(Xem: 1828)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2283)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Tặng Quà Nhân Mùa Giáng Sinh

30 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 129743)
Tặng Quà Nhân Mùa Giáng Sinh
(12/25/2012) 

 Phát quà Giáng Sinh 2012

(Hoàng Mai Đạt)

 

 Cơn mưa mùa đông buổi sáng Thứ Hai ngày 24 tháng 12, 2012 vừa tạm dứt, hai Sư và một số Phật tử từ Vô Môn Thiền tự (gồm có anh chị Diễm Hậu, cô Kim, chị Ngọc Dung, cô Tín Tâm, cô Phượng Hoàng, cô Diệu Minh cùng hai cháu Kelvin và Jonathan) đã đến dưỡng viện Mission Palm Healthcare để thăm viếng những bệnh nhân cao niên ở đây như thường lệ vào mỗi buổi sáng thứ Hai hằng tuần từ 10 đến 12 giờ sáng.

Nursing home Mission Palm Healthcare nầy rất gần khu phố Bolsa, khoảng mười phút lái xe, địa chỉ số 240 Hospital circle, Westminster, CA. 92683 (góc đường Beach Blvd. và đường 21 Street). Dưỡng viện nầy có nhiều bệnh nhân cao niên người Việt Nam, nơi đây cung cấp cho họ sự săn sóc đặc biệt mà gia đình họ không thể đáp ứng trong thời gian điều trị.

blank

Trong hơn một năm qua Sư Tinh Cần và Sư Hộ Pháp từ Vô Môn thiền tự đã đến với các bệnh nhân vào mỗi sáng Thứ Hai hằng tuần. Tuần nào hai vị Sư trên dưới tuổi 70 này cũng đến với hai bó hoa tươi trên tay cùng một số Phật tử; nhằm mục đích thăm viếng, tụng Kinh cầu an cho các bệnh nhân tại giường bệnh, khuyến tấn, an ủi những nỗi đau của cơ thể, giúp họ kiên trì vượt qua những khó khăn và giữ vững niềm tin yêu vào cuộc sống với một tinh thần lạc quan.

Đặc biệt 24 tháng 12, hòa vào niềm vui chung của mọi người tín đồ đạo Công giáo nhân ngày lễ Giáng Sinh, chùa Vô Môn có mang một trăm phần quà, do các Phật tử hùn phước với nhau, đến tặng cho các bệnh nhân không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc.

Mặc dầu thời tiết khá lạnh bên ngoài, nhưng bên trong phòng sinh hoạt tươi mát và ấm áp với đèn hoa rực rỡ bên cây thông Giáng Sinh cùng sự hiện diện của gần năm chục bệnh nhân ngồi trên xe lăn và Phật tử Vô Môn thiền tự. Nhìn các bác, các cụ, vị nào cũng tươi tỉnh, có vị còn đội mũ đỏ ông già Noel rất dễ thương.

Mở đầu buổi sinh hoạt là một khóa lễ tụng kinh cầu an cho mọi người ở đây và hồi hướng phước báu cho những ai đang còn chịu nhiều đau khổ ở khắp mọi nơi trên thế giới sớm mau được sống an vui và hạnh phúc. Những đoạn kinh ngắn dễ hiểu bằng tiếng Việt nhằm nhắc nhở các người bệnh như lời Đức Phật dạy: “Các pháp hữu vi, thật không bền vững, nó có tánh sanh diệt là thường, là nhân sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên thường hay có sự khổ não ...”

Hoặc đoạn kinh dâng hoa cúng Phật như: Dâng hoa cúng đến Phật đà / Nguyện mau giải thoát sanh già khổ đau / Hoa tươi nhưng sẽ úa xào / Xác thân tứ đại khỏi sau điêu tàn, v.v...

Sư Hộ Pháp với mỗi tuần một câu chuyện đời thường chừng vài phút nhằm khai mở cho các bệnh nhân sự nhận thức rõ về hạnh phúc thực sự của đời sống, thấy rõ những sự thực không thể ngăn ngừa như sanh, già, bệnh chết, giúp các bệnh nhân có được sự an vui chấp nhận sự thực trong những tháng ngày còn lại ở đây. Đặc biệt hôm phát quà nhân ngày Giáng sinh, Sư nói về ý nghĩa của những gói quà giáng sinh mà mọi người đã chuẩn bị dành cho nhau. Tình yêu thương chân thật không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc nào, luôn luôn nghĩ đến nhau, tha thiết với cuộc đời và đồng loại. Sư tha thiết mong tất cả mọi người hãy mở rộng lòng yêu thương bằng hành động cụ thể nơi đây là mỗi ngày hãy luôn nở một nụ cười rạng rỡ mỗi khi gặp nhau, hãy nói một lời dễ thương với ánh mắt chân tình nồng ấm, hãy thông cảm và tha thứ với những người bạn cùng phòng mỗi khi người ấy bị sự đau đớn hành hạ làm mình không ngủ được, và luôn luôn tỏ ra dễ thương đối với các điều dưỡng viên của mình, thông hiểu cho người thân của mình vì lý do nào đó chưa đến với mình được, nhất là hãy cám ơn tất cả đất nước cây cỏ đã cưu mang và nuôi dưỡng chúng ta và đã cho chúng ta còn có một ngày còn sống để yêu thương nhau .

