(Xem: 1758)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2223)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Nắng, Gió, Và Cửa-Không-Cánh-Cửa

26 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 84051)

Nắng, Gió, Và Cửa-Không-Cánh-Cửa

 

Huệ Trân

vomon-contentĐọc bài báo về một thiền tự, rồi cũng quên đi.

Quanh vùng, biết bao chùa lớn nhỏ, mới cũ, bao tịnh xá, niệm Phật đường, bao tu viện, thiền viện … nhiều quá, chắc khó có Phật tử nào dám đoan chắc là mình đã viếng thăm hết!

Người con Phật hay dùng chữ “duyên”. Mình đủ duyên với nơi này nên đã có mặt nơi này, mình chưa đủ duyên với nơi kia nên chưa từng biết đến nơi kia …

Nắng và gió sáng nay chắc là cái duyên đưa tôi đến Vô Môn thiền tự.

Cách đây khá lâu, do một cảm xúc bất chợt nhận được từ ánh mắt rực lửa của Tổ Đạt Ma, tôi đã viết mấy dòng thơ thế này:

“Vô Môn Quan, cửa-không-cánh-cửa,

Chưa bước vào mà như đã ra

Ngoài hay trong?

Ngẩn ngơ tâm động!...”

Tâm còn động thì làm sao bước vào được cánh cửa này nên “chưa bước vào mà như đã ra” là đúng rồi!

Năm nay, nắng và gió của đầu tháng mười một dường như hơi bất thường. Cái nắng rất nhạt mà lung linh. Cái gió rất nhẹ mà se lạnh. Nắng và gió này là của tháng hai, miền Bắc.

Sau thời công phu sáng, bước ra hiên thăm dăm cây kiểng, lòng tôi đã rưng rưng chạnh nhớ quê nhà. Đã thế, tôi lại chấp nhận tiếp hai người bạn đạo, xin ghé Thất, hai mươi phút thôi, để hỏi ý về một buổi thiền-ca.

Trách chi mà khi tiễn họ ra về, dòng suối róc rách trên lối vào Thất chẳng nhắc tôi về ngôi thiền tự vừa đọc được trên báo.

Theo lời chỉ dẫn của tác giả bài viết, tôi lái chậm, khi rẽ vào con đường mang tên Cây Song Sinh (Twintree Lane) thuộc thành phố Garden Grove.

Khi tôi hỏi:

- Bao xa, sau khi rẽ vào đường nhỏ?

Thì được trả lời:

- Cứ tới là biết, vì Tổ Đạt Ma đứng chờ ngay sân trước.

Quả thật, tôi đã dễ dàng nhìn thấy Tổ, giữa rừng trúc.

Tôi xuống xe, bước thật chậm, dừng trước Tổ, lạy Tổ, mà nghe lòng mình tinh quái cười thầm “Tổ không diện bích nữa, mà … diện lộ!”

Nếu ngay khi ấy, tôi có nghe tiếng quát: “Đưa cái tâm hay đùa rỡn của mi ra đây, ta nghiêm túc cho!” thì tôi cũng không ngạc nhiên gì, vì với tôi, Tổ luôn là điểm tựa những khi tôi thất niệm.

Ôi, vô ngôn mà ngàn lời!

Thiền tự vắng lặng.

Không phải cái vắng của cô đơn mà là cái tĩnh lặng thanh tịnh.

Lạ thay, sao tôi cảm nhận rõ như thế!

Đồng thời, cái tâm hay đùa rỡn như đã được Tổ nghiêm túc cho rồi. Kỳ diệu biết bao!

Tôi bước chậm vào hành lang.

Bây giờ thì tôi nghe tiếng gió lao xao qua lá trúc. Nương theo tiếng gió ấy, tôi thấy ban thờ Phật đơn sơ bên hiên nhà. Bỏ nón và áo lạnh xuống đất, tôi quỳ trước tôn tượng, đăm đăm chiêm ngưỡng dung nhan Đức Thế Tôn. Ôi, Người đã thị hiện vì chúng sanh, vì muôn loài. Người đã thương xót, không bỏ một sinh linh nào, từ con sâu cái kiến nhỏ nhoi. Tình thương ấy dẫu mênh mông trời biển vẫn không hoán chuyển hết bao nghiệp nặng chúng sanh, bởi vô minh sâu dày huân tập, nên thế giới ta-bà vẫn còn nhiều quằn quại khổ đau.

