(Xem: 1488)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1857)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Khất thực

29 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 107595)

Khất thực

 Đức-Hòa, Anaheim

khatthuc2Ở một vài nước Á-CHÂU như Miến-Điện, Thái-Lan … hình ảnh Chư Tăng Phật-gíáo đi trì bình khất thực hầu như quen thuộc và thông thường , cũng như sinh hoạt hằng ngày của dân chúng. Mỗi buổi sang các vị Sư tay ôm bình bát, đầu trần, chân đất đi yên lặng trên các nẻo đường có cư dân, các phật tử cũng hoan hỷ lặng lẽ thành kính để bát vật thực cho chư Tăng, đã trở thành truyền thống quen thuộc ở các quốc gia đó.

 Nhưng tại các nước phương Tây, đi đâu cũng thấy mọi người vội vã, hấp tấp căng thẳng, ồn ào , hiếm khi bắt gặp một hình ảnh chư Tăng đi khất thực trên đường phố. Vì thế hình ảnh một vị Sư gìà, đầu trần chân đất xuất hiện ở chốn đông người nơi phố chợ, như là khu chợ ABC, tại quận Cam, vùng Nam Cali nầy, khiến ai đã từng gặp qua cũng có một thoáng vấn vương và xúc động.

 Những buổi sáng mùa Đông nầy ở khu Little Sàigòn dù có chút ánh nắng ấm, nhưng nhiệt độ cũng trên dưới con số 60 độ F. Đất trời đều lạnh, thỉnh thoảng cũng có vài cơn gió nhẹ cũng đủ làm tê tái nếu bạn đứng lâu ngoài trời mà không đội mũ ấm và mang giày vớ cẩn thận. Thế mà bạn nhìn kia, nơi trứơc hiên khu phố đông người, một vị Sư già , thân hình mảnh khảnh, gương mặt đôn hậu, từ ái, tay ôm bình bát, đầu trần, chân đất, đắp chiếc y màu nâu, đang đứng trang nghiêm thanh thoát trong cái buốt lạnh

se người.

 Có người ái ngại hỏi Sư, tại sao thời tiết gíá lạnh như thế nầy Sư không ở chùa, đi khất thực rất dễ bị cảm lạnh lắm ! Sư ôn tồn trả lời : “khi xưa lúc Đức Phật còn tại thế Ngài còn vất vả hơn nhiều. Đây là truyền thống Phật giáo nguyên thủy, chư Tăng là ruộng phước để cho chúng sanh gieo nhân phước điền. Có nhiều người muốn phát tâm lành, nhưng không gặp lúc thuận duyên, thuận chỗ. Sư muốn tạo cơ hội cho những ai muốn phát thiện tâm bố thí cúng dường có dịp thuận tiện vun bồi công đức”. Sư cũng kể lại trong thời gian tu học thiền tại Miến-Điện, đi khất thực hàng ngày vất vả hơn nhiều, vì Thiền viện thường tọa lạc trong rừng, cách khu có cư dân ở khoảng từ năm đến bảy cây số. Hàng ngày chư Tăng phải đi bộ trên đoạn đường đất, hoặc có đoạn trải đá nhỏ tổ ong, chư Tăng ngoại quốc không quen đi chân trần nên dễ bị trầy xước hay trượt té lúc trời có mưa rất trơn trợt.

 Tại đây có nhiều vị thí chủ đến cúng dường, một gói xôi, một miếng bánh …

thường thì có một bà lão bán bánh mỗi ngày cúng hai cái bánh nhỏ. Tấm lòng bà lão nghèo, vốn liếng buôn bán có là bao, thế mà ngày nào cũng phát tâm bố thí. Sư luôn

ân cần thọ nhận, không phân biệt, luôn hồi hướng và chúc phúc cho họ. Việc nầy khiến tôi nhớ lại một đoạn sách về mười vị Đại dệ tử của Dức Phật. Đó là Ngài Ca-Diếp cũng

có lần độ cho một bà lão ăn mày. Bà lão nầy nghèo đến nổi không đủ cơm ăn, một hôm xin được một chén nước cháu loãng mà người ta đem đổ đi, đã bốc mùi hôi.

 Tôn giả Ca Diếp nói với bà lão: “Bà hãy tùy ý đem bất cứ thứ gì bên người mà bà có, đem bố thí cho tôi vì hôm nay tôi muốn giúp bà thoát khỏi sự bần cùng nầy.”

Lão bà tìm hoài không có chút gì để bố thí cúng dường ngoài chén nước cháu đã bốc mùi!

Bà lão rất đổi bi thương và buồn rầu hổ thẹn, nhưng Tôn giả Ca-Diếp đã nói với Bà:

 “này bà lão! đã khởi tâm bố thí thì không phải là người nghèo, người biết hổ thẹn thì cũng đã mặc Pháp y. Nay Bà đã có hai món bảo bối hiếm có ấy nên chắc chắn không còn nghèo. Hãy xem những người giàu có kia có đầy tiền của châu báu trên thế gian mà không biết bố thí, không biết hổ thẹn, đó mới thiệt là người bần cùng vậy.”

 Một câu chuyện khác kể thời Đức Phật, sau khi đạt thành Đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác, và trong một dịp trở về quê nhà để độ cho những người thân quyến, Ngài cũng đi khất thực ngay trong thành phố mà khi xưa Ngài đã sống. Đức Vua Cha Suddhodana (Tịnh-Phạn) rất lấy làm ngạc nhiên, đã đến chận đường Đức Phật và bảo rằng: “Này Thái Tử con! sao con nở làm tổn thương thể thống Hoàng tộc như vậy ? Cha rất lấy làm nhục nhã khi thấy con đi khất thực ngay chính trong cái thành phố nầy, nơi mà xưa kia con từng đi bằng kiệu vàng!”

 Đức Phật đã ôn tồn nói với Vua Cha rằng: ”Kính thưa Cha, đây là truyền thống của Chư Phật, hàng ngàn vị Phật trong quá khứ vẫn đi trì bình khất thực.”

 Rồi Ngàivẫn đứng ở ngoài đường và khuyên Vua Cha như sau:

 “Không dễ duôi phóng dật, luôn giữ Chánh niệm khi đi trì bình khất thực, đứng trước cửa nhà người ta. Người trang nghiêm hành Chánh hạnh ấy sẽ sống an vui hạnh phúc ở thế gian nầy và trong những kiếp sống mai sau.”

 Vậy nếu ai chưa từng một lần có được cảm giác an vui hạnh phúc khi làm một việc thiện lành, hãy thử một lần phát tâm bố thí cúng dường đến Chư Tăng, vật thực bố thí dù nhỏ nhoi nhưng sẽ mang lại cho người biết nghiêng mình lễ bái cúng dường nhiều phước báu và sự an vui hạnh phúc. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 112256)
Quyết định chọn ngày lễ Tam Hợp như là ngày lễ Đức Phật Đản Sanh đã được nghi thức hoá tại hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới - World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) diễn ra tại Tích Lan vào năm 1950, mặc dù ngày nay các ngày lễ Phật giáo trên thế giới đã có truyền thống từ hàng thế kỷ nay.
(Xem: 108704)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 88010)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Người Việt Nam có quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.
(Xem: 85517)
Nói là được quà thưởng trong mùa lễ cuối năm là như vậy, bởi vì từ kinh nghiệm ở dưỡng viện, tôi nhận được món quà hạnh phúc của lòng vị tha. Bạn có thể đọc cả trăm cuốn sách, nghe người khác giảng hoặc chính mình nói, viết cả ngàn lần về tình nhân ái, mà chưa một lần nở một nụ cười với lòng thương dành cho người đối diện thì có lẽ bạn sẽ không hiểu được món quà mà tôi đã nhận được. Tôi cũng không thể nào mô tả hay hơn về phần thưởng đó ngoài những sáo ngữ rất giới hạn như “hạnh phúc,” “sung sướng,” “an lạc,” vân vân.
(Xem: 87625)
Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay. Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal. Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.
(Xem: 115311)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.
(Xem: 91143)
Học viện Sitagu do Hoà thượng (HT) Pháp sư Nyanissara sáng lập vào tháng 12 năm 2006 với một số Tăng Ni ở trường thiền Shwe Oo Min. Đây là một trong những cơ sở học thuật có nhiều triển vọng, đặc biệt khi thủ đô Miến Điện được dời về Mandalay.
(Xem: 78625)
Trường bắt đầu đi vào hoạt động thực sự từ cuối năm 1998, nên đội ngũ giảng sư, giáo viên giảng dạy bằng tiếng Anh ở một đất nước như Miến khó mà giỏi như ở Ấn, ở Tích Lan hay các nước nói tiếng Anh. Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận các vị rất giỏi về Tam Tạng bằng Miến ngữ và Pali ngữ. Có nhiều vị Thượng tọa đạt danh hiệu Abhivaṃsa, một danh hiệu chỉ có khi thí sinh qua được cuộc khảo hạch dưới 28 tuổi. Trường có tên tiếng Anh là International Theravāda Buddhist Missionary University, dịch sát là Trường Đại Học Quốc Tế Truyền Bá Phật Giáo Nguyên Thủy, được hầu hết giáo sư, công nhân viên chức, sinh viên ở Yangon, Miến Điện gọi tắt là ITBMU.
(Xem: 79372)
Ăn chay (còn được gọi là ăn lạt) không phải là vấn đề mới mẻ gì đối với người VN mình. Ngược lại, các dân tộc Tây phương, từ vài chục năm nay đã xem việc không ăn thịt, không ăn cá là một phương pháp dưỡng sinh mới để duy trì một sức khỏe tốt. Trong bài nầy vấn đề ăn chay được trình bày qua cái nhìn của khoa học dinh dưỡng. Các lý do khác, như tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ súc vật bảo vệ môi sinh và sinh thái đều nằm ngoài khả năng hiểu biết của người viết.
(Xem: 83624)
Làm thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và tất cả các cư sĩ quan tâm suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam sau cả thế kỷ chiến tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật tới và mời gọi mọi người cùng tu học
(Xem: 105001)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(Xem: 101784)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc
(Xem: 72875)
Hòa thượng Hộ Tông sở dĩ thành công trong việc khai sáng Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam, phần lớn cũng nhờ những cư sĩ hộ pháp đắc lực, hỗ trợ ngài xây dựng chùa chiền để có cơ sở hoằng pháp và là trú xứ cho chư Tăng cư ngụ để tu tập. Có thể nói nhờ năm địa điểm hoằng pháp đầu tiên này mà Phật giáo Nguyên thủy có cơ sở để phát triển tại Việt Nam cho đến ngày nay. Đó là: - Chùa Sùng Phước - Chùa Bửu Quang - Chùa Giác Quang - Chùa Kỳ Viên - Chùa Bửu Long
(Xem: 70119)
Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.
(Xem: 79809)
Thiền chủ là Hoà thượng Pa-Auk (Pa-Auk Sayādaw). Hiện nay thiền sinh đến học thiền với Ngài rất đông, kể cả trong nước và ngoài nước, có khoảng 500 – 700 thiền sinh, bao gồm gần như đủ các nước: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, v.v… Vào dịp lễ Đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn (Lễ Tam Hợp) cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia của Miến, cũng có thể nói là ngày Tết của họ, rất nhiều người tu gieo duyên, số lượng thiền sinh đôi khi lên tới cả 1.000.
(Xem: 92141)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 99827)
sinh hoạt hàng tuần tại VÔ MÔN THIỀN TỰ --- Xin liên lạc số điện thoại (714) 206-1024./ (714) 621-0131
(Xem: 99336)
Quận Cam: Các Chùa Tất Niên Tụng Kinh, Tọa Thiền, Tu Học (02/05/2013) Bài viết Phan Tấn Hải - Việt Báo SANTA ANA/GARDEN GROVE (VB) – Hôm Chủ Nhật 3-2-2013, nhiều ngôi chùa Quận Cam đã tổ chức Lễ Tất Niên. Phóng viên Việt Báo trong dịp này đã tới thăm Chùa Hoa Nghiêm, trong truyền thống Bắc Tông, và Vô Môn Thiền Tự, thuộc truyền thống Nam Tông.
(Xem: 129696)
Hòa vào niềm vui chung của mọi người tín đồ đạo Công giáo nhân ngày lễ Giáng Sinh, chùa Vô Môn có mang một trăm phần quà, do các Phật tử hùn phước với nhau, đến tặng quà tại dưỡng viện Mission Palm Healthcare ở thành phố Westminster, California sáng thứ Hai 24 tháng 12, 2012.
(Xem: 126063)
Vô-môn thiền-tự trân-trọng thông-báo đến tất cả quý Phật-tử : Ngài Đại-lão Tăng Hộ-Giác đã viên-tịch , lúc 06 giờ 19 phút sáng ngày Thứ Tư ngày 05 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Nhăm Thìn ) tại Chùa Pháp-Luân , Houston , Tiểu-Bang Texas , Hoa-Kỳ .