịnh trước mới tương ưng với Phật, Bồ tát, Thánh hiền và các Ngài mới dẫn lối đưa đường cho chúng ta đi đúng tuyến để gặp được thầy hiền bạn tốt trên thực tế cuộc sống. Khi khởi tâm cúng dường, xem tâm của người dẫn ta đi cúng như thế nào, phước báo của họ ra sao; nếu họ tốt và dẫn ta đi đến chỗ tốt là biết đúng. Còn chúng ta khởi tâm xấu, tức tâm ma sẽ gặp người dẫn chung ta đến với ma; nói cách khác, mình xấu mới hạp với ma và hai tâm xấu gặp nhau là sai pháp thì tưởng mình làm phước lại thành tạo tội. Những người như vậy thường nói “Tôi cúng nhiều, nhưng hết tiền rồi, không cúng nữa”; họ đã phạm tội phá pháp, vì họ không thanh tịnh và cúng cho người tu giả dối, nên kết quả họ gặp khó khăn, buồn khổ và người nhận cũng khổ, khiến cho người khác hiểu lầm pháp cúng dường là tệ hại như vậy.

 Cúng dường xong nên kiểm tra xem tâm chúng ta có bất mãn hay không. Phần nhiều các Phật tử thường phạm sai lầm này. Được hướng dẫn đến thầy đó, chùa đó để cúng dường, lúc đi thì thích cúng dường; nhưng khi chạm thực tế, thấy vị này, chua này không tốt giống như chúng ta nghĩ, mà cũng phải cúng là bất đắc dĩ cúng dường thì cúng dường rồi sanh tâm bực bội, bất mãn. Cúng dường như vậy chắc chắn chẳng có phước gì cả mà còn tạo tội. Hoặc Phật tử cúng dường trai tăng thỉnh quý thầy, nhưng đứng lạy ở trai đường thấy những vị mình kính mến không đến, chỉ có … , nên buồn phiền, bực tức nổi lên. Phải tự biết tâm mình như thế nào đó mà phước không sinh, nhưng nghiệp đã sinh, khiến cho các vị chân tu không đến và khiến ta bất mãn. Nghiệp đến đâu thì sẽ đọa đến đó. Nếu khởi tâm tốt, nhưng lại gặp ma dẫn đến chỗ không tốt tác động chúng ta phiền não, là biết đã hư pháp; chỉ còn cách trụ tâm lại để giữ cho tâm thanh tịnh là chính, không quan tâm đến việc khác; còn khởi phiền não chẳng sửa đổi được gì cả, mà chỉ làm cho mình đọa sâu thêm.

 Nếu chúng ta có căn lành và có tâm cúng dường thanh tịnh, hai điều này gắn liền với nhau, sẽ được Hộ pháp, Long thiên và chư Bồ tát dẫn dắt chúng ta. Nhờ vậy, tự nhiên chúng ta đi đúng chỗ, gặp vị cao Tăng đức hạnh, khiến chúng ta khởi tâm cung kính, thì phẩm vật cúng dường chưa có, nhưng đã phát tâm kính tín là phước đã sinh ra cho ta. Tuy nhiên, các vị Thánh Tăng đâu dễ gặp, không phải ở đâu cũng có và không phải lúc nào cũng có Thánh Tăng. Trong lịch sử, trải qua cả ngàn năm mới có một Đức Phật Thích Ca. Dưới Phật là các vị Hiền Thanh lâu lắm mới xuất hiện và đâu phải nơi nào các ngài cũng xuất hiện. Lịch sử cho chúng ta thấy rõ nơi nào có Hiền Thánh hiện hữu, Phật pháp sẽ phát triển rất mạnh, chùa cao Phật lớn theo đó được dựng lên; nhưng khi các ngài viên tịch thì ma kéo đến để tranh giành quyền lợi dẫn đến tranh chấp, sát hại nhau làm cho Phật pháp suy sụp. Vì vậy chùa cao Phật lớn bấy giờ trở thành nơi tập họp phiền não, không thanh tịnh.

 

blank

 Chùa Nam Hoa, nơi lưu dấu chân của Tổ Huệ Năng, hai ngàn năm trước đã có một vị Tăng Ấn Độ đi ngang qua đây và nói rằng năm trăm năm sau nơi này sẽ có một vị Thánh Tăng đến đây xây dựng. Và quả đúng như lời tiên đoán ấy, Tổ Huệ Năng đến đó hành đạo va ngày nay nơi này trở thành trung tâm Phật giáo nổi tiếng.

