(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1866)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Món quà cuối năm từ dưỡng viện

26 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 85522)

Món quà cuối năm từ dưỡng viện

 

Nguồn_VienDongDaily.Com - 16/12/2013

Giữa những dòng xe huyên náo ở thị thành, những dòng người tuôn vào các thương xá trưng đèn Giáng Sinh muôn màu ấm áp, tôi từng đến một nơi mà kiếp người du mục thế nào rồi cũng một lần tạm dừng chân ở nơi ấy. Đó là dưỡng viện dành cho người bệnh tật, già yếu.

Phúc Quỳnh


blank

Giữa những dòng xe huyên náo ở thị thành, những dòng người tuôn vào các thương xá trưng đèn Giáng Sinh muôn màu ấm áp, tôi từng đến một nơi mà kiếp người du mục thế nào rồi cũng một lần tạm dừng chân ở nơi ấy. Đó là dưỡng viện dành cho người bệnh tật, già yếu.

Tôi đã có dịp vào dưỡng viện trong những ngày cuối năm để rồi nhận thấy những dịp đi như vậy là phần thưởng mặc dù lúc ban đầu tôi rất hoang mang, lo lắng, buồn bã cho kiếp sống vội vã của con người. Phần thưởng cũng không thua một món quà của Ông Già Nô En dành cho các em bé ngoan suốt cả năm, hoặc ít nhất ngoan trong mùa lễ để lấy điểm với Ông Già.

Dịp đầu tiên đến năm năm trước. Vài ngày trước đêm Nô En, em tôi bị tai biến mạch máu não, nằm cứng đơ trên sàn nhà. Nghe người thân báo tin, tôi chạy qua khu mobile home, bước vào phòng khách thấy một người đàn ông trung niên đang nằm gần như bất động giữa sàn nhà, một tay quơ quào trong không trung như cố bám lấy cuộc sống, mắt trợn trừng như một con cá vừa bị câu ra khỏi nước và bị vất lên bờ.

Tôi không bao giờ quên ánh mắt quắt lên đầy mãnh liệt, hung bạo của một võ sĩ sắp ngã quị nhưng còn đánh vật với tử thần để tranh lại sự sống, giành giật trong từng hơi thở dồn dập. Mấy phút sau xe cứu thương đến chở em tôi đến bệnh viện Fountain Valley. Vào lúc nửa đêm, tôi lái xe chạy theo xe cứu thương băng qua khu phố Bolsa để đến bệnh viện.

Em tôi thoát bàn tay của tử thần đêm hôm đó, và đến ngày cuối cùng của năm, em được chuyển vào một dưỡng viện ở Huntington Beach. Trong mấy tuần sau, từ mùa đông qua mùa xuân, hầu như ngày nào tôi cũng lái xe vào dưỡng viện Huntington Valley thăm em sau giờ làm việc.

Mỗi đêm tôi bước vào một nơi ảm đạm, đượm mùi dược sinh, vắng hẳn một nhịp sống náo nhiệt ngoại trừ sự lưu chuyển linh động thường xuyên của các y tá, dưỡng viên. Và cũng mỗi đêm tôi thấy em vẫn lóe tia phẫn nộ từ khóe mắt như còn đấu đá với vận mệnh, muốn vùng dậy bứt đứt hẳn những ống trợ sinh để có thể chạy ra ngoài dãy hành lang ảm đạm.

Cơn bệnh của thân, cộng với tâm bệnh đã có từ trước cũng khiến cho em tắt hẳn tiếng nói, chỉ có thể truyền tư tưởng bằng vài âm thanh phát ra như tiếng la, vài cử chỉ vung vít của bàn tay, và một ánh mắt gay gắt.

Trước sự bất lực của bản thân đối với cơn bệnh của em, tôi ghé chùa viếng Phật, thu lượm những tờ kinh, chú mà một số người đã phát tâm in ấn để tặng ở chùa, mong tìm sự trợ lực từ cõi vô hình để cứu em. Thế rồi cũng có những đêm sau những lời hỏi han, chăm sóc, tôi ngồi lâm râm đọc những câu chú trong lúc em dõi mắt xem màn ảnh truyền hình. Tôi khấn nguyện cho em sớm được bình phục, thân không còn tật bệnh, tâm không phiền não như lời quán từ bi của các nhà sư. Sau một hồi nghe tôi nói thì thào thì em lim dim mắt như sắp ngủ, một phần vì chương trình truyền hình đã chấm dứt, một phần vì bị thuốc hành, và có lẽ một phần vì chán ngấy lời tụng niệm nho nhỏ nghe như vô nghĩa của tôi.

Ngày ấy tôi chưa quen đi chùa tụng kinh, lại không biết nhiều về đạo, chỉ muốn tìm một món gì đó cho em nắm giữ như nắm một chiếc phao để tâm được bình an giữa biển đời mênh mông bất tận, nên chắc hẳn lời đọc niệm không mấy hiệu nghiệm, không “phê” cho người nghe mà nhất là cho một bệnh nhân chưa được bình thường về tâm lý như em tôi.

Mỗi lần nhìn người đàn ông gầy yếu, chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi nằm trên giường với đôi mắt nhắm lại, không còn hắt lên những tia lửa thù hằn đối với số phận, tôi nói thì thầm và khuyên em hãy nhớ niệm Phật nếu cảm thấy sợ hãi trước bóng tối đang bủa vây đời mình.

Nói là được quà thưởng trong mùa lễ cuối năm là như vậy, bởi vì từ kinh nghiệm ở dưỡng viện, tôi nhận được món quà hạnh phúc của lòng vị tha. Bạn có thể đọc cả trăm cuốn sách, nghe người khác giảng hoặc chính mình nói, viết cả ngàn lần về tình nhân ái, mà chưa một lần nở một nụ cười với lòng thương dành cho người đối diện thì có lẽ bạn sẽ không hiểu được món quà mà tôi đã nhận được. Tôi cũng không thể nào mô tả hay hơn về phần thưởng đó ngoài những sáo ngữ rất giới hạn như “hạnh phúc,” “sung sướng,” “an lạc,” vân vân.

Mỗi lần vào thăm em, tôi di trong hành lang băng qua phòng của những người khác mà hầu hết là các ông bà cụ lớn tuổi. Người em trên năm mươi tuổi của tôi thuộc dạng trẻ trung ở nơi đây. Những bệnh nhân khác phải trên bảy mươi chứ không ít. Mỗi lần nhìn vào phòng, thấy có người nhìn ra, tôi dừng lại vài giây mỉm cười chào họ. Nghĩ đến hoàn cảnh bệnh tật của những người ở đây, tôi cảm thương họ vô cùng, và không thể rời bước nếu không tặng người ấy một nụ cười với lời khấn nguyện mong cho họ được mau lành bệnh.

Một đêm kia lúc rời phòng của em, tôi đi ngang một phòng chứa hai chiếc giường. Giường ngoài có người đã ngủ say. Giường trong có một bà cụ đang ngồi ngóng nhìn ra ngoài, đầu tóc rối bời. Thấy tôi dừng chân, bà nhìn tôi chăm chú rồi mỉm cười khi nghe tôi nói một lời hỏi thăm bằng tiếng Anh. Bà không nói gì nhưng nét mặt vui hơn, nhìn tôi với ánh mắt dịu hiền như gặp một người thân quen. Tôi đứng thêm vài giây, đáp lại với môi cười khởi lên từ lòng thương cảm trước một bóng người đang lùi dần vào đêm đen.

Qua thời gian lui tới dưỡng viện, tôi được biết nhiều ông bà cụ ở đây rất cô đơn. Họ mong được người thân đến thăm. Lẽ đương nhiên cũng có những ông bà “nhõng nhẽo,” muốn con cháu lúc nào cũng có mặt bên giường. Thế nhưng phần lớn các ông bà ở đây phải sống một mình với bệnh tật, thỉnh thoảng được vài phút chăm nom từ các nhân viên làm việc ở đây. Có lẽ vậy nên mỗi khi thấy bóng người trong hành lang hoặc đi ngang phòng, họ đều dáo dát nhìn theo như mong nhận ra một hình bóng quen thuộc.

Thế nên đêm hôm ấy tôi bỗng bắt gặp mình đứng lại lâu hơn để hỏi thăm bà cụ người dưng bằng một nụ cười và ánh mắt hỏi han. Thấy tôi vẫy tay chào, bà chào lại vẫn với nét mặt còn hân hoan. Lái xe về nhà đêm hôm ấy, lòng tôi dâng tràn với những ý tưởng thương yêu dành cho muôn người, muôn loài.

Trong hơn nửa thế kỷ sống trên thế gian, tôi còn nhớ nhiều khoảng khắc từng khiến cho tôi xúc động tận đáy lòng. Có lẽ ngày chôn cha chết trận ở Khánh Hòa là buồn bã, thê lương nhất, đêm nghe tiếng đạn pháo kích vào thành phố Nha Trang là sợ hãi nhất, ngày được xuất trại tị nạn ở Pennsylvania là lo âu, hoang mang nhất, ngày gặp “nàng” ở Little Saigon này là rộn ràng, bồn chồn nhất, ngày con chào đời bình yên trong bệnh viện ở San Jose là hạnh phúc nhất. Kinh nghiệm ở dưỡng viện không mang đến những cảm giác cực mạnh như những giai đoạn khó quên trong quá khứ, thế nhưng nó thấm dần cho đến khi tôi nghe có sự chấn động trong tâm thức khiến tôi không thể nào không cảm thương những thân người đang oằn oại trong cơn đau ở giai đoạn cuối của kiếp sống vay trả đất trời. Từ đó lòng thương tha nhân càng mạnh mẽ hơn.

Tôi nhận được quà là như vậy, nếu bạn hiểu ý tôi muốn nói.

Tôi dự tính viết thêm một mẩu chuyện nữa. Thế nhưng khổ báo giấy này có giới hạn, nên xin tạm ngưng ở nơi đây. Kỳ sau, nếu bạn không bận đi mua sắm quà cho người thân, mời bạn ghé chơi, đọc cho biết một câu chuyện cũng liên quan đến một dưỡng viện, và những món quà Giáng Sinh xuất phát từ một ngôi chùa. (pq)

Món quà cuối năm từ dưỡng viện (kỳ 2)

Nguồn_VienDongDaily.Com - 23/12/2013

Kết quả của buổi chụp hình đưa đến một bài viết ngắn sau đây dành cho slideshow, mời bạn đọc để biết về món quà nhân ái mà tôi đã tìm thấy ở dưỡng viện.

Phúc Quỳnh

Như đã hứa với bạn kỳ trước, trong bài viết tuần này tôi xin kể về một dưỡng viện, cũng ở gần khu phố Little Sài Gòn, và những món quà được mang đến dưỡng viện từ một ngôi chùa. Nói là “kể” thì cũng không đúng đó bạn, vì thật sự tôi chỉ chép lại một phần lớn những vì tôi đã viết gần đúng một năm trước. Bài viết đó, với sự trợ giúp của các sư, được ghi chép vội vã cho một slideshow với những bức hình mà giờ đây tôi nghĩ là mình đã may mắn chụp được. Mấy bức ảnh ấy gợi nhắc những tấm lòng từ bi mà tôi đã tình cờ được biết trên cuộc hành trình tầm đạo của vợ chồng chúng tôi. Ở cuối bài viết này, tôi sẽ ghi lại đường link để bạn có thể bấm xem slideshow trên mạng YouTube.

blank

Trong mấy năm gần đây, chắc bạn cũng đoán ra từ lâu, hai vợ chồng chúng tôi thường dành thời giờ rảnh hiếm quí để viếng các chùa, phần lớn là chung quanh Quận Cam đây thôi, cũng có khi đến những nơi rất xa ở các tiểu bang khác mà nếu có dịp tôi sẽ kể cho bạn nghe. Ở mỗi ngôi chùa, chúng tôi luôn tìm những điều để học hỏi, suy ngẫm từ những sinh hoạt của các đạo hữu, của những người đang bước vào đường tu, đến những lời giảng quí báu của các thầy.


Vào mùa thu năm ngoái, bước chân qui đạo của chúng tôi đã ghé đến chùa Vô Môn ở Garden Grove. Sau vài lần dự các sinh hoạt, tôi được biết hai sư và các Phật tử chùa này thường thăm một dưỡng viện để ủy lạo tinh thần những người già yếu, bệnh tật. Một buổi sáng mưa lạnh thứ Hai, tôi phải bỏ ngang việc làm trong một ngày đầu tuần rất bận, tất bật lái xe như giông như gió để đến một dưỡng viện chụp hình khi biết chùa Vô Môn sẽ có một buổi phát quà Giáng Sinh ở đó.
Kết quả của buổi chụp hình đưa đến một bài viết ngắn sau đây dành cho
slideshow, mời bạn đọc để biết về món quà nhân ái mà tôi đã tìm thấy ở dưỡng viện.
“Cơn mưa mùa đông buổi sáng thứ Hai ngày 24 tháng 12, 2012 vừa tạm dứt. Hai Sư và một số Phật tử từ Vô Môn Thiền tự (gồm có anh chị Diễm Hậu, cô Kim, chị Ngọc Dung, cô Tín Tâm, cô Phượng Hoàng, cô Diệu Minh cùng hai cháu Kevin và Jonathan) đã đến dưỡng viện Mission Palm
Healthcare để thăm viếng những bệnh nhân cao niên như thường lệ vào mỗi buổi sáng thứ Hai từ 10 giờ đến 12 giờ sáng.
“Mission Palm Healthcare nằm rất gần khu phố Bolsa, khoảng mười phút lái xe, địa chỉ số 240 Hospital Circle, Westminster, CA 92683 (gần góc đường Beach Boulevard và đường 21 Street). Dưỡng viện có nhiều bệnh nhân cao niên người Việt Nam. Nơi đây cung cấp cho họ sự săn sóc đặc biệt mà gia đình họ không thể đáp ứng trong thời gian điều trị.

“Trong hơn một năm qua Sư Tinh Cần và Sư Hộ Pháp từ Vô Môn thiền tự đã đến với các bệnh nhân vào mỗi sáng thứ Hai. Tuần nào hai vị Sư trên dưới 70 tuổi này cũng đến cùng một số Phật tử với hai bó hoa tươi trên tay, nhằm mục đích thăm viếng, tụng Kinh cầu an cho các bệnh nhân tại giường bệnh, khuyến tấn, an ủi những nỗi đau của cơ thể, giúp họ kiên trì vượt qua những khó khăn và giữ vững niềm tin yêu vào cuộc sống với một tinh thần lạc quan.
“Đặc biệt ngày 24 tháng 12 năm nay, lại đúng ngày thứ Hai, hòa vào niềm vui chung của các tín đồ đạo Công Giáo nhân ngày lễ Giáng Sinh, chùa Vô Môn đã mang 100 phần quà do các Phật tử hùn phước với nhau, đến tặng cho các bệnh nhân không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc. Trong những túi quà có cả nón len, khăng choàng cổ để giữa hơi ấm trong mùa đông.
“Mặc dù thời tiết khá lạnh bên ngoài, nhưng bên trong phòng sinh hoạt là một không gian tươi mát và ấm áp với đèn hoa rực rỡ bên cây thông Giáng Sinh, cùng sự hiện diện của gần năm chục bệnh nhân ngồi trên xe lăn đến nghe các Phật tử Vô Môn thiền tự. Các bác, các cụ, vị nào cũng tươi tỉnh, có vị còn đội mũ đỏ ông già Noel trông rất dễ thương, hồn nhiên đầy sự sống.
“Mở đầu buổi sinh hoạt là một khóa lễ tụng kinh cầu an cho mọi người ở đây và hồi hướng phước báu cho những ai đang còn chịu nhiều đau khổ ở khắp mọi nơi trên thế giới, cầu cho họ sớm mau được sống an vui và hạnh phúc. Những đoạn kinh ngắn dễ hiểu bằng tiếng Việt nhằm nhắc nhở các người bệnh về lời Đức Phật dạy: Các pháp hữu vi, thật không bền vững, nó có tánh sanh diệt là thường, là nhân sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên thường hay có sự khổ não.
“Hoặc đoạn kinh dâng hoa cúng Phật như: Dâng hoa cúng đến Phật đà / Nguyện mau giải thoát sanh già khổ đau / Hoa tươi nhưng sẽ úa xào / Xác thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.

“Sư Hộ Pháp đến mỗi tuần với một câu chuyện đời thường chừng vài phút nhằm khai mở cho các bệnh nhân sự nhận thức rõ về hạnh phúc thực sự của đời sống, thấy rõ những sự thực không thể ngăn ngừa như sanh, già, bệnh, chết, giúp các bệnh nhân có được sự an vui chấp nhận sự thực trong những tháng ngày còn lại ở đây.
“Đặc biệt hôm phát quà nhân ngày Giáng Sinh, Sư nói về ý nghĩa của những gói quà mà mọi người đã chuẩn bị dành cho nhau. Tình yêu thương chân thật không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc nào, luôn luôn nghĩ đến nhau, tha thiết với cuộc đời và đồng loại.
“Sư đã tha thiết mong tất cả mọi người hãy mở rộng lòng yêu thương bằng hành động cụ thể ở ngay nơi đây, trong dưỡng viện này. Mỗi ngày hãy luôn nở một nụ cười rạng rỡ mỗi khi gặp nhau, hãy nói một lời dễ thương với ánh mắt chân tình nồng ấm, hãy thông cảm và tha thứ những người bạn cùng phòng mỗi khi người ấy bị sự đau đớn hành hạ làm mình không ngủ được, và luôn luôn tỏ ra dễ thương đối với các điều dưỡng viên của mình, thông hiểu cho người thân của mình vì lý do nào đó chưa đến với mình được, nhất là hãy cám ơn tất cả đất nước cây cỏ đã cưu mang và nuôi dưỡng chúng ta và đã cho chúng ta còn có một ngày còn sống để yêu thương nhau.
“Tiếp đến các Phật tử và cô Thủy (người điều dưỡng đầy nhiệt tâm, tận tụy và dễ mến của dưỡng viện) đã đóng góp nhiều bài ca như bài Sám Hối, bài Thoát Vòng Sanh Tử với lời ca đầy đạo vị và mang nhiều ý nghĩa. Một vị bệnh nhân cao niên Việt Nam là bác Anthony cũng vui vẻ ca hai bài hát rất dễ thương đáp lại chân tình của hai Sư và các đạo hữu.
“Sau đó hai Sư cùng các đạo hữu đã trao tặng những gói quà đến tận tay các bác cùng với lời thăm hỏi nhiệt tình. Đối với các bệnh nhân không thể đến sinh hoạt, hai Sư và các Phật tử đã đến tận giường của mỗi người để tụng kinh, chúc phúc, cầu an và trao tặng các phần quà còn lại.
“Riêng các bệnh nhân đạo Công Giáo cũng được nhận các gói quà, và thể theo sự yêu cầu của một vài vị muốn được đọc kinh như các bác Nguyễn B., bác Trần T., bác Bùi Q.,... một nữ đạo hữu đạo Công Giáo đến tu tập thiền là cô Phương H. đã cùng đọc kinh Kính Mừng với các bác tại giường bệnh. Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
“Buổi thăm viếng kết thúc lúc 12 giờ trưa cùng ngày.


blank

Cô Phương H. với Sư Hộ Pháp đứng bên cạnh đang đọc kinh Kính Mừng với một bác bệnh nhân ở Mission Palm Healthcare ngày 24-12-2012. (Hình: Phúc Quỳnh)

“Vài nét về Vô Môn thiền tự: Chùa Vô Môn được thành lập năm 2010 tại địa chỉ 12922 Twintree Lane, Garden Grove, CA 92840, điện thoại: (714) 621-0131, do Sư Tinh Cần trụ trì. Chùa theo hệ Phật Giáo Nguyên Thủy, hành trì theo phương pháp thiền Vipassana (thiền Tứ Niệm Xứ).”
Bài viết cho slideshow dài không tới 10 phút đã kết thúc ở đó. Nếu bạn muốn xem và đang đọc bài này trên mạng thì hãy bấm vào đây
video Vô Môn.

Sáng hôm ấy tôi chỉ có ý định đến chụp hình và tặng hình cho chùa, một điều mà tôi có thể làm được trong khả năng của mình. Nhưng rồi cơ duyên đã đưa đẩy đến những chuyện khác. Tôi gặp lại một người anh kỳ cựu trong làng báo ở dưỡng viện. Chỉ mới hai năm trước, anh còn khỏe mạnh, đi đứng hùng mạnh, nói năng ào ạt luôn lấn áp tôi với những câu chuyện khôi hài, rất khó nhịn cười. Hôm ấy tôi gặp lại anh ngồi trong xe lăn, thân thể mềm yếu gục qua một bên trong lúc nghe hai Sư giảng pháp. Cơn bệnh tai biến kinh hồn đã cướp gần hết sự sống, đến nỗi anh cũng không nhận ra tôi mặc dù hai người từng ngồi cạnh nhau nhiều tháng trong một tòa soạn.
Hình ảnh anh ấy và gần 50 bệnh nhân ngồi nghe hai Sư trò chuyện trong phòng sinh hoạt đã cho tôi nhận thấy rõ sự đổi thay kinh khiếp trong kiếp người, đồng thời chứng kiến những con người thể hiện tấm lòng thương yêu dành cho tha nhân. Phòng sinh hoạt đã bừng sống khi hai Sư và các đạo hữu cầm những món quà đến trao tận tay, thăm hỏi từng bệnh nhân. Vài bệnh nhân ngồi liệt trên xe lăn, hầu như không phản ứng khi có người đến nắm tay hỏi han, chỉ đáp lại bằng ánh mắt dịu hiền như vừa đón nhận lòng thương của người lạ và vừa chấp nhận số phận của kiếp người.

Rời dưỡng viện ngày hôm ấy, tôi vừa cảm thấy sung sướng vì biết mình còn có thể hít thở bầu không khí ngoài trời, không bó buộc phải sống trong tòa nhà luôn đượm mùi bệnh tử, vừa cảm thấy ray rứt vì biết có vô số người đang khổ đau. Trong mùa lễ Giáng Sinh, lòng vị tha được nhắc đến nhiều qua những món quà vật chất cũng như tinh thần được tặng cho nhau. Thế nhưng sau mùa lễ thì sao? Liệu tôi và bạn có còn nhớ đến những đồng loại kém may mắn, có còn nghĩ đến sự bất hạnh của người khác? Mà đâu phải chỉ có dưỡng viện mới có những người cần được thương yêu, chăm sóc phải không bạn?


Nhớ lời Phật dạy, tôi luôn cố gắng sống mỗi ngày mới với trí sáng suốt, tâm từ bi, cho dù thân đang tật bệnh, yếu mòn trước các phiền toái của cuộc sống. Ngày nào còn hơi thở thì ngày ấy sẽ không là một ngày vô ích, Phật Thích Ca nói vậy trong những ngày cuối cùng của đời Ngài. Cầu mong bạn cũng có được một mùa Nô En tràn đầy hồng ân từ đấng bề trên, và sẽ nhận được những món quà vô giá khởi lên từ lòng thương yêu dành cho muôn loài. (pq)

Nguồn_VienDongDaily.Com


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1508)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1866)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.
(Xem: 61874)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78244)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 80779)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 74748)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 63968)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
(Xem: 152097)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(Xem: 82563)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
(Xem: 114295)
Sư Giới Đức sẽ có buổi nói chuyện đặc biệt chủ đề: - "Thơ thiền Thư Pháp Thiền và Nghệ Thuật Thiền" vào Thứ Sáu 24-4-2015, từ 6:30PM tại Trung Tâm Sangha 7641 Talbert Ave., Huntington Beach, CA 92648: Hòa Thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh sẽ còn ngụ cư vài ngày nơi Vô Môn Thiền Tự, 11412 S. Dallas Dr. Garden Grove CA 92840. Điện thoại : 714-206-1024. http://vomonthientu.org/ Phật Tử muốn thỉnh thư pháp có thể liên lạc về thiền tự.
(Xem: 89026)
HT Viên Minh Thuyết Pháp Hoàn Mãn 2 Buổi Ở Quận Cam -Việt Báo ngày 14 tháng 4 năm 2015.
(Xem: 83575)
WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo ở Westminster, California. Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.
(Xem: 95649)
WESTMINSTER (VB) -- Thiền sư Viên Minh sẽ thuyết pháp 2 buổi tại Quận Cam trong tháng 4-2015, theo lời cung thỉnh của Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove
(Xem: 104846)
HT Viên Minh sẽ có 2 buổi thuyết pháp vào 2 ngày thừ bảy: * 4 tháng 4 năm 2015 * 11 tháng 4 năm 2015 thời gian: 9:00am - 11:00 am. Tại Hội trường VIỆT BÁO _ 14841 Moran St, CA 92683
(Xem: 135735)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
(Xem: 117681)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
(Xem: 95054)
GARDEN GROVE -- Trong khi hầu hết ngôi chùa ở Quận Cam đều thuộc trường phái Bắc Tông, ngôi chùa có tên là Vô Môn Thiền Tự đã đứng biệt lập với pháp tu của trường phái Nam Tông, nơi các vị sư hướng dẫn Phật Tử chú trọng nhiều về thiền tập.
(Xem: 99414)
Ngôi chùa Vô Môn Thiền Tự đã dọn về một địa điểm mới, một nơi rộng hơn tai thành phố Garden Grove, và quanh chùa là những cây tre mới trồng. Phóng viên Việt Báo hôm Thứ Bảy 3-5-2014 đã tới chùa ở địa chỉ mới để vấn an Sư Tinh Cần, vị trụ trì theo truyền thống Phật Giáo Miến Điện và từ nhiều năm nay đã hướng dẫn Phật Tử Quận Cam tu học thiền Tứ Niệm Xứ theo truyền thống naỳ.
(Xem: 113312)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 117024)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp