(Xem: 1763)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2230)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Kinh Phật nói về kẻ ngu si phá hoại công việc của chính mình

19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 113418)

Kinh Phật nói về kẻ ngu si phá hoại công việc của chính mình

Nguồn: phattuvietnam.net

16 Tháng 3 2014   Minh Thạnh

 

 blank

Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì.

Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.

Dưới đây, xin giới thiệu bài kinh “Chuyện kẻ làm hại vườn (Tiền thân Ārāmadūsaka)” trong kinh Tiểu Bộ, tập IV, số thứ tự 31 trong Đại Tạng kinh Việt Nam, nhà xuất bản TPHCM PL 2545-2001, từ trang 316.

Chuyện kẻ làm hại vườn

(Tiền thân Ārāmadūsaka)

Bậc thiện không làm hại...,

Câu chuyện này, tại một làng nhỏ ở Kosala, bậc Đạo Sư đã kể về người làm hại vườn. Theo truyền thuyết, bậc Đạo Sư đang bộ hành giữ dân chúng nước Kosala, đến một ngôi làng nhỏ. Tại đây, một người điền chủ thỉnh đức Như Lai, vào ngồi trong vườn của mình, cúng dường chúng Tăng với đức Phật là vị dẫn đầu, và thưa:

- Bạch Thế Tôn, chư vị có thể đi kinh hành ở trong vườn này tùy theo sở thích.

Các Tỷ-kheo đứng dậy, cùng với người giữ vườn đi dạo trong vườn, thấy một khoảng đất trống, liền hỏi người giữ vườn:

- Này nam cư sĩ, trong vườn này, các chỗ khác có cây cối rậm rạp, nhưng tại chỗ này không có cây, cũng không có bụi cây. Vì lý do gì vậy?

- Thưa các Tôn giả, khi vườn này được trồng cây, một đứa trẻ ở làng tưới cây tại chỗ này, nhổ rễ các cây non lên, rồi tùy theo lượng rễ cây mà tưới nước nhiều hay ít. Các cây non ấy bị héo và chết. Vì lý do ấy, chỗ này thành trống không.

Các Tỷ-kheo đi đến bậc Đạo Sư, báo cáo câu chuyện. Bậc Đạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hư vườn. Thuở trước, nó cũng là kẻ làm hư vườn.

Nói vậy xong, bậc Đạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì tại Ba-la-nại, một ngày hội lễ được tổ chức ở Ba-la-nại. Bắt đầu từ khi nghe tiếng trống lễ hội, toàn thể dân chúng trong thành ào ra tham dự. Lúc bấy giờ, trong vườn nhà vua có nuôi rất nhiều khỉ. Người giữ vườn suy nghĩ: "Thành phố vui chơi lễ hội, ta sẽ bảo những con khỉ này tưới nước, còn ta sẽ đi chơi lễ hội". Anh ta đến con khỉ đầu đàn và hỏi:

- Này bạn khỉ chúa, vườn này đã giúp đỡ các bạn nhiều. Các bạn ở đây ăn hoa, trái và đọt non. Thành phố hôm nay đang vui chơi lễ hội. Ta sẽ đi dự hội. Cho đến khi ta về các bạn có thể tưới nước giúp các cây non trong vườn này không?

- Lành thay, chúng tôi sẽ tưới.

- Vậy các bạn hãy cẩn thận.

Để chúng có thể tưới nước, người giữ vườn đưa cho chúng những bao da chứa nước và các thùng gỗ, rồi ra đi.


blank

Các con khỉ cầm bao da chứa nước và các thùng gỗ, bắt đầu tưới nước cho các cây non. Con khỉ chúa nói với chúng:

- Này các bạn khỉ, hãy gìn giữ nước. Khi các bạn tưới nước trên các cây non, trước hết hãy kéo những cây ấy lên, xem rễ của chúng như thế nào. Những rễ nào đâm sâu thì tưới nhiều nước vào rễ. Rễ nào không đâm sâu, hãy tưới ít nước. Nếu tưới nhiều nước, chúng ta thật khó tìm thêm nước.

Chúng vâng theo và làm đúng như vậy. Lúc bấy giờ, một người hiền trí thấy các con khỉ ấy làm như vậy trong vườn của vua, liền hỏi:

- Này các bạn khỉ, sao các bạn lại kéo các cây non lên và tưới nước tùy theo lượng của rễ?

Chúng trả lời:

- Chúa khỉ đầu đàn của chúng tôi khuyên như vậy!

Nghe chúng nói, người hiền trí ấy suy nghĩ: "Ôi! Những kẻ ngu si vô trí, dầu muốn làm điều tốt, lại làm điều có hại!"

Rồi vị ấy đọc bài kệ này:

Bậc thiện không làm hại,
Làm lành đem đến lạc;
Người ngu hại điều lành,
Như khỉ giết hại trong vườn.

Người hiền trí ấy chỉ trích con khỉ đầu đàn như vậy rồi đem đoàn tùy tùng của mình ra đi.

