Thập nhị nhân duyên

Sunday, October 13, 201312:00 AM(View: 23427)

Thập nhị nhân duyên

 

Bài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7 năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam

Chuyển thành văn bản: Minh Hạnh

TT Pháp Chất: Thời pháp tối hôm nay chúng tôi xin thuyết giảng đề tài 12 duyên sinh, thường chúng ta được nghe là Thập Nhị Nhân Duyên. Đề tài này là đề tài lớn là một đề tài quan trọng thâm sâu trong Phật giáo. Có lẽ trong một tiếng đồng hồ của ban tổ chức không đủ để diễn đạt hết tất cả ý nghĩa của Phật ngôn hay pháp thâm sâu này, chúng tôi chỉ nói cho vừa đủ, hơn nữa thuyết giảng về duyên sinh hay duyên khởi này thì nói theo Kinh Tạng khác, mà nói theo Thắng Pháp Tạng tức là Abidhamma – A Tỳ Đàm thì khác nữa. Bởi vì nếu thuyết theo Thắng Pháp Tạng là dành cho người có trí tuệ nhiều có khả năng đắc vô ngại giải mà thời này không có, thì chúng tôi thuyết theo kinh tạng đắc về tam minh và lục thông thì cũng có thể đạt được. Do đó chúng tôi chỉ thuyết giảng dưới mức độ vừa chừng cho qúi vị có thể hiểu.

Đây là một định luật lớn lao do Đức Phật khám phá ra từ trong cái thường ngày cho chúng ta thấy. Chúng ta nhớ lại ông Isaac Newton một nhà bác học thấy trái táo rớt xuống, thì bao nhiêu người cũng thâý trái táo rớt xuống mà không ai thắc mắc, nhưng ông thắc mắc là bởi ông có trí tuệ. Ông nghĩ rằng trái táo này tại sao rớt xuống đất theo chiều này, mà không rớt bên trái, không rớt bên phải, không rớt lên trên, và không rớt ngang, mà rớt xuống đất, như vậy nó có lý do gì đây? Ông mới tìm hiểu và phát minh ra định luật hấp dẫn: trái táo này có rớt thì nhất định phải rớt thẳng đứng, chứ không thể nào rớt theo chiều ngang hay chiều dọc, chiều trên được. Điều ấy như thế nào đối với Đức Phật hiện tượng sanh, già, chết, trong thế gian này ai cũng thấy sanh, già, chết, nhưng không ai có thể phát minh ra định luật Thập Nhị Nhân Duyên hay 12 duyên khởi này, chỉ có trí tuệ Đức Phật Ngài mới thấy được. Do đó nếu so sánh thì ông Isaac Newton một nhà bác học khám phá ra định luật hấp dẫn chẳng hạn, bao nhiêu nhà bác học khác cũng không ngoài cái lệ đó nhưng riêng Đức Phật chúng ta gọi Ngài là nhà bác học Phật giáo hay là nhà bác học tu tập, bởi vì chỉ có Đức Phật mới phát hiện phát minh ra được định luật này thôi, không ai có thể thấy được.

Ở đây chúng ta nhớ lại sau khi Bồ Tát hay là Thái Tử Siddhattha cảm thấy chán cung vàng điện ngọc, cảm thấy chán những thú vui ngũ trần. Trong lúc buồn thì Bồ Tát đi tham quan bốn cổng thành, đầu tiên thấy người già, rồi thấy người bệnh, người chết, sau thấy vị samôn. Thì khi Ngài thấy vậy Ngài mới thấy kiếp sống của con người là cái già, cái bệnh, cái chết. Ngài mới hỏi Sanặc “cái già bệnh chết từ đâu có, ta có phải già bệnh chết không?” trong khi Ngài còn đang trẻ xuân thì, Sanặc mới trả lời rằng ai cũng phải già ai cũng phải bệnh ai cũng phải chết. Không ai thắc mắc chuyện này nhưng Ngài thắc mắc “Ta rồi cũng phải già, cũng phải bệnh, cũng phải chết, vậy già bệnh chết này từ đâu sanh?” Ngài chưa có tìm được. Qúi vị nên nhớ ba tháng mới đi một cổng thành. Khi đi đến cổng thành thứ tư Ngài gặp vị samôn, ba cổng thành trước Ngài thấy già bịnh chết thì Ngài mới hỏi rằng “Như vậy thì bằng cách nào tìm được con đường để vượt qua khỏi cái già bệnh chết này?” thì vị samôn nói rằng chỉ có con đường tu hành mới giải thoát. Hồi đó người ta nói chung chung là tu hành để giải thoát, nhưng mà giải thoát cái gì không ai nói, giải thoát được cái gì thì không ai tìm được, hay là mỗi tôn giáo mỗi đạo người ta giải thích chữ giải thoát khác nhau. Bây giờ trước mắt là làm sao giải thoát khỏi cái bịnh già chết, nhưng vẫn chưa kiếm ra nguyên nhân nào sanh già bệnh chết, tại sao nó phải có? thì tin hoàng hậu sanh Thái Tử (lúc đó Ngài đang làm vua.) Nghe tin thì trí tuệ Ngài vụt sáng lên, thì cũng giống như Isaac Newton thấy trái táo rớt xuống, tại sao nó rớt xuống? cũng giống như mọi người nhưng chuyện phát hiện cái rớt này, đâu phải chỉ có một trái táo rớt, bất cứ vật gì trên trời cũng phải rớt xuống, thì như vậy ông bắt đầu suy nghĩ và hoàn thành lý thuyết của ông về định luật hấp dẫn, thì Đức Phật cũng vậy thấy như vậy, là sở dĩ có già có bệnh có chết là do có sanh thì Ngài thấy được điểm này rồi Ngài nghiên cứu, giống như nhà bác học chạy vào phòng nghiên cứu liền. Thì bắt đầu Ngài đi về trước nhất là thăm con để biết mặt nó như thế nào rồi đêm đó bỏ đi.

Ở đây chúng tôi nói động lực sâu xa của Thập Nhị Nhân Duyên này. Bắt đầu từ đó Ngài đi tìm. Nhưng tìm bao nhiêu tôn giáo bao nhiêu lý thuyết cũng không đưa về con đường này, thì bắt đầu tuy rằng đắc được tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng, Ngài nói con đường này không giải thoát, như vậy làm sao tìm ra cái lý này được, cái lý này từ đâu thì bắt đầu Ngài mới nhớ lại hơi thở, đắc từ lúc còn bảy tuổi, hơi thở vô là sống hơi thở ra mà không vô là chết, như vậy hơi thở này từ đâu mà nó có? Ngài mới nghiên cứu, để ý hơi thở vô hơi thở vô hơi thở ra, cũng giống như ngày hôm nay chúng ta làm, thì bắt đầu từ đó tuần tự Ngài đắc được những tầng thiền, trong canh đầu Ngài đắc túc mạng minh, túc mạng minh là nhớ tiền kiếp mình, chuyện đơn giản ai cũng có thể nhớ tiền kiếp của mình, không phải chỉ có bậc thánh mới nhớ tiền kiếp của mình mà kể cả ngoại đạo cũng nhớ tiền kiếp, nhưng nhớ tiền kiếp đó người ta không có phát minh ra định luật nhân duyên, cũng giống như bao nhiêu nhà bác học khác người ta cũng thấy trái táo rớt như vậy mà người ta không thể phát minh được.

Như vậy từ đâu mà có cái già cái chết này, là do có sanh,
từ đâu có sanh, thì do có hữu,
từ đâu có hữu, thì do có thủ,
từ đâu có thủ, do ái,
từ đâu ái, là do có thọ.
từ đâu có thọ, là do có súc
từ đâu có súc, do sáu xứ,
từ đâu có sáu xứ, do có danh sắc,
từ đâu có danh sắc, là do có thức,
từ đâu có thức, là do có hành
từ có hành, tại do vô minh.

Nghiệm thấy đúng rồi thì Ngài bắt đầu nói từ quả tìm đến nhân, già bệnh chết là quả rồi mới tìm đến nhân, cuối cùng tìm đến nhân thì mới thấy nguyên nhân già chết là do sinh, do hữu, do thủ, do ái, do thọ, do súc, do xứ, do danh sắc, do thức, do hành, do vô minh, rồi nghiệm bản thân mình là đúng. Đây là bước đầu của nhà khoa học nghiên cứu, trước hết là tìm một cơ sơ gì rồi sau đó bắt đầu so sánh để tổng hợp “có phải bản thân một mình mình vậy không, còn chúng sanh thì sao?” Thì bắt đầu vào canh thứ hai Ngài đắc sanh tử minh tức là xét tiền kiếp chúng sanh, Ngài thấy quả thật chúng sinh sanh tử luân hồi cũng giống như mình chứ không khác, do đó Ngài mới phát hiện lang thang sanh tử luân hồi này, do đâu mà sanh tử luân hồi, bây giờ ta già chết rồi sanh làm chúng sanh nữa. “Chúng sanh già chết khổ sầu bởi do pháp lậu khởi đầu vô minh.” lại tiếp tục cuộc hành trình của bánh xe sanh tử luân hồi này thì Ngài mới phát hiện mình cũng vậy chúng sanh cũng vậy. Ngài phát hiện đây là chiều suôi: vô minh duyên hành, hành duyên thức tới danh sắc lão tử già chết. Thì như vậy muốn chấm dứt già chết cần phải chấm dứt sanh, chấm dứt sanh là chấm dứt hữu, hễ chấm dứt hữu được thì thủ diệt, mà thủ diệt thì ái diệt, mà ái diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì súc diệt, súc diệt thì xứ diệt, xứ diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì thức diệt, thức diệt thì hành diệt, hành diệt là vô minh diệt. Do đó vô minh diệt thì hành diệt theo chiều suôi thì Ngài phát minh. Canh thứ ba thì Ngài đắc lậu tam minh là bởi Ngài lúc đó phát hiện đây là đủ rồi, Ngài phát hiện theo chiều suôi và chiều ngược thì Ngài đạt đến sự giải thoát. Ngài đem luật về Thập Nhị Nhân Duyên dạy và hôm nay chúng ta học.

Ở đây chúng ta phải học cho có căn bản một chút. Nói về thông thường thì chúng ta nghe hồi xưa các vị dịch là Thập Nhị Nhân Duyên – 12 nhân duyên sanh tử luân hồi được hình thành hay cụ thể hoá trong vòng bánh xe luân hồi. Sau này đối với bên Hán học bên Bắc Tông cụ thể là HT Minh Châu dịch là Duyên Khởi và sau này đối với Ngài Tịnh Sự thì đôi khi Ngài dịch là Duyên Sinh, đôi khi Ngài dịch là Liên Quan Tương Sinh, rồi sau cuối cùng của đời Ngài dịch là Y Tương Sinh.

Chữ “Paticcasamuppàda” nếu mà dịch là duyên sinh duyên hệ thì cũng được lấy theo nghĩa là các duyên với nhau cũng được. Nhưng chữ “Paccayà” chúng ta dịch là duyên rồi thì chữ “Paticca” cũng dịch là duyên nữa thì hai từ ngữ đó khác nhau, vô minh duyên hành là đúng “Avijjāpaccayā san.khārā,” chữ “Paccayà” chúng ta dịch là duyên hành được, nhưng ở đây gọi là duyên khởi thì bất quá chúng ta lấy nghĩa của 12 duyên này, vô minh duyên hành là lấy chữ duyên này đưa lên trên là duyên khởi thì chúng ta mất đi nghĩa ẩn tàng ở trong chữ “Paticca” cộng với chữ “samuppàda”.

Còn chữ samuppàda, chữ pàda thì đủ là sinh nhưng nó có chữ “sa” chữ “sam” ở đằng trước, chữ sam + với ppàda, chữ “sam” thêm dấu chấm là “sam.uppàda,” chữ “sam” có nghĩa là chánh yếu hay là tương quan với nhau, nó sanh lên một cách chân chánh một cách chánh yếu tức là một cách đúng, vô minh duyên hành, thì đương nhiên cái này nhất định là vô minh duyên hành, hành do vô minh sanh chứ không thể nào có hành mà do một nhân nào khác sanh, cũng như hành là nhân duyên thức thì cái này nhất định nó duyên cho thức, thức duyên danh sắc, thì cái này nhất định, đó là nhân chánh chứ không có nói cái nào khác.

Còn chữ “Paticca” dịch là nương, nương tựa lẫn nhau, đôi khi người ta nói người này nương tựa người kia, người kia nương người nọ thì nương nhất định là vô minh đối với hành hai cái này nó phải nương dựa lẫn nhau, có vô minh sanh thì hành sanh, hành sanh thì thức sanh. Đó là lý nghĩa chúng tôi giảng cho thấy các từ trước rồi thì chúng ta nắm chung chung, ai dịch Duyên Sinh Duyên Hệ Tương Sinh cũng được, chúng ta nắm nghĩa là những duyên này nương tựa lẫn nhau để sanh ra đúng theo cái đó. Một nghĩa khác nữa chữ “samuppàda” chữ “sa” là cùng với, hay là nương với, nghĩa là nương tựa với nhau mà sanh ra, vô minh thì nương tựa hành sanh ra, hành nương tựa thức sanh ra, thì chúng ta hiểu căn bản là như vậy. Còn nếu định nghĩa lý về Y Tương Sinh, qúi vị nghe Y Tương Sinh là qúi vị hiểu Lý Duyên Sinh cũng được, tức là lý của các pháp làm chỗ nương sanh lên trọn quả thì chữ “sam” nghĩa là trọn hay là đầy đủ hay là trọn vẹn. Hoặc là pháp làm duyên cho quả nương sanh lên, giống như vô minh là pháp là nhân để sanh ra quả đối với hành, hay hành là quả nó nương nó sanh. Đó là pháp sanh tử luân hồi.

Vô minh là gì? vô minh là cái không biết. Nhưng không biết ở đây Đức Phật định nghĩa theo kinh là không biết về khổ, không biết về khổ tập, không biết về khổ diệt, không biết về con đường đưa đến khổ diệt. Tức là do không biết Tứ Đế thì gọi là vô minh. Theo thế gian người ta học thức nhiều, nếu chúng ta gọi họ vô minh theo nghĩa vô minh là ngu dốt, vô minh có nghĩa là không biết gì cả thì họ cự, bởi vì họ biết nhiều hơn chúng ta, nhưng cái biết đó là biết về đời, biết về thế gian, chứ không phải biết về đạo, biết về nhân quả biết về lý pháp cao tột nên Đức Phật gọi những người đó là người vô minh cũng được. Thì vô minh có nghĩa là bất tin Tứ Đế.

Hành là gì? Hành ở đây tức là pháp mà tạo tác ra, nếu nói cách khác do ý nghĩ hay do tư chúng ta mà tạo nên, nó có thể hành thuộc về hành bất thiện, hành thuộc về hành thiện, hành thuộc về bất động ta gọi là bất thiện hành. Bất động hành thức là hành bất thiện đi xuống bốn đường ác đạo, hành thiện thì đi lên sáu tầng dục giới như bốn tầng vô sắc giới, và bất động hành tức là chỉ cho bốn tầng vô sắc giới.

Hành duyên thức, thức đây chủ yếu là thức tái sanh, thì chính thức tái sanh chúng ta mới sanh ra, hoặc là kể 19 hoặc 32 thức cũng được. Có thức rồi đương nhiên bắt đầu danh sắc nương thức đó sanh khởi.

Khi sanh khởi có danh sắc rồi thì danh sắc lớn đầy đủ trọn vẹn được gọi là sáu xứ.
Và có sáu xứ rồi tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, rồi thì đương nhiên có sáu xứ là có sáu súc, tức là có mắt thì nó tiếp xúc với cảnh sắc v.v…

Do có súc thì đương nhiên có thọ hay chúng ta có súc rồi chúng ta có thọ, giống như chúng ta thấy đương nhiên là xúc rồi có thể thọ hỉ, có thể thọ khổ, và có thể là thọ xả.

Khi có thọ rồi thường thường chúng ta thích cảnh chúng ta thọ dụng thì chúng ta có ái luyến với cảnh đó, và do có ái luyến cảnh đó chúng ta chấp giữ và tầm cầu đối với ái đó gọi là thủ.

Khi có thủ rồi thì đương nhiên thủ là duyên sanh ra hữu, thì có thủ rồi chúng ta mới có tạo nghiệp, đương nhiên tạo nghiệp thì đời sau sanh hữu, cõi sanh ra cho chúng ta thọ hưởng thì đó gọi là hữu. Thì khi sanh ra trong đời sau rồi chúng ta đương nhiên có sanh hữu có sự sanh ra, và có sự sanh ra giống như noãn thai thấp hoá tùy theo nghiệp chúng sanh thì bắt đầu có lão và tử,

Khi có lão có tử thì đương nhiên sầu ưu bi khổ não nương đó sanh lên.

Đây là chúng tôi nói theo lý vừa đủ cho qúi vị hiểu. Do đó nếu nói theo Thập Nhị Nhân Duyên này tính kể về thời gian thì chia ra ba thời, mà nói về chi của nó là 12 chi, còn nói hành tướng diễn tiến của nó thì kể là 20 hành tướng, còn kể về ba mối nối quan trọng thì nó có ba mối nối, cũng như yếu lược hay tóm tắt thì có bốn tóm tắt, và nói về luân hồi “Vat.t.a” thì có ba luân hồi, còn nói về gốc của nó thì có hai gốc tức là hai căn.

Chúng ta tìm hiểu ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai trong Thập Nhị Nhân Duyên này.

Vô minh và hành được khởi thời quá khứ, bởi trong thời quá khứ do vô minh thì chúng ta mới hành động, do hành động chúng ta mới tái sanh, chúng ta mới có trong đời này, do đó được kể là vô minh và hành được kể là quá khứ.

Sanh và lão tử, hai pháp này thuộc thời vị lai, như đời này chúng ta chết rồi đời sau chúng ta sanh ra chúng ta già chết cho đời sau, thì cái sanh và cái già chết của đời sau đó được gọi là thời vị lai. Những chi phần còn lại chúng ta còn thức, danh sắc, sáu xứ, súc, thọ, ái, thủ, hữu, thì tám pháp này thuộc về thời hiện tại, bởi chúng ta đang sanh ra.

Nói về 12 chi thì chúng ta biết là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên súc, súc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, thì do đó lão tử này kể một chi phần cộng lại là 12 chi. Còn sầu bi khổ não là kết quả của sự sinh nên không kể là chi phần của Y Tương Sinh.

Nói về hành tướng, có 20 hành tướng, bởi vì vô minh và hành hai pháp này ở chặng đầu nhiếp lấy ba pháp nữa là ái thủ hữu là kể 5 pháp, 5 pháp này được gọi là nhân quá khứ, tức là nhân đã trải qua cho quả sanh trong đời sống hiện tại này.

Còn thức, danh sắc, sáu xứ, súc thọ, 5 pháp này hiện tại được kể là quả hiện tại, bởi vì từ nhân quá khứ tức là đời sống trước mà sanh ra thì được gọi là quả hiện tại.

Còn ái thủ hữu vô minh hành tiếp tục 5 pháp này sẽ có trong đời sống hiện tại được kể là nhân hiện tại vì nó sẽ cho sanh quả trong vị lai. Thức, danh sắc, sáu xứ, súc thọ, 5 pháp này sẽ có trong đời sống vị lai, tiếp tục chúng ta sanh ra có thức, có danh sắc, có sáu xứ, có súc, có thọ, trong đời sống vị lai được kể là quả vị lai, sanh từ nhân hiện tại trong kiếp sống này.

Chúng ta nhớ văn lục bát nói là “5 nhân quá khứ lớn thay.” Bởi vì Ngài Tịnh Sự nói “5 nhân quá khứ lớn thay” chúng ta cần nói về quá khứ, thì đương nhiên do quá khứ có chúng ta mới sanh ra trong đời này, đó là nhân lớn hay nhân quan trọng của chúng ta. “5 quả hiện tại đời này có ra. Bây giờ nhân đặng 5 mà. Vị lai cũng vậy thời là có 5.” Đó là muốn nói rằng là 20 hành tướng này, kể về hành tướng tức là kể những chi phần theo những diễn tiến quá khứ hiện tại và vị lai. Nói một cách khác hơn sinh lão tử ba pháp này không ngoài quả hiện tại, bởi vì quả hiện tại này sanh lên rồi thì được gọi là sanh, vì chưa thấy lão tử hiện rõ đến khi nào già gọi là lão, khi nào 5 quả này tàn hoại thì gọi là tử. Cũng giống như trong đời sống của chúng ta cũng sẽ già sẽ chết đó là 5 pháp đó. Do đó mà ba pháp này hành chứa trong 5 quả đó, chính vì vậy mà Đức Thế Tôn nắm lấy 5 quả thức, danh sắc, sáu xứ, súc, thọ, này để biết rằng 5 pháp này sanh lên gọi là sinh, 5 pháp này gìa cõi gọi là lão, và 5 pháp này tàn hoại gọi là tử, đó là thức, danh sắc, sáu xứ, súc, thọ khởi lên gọi là sanh và già cõi gọi là lão và 5 pháp này tiêu hoại gọi là tử.

Còn nói về nói về ba mấu nối khoảng giữa, hành thuộc về nhân quá khứ, và thức thuộc quả hiện tại, tức là chỗ đó là chỗ nối liền đời sống quá khứ và đời sống hiện tại chúng ta. Vô minh duyên hành thuộc về quá khứ. Hành duyên thức thì thức thuộc về hiện tại, thì chỗ đó là chỗ mối nối của quá khứ và hiện tại. Còn khoảng giữa hữu và nhân hiện tại cộng với sinh là quả vị lai nối liền với nhau gọi là nhân quả. Khoảng giữa hữu và thuộc nhân hiện tại và sinh thuộc quả vị lai nối liền với nhau gọi là nhân quả liên kết trở thành một mối nối. Lão tử ở đây thiếu một phần, lão tử cộng với vô minh là kể thêm một mối nối nữa.

Nói về bốn yếu lượt tức là phần tóm tắt hai nhân quá khứ vô minh với hành được kể là yếu lượt thứ nhất, yếu lượt là tóm tắt cũng như toát yếu. 5 quả hiện tại tức danh sắc, sáu xứ, súc, thọ, được kể là yếu lượt thứ hai. Ba nhân hiện tại ái thủ hữu kể là yếu lượt thứ ba. Hai quả vị lai là sinh lão tử được kể là yếu lượt thứ tư. Đó là chia từng chặng.

Còn nói về ba luân thì có ba pháp là vô minh ái thủ được gọi là phiền não luân. Qúi vị lưu ý chỗ này luân tức là luân hồi. Có hai pháp nghiệp thủ và hành được gọi là nghiệp luân. Bởi hành ở đây là hành thiện, hành bất thiện, hành bất động thì đó là do cái tư thì đương nhiên tư chính là nghiệp, thì gọi là nghiệp luân. Còn tám pháp sanh lên, hữu, thức, danh sắc, sáu xứ, súc, thọ, sinh, lão, tử được gọi là dị thục luân. Ở đây qúi vị nên nhớ chữ “vipāka” dịch là dị thục còn chữ “phala” dịch là quả, quả và dịch thục đều giống như nhau, hai tên gọi khác nhau. Dị thục, dị là khác, thục là chín. Sau này qúi vị sẽ học về phần khác thời mà chín, giống như trái mới sanh ra màu sanh sau này nó già bắt đầu nó màu vàng, đó là khác thời mà chín chẳng hạn.

Nói về căn thì có hai, tức là bánh xe luân hồi có vô minh và ái là hai căn, đây là cái gốc, gốc bánh xe luân hồi. Do đó câu “Nếu mà hai gốc bằng tâm.” Tức là gốc vô minh và gốc ái “Luân hồi ba lẻ nương nằm nơi đâu, chúng sanh già chết khổ sầu, bởi do pháp lậu khởi đầu vô minh.” Đó là dựa theo bài kệ trong bộ Abhidhammattha Sangaha Ngài Anuruddha soạn bằng tiếng Pali, ở đây chúng tôi không đưa tiếng Pali mà chúng tôi dịch theo tiếng Việt, trong bộ Thắng Pháp Lý Giáo Luận chúng tôi đã dịch ra thì chúng tôi trích phần duyên nhiếp để giảng.

Và những khi căn ấy đang diệt tận bằng diệt, (tận diệt bằng diệt tức là diệt đế) bị già chết đánh qụy đã bức bách luôn luôn do các lộ tập khởi vô minh đang tiếp diện chính vậy luôn buộc ràng ba cõi vô cơ thủy gọi là Y Tương Sinh hay gọi là Duyên Sinh Đại Moni, (Tức là do Đức Phật thuyết giảng, phần trên là dịch văn kệ còn dưới là cái nghĩa) Trong khi cả hai căn là vô minh và ái chưa có diệt thì bánh xe hữu có ba luân là phiền não luân, nghiệp luân và dị thục luân đang tùy giữ mới xoay chuyển không ngừng, khi phiền não luân là pháp chủ yếu được thánh đạo đoạn tuyệt, nghiệp luân và dị thục luân đã chấm dứt hết thì bánh xe hữu cũng diệt thẳng luôn không thể xoay chuyển được do nhân đó diệt toàn bộ các căn ấy. ”

Đây là muốn nói rằng do phiền não luân hồi chúng ta mới tạo nghiệp luân hồi, và do chúng ta tạo nghiệp luân hồi thì sẽ gặt quả luân hồi, do đó nếu phiền não luân hồi vô minh ái hữu mà diệt được thì đương nhiên chúng ta sẽ không còn tạo nghiệp luân hồi, mà chúng ta không còn tạo nghiệp luân hồi thì quả luân hồi chúng ta sẽ không có.

“Khi tất cả chúng sanh bị vô minh che ái trói buột đánh quị là lão và tử hằng bức bách luôn luôn thì sẽ phát sanh sầu bi khổ ưu não khởi lên và tạo sanh lên bốn lậu hoặc vô minh phát khởi lên là duyên của hành, và hành là duyên của quả như là thức v.v… Tiếp tục “ba luân xoay chuyển phiền não, nghiệp và dị thục luân xoay vần trong cõi không có cơ điệp vô thủy liên tục dai dẳng không dứt như vậy”

Tức là muốn nói là đối với bánh xe luân hồi này có thể nói rằng tiền tiền vô thủy hậu hậu vô chung, tiền tiền vô thủy tức là trước đó chúng ta không tìm lên khởi điểm từ đâu có vô minh, thì không thể nào tìm được nhân đầu tiên. Mà nếu hỏi chúng sanh sanh tử luân hồi thì chừng nào mà chấm dứt thì hậu hậu đời sau đến chừng nào chúng ta cũng không biết chừng nào chấm dứt được. Trong một đoạn kinh khác Đức Phật nói “Thức đêm mới biết đêm dài, đường dài cho kẻ lữ hành mỏi chân, luân hồi với kẻ đần không thông diệu pháp muôn phần khổ đau,” tức là người có thức đêm mới biết đêm dài, còn nếu đi mới biết đường dài, cũng vậy sanh tử luân hồi đối với chúng sanh biết chừng nào chấm dứt, thì đối với chúng sanh không tu tập thì không biết khi nào chấm dứt được, còn nếu chúng sanh mà có tu tập thì cái tu tập đó sẽ có ngày chấm dứt, giống như chúng ta vậy. Bậc Đạo Moni thuyết bài Y Tương Sinh này là pháp chỗ nương sanh lên trọn quả. hoặc pháp làm duyên cho quả nương sanh lên trọn sự việc như vậy. Đó là nội dung bài pháp chúng tôi nói về lý Y Tương Sinh.

Bây giờ chúng tôi mổ xẻ từng điểm nào mà cần thiết. Nói về 12 nhân duyên này thì chúng ta thấy khi Đức Phật giác ngộ lý Thập Nhị Nhân Duyên, thứ nhất là Ngài quán tưởng chiều ngược từ quả lên gốc tức là từ lão tử lên tới vô minh, sau đó Đức Phật quán xét theo chiều xuôi từ vô minh cho đến lão tử; như lão tử có là do sinh, sinh do hữu, hữu do ái, ái do thọ, thọ do xúc, xúc do xứ, xứ do danh sắc, danh sắc do thức, thức do hành, hành do vô minh, và vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên súc, súc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử. Qúi vị quán xét theo chiều xuôi, quán xét theo chiều ngược, rồi quán xét cả chiều xuôi và cả chiều ngược ba thời đó. Qúi vị coi trong kinh thì sẽ thâý Đức Phật kể là ba thời quán xét, và quán xét như vậy thì xét cho bản thân mình trong đời quá khứ, như Ngài nghĩ trong đời này sanh ra là do đời trước mình có ái thủ, thì qua đời trước mình nghĩ ái từ đâu có, thì bắt đầu đi tới tìm đến thức danh sắc, mình sanh ra trong đời trước chẳng hạn, như là khi sanh xuống thế gian này thì Ngài làm Thái Tử Sĩ Đạt Đa và Ngài trở thành Đức Phật Cồ Đàm, thì khi Ngài đắc túc mạng minh này Ngài nhớ lại đời trước Ngài là Thiên Tử Santusita ở trên cõi trời Đâu Xuất, và trước cõi trời Đâu Xuất thì Ngài từ đâu mà sinh lên cõi trời Đâu Xuất, thì Ngài thấy Ngài làm vua hay là Thái Tử Vessantara bố thí vợ bố thí con đó là kiếp cuối cùng Ngài hoàn thiện công hạnh ba la mật từ nơi con người để sanh lên cõi trời Đâu Xuất. Bên Phật giáo Bắc Tông thì gọi Nhất Sanh Bổn Xứ Bồ Tát đó là kiếp cuối cùng để giáng sanh xuống thế gian để trở thành Đức Phật.

Rồi bắt đầu từ đó Ngài thăng thăng dần nhiều đời nhiều kiếp Ngài mới thấy quả thật giòng sanh tử luân hồi giống như sanh đi sanh lại, mình sanh ra đây làm người, sanh trong đời mới này rồi qua đời sau sanh nữa, thì giòng sanh tử luân hồi luân chuyển hoài, thì do gốc của sanh tử luân hồi chính là do phiền não luân hồi, tức là do phiền não và do nghiệp luân, tức là do nghiệp, và nghiệp này sanh quả, đó là ba quả sanh tử luân hồi.

Nói về sự thuyết giảng của Đức Phật, khi Ngài thuyết theo tuần tự từ vô minh duyên hành, hành duyên thức cho đến lão tử, nhưng có khi Ngài thuyết chiều ngược và có khi Ngài bắt chính giữa tức là có khi Ngài bắt gốc đó là cách thuyết giảng thâm sâu của Đức Phật, nên Ngài Ananda lúc nghiên cứu về Thập Nhị Nhân Duyên, lúc đó Ngài là Thánh Tu Đà Hườn bậc đa văn thì Ngài nói “Bạch Đức Thế Tôn, sao nói về thuyết lý mà thuyết giảng về Thập Nhị Nhân Duyên này nói về thâm sâu mà con thấy dễ hiểu, đối với con thấy nó cạn cợt.” Đức Phật mới nói “chớ nói vậy này Ananda, đối với Thập Nhị Nhân Duyên này, chúng sanh trong thế gian này giống như cuồn chỉ rối khó tìm ra được cái gốc tích hay khó tìm ra khởi điểm, mà khó hiểu được trọn vẹn trọn nguồn của Thập Nhị Nhân Duyên này.” Thì đây chúng tôi nói cách thuyết giảng của Đức Phật căn cứ theo chúng sanh để Đức Phật thuyết giảng, đôi khi có người Đức Phật thuyết từ đầu cho đến cuối, có khi thuyết từ cuối cho đến đến đầu, có khi Ngài bắt đoạn giữa Ngài thuyết lên đầu, có khi Ngài bắt từ đoạn giữa Ngài thuyết lên đến cuối.

Đó là cách thuyết, Ngài cũng tùy theo. Trong kinh ví dụ giống như mình đi tìm cầu một cây danh mộc, có người đốn nguyên cái cây, người ta phải đào gốc lấy nguyên cái cây, hay bắt đầu người ta chặt từ trên chặt xuống dưới, hay người ta lấy phân nửa dưới, hay người ta lấy phân nửa trên. Do đó Đức Phật giảng đôi khi Đức Phật nói là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên ái v.v… và đôi khi Đức Phật bắt từ ái, tức là do có thọ sanh ái, ái sanh thủ, thủ sanh hữu, hữu duyên sinh, lão tử v.v… chẳng hạn nói về tứ thực Đức Phật nói do ăn uống chúng ta sanh ái, do súc thực, do tư niệm thực, hay do ý tư thực, mà chúng ta sanh ra các pháp tương ứng, Đức Phật căn cứ vào đó, cách thuyết giảng này có thể nói một cách khác hơn đối với chúng sanh chấp về đoạn kiến thì Đức Phật thuyết từ vô minh duyên hành, Đức Phật bắt đầu là có nhân chứ không phải là không có nhân để cho chúng sanh diệt trừ đoạn kiến. Đối với chúng sanh thường kiến thì Đức Phật dạy những mối mắc xích liên quan giống như nói về hữu ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, để chúng sanh thấy rằng là sự diễn tiếp ở đây nó không bị chi phối bởi một đấng thần linh nào, một đấng tạo hoá nào, hay có một cái ngã nào trong vòng thập nhị nhân duyên này sanh tử. Qúi vị thấy rõ rằng từ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên súc, súc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử. Tức là từng pháp riêng rẽ nhau mà tác động liên quan nó sanh ra, và nó sanh ra đây mà khiến từ đấng thần linh tạo hoá chi phối thì cũng không có đấng thần linh tạo hoá nào chi phối, hoặc là nó kiếm một cái ngã nào ở trong đây thì nó cũng không có. Do đó có một đoạn văn khác người ta nói không có người hành động, mà chỉ có hành động mà thôi, tức là lấy theo cái lý này thì nó sanh ra thức, không phải là có cái người nào hành động cả.

