(Xem: 1489)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Chiếc bình bát của ta.

22 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 19322)

Chiếc bình bát của ta


Ngày xưa vào thời đức Phật, mỗi sáng các thầy ôm bình bát của mình đi vào làng để khất thực. Khất thực có nghĩa là xin vật thực của người để nuôi thân.

 

blank

Các thầy thong thả đi từ nhà này sang nhà khác, không chọn lựa, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước cửa. Và họ tiếp nhận hết bất cứ những vật thực nấu sẵn nào được người dân bỏ vào bình bát của mình, không khen chê, vui buồn, và cũng không phân biệt. Với một tâm bình đẳng.

Tôi thích hình ảnh ấy. Tôi nghĩ trên con đường thực tập chúng ta cũng như những vị tu sĩ đi khất thực. Mỗi sáng thức dậy, chúng ta bước vào cuộc sống với chiếc bình bát của mình. Và chúng ta đâu biết trước hôm nay cuộc đời sẽ trao tặng hay thảy bỏ những gì vào chiếc bình bát của mình? Những niềm vui hay những lo âu nào?

Nhưng như các vị ấy, chúng ta hãy thực tập theo lời Phật dạy, hãy giữ cho bình bát mình được trống không, và tập tiếp nhận những gì cuộc đời trao cho ta hôm nay, với một tâm bình đẳng không phân biệt. Tất cả dẫu có là khó khăn, nhưng đều cũng có thể là những chất liệu để làm tăng trưởng và nuôi dưỡng cho sự thực tập của mình.

Có Mặt Trong Mọi Hoàn Cảnh

Sáng hôm nay trời trong xanh và có gió mát, tiếng suối chảy réo rắt vang lại từ bên kia bờ rừng. Mùa hè về núi rừng xanh cỏ lá. Bạn biết không, tôi nghĩ nghệ thuật để có hạnh phúc trong cuộc sống là làm sao chúng ta có thể chấp nhận những gì đang có mặt. Không nắm bắt và cũng không xua đuổi những gì xảy ra. Tôi chợt nhớ câu chuyện này của ông Joseph Goldstein kể.

“Thời gian tu tập ở Ấn độ, tôi sống trong một chiếc cốc nhỏ, chiều ngang chừng 6 bộ (feet) và chiều dài 7 bộ. Cánh cửa ra vào ngôi cốc của tôi chỉ là một tấm màn che mỏng.

Mỗi ngày trong khi tôi ngồi thiền trên giường, có một con mèo không biết ở đâu lang thang đi vào, và rồi nó leo lên nằm gọn trong lòng của tôi. Tôi phải đứng dậy ẳm con mèo ấy và thả nó ra ngoài. Nhưng chỉ chừng vài phút sau, nó cũng đi vào trở lại và leo lên lòng của tôi.

Tôi với con mèo, dường như là cả hai đang cùng múa với nhau theo một vũ điệu nào đó vậy. Tôi mang thả nó ra ngoài, và rồi nó leo trở lại vào trong lòng tôi. Và sự việc cứ tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy mãi. Tôi đem nó bỏ ra ngoài là vì tôi đang ngồi thiền, tôi đang cố gắng công phu để được giác ngộ. Nhưng con mèo ấy cứ tiếp tục quay trở lại phá rối sự thực tập của tôi.

Và càng lúc tôi lại càng cảm thấy bực mình và rất khó chịu vì sự lì lợm của con mèo này. Cuối cùng, sau hơn một giờ rưỡi đồng hồ mang nó trở ra và nó lại quay trở vào, tôi phải đầu hàng! Tôi chấp nhận! Không còn biết cách nào khác để làm nữa hết. Cánh cửa ra vào chỉ là một tấm màn, tôi không thể nào đóng lại được.

Tôi ngồi xuống thiền, và một chút sau con mèo lại thong thả đi vào và leo vào lòng của tôi. Nhưng tôi không thèm làm gì hết. Buông bỏ hết! Tôi chấp nhận nó như một phần của buổi ngồi thiền, một phần công phu của mình. Chỉ chừng vài phút sau, con mèo từ từ đứng dậy và nó bỏ đi ra ngoài. Và lúc ấy tôi chợt ý thức rằng, những vị thầy của ta đang có mặt trong tất cả mọi hoàn cảnh!”

Trong cuộc đời đôi khi cũng sẽ có những khó khăn và muộn phiền mà chúng cứ quay trở lại với mình mãi, dầu ta có cố gắng để buông bỏ. Có lẽ cũng như ông Joseph, ta phải tập để yên cho nó thôi.

Ta để yên cho nó bằng cách giữ yên cho mình. Mà khi ta được yên rồi thì nó cũng sẽ được yên thôi. Bạn biết không, đôi khi không làm gì hết mà mình vẫn có thể chuyển hóa được những khó khăn. Ta hãy tập tiếp nhận tất cả bằng chiếc bình bát trống không của mình.

Khất Pháp

Chiều hôm qua tôi lên núi một mình. Con đường lên núi có những khoảng cỏ mọc thật cao, và phủ đầy lá vàng của mùa thu năm ngoái. Tôi đi lại bờ núi, ngồi nhìn sang bên kia thung lũng là một dãy rừng núi kéo dài xa xăm. Trên cao bầu trời mùa hè trong xanh.

Ngồi nơi đây thì ta dễ cảm thấy yên. Nhưng tôi nghĩ sự thực tập của chúng ta không thể nào tách rời với sự sống. Sự sống và những sinh hoạt hằng ngày vẫn có thể là một môi trường tốt để cho ta thực tập, và thực tập một cách sâu sắc.

Nếu ta có một không gian yên tĩnh để cho mình ngồi xuống trên tọa cụ và thực tập thì không còn gì bằng. Nhưng cuộc đời ít khi cho chúng ta có được cơ hội ấy!

Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày ta nên có những lúc dừng lại để ý thức được hơi thở của mình. Hơi thở sẽ mang ta trở về với chính mình cho dù ta đang làm bất cứ một chuyện gì. Trong kinh có dạy, hơi thở có ý thức sẽ mang lại cho ta một sự an tĩnh, một niềm vui. Tôi không nghĩ rằng mục đích của thiền tập chỉ là để đi tìm một sự an lạc. Nhưng sự tĩnh lặng, an vui là kết quả của thiền tập.

Tôi nhớ có một câu thơ nào đó viết rằng, ta hãy đào một ao nước trong đi, thì không cần mời mọc, mảnh trăng sáng cũng vẫn sẽ đến chiếu sáng nơi đây. Khi ta có được một sự thực tập vững chãi, một sự buông xả lớn rồi, thì an lạc và tĩnh lặng là một điều tự nhiên.

Bạn biết không, các vị tu sĩ ngày xưa còn được gọi là khất sĩ, mendicant. Khất sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp. Khất pháp có nghĩa là xin pháp, dharma, để thực tập, để chuyển hóa khổ đau. Trên con đường tu học thì có lẽ mỗi người chúng ta cũng là một khất sĩ bạn nhỉ?

Mỗi buổi sáng thức dậy ta mang bình bát trống không của mình bước vào cuộc đời, và ta tập tiếp nhận với một tâm bình thản và buông xả. Hoàn cảnh nào cũng có thể là một vị thầy. Dẫu biết rằng con đường dài và khó đi nhưng tất cả cũng phải được bắt đầu bằng một bước chân nhỏ. Cho dù có là chập chững…

Nắng chiều chầm chậm trôi về vướng ngang trên đỉnh núi cao. Ở miền này có rất nhiều những cây tùng, trên đường xuống núi tôi nhặt một hạt acorn nhỏ trong lòng bàn tay. Hạt tuy nhỏ bé nhưng nó cũng có tàng chứa trong ấy một cây Tùng thật lớn.

