(Xem: 1938)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2333)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Chánh niệm và sức khỏe

02 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 11856)

Chánh niệm và sức khỏe



Trong vòng 30 năm nay, chữ “chánh niệm” (được dịch ra tiếng Anh là “mindfulness”) đã trở thành quen thuộc đối với người Âu Mỹ, nhờ vào công phu của nhiều vị tu hành đức độ, truyền bá những khái niệm của đạo Phật vào những miền đất xưa nay không có truyền thống Phật. Những danh từ Phật học đa số là tiếng Hán Việt nên thường khó hiểu đối với người Việt, dù có thể được nói đến hằng ngày, thí dụ như chữ “chánh niệm” hay chữ “vô thường”. Nay vì có nhu cầu cho người Âu Mỹ học Phật, những danh từ Phật học đa số đều đã được dịch ra tiếng Anh nên đã giúp cho nhiều Phật tử hiểu được ý nghĩa những danh từ này dễ dàng hơn. Muốn hiểu chữ chánh niệm, chúng ta có thể hiểu qua chữ “mindfulness” mà nghĩa đen chỉ giản dị là “để hết tâm trí vào” một chuyện gì đó, hay nói một cách văn hoa hơn là “sống trong hiện tại”, chú ý hết mình vào sự kiện, con người, vật chất chung quanh ta ngay phút giây hiện tại, thay vì lơ đãng nghĩ đến những chuyện khác trong quá khứ hoặc tương lai.

blank

Chánh niệm hay “sống trong hiện tại” có ích gì cho sức khỏe nhân loại? Nhiều người có thể nghĩ rằng chánh niệm là chuyện tâm linh, làm sao có thể giúp ích cho sức khỏe. Nhưng hiện nay, người ta đã ý thức được rằng sức khỏe thể lý gắn liền với sức khỏe tâm linh, một khi tâm trí an lạc thì thân thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Trong một buổi thuyết giảng đạo Phật, một thí dụ đã được đưa ra mà tôi muốn nhắc lại ở đây. Người Âu Mỹ vốn tính năng động hơn người Á Đông, lúc nào cũng loay hoay đi tìm cách giải quyết những vấn đề trong đời sống của họ, một đời sống tuy rất thoải mái no đủ về phương diện vật chất nhưng quá thiếu thốn về tinh thần khiến bệnh tâm thần tràn lan khắp nơi. Đột nhiên, họ nghe một vị thiền sư nhắc nhở: “Breathe! Youre alive!” (Hãy thở đi! Bạn đang sống!). Chỉ cần dồn “chánh niệm” vào hơi thở, người ta sẽ bớt đi những ý nghĩ tràn lan trong óc và trở nên an bình hơn. Những người Mỹ bắt đầu cảm thấy sự mầu nhiệm của “mindfulness” hay “chánh niệm”.
Nhưng nói thì dễ, làm thì khó. Chúng ta hầu hết đã có thói quen “nghĩ nhiều chuyện một lúc”, thậm chí còn lấy làm hãnh diện có thể “multitasking” tức làm nhiều chuyện một lúc, do đó khó có thể dồn hết tâm ý, chánh niệm vào một thứ. Vì thế chúng ta cần phải thực tập nhiều thì mới có thể tập được thói quen “chánh niệm” để có thể có nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh.
Chánh niệm (mindfulness) là gì?
Nói cho rõ hơn, chánh niệm là nhận thức rõ rệt những gì chúng ta đang nhận ra và cảm xúc ở tất cả mỗi lúc sống - mà không phê phán hay giải thích.
Dành quá nhiều thời giờ để lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, mơ mộng, suy nghĩ tiêu cực hoặc mông lung có thể làm chúng ta thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Những chuyện ấy cũng có thể làm chúng ta căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Thực tập chánh niệm, mặt khác, có thể giúp chúng ta không để tâm vào những suy nghĩ trên để tiếp cận ngay với thế giới xung quanh.
Những lợi ích của chánh niệm
Thực hành các bài tập chánh niệm có thể có nhiều lợi ích:
Giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm
Ít suy nghĩ tiêu cực và mất tập trung
Tâm trạng trở nên thoải mái hơn

blank

Các bài tập chánh niệm
Có rất nhiều cách để thực tập chánh niệm:

 1.Chú ý.
Khi gặp một ai đó, hãy chăm chú lắng nghe lời nói của họ. Hãy suy nghĩ về ý nghĩa và sự độc đáo của những lời nói ấy. Hãy tập thói quen tìm hiểu rõ người khác, khoan phán đoán và chỉ trích họ.
2.Làm mới những thứ đã quen.
Tìm một số đồ vật quen thuộc trong nhà hoặc văn phòng của mình - chẳng hạn như bàn chải đánh răng, trái táo hoặc điện thoại di động. Nhìn vào các đồ vật này với con mắt mới. Tìm ra một chi tiết mới về mỗi đồ vật mà trước kia ta không nhìn thấy. Khi ý thức hơn về thế giới chung quanh, ta sẽ thấy yêu thích và quyến luyến những thứ này hơn.
3.Tập trung vào hơi thở.
Tìm một chỗ yên tĩnh, ngồi thẳng lưng và thoải mái. Buông xả hoàn toàn, thư giãn tối đa tất cả những bộ phận cơ thể. Có thể thư giãn lần lượt từ đầu xuống chân rồi thở ra một hơi nhanh để buông thả tất cả người. Cảm nhận hơi thở di chuyển vào ra. Chú ý hoàn toàn vào hơi thở của mình mà thôi, không để tâm đến bất cứ chuyện gì khác. Theo dõi sự phập phồng của lỗ mũi khi không khí vào ra. Theo dõi phần bụng phình xẹp cùng hơi thở. Dù cố gắng, nhiều lúc chúng ta sẽ thấy trí óc mình buông bỏ hơi thở để chú ý chuyện khác. Khi ý thức được tâm trí đang lang thang như vậy, chỉ nhẹ nhàng chuyển hướng để trở lại với hơi thở. Không tự phê phán, thí dụ như tự nhủ “Mình tệ quá, không chú tâm được.” Hãy nhớ rằng mình không đang cố gắng để trở thành bất cứ cái gì - chẳng hạn như thành một thiền giả tốt. Chúng ta chỉ đang thực tập để nhận thức rõ những gì đang xảy ra chung quanh, từng hơi thở một.
4.Đánh thức những giác quan.
Lấy một trái quýt. Tìm một chỗ yên tĩnh, ngồi thẳng lưng và thoải mái. Buông xả hoàn toàn, thư giãn tối đa tất cả những bộ phận cơ thể. Có thể thư giãn lần lượt từ đầu xuống chân rồi thở ra một hơi nhanh để buông thả tất cả người. Nhìn kỹ trái quýt, quan sát mầu da quýt tươi đẹp, cảm nhận cái bóng láng trơn tru của da trái quýt, tưởng tượng vị ngọt của quýt khi ta ăn nó.... Bóc vỏ trái quýt, cảm nhận hương thơm của nó khi tinh dầu trong vỏ quýt bay ra. Cắn một múi quýt, nhai chậm rãi và nhận thức tất cả những cảm giác khi ăn quýt, từ mùi thơm đến hương vị và cảm giác ăn ngon. Chú ý đến sự thúc đẩy của cơ thể khiến mình muốn ăn thật nhanh và nuốt hết múi quýt ngay, những cảm xúc phát sinh ra khi ăn. Chú ý tới các giác quan và phản ứng của cơ thể với trái quýt có thể làm lộ ra cái nhìn sâu sắc đối với mối quan hệ của mình và chuyện ăn uống và thực phẩm.
Khi nào nên thực tập chánh niệm?
Khi nào tập chánh niệm thì cũng còn tùy vào loại thực tập nào ta muốn làm

Ví dụ, nếu muốn tập chú tâm hoàn toàn vào lời nói của người khác, ta có thể thực tập bất cứ lúc nào trong ngày. Mới thức dậy, mình có thể nói chuyện và chú tâm ngay đến lời nói của người bạn đời. Cũng vậy, ta có thể thực tập vào lúc bắt đầu cuộc họp với một đồng nghiệp, hoặc trong bữa ăn tối với bạn bè hoặc gia đình. Tuy nhiên, tránh thực hành bài tập kiểu này trong khi lái xe. Có thể đặt mục tiêu là thực hành trong vòng 15 đến 20 phút, 4-8 lần mỗi ngày.
Đối với các bài tập chánh niệm khác, chẳng hạn như tập trung vào hơi thở, ta sẽ cần phải dành thời gian để có thể ở một nơi yên tĩnh mà không bị phiền nhiễu hoặc gián đoạn. Có thể chọn thực tập vào buổi sáng sớm, trước khi bạn bắt đầu những hành động quen thuộc hàng ngày.
Đặt mục tiêu là thực hành chánh niệm mỗi ngày trong khoảng sáu tháng. Theo thời gian, ta có thể thấy rằng chánh niệm trở nên dễ dàng và chánh niệm là một cam kết để nuôi dưỡng và kết nối với chính mình.


Nguồn_(VienDongDaily.Com - 24/05/2013)
B.S Nguyễn Thị Nhuận

***Vì không có số điện thoại hay địa chỉ để liên lạc xin phép, và muốn phổ biến PHẬT PHÁP, suy ngẫm đến với mọi người.
Vô Môn Thiền Tự xin phép được đăng lại một số bài viết hoặc Pháp âm của Quý Chư Tăng - Phật Tử - Thân hữu.
Trân trọng


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17747)
Cúng dường lên đức Phật bằng cách HÀNH ĐẠO là cao thượng nhất. Tuy nhiên, đó là nói về Lý. Còn Sự để tỏ lòng thành kính lên đấng CHÍ TÔN người Phật tử cũng có thể dùng hương, đèn, trầm, hoa lên cúng Phật với đầy đủ Lý và Sự cũng được chấp thuận nhận là hiệp theo lẽ Đạo.
(Xem: 26271)
Chúng ta, những người hậu học, chúng ta hãy thử không chấp nê vào từ ngữ, và nghiên cứu xem những gì là mới, là sáng tạo mà các Tổ Sư đã đem lại cho nội dung và hình thức của Thiền Như Lai, tức là Thiền Nguyên Thủy, như chúng ta có thể biết rõ trong các bài kinh nổi danh, như "Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana-sutta)" Trung Bộ 1 trang 96. Các Kinh "Nhập tức xuất tức niệm", "Thân hành Niệm", "Đại kinh bốn mươi" (Trung Bộ III, trang 194, 206, 184) v.v...