 Người đến cúng dường gặp Tổ Huệ Năng là vị Thánh Tăng, đương nhiên nhận được sự an lành và hoan hỷ vô cùng. Nhưng chung quanh Tổ cũng có phàm Tăng và cả ác Tăng, nghiệp Tăng nữa, không phải tất cả đại chúng ở đó là Thánh. Giống như trên núi có vàng, nhưng phải có đá sỏi gai góc nhiều hơn. Đức Phật cũng nói rằng một cây nở hoa thì cả rừng đều tỏa hương thơm, “Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương”, nghĩa là một người tu hành đắc đạo làm cho tất cả mọi người nương nhờ được thơm lây. Thật vậy, một vị tu hành tốt, tức tâm họ thanh tịnh, đức hạnh trang nghiêm, trí tuệ trong sáng thì Phật tử nhận thấy những điều tôt đẹp này tỏa sáng trong cuộc sống họ, khiến cho Phật tử dễ khởi tâm cung kính tất cả đại chúng. 

 Tâm của Tổ Huệ Năng là tâm Phật quá tốt đẹp, tác động qua tâm các vị phàm Tăng, ác Tăng sống chung với ngài khiến họ cũng được thơm lây. Thật vậy, họ là những người tầm thường trong xã hội, thậm chí có cả những người ác như nhóm ăn cướp thợ săn mà ngài từng sống chung với họ. Khi nghe ngài đắc đạo, họ đã tìm tới nương tựa. Dĩ nhiên với tâm bao dung, ngài đã tiếp nhận họ; được khoác vào chiếc Tăng bào, được núp bóng Tổ, được Tổ khai tâm, họ cũng thể hiện được phần nào sự tốt đẹp.

 Nói đến đạo lực giáo dưỡng của các vị Hiền Thánh, chúng ta nhớ đến việc Đức Phật đã độ ông Sunita xuất thân là người hốt phân. Nhờ Đức Phật soi rọi, tâm ông trở thành trong sáng, đắc quả A la hán, khiến cho vua Ba Tư Nặc trông thấy phải kính lễ; trong khi trước đó, với vị trí thấp kém nhất trong xã hội, nếu Sunita mà để cho nhà vua trông thấy mặt là đã bị chém đầu rồi.

 Hòa thượng Huê Nghiêm thường nói rằng: “Đạo chuyển cô cùng đăng quý hiển”; nghĩa là đạo có thể chuyển hóa người nghèo đói, côi cút trở thành người cao quý. Câu này cũng nhằm chỉ ngài Huyền Trang. Cha của ngài Huyền Trang là ông Trần Quang Nhiệm trên đường đi nhận lãnh chức vụ, bị người hầu cận giết chết và tên này đã cưỡng bức để sống với mẹ của ngài, lúc đó bà đang mang thai ngài. Đến khi sinh ra ngài, hắn ta đã thả ngài cho trôi sông, nhưng may mắn thay, ngài lại tấp vô chùa, nên thường bị các sư trong chùa xem thường là “trôi sông lạc chợ”. Lớn lên ở chùa tu hành, nhờ căn lành sâu dày vơi Phật pháp, ngài đã tiến tu rất nhanh, trở thành vị cao Tăng.

 Vua Đường Thái Tông kính trọng ngài Huyền Trang là vị chân tu đức hạnh, nên muốn cúng dường ngài; nhưng ông nói rằng cả Trường An không có ai xứng đáng để ông cúng dường ngoài Pháp sư Huyền Trang. Ngài Huyền Trang đã trả lời rằng:

 Phàm Tăng bất năng giáng phước
 Dục cầu phước tiên thỉnh phàm Tăng

 Nghĩa là các vị sư không có phước thì không thể ban phước cho ai được; nhưng câu sau ngài nói ngược lại rằng muốn cầu phước thì phải nhờ phàm Tăng. Có thể hiểu rằng trên bước đường tu, trước tiên chúng ta cần mượn đàn tràng hình thức có Phật, Pháp và Tăng. Không có Đức Phật thật trên cuộc đời này, chúng ta làm tượng Phật bằng gỗ, bằng giấy…; không có chơn kinh, chúng ta phải có cuốn kinh văn tự; không có vị thầy Hiền Thánh, chúng ta có phàm Tăng, để hình thành thế gian trụ trì Tam bảo.

 Tuy nhiên, với tâm thành, kính tín Tam bảo, chúng ta có thể thấy xa hơn. Thật vậy, dù đối diện trước tượng Phật giấy, đọc kinh giấy trắng mực đen và nghe thầy phàm tụng kinh; nhưng nhờ căn lành, chúng ta cảm nhận được một cái gì quan trọng linh thiêng thì lúc đó, Phật giấy biến thành Phật thật, kinh văn tự biến thành chơn kinh và ông thầy phàm biến thành Thánh hiền. Đó là ý nghĩa lộng giả thành chơn, vì nhờ tâm chúng ta kính tín Tam bảo mà chuyển đổi được phương tiện Tam bảo này trở nên tốt đep.

 Thực tế cho thấy khi nhà có đám tang, nhiều Phật tử nghe các thầy tụng kinh, trong lòng sung sướng, an lạc và có cảm giác là ông bà họ được siêu thoát; như vậy tai nghe ngôn ngữ, nhưng tâm nghe được chơn kinh, nên tâm họ thanh tịnh mới tác động qua vị sư tụng kinh cũng được thanh tịnh, tạo thành đạo tràng một màu thanh tịnh.

