Tìm hiểu ý nghĩa câu kệ "Namo..lễ Phật"

Thursday, October 17, 201312:00 AM(View: 27972)

Tìm hiểu ý nghĩa câu kệ "Namo..lễ Phật"

 

Khi tụng đọc, tâm chúng ta hoan hỷ, tỏ tấm lòng tôn kính vô biên với Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp cung kính là tâm đại thiện, tạo ra rất nhiều quả báu.

 le_phat-content

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy - Nam Tông, câu kệ lễ Phật "Namo Tassa bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa" (phiên âm theo tiếng Việt: Ná-mô tá-sá phá-gá-vá-tô á-rá-há-tô sâm-ma sâm-bút-thá-sá) được dịch nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nam tông Việt Nam là "Con đem hết lòng thành kính làm lễ đức Bhagava đó, Ngài là bậc Araham cao thượng, được chứng quả chánh biến tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy"; dịch nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nguyên thủy hải ngoại là "Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn, Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường, Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh, Làm lành lánh dữ lợi quần sanh"; dịch nghĩa Anh ngữ theo kinh tụng của Giáo Hội Tăng Già Anh Quốc (The Enghlish Sangha Trust): "Homage to the Blessed, Noble and Perpectly Enlightened One".

Trong bất cứ nghi lễ lớn hoặc nhỏ, câu kệ lễ Phật trên đều được xướng tụng để mở đầu cho khóa lễ, thường là hai thời khóa công phu chiều và sáng, và trong các nghi thức dâng y Kathina, khóa kinh phúc chúc đến Phật tử, nghi thức thuyết pháp, khi Phật tử cúng dường đến Tam Bảo, v.v. Các nước trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới đều cử hành nghi thức xướng câu kệ Namo...lễ Phật giống nhau. Thông thường, mọi người đều tụng câu kệ này đúng ba lần. Chư Tăng Ni và Phật tử Phật giáo Nguyên thủy đều biết đọc và tụng bài này. Thậm chí nếu ta muốn biết người nào đó có phải là Phật tử Nam tông (Theravada) hay không, ta chỉ cần hỏi xem người ấy có biết tụng bài kệ Namo...lễ Phật. Bài kệ này rất quan trọng, có nhiều ý nghĩa và giá trị. Tuy nhiên, có lẽ có nhiều Phật tử vẫn chưa hiễu tường tận về xuất xứ, lợi ích và ý nghĩa của bài kệ. Do đó bài viết này nhằm trích dẫn và làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan đến bài kệ.

I. XUẤT XỨ

Có lẽ chúng ta thường thắc mắc, không biết bài kệ Namo...lễ Phật là do Đức Phật dạy hay do chư vị đệ tử của Ngài giảng dạy cho chúng ta tụng đọc để biết Ân Đức của Đức Phật Tổ. Nếu suy luận rằng bài kệ do chư vị đệ tử của Ngài dạy thì có lý hơn là do chính đức Phật. Nhưng thật ra, bài kệ là do chư Thiên thốt ra, không phải do đức Phật hay chư vị đệ tử của Ngài dạy.

Trong quyển "Kho Tàng Pháp Học" (của Thái Lan, do Đại Đức Ngộ Giới phiên dịch), chúng ta thấy ghi xuất xứ của nó từ bốn quyển Kinh:

1- Chú giải Trường Bộ Kinh Sumangalavilasinī,

2-  Tiểu Tụng (Khuddakapadha),

3-  Paramatthajotika và

4-  Nidāsamyutta. Nguyên văn Pāli (Nam Phạn) là:

"NAMO sātāgirī yakkho
TASSA ca asurindako
BHAGHAVATO mahārājā
Sakko ARAHATO tathā
SAMMĀSAMBUDDHASSA mahā-brahmā
Ete pañca namassare".

Nghĩa:

Chúa loài Dạ Xoa, kính lễ Phật bằng tiếng Namo
Chúa A Tu La, kính lễ Phật bằng tiếng Tassa
Tứ Đại Thiên Vương, kính lễ Phật bằng tiếng Bhagavato
Vua Trời Đế Thích, kính lễ Phật bằng tiếng Arahato
Đại Phạm Thiên, kính lễ Phật bằng tiếng Sammāsammabuddhassa

Giải nghĩa theo từng từ ngữ:

- Namo = Thành kính

- Tassa = vị ấy

- Bhagavato = Thế Tôn.

Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế Tôn hiệu Bhaghavato bởi Ngài đã siêu xuất Tam giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa.