Tiếp đến các Phật tử và cô Thủy (người điều dưỡng đầy nhiệt tâm, tận tụy và dễ mến) đã đóng góp nhiều bài ca như bài “Sám Hối” bài “Thoát Vòng Sanh Tử” với lời ca đầy đạo vị và mang nhiều ý nghĩa. Một vị cao niên bệnh nhân là bác Anthony cũng vui vẻ ca hai bài hát rất dễ thương .

Sau đó hai Sư cùng các Phật tử đã trao tặng các gói quà đến tận tay các bác cùng với lời thăm hỏi nhiệt tình. Đối với các bệnh nhân không thể đến sinh hoạt, hai Sư và các Phật tử đã đến tận giường mỗi người tụng kinh, chúc phúc và cầu an và trao tặng các phần quà còn lại. Riêng các bệnh nhân đạo Công giáo cũng được nhận các gói quà, và thể theo sự yêu cầu của một vài vị muốn được đọc kinh như các bác Nguyễn B., bác Trần T., bác Bùi Q.,... một nữ đạo hữu Đạo Công giáo đến tu tập Thiền là cô Phương H. đã cùng đọc kinh Kính Mừng với các bác tại giường bệnh.

Ngày thăm viếng kết thúc lúc 12 giờ cùng ngày.

Vài nét về Vô Môn thiền tự :

Chùa Vô Môn được thành lập năm 2010 tại địa chỉ 12922 Twintree Lane, Garden Grove, CA 92840, điện thoại: (714) 621-0131, do Sư Tinh Cần trụ trì, điện thoại của Sư (714) 206-1024. Chùa theo hệ Phật Giáo Nguyên Thủy, hành trì theo phương pháp thiền Vipassana (thiền Tứ Niệm Xứ).

Thời khóa tu tập: mỗi tháng vào Chủ Nhựt tuần lễ đầu tiên có khóa tu một ngày từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều gồm các giờ tọa thiền, kinh hành, pháp thoại và giải đáp thắc mắc.

Các Chủ Nhựt thường lệ có giờ sinh hoạt từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều gồm có tọa thiền, kinh hành, pháp đàm, và lớp giáo lý dạy đọc tụng kinh bằng tiếng Pali. Mỗi ngày đều mở cửa cho bất cứ thiền sinh nào muốn đến tu tập từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối (trừ giờ độ ngọ và nghỉ ngơi của chư tăng từ 11 giờ trưa đến 2 giờ trưa). Riêng các thiền sinh mới muốn đến tu học và hướng dẫn xin vui lòng gọi lấy hẹn trước.

Hiện chùa đang có nhiều loại sách ấn tống và những dĩa MP3 đọc sách khác nhau hoàn toàn miễn phí, muốn thỉnh xin liên lạc với địa chỉ ghi trên .

Muốn biết thêm chi tiết xin vào website : www.vomonthientu.org

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 112381)
Quyết định chọn ngày lễ Tam Hợp như là ngày lễ Đức Phật Đản Sanh đã được nghi thức hoá tại hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới - World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) diễn ra tại Tích Lan vào năm 1950, mặc dù ngày nay các ngày lễ Phật giáo trên thế giới đã có truyền thống từ hàng thế kỷ nay.
(Xem: 108827)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 88077)
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Người Việt Nam có quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.
(Xem: 85640)
Nói là được quà thưởng trong mùa lễ cuối năm là như vậy, bởi vì từ kinh nghiệm ở dưỡng viện, tôi nhận được món quà hạnh phúc của lòng vị tha. Bạn có thể đọc cả trăm cuốn sách, nghe người khác giảng hoặc chính mình nói, viết cả ngàn lần về tình nhân ái, mà chưa một lần nở một nụ cười với lòng thương dành cho người đối diện thì có lẽ bạn sẽ không hiểu được món quà mà tôi đã nhận được. Tôi cũng không thể nào mô tả hay hơn về phần thưởng đó ngoài những sáo ngữ rất giới hạn như “hạnh phúc,” “sung sướng,” “an lạc,” vân vân.
(Xem: 87689)
Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay. Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal. Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.
(Xem: 115445)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.
(Xem: 91199)
Học viện Sitagu do Hoà thượng (HT) Pháp sư Nyanissara sáng lập vào tháng 12 năm 2006 với một số Tăng Ni ở trường thiền Shwe Oo Min. Đây là một trong những cơ sở học thuật có nhiều triển vọng, đặc biệt khi thủ đô Miến Điện được dời về Mandalay.
(Xem: 78686)
Trường bắt đầu đi vào hoạt động thực sự từ cuối năm 1998, nên đội ngũ giảng sư, giáo viên giảng dạy bằng tiếng Anh ở một đất nước như Miến khó mà giỏi như ở Ấn, ở Tích Lan hay các nước nói tiếng Anh. Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận các vị rất giỏi về Tam Tạng bằng Miến ngữ và Pali ngữ. Có nhiều vị Thượng tọa đạt danh hiệu Abhivaṃsa, một danh hiệu chỉ có khi thí sinh qua được cuộc khảo hạch dưới 28 tuổi. Trường có tên tiếng Anh là International Theravāda Buddhist Missionary University, dịch sát là Trường Đại Học Quốc Tế Truyền Bá Phật Giáo Nguyên Thủy, được hầu hết giáo sư, công nhân viên chức, sinh viên ở Yangon, Miến Điện gọi tắt là ITBMU.
(Xem: 79486)
Ăn chay (còn được gọi là ăn lạt) không phải là vấn đề mới mẻ gì đối với người VN mình. Ngược lại, các dân tộc Tây phương, từ vài chục năm nay đã xem việc không ăn thịt, không ăn cá là một phương pháp dưỡng sinh mới để duy trì một sức khỏe tốt. Trong bài nầy vấn đề ăn chay được trình bày qua cái nhìn của khoa học dinh dưỡng. Các lý do khác, như tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ súc vật bảo vệ môi sinh và sinh thái đều nằm ngoài khả năng hiểu biết của người viết.
(Xem: 83669)
Làm thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và tất cả các cư sĩ quan tâm suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam sau cả thế kỷ chiến tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật tới và mời gọi mọi người cùng tu học
(Xem: 105100)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(Xem: 101878)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc
(Xem: 72927)
Hòa thượng Hộ Tông sở dĩ thành công trong việc khai sáng Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam, phần lớn cũng nhờ những cư sĩ hộ pháp đắc lực, hỗ trợ ngài xây dựng chùa chiền để có cơ sở hoằng pháp và là trú xứ cho chư Tăng cư ngụ để tu tập. Có thể nói nhờ năm địa điểm hoằng pháp đầu tiên này mà Phật giáo Nguyên thủy có cơ sở để phát triển tại Việt Nam cho đến ngày nay. Đó là: - Chùa Sùng Phước - Chùa Bửu Quang - Chùa Giác Quang - Chùa Kỳ Viên - Chùa Bửu Long
(Xem: 70165)
Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.
(Xem: 79869)
Thiền chủ là Hoà thượng Pa-Auk (Pa-Auk Sayādaw). Hiện nay thiền sinh đến học thiền với Ngài rất đông, kể cả trong nước và ngoài nước, có khoảng 500 – 700 thiền sinh, bao gồm gần như đủ các nước: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, v.v… Vào dịp lễ Đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn (Lễ Tam Hợp) cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia của Miến, cũng có thể nói là ngày Tết của họ, rất nhiều người tu gieo duyên, số lượng thiền sinh đôi khi lên tới cả 1.000.
(Xem: 92229)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 99887)
sinh hoạt hàng tuần tại VÔ MÔN THIỀN TỰ --- Xin liên lạc số điện thoại (714) 206-1024./ (714) 621-0131
(Xem: 99375)
Quận Cam: Các Chùa Tất Niên Tụng Kinh, Tọa Thiền, Tu Học (02/05/2013) Bài viết Phan Tấn Hải - Việt Báo SANTA ANA/GARDEN GROVE (VB) – Hôm Chủ Nhật 3-2-2013, nhiều ngôi chùa Quận Cam đã tổ chức Lễ Tất Niên. Phóng viên Việt Báo trong dịp này đã tới thăm Chùa Hoa Nghiêm, trong truyền thống Bắc Tông, và Vô Môn Thiền Tự, thuộc truyền thống Nam Tông.
(Xem: 126127)
Vô-môn thiền-tự trân-trọng thông-báo đến tất cả quý Phật-tử : Ngài Đại-lão Tăng Hộ-Giác đã viên-tịch , lúc 06 giờ 19 phút sáng ngày Thứ Tư ngày 05 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Nhăm Thìn ) tại Chùa Pháp-Luân , Houston , Tiểu-Bang Texas , Hoa-Kỳ .
(Xem: 130085)
Theo truyền-thống Phật-Giáo Theravada , mùa an cư kiết-hạ bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 Âm-lịch , Chư Tăng an-cư suốt ba tháng hạ cho đến ngày 15 tháng 9 Âm-lịch là ngày mãn hạ.