Tôi chợt nghĩ, mỗi hơi thở có ý thức của mình cũng là một hạt acorn nhỏ bé. Chỉ cần đất thơm, cần nước mát, cần sự thực tập và một tình thương lớn, nếu khéo gìn giữ, một ngày chắc chắn rồi nó cũng sẽ trở thành một cây tùng cao xanh và rộng tàng bóng mát.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17496)
Đối với tôn giáo, để trở thành tín đồ, chúng ta phải trải qua nghi lễ theo tôn giáo mình theo quy định. Với Ấn Độ giáo, muốn trở thành tín đồ có đầy đủ tư cách học kinh Vệ đà, chúng ta phải trải qua lễ Upanayana (lễ đánh dấu thời điểm người con trai chính thức được giáo dục trong dòng tư tưởng Vệ đà). Với Cơ Đốc giáo, muốn trở thành con chiên chính thức, chúng ta phải trai qua lễ Baptism (lễ rửa tội). Cũng vậy, muốn trở thành người phật tử chính thức của Phật giáo, chúng ta phải tiếp thọ lễ Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 17010)
Nhưng cuộc sống vốn nhiêu khê, đa dạng và biến ảo khó lường nên thiền cũng phải "vô chiêu" mới có thể thực sự miên mật với bấy nhiêu bài học thực tế phức tạp trong đời. Vì vậy tôi thường vận dụng chánh niệm tỉnh giác ngay nơi chính những gì mà mình đang trải nghiệm, bất kỳ ở đâu và lúc nào, trong trạng thái tự nhiên, không thêm bớt, không cố đưa vào khuôn mẫu hay điều kiện đặc biệt nào. Tôi muốn thấy sự thật như nó là chứ không đặt nó trong chiều kích phải là
(Xem: 17847)
Đó là câu nói khá quen thuộc của nhà Phật, cốt yếu khuyên nhắc những người con Phật, cần phải lưu tâm gìn giữ và vận dụng lời nói của mình sao cho phù hợp với Chánh pháp hay thể hiện lời nói đúng như lời Phật dạy. Nghĩa là những lời nói ra phải bảo đảm mang lại lợi ích cho mình và lợi lạc cho người khác
(Xem: 20177)
Cúng sao, giải hạn để tránh những tai ương là điều mà chưa từng thấy kinh điển nguyên thủy nào của đức Phật nói đến. Đạo Phật chỉ dựa vào luật Nhân quả để hướng dẫn con người thoát khỏi những tai ương, đó là ra sức tu tập trì chay, giữ giới và giữ tâm tỉnh táo, tránh luyến ái vụ lợi.
(Xem: 23153)
Cần phải biết doanh nhân tìm đến Đạo Phật nhằm mục đích gì? Có thể có doanh nhân làm ăn thất bại, nên đến với Đạo Phật để tìm cách làm ăn thành công hơn. Thật ra, Phật giáo không loại trừ điều này (kinh doanh → lợi nhuận), vì đó là một trong những nhu cầu sinh tồn của loài người. Nếu một người thông suốt được phương diện đạo đức của Phật giáo, họ sẽ làm tốt những sinh hoạt trong đời thường, bất kỳ sinh hoạt nào, không nhất thiết là kinh doanh.
(Xem: 17852)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-sa là kasaya. Nhưng thật sự chữ kasaya trong tiếng Phạn không có nghĩa là áo mà có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sa của người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèo nàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gì về chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc những điều vừa nêu trên đây
(Xem: 17842)
Bố Thí một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Bố thí là một trong 3 hạnh kiểm được người hiền trí, bậc thiện nhân tán thán. Đó là: Bố thí, Xuất gia, và Phụng dưỡng cha mẹ. "Xuất gia" (pabbajjā) ở đây có ý nghĩa là sự thiểu dục, sự thoát ly điều bận rộn phiền não, thọ trì pháp không não hại, sống chế ngự, điều phục và hòa hợp. Trong Tăng Chi Bộ, Chương Ba Pháp, Đức Phật dạy: "Này các Tỳ-khưu, có ba pháp được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Đó là: Bố thí, Xuất gia, và Hầu hạ cha mẹ."
(Xem: 36681)
Có một hành giả học giả (vì biết vị này có ngồi thiền và cũng có nghiên cứu Kinh điển) làm research cho biết rằng: Ở bản dịch Trung Bộ Kinh có tới 232 chữ chánh niệm, còn chữ sammāsati (23) sammāsatiyā (3) sammāsatiṃ (2) sammāsatissa (2), chỉ gặp có 30 lần. Cũng như đã gặp ở 1 đề tài gần đây về chữ satimā (được dịch là “chánh niệm”, thay vì CÓ NIỆM. khiến số lượng các chữ “chánh niệm” nhiều hơn đến 202 lần. Trong ngôn ngữ thường ngày hình như chữ “chánh niệm” được sử dụng cũng nhiều, ví dụ như vị Trụ Trì của Sư ngày xưa thường hay nhắc nhở rằng: “Mấy Sư phải có chánh niệm một chút.” Vậy nên hiểu NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM như thế nào đây ?
(Xem: 16423)
Dù lúc ban đầu chúng ta có thể hành thiền với một tâm hồn cởi mở muốn tìm tòi khám phá, vào một thời điểm nào đó trong lúc thực hành, chúng ta sẽ không tránh khỏi đi đến trước một ngã ba đường, nơi chúng ta phải đối mặt với một sự lựa chọn. Hoặc là chúng ta có thể tiếp tục hành thiền như một môn học thuần túy tự nhiên, không liên hệ đến tôn giáo, hay là chúng ta có thể chuyển đổi pháp hành này trở lại bối cảnh nguyên thủy của đức tin và tri kiến Phật giáo
(Xem: 20197)
Có bốn cách cúng dường từ thấp đến cao, đó là phẩm vật cúng dường, tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường; ngoài bốn cách này không phải là cúng dường. Người có hiểu biết dâng phẩm vật cúng dường kèm theo tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường là thành tựu trọn vẹn sự cúng dường.
(Xem: 24673)
-Vượt thoát khỏi tất cả những đau khổ vốn có của đời sống. -Chấm dứt được quá trình tái sinh (quả vô sanh) Giác Ngộ trong giáo pháp thực sự của Đức Phật do nổ lực hoàn toàn tự thân. Sự giác ngộ này không nương nhờ tha lực hay sự ban phúc của một vị thày, cũng không cần đến một hệ truyền thừa hay một thủ thuật “khai mở” (initiation) nào cả!
(Xem: 12328)
Kính mời quý vị và các bạn trẻ cùng theo dõi câu chuyện hôm nay với tiêu đề “Ăn chay, Ăn mặn” với các bạn trẻ (A), (B) và (C). Đây là một vấn đề mà nhiều người quan tâm đến, lại là một vấn đề hết sức tế nhị nên chúng tôi không dám tự tiện lý luận mà phải dựa vào những bài viết của hai vị sau đây: một là Tiến sĩ Victor A. Gunesekara, người Úc gốc Tích Lan, hiện là giáo sư đại học Queensland và là tổng thư ký hội Phật Giáo Queensland, Úc Đại Lợi; hai là Đại đức Thích Trí Siêu, ở Chùa Linh Sơn, Paris, Pháp quốc.
(Xem: 13408)