- Arahato= Ứng Cúng.

 Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế tôn hiệu Araham bởi Ngài đã xa lìa các tội lỗi nên tiền khiên tật thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành.

- Sammāsammabuddhassa = Chánh Biến Tri.

Nên chúng ta thường tụng: Đức Thế tôn hiệu Sammāsammabuddhassa bởi Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, tự Ngài ngộ lấy, không thầy chỉ dạy.

Bài kệ tán dương Đức Phật này được nói lên lúc nào? Đó là sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ Đề vào tuần lễ thứ nhất. Vừa lúc Ngài cảm thắng Ma Vương, vẹt màn lưới vô minh và ái dục, tâm Ngài bừng giác ngộ. Ánh sáng giác ngộ đó được lan tỏa khắp cả Tam thiên đại thiên thế giới. Đầu tiên lan tỏa lên cõi Tứ Đại Thiên Vương, Đạo Lợi, Dạ Ma v.v. và lan lên cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Nghe tin Đức Thế Tôn thành đạo, Dạ Xoa đại diện cho cõi trời Tứ Đại Thiên Vương, A Tu La đại diện cho phái Bất thiện, Vua trời Đế Thích đại diện cho cõi Đạo Lợi, Phạm Thiên đại diện cho 16 cõi trời Sắc giới và 4 cõi Vô Sắc, tất cả đều chúc tụng Ngài vừa thành đạt ngôi vị Thầy của Chư Thiên và Nhân loại (Satthādevamanussānam), bằng các lời chúc tụng nêu trên.

II. LỢI ÍCH KHI TỤNG ĐỌC

Thành đạt trong mọi lãnh vực, bắt đầu từ sự nỗ lực, kiên trì và cầu tiến không ngừng. Đánh mất những yếu tố đó sẽ dễ đưa đến thất bại. Trên phương diện huyền học, ngay cả những đạo sĩ chuyên luyện bùa phép, chú thuật, thần chú v.v... để thành đạt những phép lạ cũng phải kiên trì liên tục, không bị gián đoạn, nếu bị gián đoạn thì phép lạ bị giảm thiều và năng lực, hiệu nghiệm không còn tác dụng nữa. Trên phương diện tu tập và hành trì pháp môn giải thoát, chúng ta cũng phải nỗ lực không ngừng, ngăn ngừa pháp ác, thực hiện các hạnh lành, giữ tâm trong sạch. Nếu công phu tu luyện thực hành đúng, đều đặn, nhiều kiếp thì chắc chắn chúng ta sẽ được giác ngộ giải thoát. Về xuất xứ, bài kệ Namo...lễ Phật là do năm vị có quyền lực đại diện cho 31 cõi Ta-bà đến lễ lạy Phật khi Ngài mới vừa thành đạo. Do đó, chúng ta đọc tụng thường xuyên thì sẽ có những phép lạ xảy ra trong tâm thức của mình. Quyển Kho Tàng Pháp Học và những bộ Chú Giải có đề cập đến bốn lợi ích của những ai tụng đọc và hành trì:

1. Noi gương theo bậc thánh

Tụng đọc và hành trì bài kệ này có nghĩa là chúng ta huân tập pháp học và pháp hành theo gương của bậc thánh (chư Phật). Khi tụng đọc, tâm chúng ta hoan hỷ, tỏ tấm lòng tôn kính vô biên với Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp cung kính là tâm đại thiện, tạo ra rất nhiều quả báu. Cụ thể là 7 cõi trời Dục Giới, xa hơn nữa là thành Chánh giác. Người tụng đọc bài kệ này chắc chắn là có duyên lành với Chánh pháp. Người có lòng tin thì mới đọc tụng bài kệ này. Mỗi ngày, khi tán dương và kính lễ Thế Tôn, A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, thì mỗi ngày chúng ta đều thực hành theo gương và hạnh của đức Phật.

2. Ngăn ngừa sự tai hại

Người tụng đọc thường xuyên bằng tâm trong sạch và tôn kính thì sẽ có quả đại thiện. Chính quả này có khả năng ngăn ngừa tại hại. Tuy nhiên, nếu đã lỡ tạo những ác nghiệp thì chúng ta phải gánh chịu. "Ta đi theo với nghiệp của ta; Dù cho tốt xấu tạo ra tự mình", hai câu kệ đó giới thiệu chúng ta một khung trời Thiện và Ác do ta chọn lựa. Một khi lựa chọn thì chúng ta phải gánh hậu quả. Thiện và ác theo ta như bóng với hình.