 Vì vậy, khi chúng ta cúng dường với tâm kính tín, tuy làm lễ đơn giản mà thành tựu được pháp cúng dường và phước theo đó sinh ra. Trái lại, người làm lễ cúng dường linh đình, nhưng tâm ngã mạn, bất mãn nổi lên sẽ kết thành quả báo xấu là gia đình sa sút, tâm buồn phiền, người thân khó chịu với họ và thốt ra những lời nói phỉ báng, tội lỗi như cúng nhiều uổng phí. Cúng dường mà gia đình xào xáo, ly tán, buồn khổ là sai pháp hoàn toàn. Cúng dường phải sanh ra phước, người thương phải thương hơn, người chưa thương phải thương và người thù ghét thì không khởi tâm xấu ác này với mình nữa. Như vậy, điều quan trọng là cúng dường đúng pháp thì thân khỏe mạnh, tâm an lạc, gia đình hạnh phúc, bạn bè tốt với mình và cuộc sống vật chất được phát triển hơn.

 Trong bốn cách cúng dường, cao nhất là cúng dường pháp. Thí dụ tôi thuyết pháp cho quý Phật tử hiểu được những điều tốt đẹp theo Phật để thực hiện trong cuộc sống, đó là pháp cúng dường, tuy không dâng phẩm vật cho Đức Phật, nhưng được Phật ngợi khen rằng có công đức lớn nhất.

 Bước theo dấu chân Phật, chúng ta làm cho người phát tâm thành, kính tín Tam bảo và nguyện sống theo pháp Phật. Được như vậy là nhờ chúng ta phát tâm Bồ đề, quyết tâm thay Phật làm những việc lợi ích cho nhiều người, giúp cho họ có cuộc sống thăng hoa tri thức và đạo đức, sẽ kết thành công đức lớn lao vô cùng, không nhứt thiết phải có phẩm vật cúng dường. Đôi khi phẩm vật dâng cúng mà thực hiện sai pháp, lại bị phản tác dụng.

 Mong rằng quý Phật tử thực hiện trọng trách hộ đạo, khi cúng dường nên đặt trọn vẹn niềm tin trong sáng nơi Tam bảo mà khởi tâm cung kính, tôn trọng và phát tâm dâng cúng phẩm vật để thành tựu được bốn pháp cúng dường: phẩm vật cúng dường, tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường.

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 62143)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78550)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 81135)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 75889)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 18516)
Sân hận là loại cảm xúc thường gây khó cho nhiều người. Thí dụ khi bạn đang ngồi thiền, bỗng nhiên tâm sân khởi lên, và bạn nghĩ “Ồ không, tâm sân!”, -đó là thái độ phản kháng. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn nghĩ, “Ồ tuyệt vời, tâm sân!” Bạn có thấy sự khác biệt không? Chúng ta thường có xu hướng dễ chấp nhận sự dễ chịu, nhưng ghét bỏ sự khó chịu.
(Xem: 19012)
Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
(Xem: 56346)
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
(Xem: 17512)
Cái tinh thần chung của Phật là gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biến đổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trong cảnh giải thoát Niết-bàn. Vậy bất cứ là kinh nào trong Tam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưng nếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàn trong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạt mà cố công tham cứu và học hỏi,
(Xem: 19068)
Được biết, xuất gia gieo duyên là một truyền thống lâu đời của các nước Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka - nơi Phật tử tại gia có thể thực hiện ước nguyện xuất gia, sống đời tu sĩ trong thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm. Theo đó, các Phật tử xuất gia gieo duyên tại thiền viện sẽ có thời khóa tu học như các chư Tăng tại thiền viện gồm học giáo lý, học kinh luật, ngồi thiền, tụng kinh, kinh hành, trồng cây, làm công quả...
(Xem: 18378)
Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo
(Xem: 113436)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 117131)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp
(Xem: 108805)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 18409)
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa
(Xem: 22272)
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới.
(Xem: 18661)
Đạo Phật Việt Nam giống và khác nhau với đạo Phật Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện chỗ nào? Đạo Phật còn khác nhau về các ‘thừa’: Tiểu Thừa (Theravada- Nguyên Thuỷ), Đại thừa, Kim Cương thừa, các tông phái liên hệ đến cách hành trì: Thiền & Tịnh Độ. Ngay cả trong Thiền còn chia ra thành Lâm Tế & Tào Động & Đốn Ngộ & Tiệm Tu. Những người ngoài cửa hay mới vào cửa đã thấy nhức đầu và tẩu hỏa nhập ma
(Xem: 19063)
Tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân. Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
(Xem: 88304)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.Cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
(Xem: 34203)
Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
(Xem: 115431)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.