(Xem: 1493)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN

05 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 135728)


 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com


vi_dieu_phap_nhap_mon_bia-content
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN

 
 

 
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng HAI năm 2015

 Sách dày 220 trang khổ 8.5x11

 
 Tác Giả Tỳ Khưu GIÁC CHÁNH.
 SÁCH ẤN TỐNG - KHÔNG BÁN 



 

VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN

Lời Nói Đầu

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” ra đời nhằm vào việc phục vụ cho Tăng Sinh Học Viên mới bước vào ngưỡng cửa Abhidhamma là một môn học đối với người Phật tử sơ cơ phải bóp trán, nặn óc suy tư, vì gặp phải một rừng từ ngữ tân kỳ; tư tưởng mới lạ, nhứt là danh từ Pāli.

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” được xem như tái bản kỳ III, lần đầu chúng tôi cho in từng tập như “Vi Diệu Pháp tập I, II” v.v... Kỳ thứ nhì, chúng tôi cho in lại dưới hình thức vấn đáp, tức là quyển tập “Vi Diệu Pháp vấn đáp”.

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Đàm; và cũng có thể được xem như món Gia Bảo của Thiền Tông.

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” nầy còn có công năng đào bứng bốn loại điên đảo, là chấp rằng:

  • o Thường, trong sự vô thường của ngũ uẩn.
  • o Lạc, trong sự khổ não của pháp hữu vi.
  • o Ngã, đối với các pháp đều vô ngã.
  • o Tịnh, trong sự bất tịnh của Pháp hành.

Đồng thời, cũng đánh tan các luận chấp của ngoại đạo cố gắng tìm chân đứng cho thuyết hữu ngã vào trong Phật giáo bằng cách bịa rằng còn 4 sự điên đảo khác của hàng Thinh Văn Giác là: “đối với chơn tâm là Thường, cho vô thường là điên đảo; là Lạc, cho khổ não là điên đảo; là Ngã, cho vô ngã là điên đảo; là Tịnh, cho bất tịnh là điên đảo”, sau khi đã am tường lý “Duyên Sinh” và “Duyên Hệ”, nhứt là được tỏ ngộ lẽ Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã trong phần Thiền Quán.

Chúng tôi cố gắng soạn, dịch, giải các loại sách thuộc môn Vi Diệu Pháp là noi bước tiền nhân đã có hoài bão:

“Vô thượng thậm thâm Vi Diệu Pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa”.

Tỳ kheo Giác Chánh

(Sài Gòn, 1974)

-ooOoo-

Diệu Pháp Cương Yếu.

Chia pháp:

Pháp tất cả chia có 2:

  • o Pháp Tục Đế.
  • o Pháp Chơn Đế.

Pháp Chơn Đế chia có 2:

1) Pháp Vô Vi.

2) Pháp Hữu Vi.

Pháp Hữu Vi chia có 2:

  1. Danh pháp.
  2. Sắc pháp.

Danh pháp chia có 2:

  1. Tâm.
  2. Sở Hữu Tâm (Tâm sở)

a) Tâm

Tâm chia có 2:

  • o Tâm Siêu Thế.
  • o Tâm Hiệp Thế.

Tâm Hiệp Thế chia có 2:

3) Tâm Dục Giới.

4) Tâm Đáo Đại.

Tâm Dục Giới chia có 2:

  1. Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.
  2. Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.

Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo chia có 2:

  1. Tâm Vô Nhân.
  2. Tâm Bất Thiện.

Tâm Bất Thiện chia có 3:

a) Tâm tham.

b) Tâm sân.

c) Tâm si.

Tâm Tham chia có 8:

1) Tâm Tham thọ hỷ hợp tà vô trợ.

2) Tâm Tham thọ hỷ hợp tà hữu trợ.

3) Tâm Tham thọ hỷ ly tà vô trợ.

4) Tâm Tham thọ hỷ ly tà hữu trợ.

5) Tâm Tham thọ xả hợp tà vô trợ.

6) Tâm Tham thọ xả hợp tà hữu trợ.

7) Tâm Tham thọ xả ly tà vô trợ.

8) Tâm Tham thọ xả ly tà hữu trợ.

Tâm Sân chia có 2:

1) Tâm Sân thọ ưu hợp phấn vô trợ.

2) Tâm Sân thọ ưu hợp phấn hữu trợ.

Tâm Si chia có 2:

1) Tâm Si thọ xả hợp hoài nghi.

2) Tâm Si thọ xả hợp phóng dật.

Tâm Vô Nhân chia có 3:

a) Tâm Quả bất thiện vô nhân.

b) Tâm Quả thiện vô nhân.

c) Tâm Duy Tác vô nhân.

Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân chia có 7:

1) Tâm Nhãn thức thọ xả Quả bất thiện.

2) Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả bất thiện.

3) Tâm Tỷ thức thọ xả Quả bất thiện.

4) Tâm Thiệt thức thọ xả Quả bất thiện.

5) Tâm Thân thức thọ khổ Quả bất thiện.

6) Tâm Tiếp thâu thọ xả Quả bất thiện.

7) Tâm Quan sát thọ xả Quả bất thiện.

Tâm Quả Thiện Vô Nhân chia có 8:

1) Tâm Nhãn thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

2) Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

3) Tâm Tỷ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

4) Tâm Thiệt thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

5) Tâm Thân thức thọ lạc Quả thiện vô nhân.

6) Tâm Tiếp Thâu thọ xả Quả thiện vô nhân.

7) Tâm Quan Sát thọ xả Quả thiện vô nhân.

8) Tâm Quan Sát thọ hỷ Quả thiện vô nhân.

Tâm Duy Tác Vô Nhân chia có 3:

1) Tâm Khai Ngũ môn thọ xả.

2) Tâm Khai ý môn thọ xả.

3) Tâm Ứng cúng vi tiếu thọ hỷ.


 

Tâm Dục Giới Tịnh Hảo chia có 3:

  • o Tâm Thiện dục giới tịnh hảo hữu nhân (còn gọi là Tâm Đại Thiện).
  • o Tâm Quả dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Đại Quả).
  • o Tâm Duy tác dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Đại Tố hay Đại Hành).

Tâm Thiện Dục Giới Tịnh Hảo Hữu Nhân chia có 8:

1) Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ.

2) Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ.

3) Tâm Thiện thọ hỷ ly trí vô trợ.

4) Tâm Thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ.

5) Tâm Thiện thọ xả hợp trí vô trợ.

6) Tâm Thiện thọ xả hợp trí hữu trợ.

7) Tâm Thiện thọ xả ly trí vô trợ.

8) Tâm Thiện thọ xả ly trí hữu trợ.

* Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân chia ra có 8 thứ như Tâm Thiện dục giới hữu nhân.

Tâm Đáo Đại chia có 2:

  • o Tâm sắc giới.
  • o Tâm vô sắc giới.

Tâm Sắc Giới chia có 3:

1) Tâm Thiện sắc giới.

2) Tâm Quả sắc giới.

3) Tâm Duy Tác sắc giới (Tâm Tố sắc giới).

Tâm Thiện Sắc Giới chia có 5:

  1. Tâm Thiện sơ thiền.
  2. Tâm Thiện nhị thiền.
  3. Tâm Thiện tam thiền.
  4. Tâm Thiện tứ thiền.
  5. Tâm Thiện ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới cũng có 5 thứ Tâm như Tâm Thiện sắc giới.

Tâm Vô Sắc Giới chia có 3:

1) Tâm Thiện vô sắc giới.

2) Tâm Quả vô sắc giới.

3) Tâm Duy Tác vô sắc giới.

Tâm Thiện vô Sắc Giới chia có 4:

  1. Tâm Thiện không vô biên xứ.
  2. Tâm Thiện thức vô biên xứ.
  3. Tâm Thiện vô sở hữu xứ.
  4. Tâm Thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ.

* Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới cũng có 4 thứ tâm như tâm Thiện vô sắc giới.

Tâm Siêu Thế chia có 2:

  • o Tâm Đạo (Tâm Thiện siêu thế).
  • o Tâm Quả siêu thế.

Tâm Đạo chia có có 4:

1) Tâm Sơ đạo.

2) Tâm Nhị đạo.

3) Tâm Tam đạo.

4) Tâm Tứ đạo.

Tâm Sơ đạo chia có 5:

  1. Tâm Sơ đạo Sơ thiền.
  2. Tâm Sơ đạo Nhị thiền.
  3. Tâm Sơ đạo Tam thiền.
  4. Tâm Sơ đạo Tứ thiền.
  5. Tâm Sơ đạo Ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ đạo cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ đạo.

Tâm Quả Siêu Thế chia có 4:

1) Tâm Sơ Quả.

2) Tâm Nhị Quả.

3) Tâm Tam Quả.

4) Tâm Tứ Quả.

Tâm Sơ Quả chia có 5:

  1. Tâm Sơ Quả Sơ thiền.
  2. Tâm Sơ Quả Nhị thiền.
  3. Tâm Sơ Quả Tam thiền.
  4. Tâm Sơ Quả Tứ thiền.
  5. Tâm Sơ Quả Ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ Quả cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ Quả.

b) Sở hữu tâm:

Sở Hữu Tâm chia có 3:

  • o Sở hữu Tợ tha.
  • o Sở hữu Bất thiện.
  • o Sở hữu Tịnh hảo.

Sở Hữu Tợ Tha chia có 2:

1) Sở hữu Biến hành.

2) Sở hữu Biệt cảnh.

Sở Hữu Biến Hành chia có 7:

  1. Xúc.
  2. Thọ.
  3. Tưởng.
  4. Tư.
  5. Nhất hành.
  6. Mạng quyền.
  7. Tác ý.

Sở Hữu Biệt Cảnh chia có 6:

  1. Tầm.
  2. Tứ.
  3. Thắng giải.
  4. Cần.
  5. Hỷ.
  6. Dục.

Sở Hữu Bất Thiện chia có 5:

1) Sở hữu Si phần (bất thiện biến hành).

2) Sở hữu Tham phần.

3) Sở hữu Sân phần.

4) Sở hữu Hôn phần.

5) Sở hữu Hoài nghi.

Sở Hữu Si Phần chia có 4:

  1. Si.
  2. Vô tàm.
  3. Vô Quý.
  4. Phóng dật.

Sở Hữu Tham Phần chia có 3:

  1. Tham.
  2. Tà kiến.
  3. Ngã mạn.

Sở Hữu Sân Phần chia có 4:

  1. Sân.
  2. Tật.
  3. Lận.
  4. Hối.

Sở Hữu Hôn Phần chia có 2:

  1. Hôn trầm.
  2. Thụy miên.

Sở Hữu Tịnh Hảo chia có 4:

  • o Sở hữu Tịnh hảo biến hành.
  • o Sở hữu Giới phần.
  • o Sở hữu Vô lượng phần.
  • o Sở hữu Trí tuệ.

Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành chia có 19:

1) Tín.

2) Niệm.

3) Tàm.

4) Quý.

5) Vô tham.

6) Vô sân.

7) Hành xả.

8) Tịnh thân.

9) Tịnh tâm.

10) Khinh thân.

11) Khinh tâm.

12) Nhu thân.

13) Nhu tâm.

14) Thích thân.

15) Thích tâm.

16) Thuần thân.

17) Thuần tâm.

18) Chánh thân.

19) Chánh tâm.

 

Sở Hữu Giới Phần chia có 3:

1) Chánh Ngữ.

2) Chánh Nghiệp.

3) Chánh Mạng.

Sở Hữu Vô Lượng Phần chia có 2:

1) Bi.

2) Tùy hỷ.

c) Sắc pháp: Sắc Pháp chia có 2:

  • o Sắc Tứ đại.
  • o Sắc Y Đại sinh.

Sắc Y Đại Sinh chia có 10:

  1. Sắc Thần kinh.
  2. Sắc Cảnh giới.
  3. Sắc Trạng thái.
  4. Sắc Ý vật.
  5. Sắc Mạng quyền.
  6. Sắc Vật thực.
  7. Sắc Hư không.
  8. Sắc Biểu tri.
  9. Sắc Đặc biệt.

10. Sắc Tứ tướng.

 

 

 

 

 

 

 

SắcThần Kinh chia có 5:

1) Thần kinh Nhãn.

2) Thần kinh Nhĩ.

3) Thần kinh Tỷ.

4) Thần kinh Thiệt.

5) Thần kinh Thân.


 

Sắc Cảnh Giới chia có 4:

1) Sắc Cảnh sắc. 2) Sắc Cảnh thinh.

3) Sắc Cảnh khí. 4) Sắc Cảnh vị.

* Ghi chú: Sắc Cảnh xúc là đất, lửa, gió nên không kể riêng.

Sắc Tính (Sắc Trạng thái) chia có 2:

1) Sắc Nam Tính.

2) Sắc Nữ Tính.

Sắc Biểu Tri chia có 2:

1) Sắc Thân biểu tri.

2) Sắc Khẩu biểu tri.

Sắc Đặc Biệt chia có 3:

1) Sắc Khinh.

2) Sắc Nhu.

3) Sắc Thích nghiệp.

Sắc Tứ Tướng chia có 4:

1) Sinh.

2) Tiến.

3) Dị.

4) Diệt.

Pháp Tục Đế chia có 2:

  • o Danh chế định.
  • o Nghĩa chế định.

Danh Chế Định chia có 6:

1) Danh chơn chế định.

2) Phi danh chơn chế định.

3) Danh chơn phi danh chơn chế định.

4) Phi danh chơn danh chơn chế định.

5) Danh chơn danh chơn chế định.

6) Phi danh chơn phi danh chơn chế định.

Nghĩa Chế Định chia có 7:

1) Hình thức chế định.

2) Hiệp thành chế định.

3) Chúng sanh chế định.

4) Phương hướng chế định.

5) Thời gian chế định.

6) Hư không chế định.

7) Tiêu biểu chế định.


 

 

GỒM PHÁP:

 

- Tâm Tham, tâm Sân và tâm Si gồm lại gọi là Tâm Bất Thiện.

Tâm Quả bất thiện vô nhân, Tâm Quả thiện vô nhân và Tâm Duy Tác vô nhân gồm lại gọi là Tâm Vô Nhân.

- Tâm Bất Thiện và Tâm Vô Nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

- Tâm Dục giới vô tịnh hảo và Tâm Dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới.

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới gồm lại gọi là Tâm Sắc Giới.

 

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Vô sắc Giới.

 

- Tâm sắc giới và Tâm Vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Đáo Đại.

 

- Tâm Dục giới và Tâm Đáo đại gồm lại gọi là Tâm Hiệp Thế.

 

- Tâm Sơ, Nhị, Tam và Tứ đạo gồm lại gọi là Tâm Đạo Siêu Thế.

 

- Tâm Sơ, Nhị, Tam, Tứ Quả gồm lại gọi là Tâm Quả Siêu Thế.

 

- Tâm Đạo và Tâm Quả Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm Siêu Thế.

 

- Tâm Hiệp Thế và Tâm Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm.

 

- Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý gồm lại gọi là Sở Hữu Biến Hành.

 

Tầm, Tứ, Thắng, Giải, Cần, Hỷ, Dục gồm lại gọi là Sở Hữu Biệt Cảnh.

 

- Sở hữu Biến hành và Sở hữu Biệt cảnh gồm lại gọi là Sở Hữu Tợ Tha.

 

- Si, Vô Tàm, Vô Quý, Phóng dật gồm lại gọi là Sở Hữu Si Phần.

- Tham, Tà kiến, Ngã mạn gồm lại gọi là Sở Hữu Tham Phần.

 

- Sân, Tật, Lận và Hối gồm lại gọi là Sở Hữu Sân Phần.

 

- Hôn trầm, Thụy miên gồm lại gọi là Sở Hữu Hôn Phần.

- Sở hữu Si phần, sở hữu Tham phần, sở hữu Sân phần, sở hữu Hôn phần và sở hữu Hoài nghi gồm lại gọi là Sở Hữu Bất Thiện.

- Tín, Niệm, Tàm, Quý, Vô tham, Vô sân, Hành xả, Tịnh thân, Tịnh tâm, Khinh thân, Khinh tâm, Nhu thân, Nhu tâm, Thích thân, Thích tâm, Thuần thân, Thuần tâm, Chánh thân và Chánh tâm gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo Biến Hành.

- Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng gồm lại gọi là Sở Hữu Giới Phần.

- Sở hữu Bi và Tùy hỷ gồm lại gọi là Sở Hữu Vô Lượng Phần.

- Sở hữu Tịnh hảo biến hành, Sở hữu Giới phần, Sở hữu Vô lượng phần và Sở hữu trí tuệ gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo.

- Sở hữu Tợ tha, Sở hữu Bất thiện và Sở hữu Tịnh Hảo gồm lại gọi là Sở Hữu Tâm.

- Sở Hữu tâm và Tâm gồm lại gọi là Danh Pháp.

- Đất, Nước, Lửa, Gió gồm lại gọi là Sắc Tứ Đại.

- Thần kinh nhãn, Thần kinh nhĩ, Thần kinh tỷ, Thần kinh thiệt và Thần kinh thân gồm lại gọi là Sắc Thần Kinh.

- Sắc Cảnh Sắc, Sắc Cảnh Thinh, Sắc Cảnh Khí và Sắc Cảnh Vị gồm lại gọi là Sắc cảnh Giới.

- Sắc Trạng thái Nam và Sắc Trạng thái Nữ gồm lại gọi là Sắc Trạng Thái.

- Sắc Thân biểu tri và Sắc Khẩu biểu tri gồm lại gọi là Sắc Biểu Tri.

- Khinh, Nhu và Thích nghiệp gồm lại gọi là Sắc Đặc Biệt.

- Sinh, Tiến, Dị và Diệt gồm lại gọi là Sắc Tứ Tướng.

- Sắc Thần kinh, Sắc Cảnh giới, Sắc Trạng thái, Sắc Ý vật, Sắc Mạng quyền, Sắc vật thực, Sắc Hư không, Sắc Biểu tri, Sắc Đặc biệt và Sắc Tứ tướng gồm lại gọi là Sắc Y Đại Sinh.

- Sắc Tứ đại và Sắc Y đại sinh gồm lại gọi là Sắc Pháp.

- Danh Pháp và Sắc Pháp gồm lại gọi là Pháp Hữu Vi.

- Pháp Hữu vi và Pháp Vô vi (Niết Bàn) gồm lại gọi là Pháp Chơn Đế.

- Danh chơn chế định, Phi danh chơn chế định, danh chơn phi danh chơn chế định, Phi danh chơn danh chơn chế định, danh chơn danh chơn chế định, phi danh chơn phi danh chơn chế định gồm lại gọi là Danh Chế Định.

- Hình thức chế định, Hiệp thành chế định, Chúng sanh chế định, Phương hướng chế định, Thời gian chế định, Hư không chế định và Tiêu biểu chế định gồm lại gọi là Nghĩa Chế Định.

- Danh chế định và Nghĩa chế định gồm lại gọi là Pháp Tục Đế.

- Pháp Chơn đế và pháp Tục đế gồm lại gọi là Pháp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 108708)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 88012)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Người Việt Nam có quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.
(Xem: 85517)
Nói là được quà thưởng trong mùa lễ cuối năm là như vậy, bởi vì từ kinh nghiệm ở dưỡng viện, tôi nhận được món quà hạnh phúc của lòng vị tha. Bạn có thể đọc cả trăm cuốn sách, nghe người khác giảng hoặc chính mình nói, viết cả ngàn lần về tình nhân ái, mà chưa một lần nở một nụ cười với lòng thương dành cho người đối diện thì có lẽ bạn sẽ không hiểu được món quà mà tôi đã nhận được. Tôi cũng không thể nào mô tả hay hơn về phần thưởng đó ngoài những sáo ngữ rất giới hạn như “hạnh phúc,” “sung sướng,” “an lạc,” vân vân.
(Xem: 87626)
Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay. Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal. Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.
(Xem: 115314)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.
(Xem: 91143)
Học viện Sitagu do Hoà thượng (HT) Pháp sư Nyanissara sáng lập vào tháng 12 năm 2006 với một số Tăng Ni ở trường thiền Shwe Oo Min. Đây là một trong những cơ sở học thuật có nhiều triển vọng, đặc biệt khi thủ đô Miến Điện được dời về Mandalay.
(Xem: 78625)
Trường bắt đầu đi vào hoạt động thực sự từ cuối năm 1998, nên đội ngũ giảng sư, giáo viên giảng dạy bằng tiếng Anh ở một đất nước như Miến khó mà giỏi như ở Ấn, ở Tích Lan hay các nước nói tiếng Anh. Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận các vị rất giỏi về Tam Tạng bằng Miến ngữ và Pali ngữ. Có nhiều vị Thượng tọa đạt danh hiệu Abhivaṃsa, một danh hiệu chỉ có khi thí sinh qua được cuộc khảo hạch dưới 28 tuổi. Trường có tên tiếng Anh là International Theravāda Buddhist Missionary University, dịch sát là Trường Đại Học Quốc Tế Truyền Bá Phật Giáo Nguyên Thủy, được hầu hết giáo sư, công nhân viên chức, sinh viên ở Yangon, Miến Điện gọi tắt là ITBMU.
(Xem: 79374)
Ăn chay (còn được gọi là ăn lạt) không phải là vấn đề mới mẻ gì đối với người VN mình. Ngược lại, các dân tộc Tây phương, từ vài chục năm nay đã xem việc không ăn thịt, không ăn cá là một phương pháp dưỡng sinh mới để duy trì một sức khỏe tốt. Trong bài nầy vấn đề ăn chay được trình bày qua cái nhìn của khoa học dinh dưỡng. Các lý do khác, như tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ súc vật bảo vệ môi sinh và sinh thái đều nằm ngoài khả năng hiểu biết của người viết.
(Xem: 83624)
Làm thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và tất cả các cư sĩ quan tâm suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam sau cả thế kỷ chiến tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật tới và mời gọi mọi người cùng tu học
(Xem: 105002)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(Xem: 101786)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc
(Xem: 72875)
Hòa thượng Hộ Tông sở dĩ thành công trong việc khai sáng Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam, phần lớn cũng nhờ những cư sĩ hộ pháp đắc lực, hỗ trợ ngài xây dựng chùa chiền để có cơ sở hoằng pháp và là trú xứ cho chư Tăng cư ngụ để tu tập. Có thể nói nhờ năm địa điểm hoằng pháp đầu tiên này mà Phật giáo Nguyên thủy có cơ sở để phát triển tại Việt Nam cho đến ngày nay. Đó là: - Chùa Sùng Phước - Chùa Bửu Quang - Chùa Giác Quang - Chùa Kỳ Viên - Chùa Bửu Long
(Xem: 70119)
Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.
(Xem: 79809)
Thiền chủ là Hoà thượng Pa-Auk (Pa-Auk Sayādaw). Hiện nay thiền sinh đến học thiền với Ngài rất đông, kể cả trong nước và ngoài nước, có khoảng 500 – 700 thiền sinh, bao gồm gần như đủ các nước: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, v.v… Vào dịp lễ Đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn (Lễ Tam Hợp) cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia của Miến, cũng có thể nói là ngày Tết của họ, rất nhiều người tu gieo duyên, số lượng thiền sinh đôi khi lên tới cả 1.000.
(Xem: 92142)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 99828)
sinh hoạt hàng tuần tại VÔ MÔN THIỀN TỰ --- Xin liên lạc số điện thoại (714) 206-1024./ (714) 621-0131
(Xem: 99336)
Quận Cam: Các Chùa Tất Niên Tụng Kinh, Tọa Thiền, Tu Học (02/05/2013) Bài viết Phan Tấn Hải - Việt Báo SANTA ANA/GARDEN GROVE (VB) – Hôm Chủ Nhật 3-2-2013, nhiều ngôi chùa Quận Cam đã tổ chức Lễ Tất Niên. Phóng viên Việt Báo trong dịp này đã tới thăm Chùa Hoa Nghiêm, trong truyền thống Bắc Tông, và Vô Môn Thiền Tự, thuộc truyền thống Nam Tông.
(Xem: 129696)
Hòa vào niềm vui chung của mọi người tín đồ đạo Công giáo nhân ngày lễ Giáng Sinh, chùa Vô Môn có mang một trăm phần quà, do các Phật tử hùn phước với nhau, đến tặng quà tại dưỡng viện Mission Palm Healthcare ở thành phố Westminster, California sáng thứ Hai 24 tháng 12, 2012.
(Xem: 126063)
Vô-môn thiền-tự trân-trọng thông-báo đến tất cả quý Phật-tử : Ngài Đại-lão Tăng Hộ-Giác đã viên-tịch , lúc 06 giờ 19 phút sáng ngày Thứ Tư ngày 05 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Nhăm Thìn ) tại Chùa Pháp-Luân , Houston , Tiểu-Bang Texas , Hoa-Kỳ .
(Xem: 130040)
Theo truyền-thống Phật-Giáo Theravada , mùa an cư kiết-hạ bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 Âm-lịch , Chư Tăng an-cư suốt ba tháng hạ cho đến ngày 15 tháng 9 Âm-lịch là ngày mãn hạ.