VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN

Thursday, February 5, 201512:00 AM(View: 136989)


 Giới thiệu sách ấn-tống

VÔ MÔN THIỀN TỰ

11412 DALLAS Dr.

Garden Grove, Ca 92840

Phone: 714-206-1024

Email : sutinhcan@yahoo.com


vi_dieu_phap_nhap_mon_bia-content
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN

 
 

 
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng HAI năm 2015

 Sách dày 220 trang khổ 8.5x11

 
 Tác Giả Tỳ Khưu GIÁC CHÁNH.
 SÁCH ẤN TỐNG - KHÔNG BÁN 



 

VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN

Lời Nói Đầu

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” ra đời nhằm vào việc phục vụ cho Tăng Sinh Học Viên mới bước vào ngưỡng cửa Abhidhamma là một môn học đối với người Phật tử sơ cơ phải bóp trán, nặn óc suy tư, vì gặp phải một rừng từ ngữ tân kỳ; tư tưởng mới lạ, nhứt là danh từ Pāli.

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” được xem như tái bản kỳ III, lần đầu chúng tôi cho in từng tập như “Vi Diệu Pháp tập I, II” v.v... Kỳ thứ nhì, chúng tôi cho in lại dưới hình thức vấn đáp, tức là quyển tập “Vi Diệu Pháp vấn đáp”.

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Đàm; và cũng có thể được xem như món Gia Bảo của Thiền Tông.

Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” nầy còn có công năng đào bứng bốn loại điên đảo, là chấp rằng:

  • o Thường, trong sự vô thường của ngũ uẩn.
  • o Lạc, trong sự khổ não của pháp hữu vi.
  • o Ngã, đối với các pháp đều vô ngã.
  • o Tịnh, trong sự bất tịnh của Pháp hành.

Đồng thời, cũng đánh tan các luận chấp của ngoại đạo cố gắng tìm chân đứng cho thuyết hữu ngã vào trong Phật giáo bằng cách bịa rằng còn 4 sự điên đảo khác của hàng Thinh Văn Giác là: “đối với chơn tâm là Thường, cho vô thường là điên đảo; là Lạc, cho khổ não là điên đảo; là Ngã, cho vô ngã là điên đảo; là Tịnh, cho bất tịnh là điên đảo”, sau khi đã am tường lý “Duyên Sinh” và “Duyên Hệ”, nhứt là được tỏ ngộ lẽ Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã trong phần Thiền Quán.

Chúng tôi cố gắng soạn, dịch, giải các loại sách thuộc môn Vi Diệu Pháp là noi bước tiền nhân đã có hoài bão:

“Vô thượng thậm thâm Vi Diệu Pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa”.

Tỳ kheo Giác Chánh

(Sài Gòn, 1974)

-ooOoo-

Diệu Pháp Cương Yếu.

Chia pháp:

Pháp tất cả chia có 2:

  • o Pháp Tục Đế.
  • o Pháp Chơn Đế.

Pháp Chơn Đế chia có 2:

1) Pháp Vô Vi.

2) Pháp Hữu Vi.

Pháp Hữu Vi chia có 2:

  1. Danh pháp.
  2. Sắc pháp.

Danh pháp chia có 2:

  1. Tâm.
  2. Sở Hữu Tâm (Tâm sở)

a) Tâm

Tâm chia có 2:

  • o Tâm Siêu Thế.
  • o Tâm Hiệp Thế.

Tâm Hiệp Thế chia có 2:

3) Tâm Dục Giới.

4) Tâm Đáo Đại.

Tâm Dục Giới chia có 2:

  1. Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.
  2. Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.

Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo chia có 2:

  1. Tâm Vô Nhân.
  2. Tâm Bất Thiện.

Tâm Bất Thiện chia có 3:

a) Tâm tham.

b) Tâm sân.

c) Tâm si.

Tâm Tham chia có 8:

1) Tâm Tham thọ hỷ hợp tà vô trợ.

2) Tâm Tham thọ hỷ hợp tà hữu trợ.

3) Tâm Tham thọ hỷ ly tà vô trợ.

4) Tâm Tham thọ hỷ ly tà hữu trợ.

5) Tâm Tham thọ xả hợp tà vô trợ.

6) Tâm Tham thọ xả hợp tà hữu trợ.

7) Tâm Tham thọ xả ly tà vô trợ.

8) Tâm Tham thọ xả ly tà hữu trợ.

Tâm Sân chia có 2:

1) Tâm Sân thọ ưu hợp phấn vô trợ.

2) Tâm Sân thọ ưu hợp phấn hữu trợ.

Tâm Si chia có 2:

1) Tâm Si thọ xả hợp hoài nghi.

2) Tâm Si thọ xả hợp phóng dật.

Tâm Vô Nhân chia có 3:

a) Tâm Quả bất thiện vô nhân.

b) Tâm Quả thiện vô nhân.

c) Tâm Duy Tác vô nhân.

Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân chia có 7:

1) Tâm Nhãn thức thọ xả Quả bất thiện.

2) Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả bất thiện.

3) Tâm Tỷ thức thọ xả Quả bất thiện.

4) Tâm Thiệt thức thọ xả Quả bất thiện.

5) Tâm Thân thức thọ khổ Quả bất thiện.

6) Tâm Tiếp thâu thọ xả Quả bất thiện.

7) Tâm Quan sát thọ xả Quả bất thiện.

Tâm Quả Thiện Vô Nhân chia có 8:

1) Tâm Nhãn thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

2) Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

3) Tâm Tỷ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

4) Tâm Thiệt thức thọ xả Quả thiện vô nhân.

5) Tâm Thân thức thọ lạc Quả thiện vô nhân.

6) Tâm Tiếp Thâu thọ xả Quả thiện vô nhân.

7) Tâm Quan Sát thọ xả Quả thiện vô nhân.

8) Tâm Quan Sát thọ hỷ Quả thiện vô nhân.

Tâm Duy Tác Vô Nhân chia có 3:

1) Tâm Khai Ngũ môn thọ xả.

2) Tâm Khai ý môn thọ xả.

3) Tâm Ứng cúng vi tiếu thọ hỷ.


 

Tâm Dục Giới Tịnh Hảo chia có 3:

  • o Tâm Thiện dục giới tịnh hảo hữu nhân (còn gọi là Tâm Đại Thiện).
  • o Tâm Quả dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Đại Quả).
  • o Tâm Duy tác dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Đại Tố hay Đại Hành).

Tâm Thiện Dục Giới Tịnh Hảo Hữu Nhân chia có 8:

1) Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ.

2) Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ.

3) Tâm Thiện thọ hỷ ly trí vô trợ.

4) Tâm Thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ.

5) Tâm Thiện thọ xả hợp trí vô trợ.

6) Tâm Thiện thọ xả hợp trí hữu trợ.

7) Tâm Thiện thọ xả ly trí vô trợ.

8) Tâm Thiện thọ xả ly trí hữu trợ.

* Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân chia ra có 8 thứ như Tâm Thiện dục giới hữu nhân.

Tâm Đáo Đại chia có 2:

  • o Tâm sắc giới.
  • o Tâm vô sắc giới.

Tâm Sắc Giới chia có 3:

1) Tâm Thiện sắc giới.

2) Tâm Quả sắc giới.

3) Tâm Duy Tác sắc giới (Tâm Tố sắc giới).

Tâm Thiện Sắc Giới chia có 5:

  1. Tâm Thiện sơ thiền.
  2. Tâm Thiện nhị thiền.
  3. Tâm Thiện tam thiền.
  4. Tâm Thiện tứ thiền.
  5. Tâm Thiện ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới cũng có 5 thứ Tâm như Tâm Thiện sắc giới.

Tâm Vô Sắc Giới chia có 3:

1) Tâm Thiện vô sắc giới.

2) Tâm Quả vô sắc giới.

3) Tâm Duy Tác vô sắc giới.

Tâm Thiện vô Sắc Giới chia có 4:

  1. Tâm Thiện không vô biên xứ.
  2. Tâm Thiện thức vô biên xứ.
  3. Tâm Thiện vô sở hữu xứ.
  4. Tâm Thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ.

* Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới cũng có 4 thứ tâm như tâm Thiện vô sắc giới.

Tâm Siêu Thế chia có 2:

  • o Tâm Đạo (Tâm Thiện siêu thế).
  • o Tâm Quả siêu thế.

Tâm Đạo chia có có 4:

1) Tâm Sơ đạo.

2) Tâm Nhị đạo.

3) Tâm Tam đạo.

4) Tâm Tứ đạo.

Tâm Sơ đạo chia có 5:

  1. Tâm Sơ đạo Sơ thiền.
  2. Tâm Sơ đạo Nhị thiền.
  3. Tâm Sơ đạo Tam thiền.
  4. Tâm Sơ đạo Tứ thiền.
  5. Tâm Sơ đạo Ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ đạo cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ đạo.

Tâm Quả Siêu Thế chia có 4:

1) Tâm Sơ Quả.

2) Tâm Nhị Quả.

3) Tâm Tam Quả.

4) Tâm Tứ Quả.

Tâm Sơ Quả chia có 5:

  1. Tâm Sơ Quả Sơ thiền.
  2. Tâm Sơ Quả Nhị thiền.
  3. Tâm Sơ Quả Tam thiền.
  4. Tâm Sơ Quả Tứ thiền.
  5. Tâm Sơ Quả Ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ Quả cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ Quả.

b) Sở hữu tâm:

Sở Hữu Tâm chia có 3:

  • o Sở hữu Tợ tha.
  • o Sở hữu Bất thiện.
  • o Sở hữu Tịnh hảo.

Sở Hữu Tợ Tha chia có 2:

1) Sở hữu Biến hành.

2) Sở hữu Biệt cảnh.

Sở Hữu Biến Hành chia có 7:

  1. Xúc.
  2. Thọ.
  3. Tưởng.
  4. Tư.
  5. Nhất hành.
  6. Mạng quyền.
  7. Tác ý.

Sở Hữu Biệt Cảnh chia có 6:

  1. Tầm.
  2. Tứ.
  3. Thắng giải.
  4. Cần.
  5. Hỷ.
  6. Dục.

Sở Hữu Bất Thiện chia có 5:

1) Sở hữu Si phần (bất thiện biến hành).

2) Sở hữu Tham phần.

3) Sở hữu Sân phần.

4) Sở hữu Hôn phần.

5) Sở hữu Hoài nghi.

Sở Hữu Si Phần chia có 4:

  1. Si.
  2. Vô tàm.
  3. Vô Quý.
  4. Phóng dật.

Sở Hữu Tham Phần chia có 3:

  1. Tham.
  2. Tà kiến.
  3. Ngã mạn.

Sở Hữu Sân Phần chia có 4:

  1. Sân.
  2. Tật.
  3. Lận.
  4. Hối.

Sở Hữu Hôn Phần chia có 2:

  1. Hôn trầm.
  2. Thụy miên.

Sở Hữu Tịnh Hảo chia có 4:

  • o Sở hữu Tịnh hảo biến hành.
  • o Sở hữu Giới phần.
  • o Sở hữu Vô lượng phần.
  • o Sở hữu Trí tuệ.

Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành chia có 19:

1) Tín.

2) Niệm.

3) Tàm.

4) Quý.

5) Vô tham.

6) Vô sân.

7) Hành xả.

8) Tịnh thân.

9) Tịnh tâm.

10) Khinh thân.

11) Khinh tâm.

12) Nhu thân.

13) Nhu tâm.

14) Thích thân.

15) Thích tâm.

16) Thuần thân.

17) Thuần tâm.

18) Chánh thân.

19) Chánh tâm.

 

Sở Hữu Giới Phần chia có 3:

1) Chánh Ngữ.

2) Chánh Nghiệp.

3) Chánh Mạng.

Sở Hữu Vô Lượng Phần chia có 2:

1) Bi.

2) Tùy hỷ.

c) Sắc pháp: Sắc Pháp chia có 2:

  • o Sắc Tứ đại.
  • o Sắc Y Đại sinh.

Sắc Y Đại Sinh chia có 10:

  1. Sắc Thần kinh.
  2. Sắc Cảnh giới.
  3. Sắc Trạng thái.
  4. Sắc Ý vật.
  5. Sắc Mạng quyền.
  6. Sắc Vật thực.
  7. Sắc Hư không.
  8. Sắc Biểu tri.
  9. Sắc Đặc biệt.

10. Sắc Tứ tướng.

 

 

 

 

 

 

 

SắcThần Kinh chia có 5:

1) Thần kinh Nhãn.

2) Thần kinh Nhĩ.

3) Thần kinh Tỷ.

4) Thần kinh Thiệt.

5) Thần kinh Thân.


 

Sắc Cảnh Giới chia có 4:

1) Sắc Cảnh sắc. 2) Sắc Cảnh thinh.

3) Sắc Cảnh khí. 4) Sắc Cảnh vị.

* Ghi chú: Sắc Cảnh xúc là đất, lửa, gió nên không kể riêng.

Sắc Tính (Sắc Trạng thái) chia có 2:

1) Sắc Nam Tính.

2) Sắc Nữ Tính.

Sắc Biểu Tri chia có 2:

1) Sắc Thân biểu tri.

2) Sắc Khẩu biểu tri.

Sắc Đặc Biệt chia có 3:

1) Sắc Khinh.

2) Sắc Nhu.

3) Sắc Thích nghiệp.

Sắc Tứ Tướng chia có 4:

1) Sinh.

2) Tiến.

3) Dị.

4) Diệt.

Pháp Tục Đế chia có 2:

  • o Danh chế định.
  • o Nghĩa chế định.

Danh Chế Định chia có 6:

1) Danh chơn chế định.

2) Phi danh chơn chế định.

3) Danh chơn phi danh chơn chế định.

4) Phi danh chơn danh chơn chế định.

5) Danh chơn danh chơn chế định.

6) Phi danh chơn phi danh chơn chế định.

Nghĩa Chế Định chia có 7:

1) Hình thức chế định.

2) Hiệp thành chế định.

3) Chúng sanh chế định.

4) Phương hướng chế định.

5) Thời gian chế định.

6) Hư không chế định.

7) Tiêu biểu chế định.


 

 

GỒM PHÁP:

 

- Tâm Tham, tâm Sân và tâm Si gồm lại gọi là Tâm Bất Thiện.

Tâm Quả bất thiện vô nhân, Tâm Quả thiện vô nhân và Tâm Duy Tác vô nhân gồm lại gọi là Tâm Vô Nhân.

- Tâm Bất Thiện và Tâm Vô Nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

- Tâm Dục giới vô tịnh hảo và Tâm Dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới.

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới gồm lại gọi là Tâm Sắc Giới.

 

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Vô sắc Giới.

 

- Tâm sắc giới và Tâm Vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Đáo Đại.

 

- Tâm Dục giới và Tâm Đáo đại gồm lại gọi là Tâm Hiệp Thế.

 

- Tâm Sơ, Nhị, Tam và Tứ đạo gồm lại gọi là Tâm Đạo Siêu Thế.

 

- Tâm Sơ, Nhị, Tam, Tứ Quả gồm lại gọi là Tâm Quả Siêu Thế.

 

- Tâm Đạo và Tâm Quả Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm Siêu Thế.

 

- Tâm Hiệp Thế và Tâm Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm.

 

- Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý gồm lại gọi là Sở Hữu Biến Hành.

 

Tầm, Tứ, Thắng, Giải, Cần, Hỷ, Dục gồm lại gọi là Sở Hữu Biệt Cảnh.

 

- Sở hữu Biến hành và Sở hữu Biệt cảnh gồm lại gọi là Sở Hữu Tợ Tha.

 

- Si, Vô Tàm, Vô Quý, Phóng dật gồm lại gọi là Sở Hữu Si Phần.

- Tham, Tà kiến, Ngã mạn gồm lại gọi là Sở Hữu Tham Phần.

 

- Sân, Tật, Lận và Hối gồm lại gọi là Sở Hữu Sân Phần.

 

- Hôn trầm, Thụy miên gồm lại gọi là Sở Hữu Hôn Phần.

- Sở hữu Si phần, sở hữu Tham phần, sở hữu Sân phần, sở hữu Hôn phần và sở hữu Hoài nghi gồm lại gọi là Sở Hữu Bất Thiện.

- Tín, Niệm, Tàm, Quý, Vô tham, Vô sân, Hành xả, Tịnh thân, Tịnh tâm, Khinh thân, Khinh tâm, Nhu thân, Nhu tâm, Thích thân, Thích tâm, Thuần thân, Thuần tâm, Chánh thân và Chánh tâm gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo Biến Hành.

- Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng gồm lại gọi là Sở Hữu Giới Phần.

- Sở hữu Bi và Tùy hỷ gồm lại gọi là Sở Hữu Vô Lượng Phần.

- Sở hữu Tịnh hảo biến hành, Sở hữu Giới phần, Sở hữu Vô lượng phần và Sở hữu trí tuệ gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo.

- Sở hữu Tợ tha, Sở hữu Bất thiện và Sở hữu Tịnh Hảo gồm lại gọi là Sở Hữu Tâm.

- Sở Hữu tâm và Tâm gồm lại gọi là Danh Pháp.

- Đất, Nước, Lửa, Gió gồm lại gọi là Sắc Tứ Đại.

- Thần kinh nhãn, Thần kinh nhĩ, Thần kinh tỷ, Thần kinh thiệt và Thần kinh thân gồm lại gọi là Sắc Thần Kinh.

- Sắc Cảnh Sắc, Sắc Cảnh Thinh, Sắc Cảnh Khí và Sắc Cảnh Vị gồm lại gọi là Sắc cảnh Giới.

- Sắc Trạng thái Nam và Sắc Trạng thái Nữ gồm lại gọi là Sắc Trạng Thái.

- Sắc Thân biểu tri và Sắc Khẩu biểu tri gồm lại gọi là Sắc Biểu Tri.

- Khinh, Nhu và Thích nghiệp gồm lại gọi là Sắc Đặc Biệt.

- Sinh, Tiến, Dị và Diệt gồm lại gọi là Sắc Tứ Tướng.

- Sắc Thần kinh, Sắc Cảnh giới, Sắc Trạng thái, Sắc Ý vật, Sắc Mạng quyền, Sắc vật thực, Sắc Hư không, Sắc Biểu tri, Sắc Đặc biệt và Sắc Tứ tướng gồm lại gọi là Sắc Y Đại Sinh.

- Sắc Tứ đại và Sắc Y đại sinh gồm lại gọi là Sắc Pháp.

- Danh Pháp và Sắc Pháp gồm lại gọi là Pháp Hữu Vi.

- Pháp Hữu vi và Pháp Vô vi (Niết Bàn) gồm lại gọi là Pháp Chơn Đế.

- Danh chơn chế định, Phi danh chơn chế định, danh chơn phi danh chơn chế định, Phi danh chơn danh chơn chế định, danh chơn danh chơn chế định, phi danh chơn phi danh chơn chế định gồm lại gọi là Danh Chế Định.

- Hình thức chế định, Hiệp thành chế định, Chúng sanh chế định, Phương hướng chế định, Thời gian chế định, Hư không chế định và Tiêu biểu chế định gồm lại gọi là Nghĩa Chế Định.

- Danh chế định và Nghĩa chế định gồm lại gọi là Pháp Tục Đế.

- Pháp Chơn đế và pháp Tục đế gồm lại gọi là Pháp.

 

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 1103)
Đại Lễ VESAK 2024 tại VÔ MÔN THIỀN TỰ tổ chức ngày 26-5-2024, máy quay số 1. Thiền và Đời Sống. Với sự hiện diện của hơn 50 Chư Tăng, Lễ Vesak cũng gọi là Lễ TAM HỢP : Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập NIết Bàn của Đức Thế Tôn
(View: 3799)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(View: 3718)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.
(View: 63672)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(View: 80682)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(View: 83383)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(View: 77709)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(View: 64543)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
(View: 153140)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(View: 83192)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
(View: 114982)
Sư Giới Đức sẽ có buổi nói chuyện đặc biệt chủ đề: - "Thơ thiền Thư Pháp Thiền và Nghệ Thuật Thiền" vào Thứ Sáu 24-4-2015, từ 6:30PM tại Trung Tâm Sangha 7641 Talbert Ave., Huntington Beach, CA 92648: Hòa Thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh sẽ còn ngụ cư vài ngày nơi Vô Môn Thiền Tự, 11412 S. Dallas Dr. Garden Grove CA 92840. Điện thoại : 714-206-1024. http://vomonthientu.org/ Phật Tử muốn thỉnh thư pháp có thể liên lạc về thiền tự.
(View: 89617)
HT Viên Minh Thuyết Pháp Hoàn Mãn 2 Buổi Ở Quận Cam -Việt Báo ngày 14 tháng 4 năm 2015.
(View: 84401)
WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo ở Westminster, California. Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.
(View: 96137)
WESTMINSTER (VB) -- Thiền sư Viên Minh sẽ thuyết pháp 2 buổi tại Quận Cam trong tháng 4-2015, theo lời cung thỉnh của Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove
(View: 105339)
HT Viên Minh sẽ có 2 buổi thuyết pháp vào 2 ngày thừ bảy: * 4 tháng 4 năm 2015 * 11 tháng 4 năm 2015 thời gian: 9:00am - 11:00 am. Tại Hội trường VIỆT BÁO _ 14841 Moran St, CA 92683
(View: 118518)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
(View: 95582)
GARDEN GROVE -- Trong khi hầu hết ngôi chùa ở Quận Cam đều thuộc trường phái Bắc Tông, ngôi chùa có tên là Vô Môn Thiền Tự đã đứng biệt lập với pháp tu của trường phái Nam Tông, nơi các vị sư hướng dẫn Phật Tử chú trọng nhiều về thiền tập.
(View: 100097)
Ngôi chùa Vô Môn Thiền Tự đã dọn về một địa điểm mới, một nơi rộng hơn tai thành phố Garden Grove, và quanh chùa là những cây tre mới trồng. Phóng viên Việt Báo hôm Thứ Bảy 3-5-2014 đã tới chùa ở địa chỉ mới để vấn an Sư Tinh Cần, vị trụ trì theo truyền thống Phật Giáo Miến Điện và từ nhiều năm nay đã hướng dẫn Phật Tử Quận Cam tu học thiền Tứ Niệm Xứ theo truyền thống naỳ.
(View: 114416)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(View: 117892)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp