(Xem: 1753)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2221)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Nắng, Gió, Và Cửa-Không-Cánh-Cửa

26 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 84047)

Nắng, Gió, Và Cửa-Không-Cánh-Cửa

 

Huệ Trân

vomon-contentĐọc bài báo về một thiền tự, rồi cũng quên đi.

Quanh vùng, biết bao chùa lớn nhỏ, mới cũ, bao tịnh xá, niệm Phật đường, bao tu viện, thiền viện … nhiều quá, chắc khó có Phật tử nào dám đoan chắc là mình đã viếng thăm hết!

Người con Phật hay dùng chữ “duyên”. Mình đủ duyên với nơi này nên đã có mặt nơi này, mình chưa đủ duyên với nơi kia nên chưa từng biết đến nơi kia …

Nắng và gió sáng nay chắc là cái duyên đưa tôi đến Vô Môn thiền tự.

Cách đây khá lâu, do một cảm xúc bất chợt nhận được từ ánh mắt rực lửa của Tổ Đạt Ma, tôi đã viết mấy dòng thơ thế này:

“Vô Môn Quan, cửa-không-cánh-cửa,

Chưa bước vào mà như đã ra

Ngoài hay trong?

Ngẩn ngơ tâm động!...”

Tâm còn động thì làm sao bước vào được cánh cửa này nên “chưa bước vào mà như đã ra” là đúng rồi!

Năm nay, nắng và gió của đầu tháng mười một dường như hơi bất thường. Cái nắng rất nhạt mà lung linh. Cái gió rất nhẹ mà se lạnh. Nắng và gió này là của tháng hai, miền Bắc.

Sau thời công phu sáng, bước ra hiên thăm dăm cây kiểng, lòng tôi đã rưng rưng chạnh nhớ quê nhà. Đã thế, tôi lại chấp nhận tiếp hai người bạn đạo, xin ghé Thất, hai mươi phút thôi, để hỏi ý về một buổi thiền-ca.

Trách chi mà khi tiễn họ ra về, dòng suối róc rách trên lối vào Thất chẳng nhắc tôi về ngôi thiền tự vừa đọc được trên báo.

Theo lời chỉ dẫn của tác giả bài viết, tôi lái chậm, khi rẽ vào con đường mang tên Cây Song Sinh (Twintree Lane) thuộc thành phố Garden Grove.

Khi tôi hỏi:

- Bao xa, sau khi rẽ vào đường nhỏ?

Thì được trả lời:

- Cứ tới là biết, vì Tổ Đạt Ma đứng chờ ngay sân trước.

Quả thật, tôi đã dễ dàng nhìn thấy Tổ, giữa rừng trúc.

Tôi xuống xe, bước thật chậm, dừng trước Tổ, lạy Tổ, mà nghe lòng mình tinh quái cười thầm “Tổ không diện bích nữa, mà … diện lộ!”

Nếu ngay khi ấy, tôi có nghe tiếng quát: “Đưa cái tâm hay đùa rỡn của mi ra đây, ta nghiêm túc cho!” thì tôi cũng không ngạc nhiên gì, vì với tôi, Tổ luôn là điểm tựa những khi tôi thất niệm.

Ôi, vô ngôn mà ngàn lời!

Thiền tự vắng lặng.

Không phải cái vắng của cô đơn mà là cái tĩnh lặng thanh tịnh.

Lạ thay, sao tôi cảm nhận rõ như thế!

Đồng thời, cái tâm hay đùa rỡn như đã được Tổ nghiêm túc cho rồi. Kỳ diệu biết bao!

Tôi bước chậm vào hành lang.

Bây giờ thì tôi nghe tiếng gió lao xao qua lá trúc. Nương theo tiếng gió ấy, tôi thấy ban thờ Phật đơn sơ bên hiên nhà. Bỏ nón và áo lạnh xuống đất, tôi quỳ trước tôn tượng, đăm đăm chiêm ngưỡng dung nhan Đức Thế Tôn. Ôi, Người đã thị hiện vì chúng sanh, vì muôn loài. Người đã thương xót, không bỏ một sinh linh nào, từ con sâu cái kiến nhỏ nhoi. Tình thương ấy dẫu mênh mông trời biển vẫn không hoán chuyển hết bao nghiệp nặng chúng sanh, bởi vô minh sâu dày huân tập, nên thế giới ta-bà vẫn còn nhiều quằn quại khổ đau.

Đáng sợ thay, nếu không có sự thị hiện của Chư Phật, Chư Bồ Tát mười phương thì thảm họa chập chùng do nhân loại gây ra còn kinh hoàng đến đâu! Nên dẫu phải chứng kiến bao khổ đau hôm nay, tôi vẫn nhận thức rằng khổ đau này sẽ vô vàn gấp bội nếu không có Chư Phật nhìn xuống, gia hộ, che chở, cứu vớt và độ cho những kẻ độ được!

Khi tôi đứng lên, không gian quanh tôi vẫn hoàn toàn tĩnh lặng. Cánh cửa bên hiên vẫn đóng, nhưng nhìn kỹ thì thấy dòng chữ nhỏ “Số của Sư: ….”

Đó là những con số điện thoại.

Nếu không muốn tiếp khách, Sư đã không để số phone nơi cánh cửa như thế. Và nếu không nhận được thông điệp này, chắc chắn tôi không đủ can đảm bấm chuông trong không gian tĩnh lặng đầy thiền vị như vầy.

Đã vững tin, tôi lấy điện thoại di động và bấm số. Giọng nói trầm và nhẹ cất lên:

- Mô Phật!

- Mô Phật! Con đọc bài báo,về thiền viện, nên xin được viếng thăm.

- Mô Phật! Cô đang ở đâu?

- Thưa, con đã đứng bên khóm trúc.

- Thế ư? Chờ một phút, Sư ra ngay.

Tôi chắp tay, cúi đầu, lòng tràn đầy an lạc và thanh thản khi vị sư đắp y theo phái Nam Tông, mở nhẹ cánh cửa Vô Môn.

Tôi lặng lẽ theo bước chân trần của Sư, vào Chánh Điện, đảnh lễ Tam Bảo. Không chuông. Không mõ. Không một tiếng động. Chỉ thấy nụ cười Đức Thế Tôn chan hòa.

Không gian tràn đầy an lạc, thanh thản.

Lòng tôi tràn đầy an lạc, thanh thản.

Những gì được nghe, được chia sẻ khi Sư cho phép ngồi đối diện nơi Chánh Điện cũng tràn đầy an lạc, thanh thản.

Chỉ thế. Và chỉ thế thôi.

Dẫu dùng từ ngữ nào, nhìn dưới lăng kính nào, thì đây chẳng phải là điều cuối cùng mà muôn loài nhọc lòng tìm cầu sao?

“Đạo như trời đất,

Vận hành mang mang,

Lặng thinh dũng mãnh,

Rạt rào thơm ngát Kim Cang ….”

Cám ơn nắng và gió, trong một sát na kỳ diệu đã đưa tôi đến Cửa Không.

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, thượng tuần tháng mười một, 2011)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1753)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2221)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.
(Xem: 62082)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78469)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 81065)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 75793)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 64042)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
(Xem: 152182)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(Xem: 82631)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
(Xem: 114357)
Sư Giới Đức sẽ có buổi nói chuyện đặc biệt chủ đề: - "Thơ thiền Thư Pháp Thiền và Nghệ Thuật Thiền" vào Thứ Sáu 24-4-2015, từ 6:30PM tại Trung Tâm Sangha 7641 Talbert Ave., Huntington Beach, CA 92648: Hòa Thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh sẽ còn ngụ cư vài ngày nơi Vô Môn Thiền Tự, 11412 S. Dallas Dr. Garden Grove CA 92840. Điện thoại : 714-206-1024. http://vomonthientu.org/ Phật Tử muốn thỉnh thư pháp có thể liên lạc về thiền tự.
(Xem: 89065)
HT Viên Minh Thuyết Pháp Hoàn Mãn 2 Buổi Ở Quận Cam -Việt Báo ngày 14 tháng 4 năm 2015.
(Xem: 83663)
WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo ở Westminster, California. Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.
(Xem: 95692)
WESTMINSTER (VB) -- Thiền sư Viên Minh sẽ thuyết pháp 2 buổi tại Quận Cam trong tháng 4-2015, theo lời cung thỉnh của Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove
(Xem: 104905)
HT Viên Minh sẽ có 2 buổi thuyết pháp vào 2 ngày thừ bảy: * 4 tháng 4 năm 2015 * 11 tháng 4 năm 2015 thời gian: 9:00am - 11:00 am. Tại Hội trường VIỆT BÁO _ 14841 Moran St, CA 92683
(Xem: 135873)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
(Xem: 117757)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
(Xem: 95107)
GARDEN GROVE -- Trong khi hầu hết ngôi chùa ở Quận Cam đều thuộc trường phái Bắc Tông, ngôi chùa có tên là Vô Môn Thiền Tự đã đứng biệt lập với pháp tu của trường phái Nam Tông, nơi các vị sư hướng dẫn Phật Tử chú trọng nhiều về thiền tập.
(Xem: 99490)
Ngôi chùa Vô Môn Thiền Tự đã dọn về một địa điểm mới, một nơi rộng hơn tai thành phố Garden Grove, và quanh chùa là những cây tre mới trồng. Phóng viên Việt Báo hôm Thứ Bảy 3-5-2014 đã tới chùa ở địa chỉ mới để vấn an Sư Tinh Cần, vị trụ trì theo truyền thống Phật Giáo Miến Điện và từ nhiều năm nay đã hướng dẫn Phật Tử Quận Cam tu học thiền Tứ Niệm Xứ theo truyền thống naỳ.
(Xem: 113410)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 117111)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp