(Xem: 1960)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2358)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Nên nghe pháp như thế nào?

09 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 16959)

N
ên nghe Pháp như thế nào?



 
blank
Pháp là cách thức, là con đường, phương pháp hay đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát. Không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của đức Phật. Do vậy, là người Phật tử bất luận lúc nào, nếu có pháp hội thì nên đến để nghe.
Kinh Niết Bàn dạy: “Nếu lìa bốn pháp này mà được an lạc thanh tịnh thì điều đó không thể có được. Những gì là bốn?

1. Thân cận thiện tri thức,
2. Tín tâm nghe pháp,
3. Chánh niệm tư duy,
4. Như thật tu tập”.

-Thân cận thiện tri thức là thân gần với những người tốt lành. Nghe tiếng đức hạnh gọi là tri, thấy hình dung cung kính gọi là thức. Người sơ cơ muốn thành tựu đạo quả phải thân gần thiện tri thức. Vì nương vào bậc thiện tri thức để được dạy bảo. Gần bạn tốt cầu mong sự giúp đở để tăng tiến, được mọi sự trợ duyên mới an tâm học đạo. Vì vậy, thiện tri thức là yếu tố quan trọng để mọi người thành tựu đạo nghiệp. Hơn nữa khi thân cận với bậc thiện tri thức, mình luôn được diễm phúc là nghe những điều mới mẻ, chưa từng nghe, để trau dồi thêm sự hiểu biết và kinh nghiệm cho bản thân.

-Tín tâm nghe pháp, là luôn có niềm tin bất hoại đối với diệu lý từ pháp. Tâm không khởi lên sự nghi ngờ hay do dự đối với đạo lý giải thoát của đức Phật.

-Chánh niệm tư duy, là khi nghe pháp phải chuyên chú để khéo tư duy lời dạy đó. Tức khéo thực hành như lý tác ý, không khởi lên phi như lý tác ý.

-Như thật tu tập, khi đã nghe pháp, chánh niệm tư duy thì như pháp mà tu hành. Đây là tiến trình kết hợp từ tam huệ: văn – tư – tu huệ để thành tựu trọn vẹn ý nghĩa của sự tu tập thánh đạo giải thoát.


Nghe pháp là cơ hội để tiếp cận và thấu hiểu lời dạy của đức Phật nhằm áp dụng hành trì tu tập, gạn lọc thanh tâm, thăng tiến đạo nghiệp. Đây là cơ hội để mình kết duyên, gieo trồng thiện căn đối với Phật pháp. Tuy nhiên, với nhiều pháp hội thì các vị pháp sư trình bày bài giảng với nhiều nội dung và phương cách khác nhau, nên người nghe pháp rất dễ sanh tâm so sánh hơn thua, vô tình biến vấn đề đi nghe pháp trở thành đối tượng để bàn luận mà không thâm nhập được diệu lý từ buổi pháp thoại, làm mất ý nghĩa và lợi ích thiết thực từ việc nghe pháp.

blank
Nhằm tránh cho hành giả vướng mắc trong tình trạng này, theo bộ Du Già, có năm đối tượng giảng pháp mà người nghe không nên khởi tâm phân biệt, đó là:
Nếu khi nghe pháp thì nên nhất tâm lãnh thọ, không nên khởi niệm rằng vị pháp sư này không hành trì luật nghi, nay ta không nên nghe pháp. Nếu khởi niệm tưởng như vậy gọi “Hoại giới bất tác dị ý”.

Khi nghe pháp, nên nhất tâm thâm nhập, không nên phân biệt vị pháp sư này thuộc họ tộc thấp kém, ta nay không nên nghe pháp. Nếu khởi niệm như vậy gọi là “Hoại tộc bất tác dị ý”.

Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm hiểu rõ, không nên cho rằng vị pháp sư này hình dung xấu xí, nay ta không nên nghe pháp. Nếu khởi ý niệm như vậy thì gọi là “Hoại sắc bất tác dị ý”.

Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm tín giải, không nên so sánh vị pháp sư này dùng từ ngữ không văn hoa chãi chuốt. Ta nay không nên nghe vị pháp sư này giảng. Nếu khởi lên niệm tưởng như vậy thì gọi là “Hoại văn bất tác dị ý”.

Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm lãnh hội, không nên đố kỵ vị pháp sư này có lời nói thô, không có từ tâm, không dịu dàng, ta nay không nên nghe pháp. Nếu nghĩ như vậy thì gọi là “Hoại mỹ bất tác dị ý”.

Hành giả khi nghe pháp mà trong tâm không khởi lên sự phân biệt, suy tưởng những điều như vậy thì họ sẽ được hưởng nhiều sự lợi ích. Người nghe pháp muốn được thâm hiểu trọn vẹn ý nghĩa thì nên tác quán năm vấn đề sau:

Khi nghe pháp phải tưởng niệm đây là chánh pháp tôn quý, hy hữu, khó gặp nên ta phải trân quý, gọi là “Tác bảo tưởng”.
Chúng sanh nghe pháp liền nghĩ pháp như con mắt, khai mở sự hôn ám cho ta, khiến sanh trí tuệ, gọi là “Tác nhãn tưởng”.
Người nghe pháp thấy được chánh pháp như mặt trời quang rạng, chiếu soi cùng khắp đại địa, gọi là “Tác minh tưởng”.

Khi nghe pháp hành giả nghĩ rằng, pháp này khiến ta đạt đến Niết bàn và công đức thù thắng của quả Bồ đề, niệm tưởng như vậy gọi là “Tác đại quả công đức tưởng”.

Trong khi nghe pháp, hành giả nên biết đối với pháp hiện tại tuy chưa chứng đắc Niết bàn và đạo quả Bồ đề, mà phải nên như thật tu tập chỉ quán, loại trừ các tội cấu, được sự hoan hỷ lớn, nên gọi là “Tác vô tội đại thích duyệt tưởng”.

Nghe pháp phải nên suy nghĩ để hiểu, hiểu pháp không phải chỉ để đàm luận, nghiên cứu, mà hiểu rồi thì phải nên áp dụng tu tập để đạt được sự an lạc tự nội, tức là hiểu đạo qua sự thực nghiệm bằng con đường tu đạo và hành đạo. Cho nên, khi đạt đạo là lúc mới thực sự học đạo và hiểu đạo. Vì học đạo và hiểu đạo đúng đắn mới đạt đến quả vị chứng đạo đích thực.

Ngày nay, chúng ta sống cách quá xa thời Phật, nên không thể nghe lời giảng pháp cao quý từ kim khẩu của Phật hay các vị Thánh tăng A-la-hán. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể nghe pháp từ những vị pháp sư có sự hiểu biết và kinh nghiệm trong con đường tu tập. Có khi chúng ta nghe lời pháp từ vị pháp sư nổi tiếng đạo cao đức trọng, nhưng cũng có khi chúng ta nghe lời giảng pháp từ vị pháp sư bình thường hoặc những vị thiện tri thức chỉ bày cho mình. Khi được nghe pháp từ những vị ấy chúng ta phải có tâm cung kính lắng nghe. Bất luận là vị pháp sư nào cũng nên cung kính để lắng nghe pháp. Vì họ là người đang trình bày lại diệu lý của pháp để hướng dẫn chúng ta đến bờ an vui giải thoát. Vấn đề quan trọng là được nghe pháp, chứ không bàn cãi gì thêm.

Giữa cuộc đời với bao phiền muộn, chúng ta luôn bị vô minh và tham ái ràng buộc trong vòng khổ lụy, tâm hồn ta có nhiều bế tắc, oán kết triền miên. Nghe pháp là dịp để chúng ta an định cõi lòng, suy nghiệm về diệu lý nhiệm mầu để gội rửa cấu uế của tâm, cỡi bỏ mọi ràng buộc. Ánh sáng Phật pháp sẽ soi rọi cho chúng ta vững vàng đi qua màn đêm vô minh đen tối, khai dòng tuệ giác để tiến bước trên con đường chánh đạo giải thoát. Cố nhiên, người nghe pháp phải biết trạch pháp và biết nương vào tứ y, đó là: 
-y pháp bất y nhân (nương vào pháp chứ không nương tựa vào người nói pháp) ;

-y nghĩa bất ý ngữ (nương vào nghĩa lý chứ không phải nương tựa vào ngôn ngữ văn tự);
-y trí bất y thức (nương tựa vào trí không nương tựa vào thức. Vì trí là chắc thật, quyết trạch rạch ròi mọi sự việc, còn thức là dễ sai lầm) và
- y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa (liễu nghĩa là sự khế hội hiểu biết đúng đắn, bất liễu nghĩa tức là không khế hội, không hiểu biết đúng đắn về pháp).

Có như vậy chúng ta mới không bị phân tâm, và biết định hướng cho mình một pháp tu phù hợp với căn cơ của chính mình. Và điều quan trọng nhất đó là tâm kính pháp trong mình vẫn là bất thối chuyển. Nên luôn hướng tâm quay trở về nương tựa pháp, lấy pháp làm thầy đưa đường chỉ lối cho chúng ta vượt khỏi bể khổ sanh tử luân hồi.

Con người ta khổ không phải vì không có hay thiếu phương tiện sống, mà khổ vì thiếu cách sống và một hướng đi đúng với bản thân. Muốn để hóa giải nỗi khổ đau thì con người phải học đạo, hiểu đạo và thực hành đạo – thực hành theo đạo là nền tảng cơ bản cho cuộc sống, hướng con người vào hành động chân chính, thu phục nhân tâm, nhằm làm cho xã hội ngày một vẹn toàn, an lạc hơn.


-Trung Định, LieuQuanHue
___oOo___

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 62275)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78700)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 81302)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 76055)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 18544)
Sân hận là loại cảm xúc thường gây khó cho nhiều người. Thí dụ khi bạn đang ngồi thiền, bỗng nhiên tâm sân khởi lên, và bạn nghĩ “Ồ không, tâm sân!”, -đó là thái độ phản kháng. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn nghĩ, “Ồ tuyệt vời, tâm sân!” Bạn có thấy sự khác biệt không? Chúng ta thường có xu hướng dễ chấp nhận sự dễ chịu, nhưng ghét bỏ sự khó chịu.
(Xem: 19031)
Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
(Xem: 56775)
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
(Xem: 17537)
Cái tinh thần chung của Phật là gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biến đổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trong cảnh giải thoát Niết-bàn. Vậy bất cứ là kinh nào trong Tam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưng nếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàn trong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạt mà cố công tham cứu và học hỏi,
(Xem: 19095)
Được biết, xuất gia gieo duyên là một truyền thống lâu đời của các nước Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka - nơi Phật tử tại gia có thể thực hiện ước nguyện xuất gia, sống đời tu sĩ trong thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm. Theo đó, các Phật tử xuất gia gieo duyên tại thiền viện sẽ có thời khóa tu học như các chư Tăng tại thiền viện gồm học giáo lý, học kinh luật, ngồi thiền, tụng kinh, kinh hành, trồng cây, làm công quả...
(Xem: 18402)
Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo
(Xem: 113513)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 117205)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp
(Xem: 108880)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 18435)
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa
(Xem: 22307)
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới.
(Xem: 18686)
Đạo Phật Việt Nam giống và khác nhau với đạo Phật Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện chỗ nào? Đạo Phật còn khác nhau về các ‘thừa’: Tiểu Thừa (Theravada- Nguyên Thuỷ), Đại thừa, Kim Cương thừa, các tông phái liên hệ đến cách hành trì: Thiền & Tịnh Độ. Ngay cả trong Thiền còn chia ra thành Lâm Tế & Tào Động & Đốn Ngộ & Tiệm Tu. Những người ngoài cửa hay mới vào cửa đã thấy nhức đầu và tẩu hỏa nhập ma
(Xem: 19087)
Tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân. Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
(Xem: 88423)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.Cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
(Xem: 34273)
Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
(Xem: 115490)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.