(Xem: 1662)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2167)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Cách Thiền Vipassana

18 Tháng Sáu 201612:00 SA(Xem: 81019)

Cách Thiền Vipassana

(Viết bởi Phạm Doãn)

Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình. Lúc mới tập thiền, tôi cũng gặp cái khó khăn như thế. Hình như có quá nhiều sự việc, ý nghĩ xuất hiện, nào là chuyện quá khứ, chuyện tương lai, chuyện mới vừa xảy ra, chuyện chưa xảy ra, những hình ảnh, âm thanh, cảm xúc buồn vui, ham hố, sợ hãi,… lung tung, tất cả như xuất hiện liên tục hoặc đồng thời. Kinh khủng! Và nếu sự thực tập chưa đủ công phu thì quả thực không thể chịu nổi.

Ngồi thiền… thất bại! Một đêm quá tuyệt vọng với cái đầu “nhiều chuyện” của mình, tôi giận dữ trừng mắt nhìn chăm chăm vào nó, và nhận ra rằng khi ta chăm chú nhìn vào cái mớ tư tưởng điên đảo lộn xộn đó, dường như nó trở nên bớt kích động hơn, và dần dần làm cho tâm yên tĩnh lại! Trong tình huống này phải nói là “tức cười”: tôi quan sát sự chuyển động loạn xạ của tâm tôi. Tâm tôi nhìn ngắm tâm tôi. Tôi trở thành chứng nhân (witness) của chính bản tâm tôi. Mới đầu làm chứng nhân hơi khó, nhưng với sự nỗ lực, mọi người đều có thể thực hành một cách dễ dàng. Chính nhờ phương pháp này mà nhiều người đã “an” tâm và ngồi thiền được.

Cũng kể từ đó, mỗi lần khi ngồi thiền, tôi tự động làm chứng nhân để quan sát tâm mình. Hành động này lâu ngày ăn sâu vào vô thức. Ngoài việc quan sát tâm mình, để tâm trở nên an tịnh, tôi còn quan sát toàn bộ cơ thể vật lý của mình, từng bắp thịt, từng khớp xương xem nó vận hành như thế nào. Mỗi khi thực hành như vậy, tôi cảm thấy rất “relaxing” và có khi còn giảm được mọi cảm giác đau nhức nữa. Về sau mới biết phương pháp này chính là vipassana (Thiền minh-sát), và Vipassana là phép quán của Phật giáo Nguyên thủy.

A. Nguồn gốc Vipassana

Không thỏa mãn với các loại thiền định (Alara, Uddaka), đức Phật đã chọn một phương pháp thực hành khác để tiếp tục hành trì và không lâu sau, ngài đã chứng đắc tuệ giác vô thượng. Phương pháp đó gọi là: Vipassana (Thiền minh sát).
Vipassana là tên gọi bằng tiếng Pāli, thứ ngôn ngữ mà đức Phật thường dùng để thuyết pháp. Vipassana, tiếng Sanskrit gọi là Vipashyana. Ở đây, chúng ta cũng nên ghi nhận rằng, để thuyết giảng giáo lý của mình, đức Phật thường dùng tiếng Pāli, một ngôn ngữ bình dân dễ đi vào lòng quần chúng. Vipassana nghĩa đen là nhìn (to look), là quán sát (to insight), nghĩa bóng là chứng nhân (to witness).

Nguyên lý của Vipassana là trở thành “chứng nhân” của chính cơ thể, tư tưởng và cảm xúc của mình! Phương pháp tu tập thiền quán của Phật giáo nguyên thủy chia làm hai pháp chính:
– Chỉ (Samatha): Dừng lại tất cả những vọng niệm, còn gọi là định hoặc định chỉ. Pháp “chỉ” đưa đến sự nhập định (Samadhi). Định của Phật giáo nguyên thủy gọi là jhana. Tiếng Việt gọi là tứ thiền hay bốn định hữu sắc (jhana). Những pháp “định chỉ” không dẫn đến trí huệ, mà chỉ làm trí lực, định lực mạnh mẽ lên. Người ta hay ví sự thực hành “định chỉ” giống như là mài bén lưỡi gươm của đức Văn Thù.
– Quán (Vipassana): quan sát, theo dõi sự sinh khởi của thân và tâm. Quán dẫn đến Huệ. Huệ dẫn đến cứu cánh giải thoát.
 Vipassana thường được ứng dụng trong Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda). Các tu sĩ Nam tông có khi chỉ thực hành pháp quán Vipassana, có khi vừa thực hành Vipassana, vừa thực hành pháp định chỉ (Samatha). Rất nhiều phương pháp thiền khác, trong hoặc ngoài đạo Phật, mà cốt tủy vẫn là Vipassana.

B. Một hành giả thực tập Vipassana cần tuân thủ theo ba bước như sau:

Bước một:

Trước hết, quan sát chính cơ thể của mình. Đây là một phép nội quán, nghĩa là phải quay ý thức vào trong để nhận diện toàn bộ thân thể của chính mình. Như vậy, ta quan sát từng hơi thở vật lý của ta, ta quan sát từng động thái của ta, ta quan sát từng tư thế của ta. Ta đứng làm chứng nhân để quán sát và nhận biết toàn thể con người vật lý của ta.

Các pháp quán hơi thở (ānāpānasati) đều thuộc vào giai đoạn đầu của Vipassana. Hơi thở được nhận biết một cách tự nhiên, không phải thay đổi như trong yoga. Sau khi Phật giáo truyền sang các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn,… thì phép quán hơi thở (sổ tức) được thành lập nên nhiều hình thức thích nghi với căn tánh của mỗi người hơn, như quán hơi thở ra vào, quán bụng phồng lên xẹp xuống, quán hơi thở theo cách niệm Phật, v.v…

Pháp Thiền hành mà thầy Nhất Hạnh phổ biến hiện nay chính là Vipassana bước một. Ngày xưa, đức Phật thiền hành mỗi ngày. Đời sống của Ngài luôn trụ trong chánh niệm tỉnh giác nên những bước chân của Ngài luôn trong trạng thái chánh niệm. Nói chung, ta có thể quán sát bất cứ bộ phận nào của cơ thể hoặc bất cứ chuyển động nào của thân như một đối tượng để thiền quán.

Quán hơi thở hay theo dõi bước chân là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn chuẩn bị của Vipassana chứ không phải là toàn bộ phương pháp. Có lẽ vì không hiểu tường tận điều này nên có nhiều người thắc mắc rằng làm sao chỉ cần quán hơi thở mà hành giả có thể đạt được chân lý!

Bước hai:

Khó hơn một chút, bằng cách quán đến một đối tượng phức tạp và ồn ào hơn nhiều, đó là quán sát những ý nghĩ, những tư tưởng, đang ào ạt vụt qua óc ta. Ý nghĩ hay tư tưởng, mặc dù vô hình, thật ra vẫn có bản chất vật lý. Chúng là sóng điện não, tức sóng vật lý. Quán sát tư tưởng chính là quán sát cái biểu hiện của sóng vật lý, thế thôi! Trước cái đầu óc náo động điên loạn, ta chỉ đứng đó làm chứng nhân, lặng lẽ quan sát, tuyệt đối không có một ý kiến nào cả. Chỉ một niệm ý kiến hay phê bình khởi dậy là ta bị lôi ngay vào dòng tư duy náo loạn đó. Phải tách ra, đứng làm chứng nhân, im lặng nhìn dòng chảy của ý nghĩ tuôn qua. Việc tách đôi giữa “ta” và “mình” lúc đầu có thể hơi khó, nhưng chỉ một thời gian ngắn là ta có thể thực hiện được. Sau một thời gian tập luyện, dòng chảy tâm thức ồn ào kia sẽ dịu lắng và dừng lại.

Bước ba:

Người thực hành Vipassana phải tập quan sát những đối tượng vi-tế hơn nữa. Đó là các cảm xúc của chính mình như buồn, vui, giận dữ, ham hố, sợ hãi,… Ta, nhân chứng, phải luôn sẵn sàng mỗi khi cảm xúc khởi lên, phải nhận ra rõ ràng từng cảm xúc và làm chủ cảm xúc đó. Đối trị với biển cảm xúc, ta vẫn phải luôn giữ chặt chẽ nguyên tắc: chỉ im lặng quan sát theo dõi sự sanh khởi mà không cần phê phán. Với thời gian, ta sẽ kiểm soát được tất cả các cảm xúc của mình, ngay cả khi nó mới chỉ là ý đồ muốn bùng dậy.
Sau khi thực hành vững vàng ba bước của thiền quán Vipassana như vậy, ta cũng sẽ có một định lực mạnh mẽ giống như tập samatha, làm chủ được mọi ý nghĩ và cảm xúc. Tâm sẽ đạt trạng thái yên ổn thanh tịnh. Trí huệ sẽ phát triển, và một ngày nào đó không định trước: tuệ giác hay sự giác ngộ sẽ hiển bày.

C. Nguyên lý Vipassana

Trong kinh điển, Vipassana là pháp quán (contemplation) cơ thể vật lý và các hiện tượng tự nhiên đang xảy ra trong cơ thể. Cơ thể vật lý và các hiện tượng tự nhiên đang xảy ra trong cơ thể là biểu hiện của ngũ uẩn (five aggregates): sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Quán “ngũ uẩn” tức là quán toàn bộ sự hiện hữu của ta: Cái đang là (being). Vipassana không chọn đối tượng quán là các vật, các sự vật, các khái niệm ngoài thân, ngoài sự hiện hữu chân thật của ta. Ví dụ nếu chọn đối tượng quán là hình ảnh một vị Phật, thì ta sẽ mắc sai lầm ở chỗ: bất cứ hình ảnh của một vị Phật nào đó, luôn luôn là do khái niệm từ tâm ta dựng nên, mà bản chất của tâm chưa giác ngộ luôn luôn là một ảo tưởng. Nếu ta chọn sự quán tưởng về bất cứ điều tốt đẹp nào, ví dụ quán về lòng từ bi hoặc lòng bác ái, thì lòng từ bi hay bác ái đó cũng chỉ là: Cái đã được đặt tên (named or labelled), cái mà ta không thể nào biết nội dung chân thật của nó. Vipassana khảo sát chính nội dung chân thật của bản thể ta bằng chính ý thức tự thức của ta. Như vậy, Vipassana nhận thức được hiện hữu chân thực của ta một cách trực tiếp, mà không phải thông qua một khái niệm hay tên gọi nào.

Vipassana chọn đối tượng quán là ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ngũ uẩn là toàn bộ sự hiện hữu của ta. Bình thường ta chỉ nhận biết được cái “thân bên ngoài” của ta. Rất khó để ta nhận ra cái “thân bên trong”. Đó là toàn bộ sự vận động phức tạp và vi tế của ý thức và mọi cảm xúc bên trong ta. Vipassana là pháp quay vào trong, quan sát tất cả mọi thực tại mọi diễn biến bên trong tức quan sát cái “thân bên trong” của ta. Vì thế Vipassana còn được gọi là pháp quán “thân trong thân”.

Pháp quán Vipassana không hẳn là một cực đối lập với pháp định Samatha. Định là cột chặt ý thức vào một đối tượng. Quán là cột chặt ý thức vào một chuỗi hiện tượng hoặc sự kiện đang xảy ra. Như thế trong quán vẫn có định. Cả hai Samatha và Vipassana đều dẫn đến Jhana. Người ta dùng nội dung của Jhana để phân định các giai đoạn tiến triển của Vipassana. Vipassana-jhana được mô tả như định chứng của Vipassana. Ngài Ajhan Chah có phân tích rất rõ về trải nghiệm Vipassana. Ngài cũng giải thích bằng thực chứng về tính nhất quán giữa jhana và Vipassana.

Kết luận

Vipassana là phương pháp chân truyền của đạo Phật, được chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) hành trì nghiêm mật. Tuy nhiên, Vipassana không phải là một pháp bí truyền hay độc quyền của bất cứ giáo phái nào. Nguyên lý của Vipassana có thể nhìn thấy trong tất cả các phương pháp thiền định khác. Đứng trên nguyên lý của Vipassana, bạn có thể nhìn lại tất cả các phương pháp thiền định của mọi tông phái khác với một nhãn quan sáng tỏ và rõ ràng hơn.

- Ví dụ bạn đang tập quán niệm hơi thở (ānāpānasati) thì đây là Vipassana bước một. Bạn đang quán cái chuyển động cụ thể nhất của cơ thể đó là hơi thở.

– Ví dụ khi đi Thiền hành với từng bước chân chăm chú đầy tỉnh thức, bạn sẽ biết rằng đó là bước đầu tiên của Vipassana.

– Ví dụ như được dạy rằng “Thấy vọng liền buông”. Bạn sẽ biết buông bằng cách nào hiệu quả nhất? Không thể bằng ý chí buông bỏ, mà buông bằng Vipassana thì hiệu quả nhanh hơn.

– Ngay cả khi nếu như bạn đang thực hành Mười bức tranh chăn trâu của Thiền tông (tức mười giai đoạn tiến triển của tâm trong quá trình tu tập); thực hành Vipassana, bạn có thể ung dung chăn trâu qua cả mười giai đoạn này.

Ở Việt Nam, Thiền tông và các tông phái khác được phổ biến nhiều hơn Thiền nguyên thủy. Nhưng hiểu biết về Vipassana và nguyên lý của nó, dù sao cũng sẽ mang lại một thông tin cần thiết và hữu ích với tất cả mọi người. Sau cùng cũng mong cầu được các bậc Thiện tri thức bỏ chút thời gian chỉnh sửa lại các kiến giải chưa đúng.■

Phạm Doãn

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 136032)
Một buổi lễ thọ giới Tỳ-khưu đã được tổ-chức trong khung cảnh trang-nghiêm và thanh-tịnh ,diễn ra lúc 4 giờ chiều ngày 14 tháng chín năm 2012 (nhằm ngày 29 tháng 7 năm Nhâm-Thìn , trong một giới đàn “Sima” tại một ngôi chùa Miến-Điện (Myanmar Monastery ) ,điạ chỉ 1830 Ranch Road , Azusa ,CA . 91702 , Phone : (626 ) 969-2118 .
(Xem: 151923)
Kính mời quý vị khán thính giả đón xem và góp ý phê bình liên quan đến chương trình Thiền và Đời Sống. Chương trình được phát hình vào mỗi thứ Tư hàng tuần, từ 8 giờ đến 9 giờ tối, trên hệ thống truyền hình VNA-TV 57.3. Nếu sống và thực hành theo đúng giáo pháp của đức Phật, những gì liên hệ đến ô nhiễm sẽ bị loại trừ, những thiện pháp làm cho ta trở nên trong sạch; sẽ tăng trưởng và ta có thể chứng ngộ toàn giác ngay trong hiện đời.
(Xem: 127244)
Phái đoàn Vô Môn Thiền Tự do chư tăng cùng Phật tử đã đến thăm viếng trung tâm dưỡng lão Mission Palm Health Care Center tại địa chỉ số 240 Hospital Circle, Westminster, CA 92683 tính đến hết tháng 2 năm 2012 đã được 7 lần.
(Xem: 125636)
Giới thiệu 3 Sách Mới In: Phật Học, Văn Học, Chính Trị. Ba cuốn sách đã được xuất bản tại Quận Cam trong tháng qua, với mỗi cuốn là một lĩnh vực dị biệt nhau. Cuốn ‘Phật Giáo Nhìn Toàn Diện’ với tác giả là Piyadassi Mahathera, dịch giả là Phạm Kim Khánh. Sách ấn bản 2012 là ấn tống, không bán. Dày 680 trang. Nội dung cho độc giả hiểu những gì cần biết về Phật Giáo, từ lịch sử, văn hóa cho tới giáo pháp.
(Xem: 128190)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật ngày 15 tháng 1 năm 2012, một phái đoàn do Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, hướng dẫn gồm có: Sư Huệ Tánh và qúi Ni Sư cùng các Phật tử thuộc Vô Môn Thiền Tự cùng đi có Cô Linda Trần người phối hợp với Sư Tinh Cần để thực hiện chuyến viếng thăm nầy, phái đoàn đã đến Mission Palms Healthcare Center tọa lạc tại số 240 Hospital Circle, Westminster, CA 92683.
(Xem: 114706)
WESTMINSTER (Nguyên Giác/VB) -- Một số vị sư và Phật Tử từ Vô Môn Thiền Tự, một ngôi chùa truyền thống Nam Tông Việt Nam, vừa phổ biến chương trình cuối tuần này sẽ thăm một nhà dưỡng lão ở thị xã Westminster vào Chủ Nhật sắp tới.
(Xem: 109428)
Tuy còn gần một tháng mới đến Tết Âm-lịch của người Việt-Nam, nhưng cây mai trước nhà đã có vài nụ hoa vàng nở sớm, những cánh hoa yếu ớt e ấp nở bên những chiếc lá nhỏ xíu màu tím nhạt, lại thêm một mùa Xuân ly hương sắp trở về …
(Xem: 107623)
Ở một vài nước Á-CHÂU như Miến-Điện, Thái-Lan … hình ảnh Chư Tăng Phật-gíáo đi trì bình khất thực hầu như quen thuộc và thông thường , cũng như sinh hoạt hằng ngày của dân chúng. Mỗi buổi sang các vị Sư tay ôm bình bát, đầu trần, chân đất đi yên lặng trên các nẻo đường có cư dân, các phật tử cũng hoan hỷ lặng lẽ thành kính để bát vật thực cho chư Tăng, đã trở thành truyền thống quen thuộc ở các quốc gia đó.
(Xem: 111948)
Đối với những người mới tập thiền như tôi thì những giờ phút ngồi thiền là đáng nhớ và nhiều thú vị . Tôi có nhiều lý do để mà e ngại khi đến với Đạo tràng Vô môn thiền tự nầy , vì tự biết bản thân mình ở tuổi 70 , thân mang thương tật ở đầu gối chân trái , lại thêm chứng bệnh đau nhức mỗi khi trái gió trở trời . Tôi không thể ngồi tư thế kiết già hay bán già được . Lần đàu đến đây nhìn thấy các anh chị thiền sinh cũ trong đạo tràng ngồi thiền một tiếng hoặc hơn , tôi vô cùng ngưỡng mộ . Sư Tinh Cần trụ trì Thiền viện chỉ dẩn và khuyến khích tôi ngồi theo lối Miến-điện .
(Xem: 102854)
Muốn tìm hiểu và tu học về Phật Giáo, bạn có thể gặp rất nhiều cơ duyên, nhiều cổng vào khác nhau tại Nam California. Trong khi hầu hết các chùa Việt Nam trong vùng tu theo Tịnh Độ, một pháp môn phổ biến và tiện dụng, vẫn có một số tông phái khác đã dùng pháp môn khác nhưng vẫn cùng chung một giáo lý về vô ngã và giải thoát
(Xem: 99432)
GARDEN GROVE (VB) -- Buổi tiệc gây quỹ giúp Vô Môn Thiền Tự tổ chức đêm Chủ Nhật 16-10-2011 tại Diamond Seafood Restaurant đã hoàn tất thành công: người tham dự đã hoan hỉ cúng dường Tam Bảo, vị sư trụ trì đã trân trọng tới từng bàn cảm ơn, và các nghệ sĩ đã nhiệt tình đem tài năng trình diễn.
(Xem: 84040)
“Vô Môn Quan, cửa-không-cánh-cửa, Chưa bước vào mà như đã ra Ngoài hay trong? Ngẩn ngơ tâm động!...” Tâm còn động thì làm sao bước vào được cánh cửa này nên “chưa bước vào mà như đã ra” là đúng rồi!