Đáng sợ thay, nếu không có sự thị hiện của Chư Phật, Chư Bồ Tát mười phương thì thảm họa chập chùng do nhân loại gây ra còn kinh hoàng đến đâu! Nên dẫu phải chứng kiến bao khổ đau hôm nay, tôi vẫn nhận thức rằng khổ đau này sẽ vô vàn gấp bội nếu không có Chư Phật nhìn xuống, gia hộ, che chở, cứu vớt và độ cho những kẻ độ được!

Khi tôi đứng lên, không gian quanh tôi vẫn hoàn toàn tĩnh lặng. Cánh cửa bên hiên vẫn đóng, nhưng nhìn kỹ thì thấy dòng chữ nhỏ “Số của Sư: ….”

Đó là những con số điện thoại.

Nếu không muốn tiếp khách, Sư đã không để số phone nơi cánh cửa như thế. Và nếu không nhận được thông điệp này, chắc chắn tôi không đủ can đảm bấm chuông trong không gian tĩnh lặng đầy thiền vị như vầy.

Đã vững tin, tôi lấy điện thoại di động và bấm số. Giọng nói trầm và nhẹ cất lên:

- Mô Phật!

- Mô Phật! Con đọc bài báo,về thiền viện, nên xin được viếng thăm.

- Mô Phật! Cô đang ở đâu?

- Thưa, con đã đứng bên khóm trúc.

- Thế ư? Chờ một phút, Sư ra ngay.

Tôi chắp tay, cúi đầu, lòng tràn đầy an lạc và thanh thản khi vị sư đắp y theo phái Nam Tông, mở nhẹ cánh cửa Vô Môn.

Tôi lặng lẽ theo bước chân trần của Sư, vào Chánh Điện, đảnh lễ Tam Bảo. Không chuông. Không mõ. Không một tiếng động. Chỉ thấy nụ cười Đức Thế Tôn chan hòa.

Không gian tràn đầy an lạc, thanh thản.

Lòng tôi tràn đầy an lạc, thanh thản.

Những gì được nghe, được chia sẻ khi Sư cho phép ngồi đối diện nơi Chánh Điện cũng tràn đầy an lạc, thanh thản.

Chỉ thế. Và chỉ thế thôi.

Dẫu dùng từ ngữ nào, nhìn dưới lăng kính nào, thì đây chẳng phải là điều cuối cùng mà muôn loài nhọc lòng tìm cầu sao?

“Đạo như trời đất,

Vận hành mang mang,

Lặng thinh dũng mãnh,

Rạt rào thơm ngát Kim Cang ….”

Cám ơn nắng và gió, trong một sát na kỳ diệu đã đưa tôi đến Cửa Không.

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, thượng tuần tháng mười một, 2011)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 112351)
Quyết định chọn ngày lễ Tam Hợp như là ngày lễ Đức Phật Đản Sanh đã được nghi thức hoá tại hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới - World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) diễn ra tại Tích Lan vào năm 1950, mặc dù ngày nay các ngày lễ Phật giáo trên thế giới đã có truyền thống từ hàng thế kỷ nay.
(Xem: 108787)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 88056)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Người Việt Nam có quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.
(Xem: 85598)
Nói là được quà thưởng trong mùa lễ cuối năm là như vậy, bởi vì từ kinh nghiệm ở dưỡng viện, tôi nhận được món quà hạnh phúc của lòng vị tha. Bạn có thể đọc cả trăm cuốn sách, nghe người khác giảng hoặc chính mình nói, viết cả ngàn lần về tình nhân ái, mà chưa một lần nở một nụ cười với lòng thương dành cho người đối diện thì có lẽ bạn sẽ không hiểu được món quà mà tôi đã nhận được. Tôi cũng không thể nào mô tả hay hơn về phần thưởng đó ngoài những sáo ngữ rất giới hạn như “hạnh phúc,” “sung sướng,” “an lạc,” vân vân.
(Xem: 87668)
Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay. Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal. Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.
(Xem: 115408)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.
(Xem: 91181)
Học viện Sitagu do Hoà thượng (HT) Pháp sư Nyanissara sáng lập vào tháng 12 năm 2006 với một số Tăng Ni ở trường thiền Shwe Oo Min. Đây là một trong những cơ sở học thuật có nhiều triển vọng, đặc biệt khi thủ đô Miến Điện được dời về Mandalay.
(Xem: 78669)
Trường bắt đầu đi vào hoạt động thực sự từ cuối năm 1998, nên đội ngũ giảng sư, giáo viên giảng dạy bằng tiếng Anh ở một đất nước như Miến khó mà giỏi như ở Ấn, ở Tích Lan hay các nước nói tiếng Anh. Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận các vị rất giỏi về Tam Tạng bằng Miến ngữ và Pali ngữ. Có nhiều vị Thượng tọa đạt danh hiệu Abhivaṃsa, một danh hiệu chỉ có khi thí sinh qua được cuộc khảo hạch dưới 28 tuổi. Trường có tên tiếng Anh là International Theravāda Buddhist Missionary University, dịch sát là Trường Đại Học Quốc Tế Truyền Bá Phật Giáo Nguyên Thủy, được hầu hết giáo sư, công nhân viên chức, sinh viên ở Yangon, Miến Điện gọi tắt là ITBMU.
(Xem: 79454)
Ăn chay (còn được gọi là ăn lạt) không phải là vấn đề mới mẻ gì đối với người VN mình. Ngược lại, các dân tộc Tây phương, từ vài chục năm nay đã xem việc không ăn thịt, không ăn cá là một phương pháp dưỡng sinh mới để duy trì một sức khỏe tốt. Trong bài nầy vấn đề ăn chay được trình bày qua cái nhìn của khoa học dinh dưỡng. Các lý do khác, như tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ súc vật bảo vệ môi sinh và sinh thái đều nằm ngoài khả năng hiểu biết của người viết.
(Xem: 83654)
Làm thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và tất cả các cư sĩ quan tâm suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam sau cả thế kỷ chiến tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật tới và mời gọi mọi người cùng tu học
(Xem: 105075)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(Xem: 101860)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc
(Xem: 72911)
Hòa thượng Hộ Tông sở dĩ thành công trong việc khai sáng Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam, phần lớn cũng nhờ những cư sĩ hộ pháp đắc lực, hỗ trợ ngài xây dựng chùa chiền để có cơ sở hoằng pháp và là trú xứ cho chư Tăng cư ngụ để tu tập. Có thể nói nhờ năm địa điểm hoằng pháp đầu tiên này mà Phật giáo Nguyên thủy có cơ sở để phát triển tại Việt Nam cho đến ngày nay. Đó là: - Chùa Sùng Phước - Chùa Bửu Quang - Chùa Giác Quang - Chùa Kỳ Viên - Chùa Bửu Long
(Xem: 70156)
Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.
(Xem: 79851)
Thiền chủ là Hoà thượng Pa-Auk (Pa-Auk Sayādaw). Hiện nay thiền sinh đến học thiền với Ngài rất đông, kể cả trong nước và ngoài nước, có khoảng 500 – 700 thiền sinh, bao gồm gần như đủ các nước: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, v.v… Vào dịp lễ Đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn (Lễ Tam Hợp) cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia của Miến, cũng có thể nói là ngày Tết của họ, rất nhiều người tu gieo duyên, số lượng thiền sinh đôi khi lên tới cả 1.000.
(Xem: 92205)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 99871)
sinh hoạt hàng tuần tại VÔ MÔN THIỀN TỰ --- Xin liên lạc số điện thoại (714) 206-1024./ (714) 621-0131
(Xem: 99363)
Quận Cam: Các Chùa Tất Niên Tụng Kinh, Tọa Thiền, Tu Học (02/05/2013) Bài viết Phan Tấn Hải - Việt Báo SANTA ANA/GARDEN GROVE (VB) – Hôm Chủ Nhật 3-2-2013, nhiều ngôi chùa Quận Cam đã tổ chức Lễ Tất Niên. Phóng viên Việt Báo trong dịp này đã tới thăm Chùa Hoa Nghiêm, trong truyền thống Bắc Tông, và Vô Môn Thiền Tự, thuộc truyền thống Nam Tông.
(Xem: 129738)
Hòa vào niềm vui chung của mọi người tín đồ đạo Công giáo nhân ngày lễ Giáng Sinh, chùa Vô Môn có mang một trăm phần quà, do các Phật tử hùn phước với nhau, đến tặng quà tại dưỡng viện Mission Palm Healthcare ở thành phố Westminster, California sáng thứ Hai 24 tháng 12, 2012.
(Xem: 126103)
Vô-môn thiền-tự trân-trọng thông-báo đến tất cả quý Phật-tử : Ngài Đại-lão Tăng Hộ-Giác đã viên-tịch , lúc 06 giờ 19 phút sáng ngày Thứ Tư ngày 05 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Nhăm Thìn ) tại Chùa Pháp-Luân , Houston , Tiểu-Bang Texas , Hoa-Kỳ .