WESTMINSTER (VB) -- Thiền sư Viên Minh sẽ thuyết pháp 2 buổi tại Quận Cam trong tháng 4-2015, theo lời cung thỉnh của Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove.
Thông cáo cho biết Hòa Thượng Viên Minh sẽ thuyết pháp vào 2 ngày thứ bảy:
* Thứ Bảy 04 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
* Thứ Bảy 11 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
Tại: Hội trường Việt Báo 14841 Moran St, CA 92683
Thầy Viên Minh hiện nay là Sư Cả trụ trì Tổ Đình Bửu Long, sinh năm 1944, tại Quảng Trị. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964; thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Kỳ Viên Tự, Quận 3 Sài Gòn. Thầy bổn sư và thế độ là Đức Tăng Thống trưởng lão HT. Giới Nghiêm.
Thầy Viên Minh từ năm 1965 đến năm 1971 học Đại Học Vạn Hạnh, đồng thời nghiên cứu các Tông phái Phật giáo, tư tưởng các Tôn giáo và triết học Đông Tây; Năm 1972 làm giám học và giảng dạy Trường trung cấp Phật học Phật Bảo, Quận Tân Bình; Năm 1973 sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā.
Thầy Viên Minh hiện nay là Sư Cả trụ trì Tổ Đình Bửu Long, nổi tiếng với nhiều tác phẩm biên khảo, thơ, truyện.
Sau đây là trích dẫn từ tuyển tập Pháp Ngữ 1 của Thiên Sư Viên Minh:
“1. Nguyên lý của thiền
Thiền là tự nhiên, vô tâm và giản dị. Tự nhiên nên nó như nó là, vô tâm nên không khởi niệm tìm cầu, giản dị nên không cần thêm bớt.
Thực thì thấy thực, vọng thì thấy vọng tức thấy tánh.
2. Thực thì thấy thực, vọng thì thấy vọng tức thấy tánh
Tâm và pháp đều đang ở trong tự tánh chân thực của nó. Chưa bao giờ có một pháp rời khỏi thực tánh của mình, chỉ có ảo tưởng mới vẽ ra ảo tướng mà thôi. Nhưng nếu thấy được ảo là ảo tức cũng thấy thực tánh của nó. Khi cái thấy không bị ảo tưởng che lấp thì ngay đó liền kiến tánh. Vậy có việc làm nào mà không thấy tánh được? Cứ ngay đó mà thấy. Thực thì thấy thực, vọng thì thấy vọng tức thấy tánh. Cho nên một vị thiền sư đã nói: "Vô minh thực tánh tức Phật tánh, huyễn hoá không thân tức Pháp thân" là vậy đó. Ví như người chiêm bao tưởng là thật tức mê, chiêm bao mà biết là chiêm bao tức là tỉnh...
3. Cái Thực
...Cái thực là cái như nó đang là, không cần ai biết đến nó vẫn thực, không phải cái mà bản ngã ảo tưởng cho nó là, đòi hỏi nó phải là, hay mong cầu nó sẽ là. Như vậy cái thực chỉ hiện diện tại đây và bây giờ, và thấy thì thấy ngay, đừng khởi tâm lăng xăng tìm hiểu (sở tri) hay cố gắng nắm bắt (sở đắc), vì tất cả kiến thức và sở hữu đều là ảo tưởng ảo giác mà thôi.
4. Thấy Thực Tánh Pháp
Chỉ cần thấy mọi hiện tượng diễn biến của thân - tâm - cảnh như chúng đang là tức đang thấy thực tánh pháp, thì nó sẽ tự sinh tự diệt chứ không có bản ngã lăng xăng phê phán, kiểm duyệt, lấy bỏ, thêm bớt hay tạo tác trong đó.
5. Thấy tức là hành
Thấy tức là hành, do đó con chỉ cần luôn biết mình trong mọi hoạt động thì con sẽ thấy ra bản chất của chính mình và đời sống. Chân lý không nằm ngoài cuộc sống, và nó luôn hiện hữu trong con, vì vậy thường trở về trọn vẹn trong sáng với thân tâm thì con sẽ thấy pháp....Chỉ thấy mà không xen quan niệm và ý đồ của bản ngã vào mới gọi là thấy rõ.
6. Thấy tức chuyển biến cực kỳ mầu nhiệm
...Chuyển biến là việc của pháp, nên thấy tức chuyển biến cực kỳ mầu nhiệm, còn một khi khởi lên ý đồ muốn chuyển biến tức rơi vào bản ngã, thời gian, nhân quả, trói buộc và khổ đau. Đó chính là rơi vào sinh tử. Và đó là lý do vì sao Đức Phật không bước tới (chuyển biến đến tương lai), không đừng lại (dính mắc trong hiện tại) mà thoát khỏi dòng thác sinh tử trầm luân...
Tánh biết vốn rỗng lặng trong sáng đủ để thấy ra lẽ thật nơi chính mình và cuộc sống mà không cần kiến thức của bản ngã lý trí. Chính kiến thức này trở thành sở tri chướng che lấp sự sáng vốn có của tâm. Vì vậy Đức Phật đã dạy trong kệ Pháp cú 72 rằng: Quả thật điều nguy hại Người ngu sinh sở tri Hủy phần sáng của mình Tự chẻ đầu chính nó. Tự chẻ đầu chính nó bởi vì chính sở tri của bản ngã lý trí tạo ra trạng thái phân vân, do dự, lưỡng lự, nghi hoặc.
7. Tâm kiên định cao nhất.
Chỉ thấy tâm thôi đừng bắt tâm phải kiên định, bắt tâm kiên định có khác nào bắt dòng nước ngừng trôi, như vậy làm sao thấy được vô thường, vô ngã? "Lặng nhìn không nói năng" mới thật là bản chất không lay động của tâm...Tâm chỉ cần trọn vẹn trong sáng trong từng sát-na mong manh tại đây và bây giờ đó mới thật sự là tâm kiên định nhất...”(hết trích --http://www.trungtamhotong.org/)
Thầy Viên Minh cũng nổi tiếng về thơ, trong đó có một bài nhan đề là “Tâm không,” như sau:
Không buồn, không giận bởi tâm không
Không ghét, không thương mở rộng lòng
Khong trông, không ngóng, không Cố Quận
Không thuyền, không bến có chi sông?
Nhắc lại, Thầy Viên Minh sẽ thuyết pháp vào 2 ngày:
* Thứ Bảy 04 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
* Thứ Bảy 11 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
Tại: Hội trường Việt Báo 14841 Moran St, CA 92683.
Thông cáo cho biết Hòa Thượng Viên Minh sẽ thuyết pháp vào 2 ngày thứ bảy:
* Thứ Bảy 04 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
* Thứ Bảy 11 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
Tại: Hội trường Việt Báo 14841 Moran St, CA 92683
Thầy Viên Minh hiện nay là Sư Cả trụ trì Tổ Đình Bửu Long, sinh năm 1944, tại Quảng Trị. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964; thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Kỳ Viên Tự, Quận 3 Sài Gòn. Thầy bổn sư và thế độ là Đức Tăng Thống trưởng lão HT. Giới Nghiêm.
Thầy Viên Minh từ năm 1965 đến năm 1971 học Đại Học Vạn Hạnh, đồng thời nghiên cứu các Tông phái Phật giáo, tư tưởng các Tôn giáo và triết học Đông Tây; Năm 1972 làm giám học và giảng dạy Trường trung cấp Phật học Phật Bảo, Quận Tân Bình; Năm 1973 sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā.
Thầy Viên Minh hiện nay là Sư Cả trụ trì Tổ Đình Bửu Long, nổi tiếng với nhiều tác phẩm biên khảo, thơ, truyện.
Sau đây là trích dẫn từ tuyển tập Pháp Ngữ 1 của Thiên Sư Viên Minh:
“1. Nguyên lý của thiền
Thiền là tự nhiên, vô tâm và giản dị. Tự nhiên nên nó như nó là, vô tâm nên không khởi niệm tìm cầu, giản dị nên không cần thêm bớt.
Thực thì thấy thực, vọng thì thấy vọng tức thấy tánh.
2. Thực thì thấy thực, vọng thì thấy vọng tức thấy tánh
Tâm và pháp đều đang ở trong tự tánh chân thực của nó. Chưa bao giờ có một pháp rời khỏi thực tánh của mình, chỉ có ảo tưởng mới vẽ ra ảo tướng mà thôi. Nhưng nếu thấy được ảo là ảo tức cũng thấy thực tánh của nó. Khi cái thấy không bị ảo tưởng che lấp thì ngay đó liền kiến tánh. Vậy có việc làm nào mà không thấy tánh được? Cứ ngay đó mà thấy. Thực thì thấy thực, vọng thì thấy vọng tức thấy tánh. Cho nên một vị thiền sư đã nói: "Vô minh thực tánh tức Phật tánh, huyễn hoá không thân tức Pháp thân" là vậy đó. Ví như người chiêm bao tưởng là thật tức mê, chiêm bao mà biết là chiêm bao tức là tỉnh...
3. Cái Thực
...Cái thực là cái như nó đang là, không cần ai biết đến nó vẫn thực, không phải cái mà bản ngã ảo tưởng cho nó là, đòi hỏi nó phải là, hay mong cầu nó sẽ là. Như vậy cái thực chỉ hiện diện tại đây và bây giờ, và thấy thì thấy ngay, đừng khởi tâm lăng xăng tìm hiểu (sở tri) hay cố gắng nắm bắt (sở đắc), vì tất cả kiến thức và sở hữu đều là ảo tưởng ảo giác mà thôi.
4. Thấy Thực Tánh Pháp
Chỉ cần thấy mọi hiện tượng diễn biến của thân - tâm - cảnh như chúng đang là tức đang thấy thực tánh pháp, thì nó sẽ tự sinh tự diệt chứ không có bản ngã lăng xăng phê phán, kiểm duyệt, lấy bỏ, thêm bớt hay tạo tác trong đó.
5. Thấy tức là hành
Thấy tức là hành, do đó con chỉ cần luôn biết mình trong mọi hoạt động thì con sẽ thấy ra bản chất của chính mình và đời sống. Chân lý không nằm ngoài cuộc sống, và nó luôn hiện hữu trong con, vì vậy thường trở về trọn vẹn trong sáng với thân tâm thì con sẽ thấy pháp....Chỉ thấy mà không xen quan niệm và ý đồ của bản ngã vào mới gọi là thấy rõ.
6. Thấy tức chuyển biến cực kỳ mầu nhiệm
...Chuyển biến là việc của pháp, nên thấy tức chuyển biến cực kỳ mầu nhiệm, còn một khi khởi lên ý đồ muốn chuyển biến tức rơi vào bản ngã, thời gian, nhân quả, trói buộc và khổ đau. Đó chính là rơi vào sinh tử. Và đó là lý do vì sao Đức Phật không bước tới (chuyển biến đến tương lai), không đừng lại (dính mắc trong hiện tại) mà thoát khỏi dòng thác sinh tử trầm luân...
Tánh biết vốn rỗng lặng trong sáng đủ để thấy ra lẽ thật nơi chính mình và cuộc sống mà không cần kiến thức của bản ngã lý trí. Chính kiến thức này trở thành sở tri chướng che lấp sự sáng vốn có của tâm. Vì vậy Đức Phật đã dạy trong kệ Pháp cú 72 rằng: Quả thật điều nguy hại Người ngu sinh sở tri Hủy phần sáng của mình Tự chẻ đầu chính nó. Tự chẻ đầu chính nó bởi vì chính sở tri của bản ngã lý trí tạo ra trạng thái phân vân, do dự, lưỡng lự, nghi hoặc.
7. Tâm kiên định cao nhất.
Chỉ thấy tâm thôi đừng bắt tâm phải kiên định, bắt tâm kiên định có khác nào bắt dòng nước ngừng trôi, như vậy làm sao thấy được vô thường, vô ngã? "Lặng nhìn không nói năng" mới thật là bản chất không lay động của tâm...Tâm chỉ cần trọn vẹn trong sáng trong từng sát-na mong manh tại đây và bây giờ đó mới thật sự là tâm kiên định nhất...”(hết trích --http://www.trungtamhotong.org/)
Thầy Viên Minh cũng nổi tiếng về thơ, trong đó có một bài nhan đề là “Tâm không,” như sau:
Không buồn, không giận bởi tâm không
Không ghét, không thương mở rộng lòng
Khong trông, không ngóng, không Cố Quận
Không thuyền, không bến có chi sông?
Nhắc lại, Thầy Viên Minh sẽ thuyết pháp vào 2 ngày:
* Thứ Bảy 04 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
* Thứ Bảy 11 tháng 4 năm 2015 9:00am - 11:00 am
Tại: Hội trường Việt Báo 14841 Moran St, CA 92683.
Send comment