Bậc Đạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hại vườn. Thuở trước nó cũng đã là kẻ làm hại vườn.

Sau khi bậc Đạo Sư kể pháp thoại này, Ngài kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân:

- Khi ấy, con khỉ đầu đàn là đứa trẻ ở làng làm hại vườn. Con người hiền trí là Ta vậy!

Công việc có thể bị hư hỏng, ngay khi người ta muốn thực hiện tốt nó. Ngày nay, chuyện này được diễn tả bằng công thức: Nhiệt tình + ngu si -> phá hoại.

Hai ngàn năm trăm được, có thể tạm gọi là dùng hình tượng nghệ thuật, qua các câu chuyện kể tiền thân, Đức Phật đã lưu ý chúng ta tai hại của sự ngu si phá hoại, làm hại chính mình.

Trong bài kinh kể trên, khu vườn là nơi những con khỉ sinh sống. Chúng ăn hoa trái từ khu vườn và cũng muốn chăm sóc khu vườn theo cách của mình.

Nhưng bầy khỉ này vô cùng bất hạnh vì có một con khỉ chúa ngu si cùng cực.

Còn khỉ chúa này cũng có tâm tốt đối với khu vườn và dĩ nhiên là khỉ chúa, nó chịu trách nhiệm cao nhất về việc chăm sóc khu vườn. Nó hoan hỷ nhận lấy trách nhiệm tưới nước cho khu vườn.

Nhưng vì ngu si, khỉ chúa xác định sai mục đích, phương thức. Thay vì làm cho cái cây non xanh tốt, tăng trưởng, khỉ chúa lại xác định mục tiêu chính là “hãy gìn giữ nước”. Và nó gìn giữ nước bằng cách làm của nó, xâm hại cuộc sống của các cây non.

Khi vị hiền triết trong bài kinh đặt câu hỏi về việc làm gây phương hại đến vườn cây, thì bầy khỉ trả lời: “Chúa khỉ đầu đàn của chúng tôi khuyên như vậy!”.

Tất nhiên, chúa khỉ đầu đàn chịu trách nhiệm, nhưng tất cả mọi chúng sinh có liên hệ đến khu vườn đều thiệt hại vì tư duy và việc làm ngu si phá hoại đó. Kinh viết rằng: Nghe chúng nói, người hiền trí ấy suy nghĩ: "Ôi! Những kẻ ngu si vô trí, dầu muốn làm điều tốt, lại làm điều có hại!"

Rồi vị ấy đọc bài kệ này:

Bậc thiện không làm hại,
Làm lành đem đến lạc;
Người ngu hại điều lành,
Như khỉ giết hại trong vườn.

Người hiền trí ấy chỉ trích con khỉ đầu đàn như vậy rồi đem đoàn tùy tùng của mình ra đi.

Bậc Đạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ở làng không phải chỉ nay mới là kẻ làm hại vườn. Thuở trước nó cũng đã là kẻ làm hại vườn.

Sau khi bậc Đạo Sư kể pháp thoại này, Ngài kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân:

- Khi ấy, con khỉ đầu đàn là đứa trẻ ở làng làm hại vườn. Con người hiền trí là Ta vậy!.

Thế đó, ngu si thì không thể làm nên việc gì, mà chỉ có thể làm hư hỏng, thiệt hại phá hoại.

Chúng ta nhớ đến câu châm ngôn nổi tiếng của nhà Phật “Phàm làm điều gì phải nghĩ tới hậu quả”. Bài học từ con khỉ chúa đầu đàn là bài học không nghĩ tới hậu quả. Nó không biết đến hậu quả là vì cực điểm ngu si!

Nguồn: phattuvietnam.net

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 108791)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 88057)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Người Việt Nam có quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.
(Xem: 85600)
Nói là được quà thưởng trong mùa lễ cuối năm là như vậy, bởi vì từ kinh nghiệm ở dưỡng viện, tôi nhận được món quà hạnh phúc của lòng vị tha. Bạn có thể đọc cả trăm cuốn sách, nghe người khác giảng hoặc chính mình nói, viết cả ngàn lần về tình nhân ái, mà chưa một lần nở một nụ cười với lòng thương dành cho người đối diện thì có lẽ bạn sẽ không hiểu được món quà mà tôi đã nhận được. Tôi cũng không thể nào mô tả hay hơn về phần thưởng đó ngoài những sáo ngữ rất giới hạn như “hạnh phúc,” “sung sướng,” “an lạc,” vân vân.
(Xem: 87669)
Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay. Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal. Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.
(Xem: 115411)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.
(Xem: 91183)
Học viện Sitagu do Hoà thượng (HT) Pháp sư Nyanissara sáng lập vào tháng 12 năm 2006 với một số Tăng Ni ở trường thiền Shwe Oo Min. Đây là một trong những cơ sở học thuật có nhiều triển vọng, đặc biệt khi thủ đô Miến Điện được dời về Mandalay.
(Xem: 78670)
Trường bắt đầu đi vào hoạt động thực sự từ cuối năm 1998, nên đội ngũ giảng sư, giáo viên giảng dạy bằng tiếng Anh ở một đất nước như Miến khó mà giỏi như ở Ấn, ở Tích Lan hay các nước nói tiếng Anh. Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận các vị rất giỏi về Tam Tạng bằng Miến ngữ và Pali ngữ. Có nhiều vị Thượng tọa đạt danh hiệu Abhivaṃsa, một danh hiệu chỉ có khi thí sinh qua được cuộc khảo hạch dưới 28 tuổi. Trường có tên tiếng Anh là International Theravāda Buddhist Missionary University, dịch sát là Trường Đại Học Quốc Tế Truyền Bá Phật Giáo Nguyên Thủy, được hầu hết giáo sư, công nhân viên chức, sinh viên ở Yangon, Miến Điện gọi tắt là ITBMU.
(Xem: 79455)
Ăn chay (còn được gọi là ăn lạt) không phải là vấn đề mới mẻ gì đối với người VN mình. Ngược lại, các dân tộc Tây phương, từ vài chục năm nay đã xem việc không ăn thịt, không ăn cá là một phương pháp dưỡng sinh mới để duy trì một sức khỏe tốt. Trong bài nầy vấn đề ăn chay được trình bày qua cái nhìn của khoa học dinh dưỡng. Các lý do khác, như tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ súc vật bảo vệ môi sinh và sinh thái đều nằm ngoài khả năng hiểu biết của người viết.
(Xem: 83654)
Làm thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và tất cả các cư sĩ quan tâm suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam sau cả thế kỷ chiến tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật tới và mời gọi mọi người cùng tu học
(Xem: 105075)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(Xem: 101864)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc
(Xem: 72914)
Hòa thượng Hộ Tông sở dĩ thành công trong việc khai sáng Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam, phần lớn cũng nhờ những cư sĩ hộ pháp đắc lực, hỗ trợ ngài xây dựng chùa chiền để có cơ sở hoằng pháp và là trú xứ cho chư Tăng cư ngụ để tu tập. Có thể nói nhờ năm địa điểm hoằng pháp đầu tiên này mà Phật giáo Nguyên thủy có cơ sở để phát triển tại Việt Nam cho đến ngày nay. Đó là: - Chùa Sùng Phước - Chùa Bửu Quang - Chùa Giác Quang - Chùa Kỳ Viên - Chùa Bửu Long
(Xem: 70158)
Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.
(Xem: 79852)
Thiền chủ là Hoà thượng Pa-Auk (Pa-Auk Sayādaw). Hiện nay thiền sinh đến học thiền với Ngài rất đông, kể cả trong nước và ngoài nước, có khoảng 500 – 700 thiền sinh, bao gồm gần như đủ các nước: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, v.v… Vào dịp lễ Đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn (Lễ Tam Hợp) cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia của Miến, cũng có thể nói là ngày Tết của họ, rất nhiều người tu gieo duyên, số lượng thiền sinh đôi khi lên tới cả 1.000.
(Xem: 92207)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 99871)
sinh hoạt hàng tuần tại VÔ MÔN THIỀN TỰ --- Xin liên lạc số điện thoại (714) 206-1024./ (714) 621-0131
(Xem: 99363)
Quận Cam: Các Chùa Tất Niên Tụng Kinh, Tọa Thiền, Tu Học (02/05/2013) Bài viết Phan Tấn Hải - Việt Báo SANTA ANA/GARDEN GROVE (VB) – Hôm Chủ Nhật 3-2-2013, nhiều ngôi chùa Quận Cam đã tổ chức Lễ Tất Niên. Phóng viên Việt Báo trong dịp này đã tới thăm Chùa Hoa Nghiêm, trong truyền thống Bắc Tông, và Vô Môn Thiền Tự, thuộc truyền thống Nam Tông.
(Xem: 129738)
Hòa vào niềm vui chung của mọi người tín đồ đạo Công giáo nhân ngày lễ Giáng Sinh, chùa Vô Môn có mang một trăm phần quà, do các Phật tử hùn phước với nhau, đến tặng quà tại dưỡng viện Mission Palm Healthcare ở thành phố Westminster, California sáng thứ Hai 24 tháng 12, 2012.
(Xem: 126105)
Vô-môn thiền-tự trân-trọng thông-báo đến tất cả quý Phật-tử : Ngài Đại-lão Tăng Hộ-Giác đã viên-tịch , lúc 06 giờ 19 phút sáng ngày Thứ Tư ngày 05 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Nhăm Thìn ) tại Chùa Pháp-Luân , Houston , Tiểu-Bang Texas , Hoa-Kỳ .
(Xem: 130073)
Theo truyền-thống Phật-Giáo Theravada , mùa an cư kiết-hạ bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 Âm-lịch , Chư Tăng an-cư suốt ba tháng hạ cho đến ngày 15 tháng 9 Âm-lịch là ngày mãn hạ.