Đức Thích Ca có dạy: "Tin là căn bản của sự thành công, và là nguồn gốc của muôn hạnh lành". Nhưng lòng tin của người Phật Tử không phải là một lòng tin cuồng nhiệt, sôi nổi, không suy xét. Một đức tin đưa con người đến chỗ thành công quyết không phải là một thứ mê tín. Một tín ngưỡng mù quáng không xây dựng trên lý trí xét đoán là một nguy hại lớn cho đời sống của cá nhân, của gia đình, dân tộc và xã hội
(Xem: 22063)
Một vấn đề khác cũng rất quan trọng được Thế Tôn thiết định trong kinh Jivaka rằng, dù các Tỷ kheo được ăn tịnh nhục nhưng không vì thế mà hàng Phật tử giết thịt sinh vật, nếu làm tổn hại chúng sanh sẽ mất công đức: “Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức”. Và như thế, giải phap cho vấn đề Không giết hại là mua các nguyên liệu ở chợ về chế biến thành thực phẩm cúng dường chư Tăng là hợp lý nhất
(Xem: 11798)
Chánh niệm hay “sống trong hiện tại” có ích gì cho sức khỏe nhân loại? Nhiều người có thể nghĩ rằng chánh niệm là chuyện tâm linh, làm sao có thể giúp ích cho sức khỏe. Nhưng hiện nay, người ta đã ý thức được rằng sức khỏe thể lý gắn liền với sức khỏe tâm linh, một khi tâm trí an lạc thì thân thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
(Xem: 15057)
Nếu có người dùng tâm lành nghe pháp, đây là phước đức đệ nhất. Vì mục đích đi nghe pháp, dù chỉ bước một bước, phước báo có thể sanh lên cõi trời Phạm thiên. Người nghe pháp do thân, khẩu, ý tạo nghiệp lành nên sanh trong cõi trời, cõi người, được hưởng phước báo, hạnh phúc bậc nhất, mạng sống lâu dài, cuối cùng được Niết Bàn.
(Xem: 16836)
Nghe pháp là cơ hội để tiếp cận và thấu hiểu lời dạy của đức Phật nhằm áp dụng hành trì tu tập, gạn lọc thanh tâm, thăng tiến đạo nghiệp. Đây là cơ hội để mình kết duyên, gieo trồng thiện căn đối với Phật pháp. Tuy nhiên, với nhiều pháp hội thì các vị pháp sư trình bày bài giảng với nhiều nội dung và phương cách khác nhau, nên người nghe pháp rất dễ sanh tâm so sánh hơn thua, vô tình biến vấn đề đi nghe pháp trở thành đối tượng để bàn luận mà không thâm nhập được diệu lý từ buổi pháp thoại, làm mất ý nghĩa và lợi ích thiết thực từ việc nghe pháp.
(Xem: 15830)
Giáo dục là nắm giữ, tích trữ, Thiền là buông bỏ, xả ly. Phương pháp tuy có khác nhau, nhưng cùng chung một hướng là: tiến tới chân, thiện, mỹ. Nhưng cái đích của giáo dục là giúp con người trở nên có trí thức cao, có nhân cách; còn Thiền của nhà Phật lại dắt dẫn con người đến được trí tuệ tối hậu, từ bi, thành Chánh Đẳng Giác.
(Xem: 18743)
Góc Suy Ngẫm sưu tầm những bài có ý nghĩa thiết thực trong Giáo Pháp, trong đời sống nhằm chia sẻ những sự lợi ích, những điều hay lẽ đẹp với quý vị xa gần. - Những tư liệu, bài viết hay hình ảnh ở đây do một số bạn bè gần xa gởi đến. -Do đọc được trên Internet hay sưu tầm từ những trang sách báo, tạp chí v.v… Chúng tôi luôn ghi rõ nguồn tư liệu, nếu có, nhưng cũng không ít bài viết hay hình ảnh không ghi rõ nguồn gốc mong các bạn thông cảm vì chúng tôi chưa tìm được xuất xứ. **Phần này đăng lại những bài viết về suy ngẫm riêng của chư tăng, ni, Phật tử.
(Xem: 16143)
Đi lễ chùa là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết có rất nhiều người đi chùa lễ Phật