Nếu thiện và ác là do ta tạo, như vậy cần gì phải đọc và tụng bài kệ Namo...lễ Phật để ngăn ngừa tai hại? Xin trả lời rằng trong nghiệp thiện và ác, nghiệp nào nhiều thì trổ quả lớn. Cho dù khi nghiệp ác đang trổ quả, nếu chúng ta thực hiện một trong 10 việc làm thiện sự như: Bố thí, trì giới, tu tiến, cung kính, phục vụ, tuỳ hỷ, nghe pháp, thính pháp v.v.. thì sẽ cho tâm đại quả. Tâm đại quả này có khả năng ngăn ngừa những tai hại. Ngăn ngừa ở đây không có nghĩa là xóa hết những hành động bất thiện chúng ta đã tạo trong quá khứ, nhưng có thể hoá giải phần nào các hậu quả tai hại do các nghiệp ác đó. Vì thế, khi chúng ta đọc tụng bài kệ Namo...lễ Phật đề đặn, thường xuyên và lâu dài, chắc chắn chúng ta sẽ có phước báu vô lượng vô biên. Đức Phật dạy rằng phước báu là nơi nương nhờ của chúng sanh trong ngày vị lai, phước báu là nơi ẩn náo an toàn, che chở chúng sanh, ngăn ngừa tai hại.

3. Tẩy tâm trong sạch

Tâm chúng ta ô nhiễm do bởi những phiền não cấu uế như tham, sân, si v.v...Vì tâm chúng ta không thanh tịnh và trong sạch nên bị ô nhiễm bởi những thứ phiền não trên. Trong thiền tập, cụ thể là Thiền Định (samatha bhavana), đức Phật dạy có 40 đề mục thiền định như: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng v.v. Hành giả chọn một trong 40 đề mục thích hợp rồi chuyên tâm Niệm; nhờ phương pháp niệm này mà tâm hành giả được tập trung, đưa đến cận định, định, đạt sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền v.v., phiền não sẽ được vắng lặng trong thời gian khi hành giả đạt được những giai đoạn thiền đó.

Như vậy, chúng ta tụng đọc kệ Namo...lễ Phật cũng là một đề mục thiền định nhằm để giữ tâm trong sạch và thanh tịnh, không bị chao động bởi những ngọn gió thế gian như: được lợi, mất lợi, được danh, mất danh, hạnh phúc, đau khổ v.v.

4. Tạo đời sống cốt lõi

Cốt lõi của đời sống là thiện pháp. Người hành trì và đọc tụng kệ Namo...lễ Phật là người đang thực hành thiện pháp. Thiện pháp chính là bản chất đạo đức của Thiên nhân. Thiện pháp là nhịp cầu để chuyển mê khai ngộ, ly khổ, đắc lạc. Đức Phật khuyên chúng ta: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi". Ngài cũng dạy: "Attāhi attano nātho ko hi nātho paro siyā - Mỗi người là nơi nương tựa của chính mình, không ai có thể là đấng cứu rỗi của ai được". Qua lời dạy trên, chúng ta thấy đạo Phật là đạo của con người, lấy con người làm trung tâm. Hạnh phúc hay đau khổ là do chính chúng ta. Vậy thì chúng ta hãy nổ lực và chuyên tâm thực hành chánh pháp.

III. TẠI SAO PHẢI ĐỌC VÀ TỤNG BÀI KỆ NAMO... LỄ PHẬT BA LẦN?

Có người cho rằng tụng ba lần là tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và vị lai; hay tượng trưng cho ba quả vị Phật: Thinh Văn Giác, Duyên Giác và Chánh Đẳng Chánh Giác, v.v. Tuy nhiên, không phải như thế. Theo những bộ kinh Phật như Sumangalavilasinī, Khuddakapadha, Paramatthajotika và Nidāsamyutta, chúng ta phải tụng đọc ba lần không dư và không thừa. Đọc tụng bài kệ Namo...lễ Phật ba lần có ý nghĩa và ám chỉ cho ba hạng

Bồ Tát thực hành 3 hạnh Pháp Độ (pāramī, ba-la-mật). Đó là:

Bồ tát thực hành hạnh Trí Tuệ (paññā),

Bồ tát thực hành hạnh Đức Tin (saddhā), và

Bồ tát thực hành hạnh Tinh Tấn (viriya)

Mặc dù ba vị Bồ Tát này tu những hạnh nguyện khác nhau, nhưng đều hướng đến quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác (sammāsambuddhassa) giống nhau. Chư vị Chánh Đẳng Chánh Giác đều có Nhất Thiết Chủng Trí, Thần Thông, và 30 tục lệ của Chư Phật thì đều tương đồng. Tuy nhiên thời gian thực hành Pháp Độ thì khác biệt. Vị Bồ tát thực hành Pháp Độ hạnh Trí Tuệ thì phải mất thời gian 20 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị Bồ tát thực hành Pháp Độ hạnh Đức Tin thì phải mất thời gian 40 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị Bồ tát thực hành Pháp Độ hạnh Tinh Tấn thì phải mất thời gian 80 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Theo bộ Chánh Giác Tông (Buddhavamsa), do Hoà Thượng Bửu Chơn phiên dịch, thì Phật Thích Ca tu hạnh Trí Tuệ, và Phật Di Lặc tu hạnh Tinh Tấn.

 

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 81004)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(View: 83730)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(View: 78088)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(View: 52188)
Những lời Kinh tụng có linh nghiệm hay không? Sám hối có hết tội không? Làm sao để biết có sự linh nghiệm khi chúng ta tụng Kinh hoặc sám hối? Nếu những lời Kinh tụng chính là những bài Kinh do chính Đức Phật thuyết giảng (Giáo Pháp), khi chúng ta tụng, có nghĩa là chúng ta trùng tuyên hay lập lại
(View: 153314)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(View: 32806)
45 năm, 45 mùa an cư kiết hạ của Đức Thế Tôn đã trải qua. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại được nhưng những bước chân của Ngài và chư Tăng trên khắp nẻo đường để thuyết pháp tế độ chúng sanh vẫn lưu lại. Đó là hình ảnh đẹp, tấm gương sáng về một bậc vĩ nhân duy nhất trong tam giới này.
(View: 113196)
Quyết định chọn ngày lễ Tam Hợp như là ngày lễ Đức Phật Đản Sanh đã được nghi thức hoá tại hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới - World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) diễn ra tại Tích Lan vào năm 1950, mặc dù ngày nay các ngày lễ Phật giáo trên thế giới đã có truyền thống từ hàng thế kỷ nay.
(View: 25401)
Tứ Vô Lượng Tâm giúp con người trở nên toàn thiện và có lối sống của bậc thánh, trong kiếp hiện tại. Tứ Vô Lượng Tâm có khả năng biến đổi người thường ra bậc siêu nhân, phàm ra thánh. Bốn đức độ cao thượng ấy cũng được gọi là Appamannà (vô lượng). Gọi như vậy bởi vì Từ, Bi, Hỷ, Xả rộng lớn bao la, không bờ bến, không biên cương, không bị hạn định.
(View: 22433)
Kinh văn Pāli có ý nghĩa rõ ràng, không phải là mật chú. Người đọc tụng các bài Kinh Pāli nếu hiểu được ý nghĩa thì tín tâm sẽ được hun đúc, trí tuệ sẽ được phát triển, và phước báu càng thêm tăng trưởng. Nhờ vậy thời công phu tụng Kinh sẽ được thành tựu oai lực trọn vẹn, không những có kết quả hộ trì trong thời hiện tại, mà còn là nhân duyên để không bị xu huớng theo tà kiến ngoại đạo, để được gặp Phật, rồi nhờ vào thiện pháp đã tích lũy mà được thoát khỏi các nỗi khổ đau, và thành tựu quả vị giải thoát không còn sanh tử luân hồi trong ngày vị lai
(View: 23525)
12 nhân duyên sanh tử luân hồi được hình thành hay cụ thể hoá trong vòng bánh xe luân hồi. Sau này đối với bên Hán học bên Bắc Tông cụ thể là HT Minh Châu dịch là Duyên Khởi và sau này đối với Ngài Tịnh Sự thì đôi khi Ngài dịch là Duyên Sinh, đôi khi Ngài dịch là Liên Quan Tương Sinh, rồi sau cuối cùng của đời Ngài dịch là Y Tương Sinh
(View: 22382)
Sau ba tháng an cư mùa mưa, vào ngày kết thúc an cư mùa mưa, chư Tăng phải hội lại tại trú xứ mà mình nhập hạ để làm lễ tự tứ (pavāraṇā). Ngày Tự tứ có thể thực hiện vào ngày rằm tháng 9, cuối tháng 10 hoặc là trễ lắm là vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, nghĩa là phải làm lễ tự tứ trong thời gian mùa mưa, không được quá mùa mưa. Pavāraṇā có nghĩa là sự thỉnh cầu (pavāreti), sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầu chư Tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ do thấy, do nghe, do nghi để vị Tỳ khưu đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân.
(View: 20267)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó, chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.
(View: 25464)
Đây là lễ hội hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ dâng y kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời đại lễ dâng y cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.
(View: 94424)
Trong chín chương ngắn chiếm khoảng 50 trang in, tác giả cung cấp tóm lược quán xuyến cả một bộ phận phức tạp cuả học thuyết Phật giáo . Tài năng cuả ông là tóm lấy được cốt tuỷ cuả hế thống ấy, và sắp xếp chúng theo một định dạng dễ hiểu cho đến nổi tác phẩm cuả ông đã trở thành quyển sổ tay chuẩn mực cho việc nghiên cưú luận tạng trong toàn bộ các quốc gia Phật giáo Therevada ở Nam và Đông Nam Á.
(View: 30993)
Sự thờ phượng nói lên lòng kính ngưỡng đối với Tam Bảo. Phần hình thức tuy không tuyệt đối cần thiết nhưng là trợ duyên thù thắng cho sự hành trì Phật Pháp. Chỗ thanh tịnh rất tốt cho sự lễ bái và tập thiền. Sự tỉnh lặng rất cần thiết cho sự tập trung tinh thần. Trang nghiêm là điều cần lưu tâm trong sự thờ phượng
(View: 21004)
Đó không phải chỉ là một vấn đề ngữ nghĩa học. Theo cách dùng thông thường, từ mindfulness trong tiếng Anh có ý nghĩa đơn giản là biết, hay lưu ý. Sati có ý nghĩa phong phú hơn, vì thế những ai muốn thực hành thiền Phật giáo cần phải hiểu rõ từ này và những từ liên quan khác dựa trên những văn liệu có thẩm quyền nhất có thể có được. Nếu không, thiền Phật giáo sẽ nhanh chóng phát triển thành một loại tư tưởng “đây và bây giờ” hồ đồ, mà nơi đó, sự thâm sâu và phong phú của những truyền thống thiền Phật giáo siêu việt sẽ bị mai một.
(View: 37529)
Có một hành giả học giả (vì biết vị này có ngồi thiền và cũng có nghiên cứu Kinh điển) làm research cho biết rằng: Ở bản dịch Trung Bộ Kinh có tới 232 chữ chánh niệm, còn chữ sammāsati (23) sammāsatiyā (3) sammāsatiṃ (2) sammāsatissa (2), chỉ gặp có 30 lần. Cũng như đã gặp ở 1 đề tài gần đây về chữ satimā (được dịch là “chánh niệm”, thay vì CÓ NIỆM. khiến số lượng các chữ “chánh niệm” nhiều hơn đến 202 lần. Trong ngôn ngữ thường ngày hình như chữ “chánh niệm” được sử dụng cũng nhiều, ví dụ như vị Trụ Trì của Sư ngày xưa thường hay nhắc nhở rằng: “Mấy Sư phải có chánh niệm một chút.” Vậy nên hiểu NIỆM VÀ CHÁNH NIỆM như thế nào đây ?
(View: 105873)
Tỉnh thức là thực hiện hành động với đầy đủ ý thức, ngay cả trong lúc thở, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. Mục đích của sự chú tâm là kiểm soát và làm lắng dịu tâm. Đây là một trong những điểm trọng yếu của thiền tập trong Phật giáo, bao gồm việc tu tập tỉnh thức thân, khẩu và ý để hoàn toàn tỉnh thức về việc mình làm và cái mình muốn.
(View: 102634)
Phương pháp tu thiền vipassana là con đường dẫn đến giải thoát mọi ràng buộc khổ đau; nó đoạn trừ tham, sân, si là nguyên nhân của mọi khổ đau. Hành giả vipassana tu tập để dời đi, một cách tuần tự, căn nguyên của khổ và thoát ly sự đen tối của những căng thẳng từ trước để dẫn đến cuộc sống sung túc, lành mạnh và hạnh phúc
(View: 27425)
Là những hành giả thiền Quán, quý vị cần phải hiểu rõ ràng và chính xác sự khác biệt giữa Khái niệm và Thực tại, vì chỉ một trong hai điều này là đối tượng của thiền Minh sát (Vipassana).