Hay nói một cách khác hơn, nói theo phân tích về ngũ uẩn thì qúi vị có lẽ hiểu biết đầy đủ rõ ràng hơn, ở đây chúng tôi sẽ nói về sự quan trọng ứng dụng cho lý Thập Nhị Nhân Duyên trong cuộc sống tu hành của chúng ta. Chúng ta ngày hôm nay nếu tu tập để đắc chứng về thiền định, đúng ra cái pháp này đòi hỏi học giả nếu tu tập mới đắc được tứ thiền bát định ngũ thông, có được túc mạng minh mới quán được ba thời, có được sanh tử minh thì có thể quán được chúng sanh ba thời, có thể thấy rõ từng lý chi tiết để đoạn diệt hoài nghi, bởi vì trong cách tu tập về Duyên Sát Định Trí, trí sát định về duyên, duyên đây tức là sát định về duyên sinh trong Thập Nhị Nhân Duyên, khi hành giả có được trí tuệ này thuần thục sẽ đắc được túc mạng thông, đắc được sanh tử thông, rồi biết được tiền kiếp mình và của người khác, thì hành giả quán cái này mới rõ ràng. Tuy nhiên nếu chúng ta không có được trong các bậc thánh mà đắc tuệ giải thoát thôi không có thần thông thì qúi vị mà không có thần thông qúi vị đâu biết đời trước qúi vị là ai, không biết đời trước ta có sanh ra không, điều hoài nghi sẽ sanh khởi lên, nếu qúi vị không đủ trí thì đương nhiên hoài nghi duyên sanh khởi lên, bởi mình đâu biết đời trước mình có không, rồi không biết là mình có thể chấm dứt sanh tử luân hồi cho đời này mình, chấm dứt hoàn toàn để đời sau mình không còn sanh ra, điều này mình chưa biết, bản thân mình chưa biết được. Với chúng sanh thì chắc chắn đa số nghĩ là đời trước không biết, và không biết đời sau có không, nếu đời trước có thì có như thế nào, và đời sau có thì có như thế nào, thì hoài nghi này có, mà nếu hoài nghi có rồi thì làm sao đoạn được thân kiến, thân kiến mình chưa có đoạn được, hoài nghi này mình chưa đoạn được thì làm sao giới hành thủ đoạn được, mà ba pháp này không đoạn được thì làm sao đắc Tu Đà Hườn.

Giả xử như bây giờ qúi vị không biết được quá khứ, qúi vị có thắc mắc phân vân không, đương nhiên là phải thắc mắc phân vân, có hay không có, là ai, là nam hay là nữ, là Chư Thiên loài người hay súc sanh hay địa ngục. Chúng ta không biết được thì vậy làm sao đối với bậc thánh không biết được quá khứ, không biết được tương lai, mà không hoài nghi là vì người ta nhờ trí, trí này gọi là “Kammānupaganna” dịch là tùy nghiệp hành trí, trí này nếu đắc thiên nhãn thì có trí của thiên nhãn, Đức Phật nói là với thiên nhãn tuần tự sinh lên cho thấy sự sống chết của tất cả chúng sanh trong thế gian kẻ hạ liệt người cao sang đẹp đẽ kẻ thô xấu, kẻ may mắn, kẻ bất mãn đều do hành nghiệp của chúng, do thấy được sanh tử luân hồi là biết được. Nhưng nếu không có thì ta nhờ nghiệm xét về lý Thập Nhị Nhân Duyên, do vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức thì duyên danh sắc, danh sắc có sáu xứ, sáu xứ có thọ, thọ có ái, ái có thủ, thủ có hữu, thì nếu chấm dứt được ái trong đời này không còn thủ thì đương nhiên niềm tin đối với Phật pháp người ta thấy rõ ràng không chấp thủ, thì không thể nào sanh ra tái sanh trong tương lai do đó để ứng dụng tu tập.

Điều quan trọng nhất là vô minh, ái và thủ được gọi là phiền não luân, chúng sanh nói về tam luân này “nếu mà hai gốc bằng tâm, luân hồi ba lẽ nương nằm nơi đâu.” Ý muốn nói là hai gốc vô minh và ái, thì chúng ta quá khứ không đoạn được thì đối với người sống tu tập bây giờ quan trọng nhất là gốc thứ hai là gốc ái, chúng ta đoạn ái, chúng ta thọ mà không có ái thì tạm gọi có thể là khống chế được phiền não, thì do có phiền não luân hồi tức là thấy vô minh ái và thủ chủ yếu là ái, nói cách khác hơn là tham sân si thì đương nhiên chúng ta còn tham sân si, thì tham sân si này bữa nay chúng ta khởi lên thì mai khởi lên mốt khởi lên thì do chúng ta có thể hiểu theo nghĩa luân hồi là vậy, luân hồi là cái này tái đi tái lại hoài, bởi vì tham sân si tái đi tái lại hoài thì sau này chúng ta mới tạo nghiệp mà nghiệp chúng ta lại tái đi tái lại hoài, chúng ta tối ngày cứ làm việc ác thì bữa nay làm việc ác, mai làm việc ác, mốt làm việc ác, đời này làm việc ác đời sau làm việc ác. Đó là muốn nói do có phiền não luân hồi chúng ta mới tạo nghiệp, gọi là nghiệp luân hồi, bởi nghiệp đó chúng ta tái đi tái lại hoài do đó chúng ta mà đoạn trừ được phiền não luân hồi này rồi thì nghiệp luân hồi chúng ta sẽ không tạo nữa.

Nghiệp chúng ta nếu đã tạo rồi thì đương nhiên quả luân hồi sẽ có, qúi vị nên nhớ nghiệp luân hồi là nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp bất động, chúng ta tạo ra thì đương nhiên có quả, thì đối với bậc thánh khi hiểu được thì người ta muốn chấm dứt. Chúng ta tu tập theo Đức Phật mục đích là để chấm dứt sự sanh tử luân hồi, mà chấm dứt sự sanh tử luân hồi tức là chúng ta chấm dứt cái quả của sanh tử luân hồi. Quả luân hồi muốn biết thì chúng ta tri quả mới tìm nhân được. Đạo Phật là đạo nhân quả, trí của nhà Phật là trí của bậc thánh trí nhân quả. Chúng ta biết là khổ đế là quả, tập đế là nhân, do có tập đế là có nhân khởi lên quả khổ đế . Thì cũng vậy, diệt đế là quả, đạo đế là nhân, do đạo đế tu tập đúng đường đúng lối thì đưa đến kết quả diệt đế, trí nhân quả này hình thành, thì ngay trí theo thông thường người ta cũng thấy chúng sanh do làm ác về thân, về lời, về ý, chết rồi đoạ xuống ác thú đoạ xuống địa ngục là quả, nhân do làm ác về thân và ý. Thiện cũng vậy, do thiện về thân, về lời, về ý, chết rồi tuy là được sanh lên thiện thú thiên giới đời này được, nhưng cũng là quả luân hồi ,cũng còn phải tái sanh qua đời sau, hoặc là tái sanh xuống thấp hoặc là tái sanh lên trên.

Trong kinh nói rằng chúng sanh giống như con bò, con bò bị người ta hành hạ ép bức quá rồi đau khổ, bị hành hạ khổ quá thì đương nhiên nó khát nước, khát nước thì đương nhiên thấy nước sôi ùng ục nó cũng uống cho đã khát, nhưng cái khát thì không đã mà rốt cuộc nó càng đau khổ thêm nữa. Thì trong kinh thí dụ cho chúng sanh bây giờ sanh lên đời do tội báo trong nhiều đời nhiều kiếp do ác nghiệp mà sanh ra nghèo khổ, rồi họ muốn thọ hưởng dục trên thế gian này thì phải đi theo con đường bất thiện, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, tạo những con đường bất thiện, Đức Phật mới thuyết về vô minh duyên hành, hành duyên thức là chủ yếu nhắm hạng người bất thiện này để thấy là sanh ra bị quả đau khổ như thế này. Đức Phật thuyết tuy rằng đối với người bất thiện là như vậy, người thiện cũng giống như con bò, nhưng ngược lại con bò này được phước hơn không bị người ta bắt đánh đập hành hạ, nó khát nước thì nó uống nước mát vô nó khỏe nó thoải mái, thì cũng giống như chúng sanh làm được việc thiện về thân, về ý, này chết rồi sanh lên thiện thú thiên giới cõi đời này, tuy là sanh lên thiện thú thiên giới cõi đời này nhưng tam giới như hoả trạch giống như nhà lửa do pháp chi phối bởi vô thường, khổ não vô ngã, thì chúng sanh sau khi hưởng hết phước này cuối cùng phải trở lại thế gian và tiếp tục làm những việc ác. Qúi vị nên nhớ rằng cho dù thành Chư Thiên cho dù mình thành Phạm Thiên nhưng khi hưởng hết phước đời, khi mình chết xuống thế gian này do si mê do vô minh không biết chúng ta lại tiếp tục cuộc sống, giả sử cuộc sống làm người thì giống như bao nhiêu chúng sanh khác, do chúng ta còn ái còn vô minh và còn hữu ái hai pháp này là chánh, thủ là do chúng ta chấp, thì hoặc là vô minh hoặc là do hữu ái này chúng ta tiếp tục làm việc thiện hoặc việc bất thiện, thì chúng ta làm việc thiện hay bất thiện thì sanh tử luân hồi cứ luân chuyển mãi mãi.

Do đó đối với bậc thánh tu tập về tuệ giải thoát tuy rằng người ta không biết quá khứ cũng không cần biết vị lai nhưng thấy cái nhân này, nếu có nhân này, do cái này có thì cái kia có, do cái này sanh thì cái kia sanh, do cái này diệt thì cái kia diệt, thì bậc thánh không cần đắc thiền định cũng sẽ giải thoát được, và không còn hoài nghi. Bậc thánh biết rằng do ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh lão tử diệt tức là đời sau nó diệt. Đời này chúng ta mà diệt được ái rồi thì chắc chắn đời sau không còn sanh ra, do đó nói về trong tam luân thì luân hồi của chúng ta, phiền não của chúng ta nói rộng thì tham sân si mà nói hẹp là vô minh và hữu ái hoặc là chấp thủ này, thì do chúng ta có phiền não này đưa đến luân hồi gọi là phiền não luân hồi và phiền não luân hồi đưa đến luân hồi này, chúng ta do phiền não này tạo nên nghiệp luân hồi, chúng ta tạo nên nghiệp bởi nghiệp sẽ đưa chúng ta luân hồi, bởi có nghiệp này sẽ có quả đời sau. Chúng ta tạo nghiệp này được gọi nghiệp luân hồi, bởi nghiệp sẽ dẫn dắt chúng ta đi tương ứng với hành vi tạo nghiệp đó. Nghiệp tạo ra đương nhiên sẽ có quả tương ưng với nghiệp, được gọi là quả luân hồi.

Quả luân hồi này đương nhiên muốn chấm dứt quả luân hồi là chấm dứt nghiệp luân hồi, thì chúng ta đi về cái gốc quan trọng, tức là gốc vô minh và hữu ái, tức là cái phiền não luân hồi, nếu muốn chạy thoát thì chúng ta căn cứ nơi phiền não luân hồi, phiền não luân hồi này khởi lên chúng ta nên nhớ rằng hiện tại bây giờ chúng ta tiếp xúc với căn với cảnh khi nào chúng ta tiếp xúc mà có thọ, nếu ái mà khởi lên thì chúng ta đoạn trừ được chỗ này thì đó là quan trọng nhất.

Có thể nói một cách khác hơn là câu hỏi trong 12 nhân duyên chặc mắc xích nào mới đứt được, thì qúi vị không thể nào chặc mắc xích vô minh được, mắc xích vô minh thuộc về quá khứ bây giờ chặc không được. Không thể nào chặc mắc xích lão tử được, lão tử thuộc về vị lai mà trong khi hiện tại phải chặc đúng nó mới được, chặc đúng chỗ thọ sanh ái, chặc đúng chỗ ái đó, rồi thì ái qúi vị không thọ, không có ái thì thủ không có, thì hữu không có, hữu không có thì lão tử không có, qúi vị dùng tuệ quán chặc được ái khi tiếp xúc với căn với trần cảnh. Chẳng hạn như mắt thấy, làm sao chúng ta phải đoạn ái từ nơi con mắt thấy, tức là sắc ái, tai nghe chúng ta thích tiếng hay, chúng ta còn dính mắc, chúng ta phải đoạn ái từ cái nghe đó, mũi ngửi mùi chúng ta đoạn nơi đó, và lưỡi nếm vị chúng ta đoạn, thân cảm xúc chúng ta đoạn, và ý thích thú những loại pháp nào đó thì chúng ta phải đoạn trừ, nếu đoạn trừ được ái luyến do giữa sáu căn cảnh chúng ta tiếp xúc sanh sáu ái, chúng ta đoạn được cái này thì ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh lão tử trong tương lai diệt, thì cho dù chúng ta không cần biết quá khứ là gì, tương lai là gì, chúng ta nghĩ rằng quá khứ cũng giống vậy, hiện tại cũng giống vậy, bởi vì “năm nhân quá khứ lớn thay, năm quả hiện tại đời này có ra” thì bây giờ chúng ta có đời này có ra, “bây giờ nhân đặng năm mà vị lai quả cũng thời là có năm,” thì chúng ta xét nhân hiện tại sẽ biết được quả tương lai, chúng ta coi quả đời hiện tại thì biết được nhân đời trước. Thì cũng vậy nhân đời này như thế nào thì đời sau cũng sẽ có quả vậy. “Nếu mà hai gốc bằng tâm,” chúng ta chặc được hữu ái tức là đoạn được hữu ái, tức là đoạn vô minh và diệt được vô minh, tức là nói diệt được cả hữu ái, “nếu mà hai gốc bằng tâm luân hồi ba lẻ nương nằm nơi đâu”, tức là diệt được cái gốc này thì ba lẽ luân hồi phiền não luân hồi, nghiệp luân hồi và dị thục luân hồi sẽ không còn sanh khởi. “Nếu mà hai gốc bằng tâm, luân hồi ba lẽ nương nằm nơi đâu, chúng sanh già chết khổ sầu, bởi do pháp lậu khởi đầu vô minh” thì chúng ta theo Đức Phật dạy chúng ta đoạn trừ thì chúng ta sẽ giải thoát khỏi cái sanh tử luân hồi.

Vô minh diệt thì đương nhiên minh sanh, ánh sáng sanh, trí tuệ sanh, thì chúng ta sẽ biết rằng sanh đã tận phạm hạnh đã thành việc cần làm đã làm ta không còn trở lại thế gian này nữa.

Thời giảng đến đây cũng vừa phải lẽ, chúng tôi xin hồi hướng tất cả phước lành đến chư thiên nhất là chư thiên hộ pháp……..

 

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 80682)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(View: 83383)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(View: 77709)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(View: 52093)
Những lời Kinh tụng có linh nghiệm hay không? Sám hối có hết tội không? Làm sao để biết có sự linh nghiệm khi chúng ta tụng Kinh hoặc sám hối? Nếu những lời Kinh tụng chính là những bài Kinh do chính Đức Phật thuyết giảng (Giáo Pháp), khi chúng ta tụng, có nghĩa là chúng ta trùng tuyên hay lập lại
(View: 153140)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(View: 32710)
45 năm, 45 mùa an cư kiết hạ của Đức Thế Tôn đã trải qua. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại được nhưng những bước chân của Ngài và chư Tăng trên khắp nẻo đường để thuyết pháp tế độ chúng sanh vẫn lưu lại. Đó là hình ảnh đẹp, tấm gương sáng về một bậc vĩ nhân duy nhất trong tam giới này.
(View: 113065)
Quyết định chọn ngày lễ Tam Hợp như là ngày lễ Đức Phật Đản Sanh đã được nghi thức hoá tại hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới - World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) diễn ra tại Tích Lan vào năm 1950, mặc dù ngày nay các ngày lễ Phật giáo trên thế giới đã có truyền thống từ hàng thế kỷ nay.
(View: 25292)
Tứ Vô Lượng Tâm giúp con người trở nên toàn thiện và có lối sống của bậc thánh, trong kiếp hiện tại. Tứ Vô Lượng Tâm có khả năng biến đổi người thường ra bậc siêu nhân, phàm ra thánh. Bốn đức độ cao thượng ấy cũng được gọi là Appamannà (vô lượng). Gọi như vậy bởi vì Từ, Bi, Hỷ, Xả rộng lớn bao la, không bờ bến, không biên cương, không bị hạn định.
(View: 22314)
Kinh văn Pāli có ý nghĩa rõ ràng, không phải là mật chú. Người đọc tụng các bài Kinh Pāli nếu hiểu được ý nghĩa thì tín tâm sẽ được hun đúc, trí tuệ sẽ được phát triển, và phước báu càng thêm tăng trưởng. Nhờ vậy thời công phu tụng Kinh sẽ được thành tựu oai lực trọn vẹn, không những có kết quả hộ trì trong thời hiện tại, mà còn là nhân duyên để không bị xu huớng theo tà kiến ngoại đạo, để được gặp Phật, rồi nhờ vào thiện pháp đã tích lũy mà được thoát khỏi các nỗi khổ đau, và thành tựu quả vị giải thoát không còn sanh tử luân hồi trong ngày vị lai
(View: 27763)
Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy - Nam Tông, câu kệ lễ Phật "Namo Tassa bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa" (phiên âm theo tiếng Việt: Ná-mô tá-sá phá-gá-vá-tô á-rá-há-tô sâm-ma sâm-bút-thá-sá) được dịch nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nam tông Việt Nam là "Con đem hết lòng thành kính làm lễ đức Bhagava đó, Ngài là bậc Araham cao thượng, được chứng quả chánh biến tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy"
(View: 22287)
Sau ba tháng an cư mùa mưa, vào ngày kết thúc an cư mùa mưa, chư Tăng phải hội lại tại trú xứ mà mình nhập hạ để làm lễ tự tứ (pavāraṇā). Ngày Tự tứ có thể thực hiện vào ngày rằm tháng 9, cuối tháng 10 hoặc là trễ lắm là vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, nghĩa là phải làm lễ tự tứ trong thời gian mùa mưa, không được quá mùa mưa. Pavāraṇā có nghĩa là sự thỉnh cầu (pavāreti), sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầu chư Tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ do thấy, do nghe, do nghi để vị Tỳ khưu đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân.
(View: 20175)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó, chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.
(View: 25368)
Đây là lễ hội hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ dâng y kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời đại lễ dâng y cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.
(View: 94140)
Trong chín chương ngắn chiếm khoảng 50 trang in, tác giả cung cấp tóm lược quán xuyến cả một bộ phận phức tạp cuả học thuyết Phật giáo . Tài năng cuả ông là tóm lấy được cốt tuỷ cuả hế thống ấy, và sắp xếp chúng theo một định dạng dễ hiểu cho đến nổi tác phẩm cuả ông đã trở thành quyển sổ tay chuẩn mực cho việc nghiên cưú luận tạng trong toàn bộ các quốc gia Phật giáo Therevada ở Nam và Đông Nam Á.
(View: 30867)
Sự thờ phượng nói lên lòng kính ngưỡng đối với Tam Bảo. Phần hình thức tuy không tuyệt đối cần thiết nhưng là trợ duyên thù thắng cho sự hành trì Phật Pháp. Chỗ thanh tịnh rất tốt cho sự lễ bái và tập thiền. Sự tỉnh lặng rất cần thiết cho sự tập trung tinh thần. Trang nghiêm là điều cần lưu tâm trong sự thờ phượng
(View: 20910)
Đó không phải chỉ là một vấn đề ngữ nghĩa học. Theo cách dùng thông thường, từ mindfulness trong tiếng Anh có ý nghĩa đơn giản là biết, hay lưu ý. Sati có ý nghĩa phong phú hơn, vì thế những ai muốn thực hành thiền Phật giáo cần phải hiểu rõ từ này và những từ liên quan khác dựa trên những văn liệu có thẩm quyền nhất có thể có được. Nếu không, thiền Phật giáo sẽ nhanh chóng phát triển thành một loại tư tưởng “đây và bây giờ” hồ đồ, mà nơi đó, sự thâm sâu và phong phú của những truyền thống thiền Phật giáo siêu việt sẽ bị mai một.
(View: 37401)
Có một hành giả học giả (vì biết vị này có ngồi thiền và cũng có nghiên cứu Kinh điển) làm research cho biết rằng: Ở bản dịch Trung Bộ Kinh có tới 232 chữ chánh niệm, còn chữ sammāsati (23) sammāsatiyā (3) sammāsatiṃ (2) sammāsatissa (2), chỉ gặp có 30 lần. Cũng như đã gặp ở 1 đề tài gần đây về chữ satimā (được dịch là “chánh niệm”, thay vì CÓ NIỆM. khiến số lượng các chữ “chánh niệm” nhiều hơn đến 202 lần. Trong ngôn ngữ thường ngày hình như chữ “chánh niệm” được sử dụng cũng nhiều, ví dụ như vị Trụ Trì của Sư ngày xưa thường hay nhắc nhở rằng: “Mấy Sư phải có chánh niệm một chút.” Vậy nên hiểu NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM như thế nào đây ?
(View: 105717)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(View: 102486)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc
(View: 27324)
Là những hành giả thiền Quán, quý vị cần phải hiểu rõ ràng và chính xác sự khác biệt giữa Khái niệm và Thực tại, vì chỉ một trong hai điều này là đối tượng của thiền Minh sát (Vipassana).