(Xem: 1668)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2174)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Hai kiểu thiền quán.

01 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 16454)

HAI KIỂU THIỀN QUÁN
(Two Styles of Insight Meditation)
Nguyên tác : Bhikkhu Bodhi
Việt dịch: Trần Như Mai

 

 

bhikkhu_bodhiNgày nay việc thực hành Thiền Quán đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, tuy nhiên, để đạt được sự thành công như hiện nay, pháp hành này đã trải qua nhiều biến đổi tế nhị. Thay vì được giảng dạy như một phần chính yếu của con đường tu tập Phật giáo, bây giờ pháp hành này thường được trình bày như một môn học thế gian mà những kết quả đạt được thuộc về đời sống trong thế giới này hơn là sự giải thoát siêu thế gian. Nhiều thiền sinh chứng minh những lợi ích thiết thực rõ ràng mà họ đã đạt được nhờ thực hành Thiền Quán, những lợi ích ấy có thể kể từ việc nâng cao hiệu năng công việc và có quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người, đến việc trầm tĩnh hơn, có lòng từ bi hơn và có mức độ tỉnh giác cao hơn.Tuy nhiên, trong lúc những lợi ích ấy chắc chắn tự nó có giá trị, nếu đem ra xem xét thì chúng không phải là mục tiêu cuối cùng mà chính Đức Phật đã hướng đến như là cứu cánh nỗ lực tâp của Ngài. Cứu cánh đó, theo ngôn ngữ của các văn bản kinh điển, là đắc quả Niết Bàn, là sựđoạn trừ mọi phiền não cấu uế ngay bây giờ và ở đây, và giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử từ vô thủy.

Có lẽ áp lực mạnh mẽ nhất đưa đến việc hình thành biểu hiệu đương đại của Thiền Quán là nhu cầu chuyển đổi pháp môn này vào một môi trường phần lớn thuộc về thế tục, xa rời khuôn mẫu giáo lý và đức tin truyền thống của Phật giáo.Cứ xét xem bầu không khí hoài nghi của thời đại chúng ta, ta thấy hoàn toàn thích hợp khi những người mới bắt đầu thiền tập được mời tự mình khám phá tiềm năng nội tại của pháp hành này. Có lẽ chẳng thích hợp chút nào khi đem toàn bộ giáo lýđạo Phật áp đặt cho họ vào lúc khởi đầu.

Tuy nhiên, dù lúc ban đầu chúng ta có thể hành thiền với một tâm hồn cởi mở muốn tìm tòi khám phá, vào một thời điểm nào đó trong lúc thực hành, chúng ta sẽ không tránh khỏi đi đến trước một ngã ba đường, nơi chúng ta phải đối mặt với một sự lựa chọn.

Hoặc là chúng ta có thể tiếp tục hành thiền như một môn học thuần túy tự nhiên, không liên hệ đến tôn giáo, hay là

chúng ta có thể chuyển đổi pháp hành này trở lại bối cảnh nguyên thủy của đức tin và tri kiến Phật giáo.

Nếu chúng ta chọn con đường thứ nhất, chúng ta vẫn có thể đi sâu vào thiền tập và gặt hái càng nhiều hơn nữa những lợi lạc mà chúng ta đã đạt được từ trước đến nay, như là niềm an tịnh sâu lắng hơn, tâm xả nhiều hơn, cởi mở hơn, thậm chí còn có vẻ như thâm nhập được vào thực tại bây giờ và ở đây. Tuy nhiên, dù những kết quả ấy tự thân đáng mong ước, nếu nhìn đối chiếu với những lời Phật dạy, thì chúng vẫn chưa trọn vẹn.Để cho việc thực hành Thiền Quán đạt được tiềm năng trọn vẹn như Đức Phật đã dạy, pháp hành này cần phải được kết hợp với nhiều đức hạnh khác gắn liền trong khuôn khổ giáo lý.

Đứng đầu trong số những đức hạnh ấy là Chánh Kiến và Chánh Tín, một cặp bổ sung cho nhau. Như một chi phần của Phật đạo, Tín ( saddha) không có nghĩa là đức tin mù quáng, mà là thiện chí chấp nhận với niềm tin rằng một vài tiền đề, mà vào giai đoạn phát triển tu tập hiện nay của chúng ta, bản thân chúng ta không thể tự mình chứng minh được. Những tiền đề ấy liên quan đến bản chất của thực tại và những chứng đắc cao hơn của Phật đạo.Trong bản đồ truyền thống của tu tập Phật giáo, Tín được đặt vào bước đầu, như là điều kiện tiên quyết cho những giai đoạn sau này, gồm có tam-vô-lậu-học Giới, Định, Tuệ.Các văn bản kinh điển hình như không tiên liệu được khả năng một người không có đức tin vào những nguyên tắc đặc thù của Giáo Pháp lại có thể thực hành pháp môn Thiền Quán vàđạt được những kết quả tích cực.Tuy thế, ngày nay hiện tượng như vậy đã trở nên cực kỳ phổ biến. Hiện nay, điều này hoàn toàn bình thường đối vơí các thiền sinh lúc mới bắt đầu tiếp xúc với Giáo Pháp qua việc thực hành Thiền Quán, và rồi dùng những kinh nghiệm này như một bàn đạp đểđánh giá mối quan hệ của họ với Giáo Pháp.

Vào giao điểm này, sự lựa chọn của họ đã phân chia thiền sinh thành hai phái lớn. Một phái gồm những người tập trung duy nhất vào những lợi ích rõ ràng mà pháp hành này đem lại ngay bây giờ vàởđây, đình hoãn lại tất cả mối quan tâm về những gì nằm bên ngoài chân trời trải nghiệm của chính họ. Phái kia gồm những người công nhận pháp hành này xuất phát từ một nguồn trí tuệ sâu sắc và rộng lớn hơn nhiều so với sự hiểu biết của chính họ. Để nương theo trí tuệ này đến ngọn nguồn, những thiền sinh này chuẩn bị đưa những nhận định quen thuộc của chính họ dựa vào những kiến giải của Giáo Pháp và như vậy đón nhận Giáo Pháp như một tổng thể bất khả phân.

Sự kiện Thiền Quán có thể thực hành nghiêm túc ngay cả bên ngoài lãnh vực đức tin Phật giáo đã nêu lên một vấn đề thú vị chưa bao giờ được kinh điển hay các luận giải đặt ra một cách rõ ràng. Nếu Thiền Quán có thể được theo đuổi chỉ vì những lợi lạc rõ ràng tức khắc, vậy thì Tín đóng vai trò gì trong việc phát triển con đường tu tập ? Dĩ nhiên, Tín như một sự chấp nhận trọn vẹn giáo lý đạo Phật không phải là một điều kiện cần thiết cho việc thực hành Phật đạo. Như chúng ta đã thấy, những người không tuân theo Giáo Pháp như một con đường giải thoát tâm linh vẫn có thể chấp nhận các giới luật đạo đức Phật giáo và thực hành thiền tập như một con đường an tịnh nội tâm.

Như vậy, Tín phải đóng một vai trò khác hơn là một động lực hành động, nhưng bản chất chính xác của vai trò này vẫn còn có vấn đề.Có lẽ giải pháp sẽ xuất hiện nếu chúng ta đặt vấn đề Tín thật sự nghĩa là gì trong bối cảnh tu tập Phật giáo. Cần phải minh định ngay rằng Tín không thể giải thích đầy đủ như chỉ là sự tôn sùng Đức Phật, hay như là sự kết hợp của lòng thuần thành, kính ngưỡng và biết ơn. Vì trong lúc những đức tính ấy thường tồn tại cùng với đức tin, chúng vẫn có thể hiện hữu ngay cả khi không có đức tin.

Nếu chúng ta quan sát đức tin kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng bên cạnh yếu tố tình cảm, đức tin còn liên quan đến yếu tố lý trí. Điều này gồm có một thái độ sẵn sàng chấp nhận Đức Phật như là một nhà khai sáng độc đáo và tuyên thuyết về chân lý giải thoát. Nhìn từ góc độ này, đức tin cần thiết phải liên hệ đến một quyết định. Như từ “quyết định” bao hàm ý nghĩa ( quyếtđịnh= cắt đứt ), đặt đức tin vào điều gì có nghĩa là thực hiện một động tác phân biệt. Như vậy, đức tin Phật giáo, ít nhất cũng làngụý, có liên hệ đến sự bác bỏ những tuyên bố của các nhà truyền giáo khác để trở thành sứ giả của thông điệp giải thoát như chính Đức Phật vậy. Là một quyết định, đức tin cũng liên hệ đến sự chấp nhận. Nó liên hệ đến thiện chí mở rộng lòng đón nhận những nguyên tắc do đấng Giác Ngộ tuyên thuyết và gắn bó với các nguyên tắc ấy như là những lời hướng dẫn đáng tin cậy về tri kiến và cách hành xử.

Chính quyết định này đã phân chia những người thực hành Thiền Quán như là một môn học tự nhiên thuần túy và những hành giả thực hành Thiền Quán trong khuôn khổ đức tin Phật giáo. Mẫu người thứ nhất, bằng cách đình hoãn bất cứ lời phán đoán nào về hình ảnh thân phận con người do Đức Phật truyền đạt, đãgiới hạn kết quả của việc thực hành Thiền Quán vào những kết quảtương đương với thế giới quan tự nhiên thuôc về thế tục. Mẫu người thứ hai, bằng cách chấp nhận lời tiết lộ của chính Đức Phật về thân phận con người, đã tiếp cận với mục tiêu mà chính Đức Phật đã đề ra như là mục tiêu cuối cùng của pháp hành này.

Trụ cột thứ hai hổ trợ cho pháp hành Thiền Quán là phần đối tác tinh thần của đức tin, đó là chánh tri kiến (samma ditthi). Mặc dù từ “ tri kiến” có thể gợi ý rằng hành giả thực sự thấu hiểu những nguyên tắc được cho là đúng đắn vào lúc bắt đầu việc luyện tập, điều này hiếm khi xảy ra. Đối với tất cả mọi người, ngoại trừ một vài đệ tử có năng khiếu xuất chúng, trước tiên chánh tri kiến nghĩa là đức tin đúng đắn, việc chấp nhận các nguyên tắc và giáo lý xuất phát từniềm tin tưởng vào sự giác ngộ của Đức Phật. Mặc dù các Phật tử hiện đại đôi lúc tuyên bố Đức Phật dạy rằng con người chỉ nên tin những gì tự mình có thể kiểm chứng được, người ta không tìm thấy trong kinh điển Pali lời tuyên bố nào như vậy cả. Những gì Đức Phật nói là con người không nên chấp nhận những lời dạy của Ngài một cách mù quáng, mà phải tìm tòi nghiên cứu ý nghĩa của chúng và tự mình nỗ lực thể nghiệm sự thật của những lời dạyấy.

Trái với chủ thuyết Phật giáo hiện đại, có nhiều nguyên tắc chính yếu của chánh tri kiến theo như Đức Phật dạy mà chúng ta không thể tự mình chứng nghiệm trong tình trạng hiện nay của chúng ta. Điều này không có nghĩa là những nguyên tắc ấy không đáng quan tâm, vì chúng đã xác định khuôn khổ của toàn bộ kế hoạch giải thoát của Đức Phật.Không những chúng mô tả sâu sắc hơn những bình diện của Khổ mà chúng ta cần thoát khỏi, mà chúng còn chỉ phương hướng cho chúng ta thấy đâu là giải thoát đích thực vàấn định những bước đi để đạt đến cứu cánh giải thoát.

Những nguyên tắc ấy bao gồm giáo lý chánh tri kiến thuộc về “thế gian” và “siêu thế gian”. Chánh tri kiến thuộc về thế gian là là kiểu hiểu biết đúng đắn đưa đến những cảnh giới may mắn trong vòng luân hồi sinh tử. Điều này liên hệ đến việc chấp nhận nguyên lý về nghiệp quả; sự phân biệt giữa thiện nghiệp và ác nghiệp; và những lãnh vực rộng lớn vàđa dạng của cõi luân hồi mà trong đó tái sinh có thể xảy ra.Chánh tri kiến siêu thoát thế gian là tri kiến đưa đến giải thoát khỏi toàn bộ cõi luân hồi sinh tử. Điều này liên hệ đến việc hiểu biết Tứ Diệu Đế trong những hệ quả phức tạp sâu sắc hơn của chúng, như là những chân lýkhông những chỉ cống hiến sự chẩn đoán nỗi khổđau về tâm lý mà còn mô tả hệ lụy của cõi luân hồi và một kế hoạch giải thoát rốt ráo. Chính là chánh tri kiến siêu thoát thế gian này dẫn đầu trong Bát Chánh Đạo và lái bảy chi phần kia đi đến việc chấm dứt Khổ.

Trong lúc những kỹ thuật thực hành Thiền Quán có thể giống nhau đối với những người theo đuổi pháp hành này như một môn học tự nhiên và những người chấp nhận nó trong khuôn khổ Giáo Pháp, tuy vậy hai kiểu Thiền Quán này khác biệt sâu xa về phương diện kết quả mà những kỹ thuật này đạt được. Khi thực hành theo bối cảnh của một tri kiến tự nhiên, Thiền Quán có thể đem lại sự an tịnh, hiểu biết và xả bỏ nhiều hơn, thậm chí còn có những trải nghiệm về tuệ giác. Pháp hành này có thể thanh lọc tâm khỏi những cấu uế và vấn đề thô thiển để giúp hành giả bình thản chấp nhận những thăng trầm của cuộc sống. Vì những lý do đó, kiểu Thiền Quán này không nên xem nhẹ. Tuy thế,từ một quan điểm sâu sắc hơn, cách sở hữu phương pháp thiền tập Phật Giáo này vẫn chưa trọn vẹn. Nó vẫn còn giới hạn trong lãnh vực thế giới hữu vi, và vẫn còn bị trói buột vào vòng nghiệp quả.

Tuy nhiên, khi Thiền Quán được duy trì bền vững từ nội tâm do đức tin sâu sắc vào Đức Phật như một vị thầy giác ngộ hoàn toàn, và được tuệ giác của giáo pháp soi sáng, thì kiểu Thiền Quán này đạt được một năng lực mới mà phương pháp kia không có. Giờ đây pháp hành này hoạt động với sư hổ trợ của tâm nhàm chán, để tiến đến sự giải thoát tối hậu.Nó trở thành chìa khoá mở cánh cửa Bất tử, là phương tiện để đạt đến sự giải thoát rốt ráo. Với ý nghĩa này, Thiền Quán vượt lên trên những giới hạn của các pháp hữu vi, thậm chí còn siêu việt chính nó, đểđi đến mục tiêu đúng đắn của nó: đó là sựđoạn trừ tất cả những trói buột của hiện hữu và thoát khỏi vòng sinh, già, bệnh, chết, từ vô thủy.

Source :www.accesstoinsight.org/lib/authors/bhikkhubodhi/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 62064)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78436)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 81030)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 75767)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 18505)
Sân hận là loại cảm xúc thường gây khó cho nhiều người. Thí dụ khi bạn đang ngồi thiền, bỗng nhiên tâm sân khởi lên, và bạn nghĩ “Ồ không, tâm sân!”, -đó là thái độ phản kháng. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn nghĩ, “Ồ tuyệt vời, tâm sân!” Bạn có thấy sự khác biệt không? Chúng ta thường có xu hướng dễ chấp nhận sự dễ chịu, nhưng ghét bỏ sự khó chịu.
(Xem: 18989)
Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
(Xem: 55950)
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
(Xem: 17498)
Cái tinh thần chung của Phật là gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biến đổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trong cảnh giải thoát Niết-bàn. Vậy bất cứ là kinh nào trong Tam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưng nếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàn trong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạt mà cố công tham cứu và học hỏi,
(Xem: 19053)
Được biết, xuất gia gieo duyên là một truyền thống lâu đời của các nước Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka - nơi Phật tử tại gia có thể thực hiện ước nguyện xuất gia, sống đời tu sĩ trong thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm. Theo đó, các Phật tử xuất gia gieo duyên tại thiền viện sẽ có thời khóa tu học như các chư Tăng tại thiền viện gồm học giáo lý, học kinh luật, ngồi thiền, tụng kinh, kinh hành, trồng cây, làm công quả...
(Xem: 18369)
Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo
(Xem: 113403)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 117110)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp
(Xem: 108771)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 18398)
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa
(Xem: 22263)
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới.
(Xem: 18651)
Đạo Phật Việt Nam giống và khác nhau với đạo Phật Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện chỗ nào? Đạo Phật còn khác nhau về các ‘thừa’: Tiểu Thừa (Theravada- Nguyên Thuỷ), Đại thừa, Kim Cương thừa, các tông phái liên hệ đến cách hành trì: Thiền & Tịnh Độ. Ngay cả trong Thiền còn chia ra thành Lâm Tế & Tào Động & Đốn Ngộ & Tiệm Tu. Những người ngoài cửa hay mới vào cửa đã thấy nhức đầu và tẩu hỏa nhập ma
(Xem: 19046)
Tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân. Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
(Xem: 88232)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.Cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
(Xem: 34165)
Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
(Xem: 115401)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.