Truyền thống An cư mùa mưa (Vassavāsa) của Phật giáo Nguyên Thủy.

Saturday, June 20, 201512:00 AM(View: 153312)


Truyền thống An cư mùa mưa (Vassavāsa) của Phật giáo Nguyên thủy.


 Ở Việt Nam có khoảng 500 chùa Nam tông Khmer với số lượng chư Tăng khoảng 15.000 vị. Riêng các chùa Nam tông người Kinh thì có khoảng 60 chùa, 300 vị Tăng và 200 vị Tu nữ. Chư Tăng chùa nào an cư tại chùa đó, chỉ có một số ít là có tổ chức an cư tập trung như chùa Phước Sơn (Đồng Nai), chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Huyền Không (Huế).


blank

 Chư Tăng Phật giáo Nam tông Việt Nam (người Kinh và người Khmer) cũng như chư Tăng Nam tông ở các nước Phật giáo theo truyền thống Theravàda trên thế giới như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào... đều có chung một thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassùpanāyika). Nếu như vì lý do nào đó không thể phát nguyện nhập hạ Tiền An cư thì chư Tỳ kheo có thể nhập hạ trong thời gian Hậu An cư (pacchimikā vassùpanāyika) thời gian từ 16/7 ÂL đến 15/10 ÂL. Đến thời kỳ an cư mà Tỳ kheo cố ý không nhập hạ thì phạm tội Tác ác (dukkata). Những Tỳ kheo nhập hạ trong thời Hậu An cư thì không được hưởng quả báu Kathina

 Vassavāsa là tiếng Pali. Vassa nghĩa là mưa, mùa mưa, Vāsa nghĩa là sự cư ngụ. Như vậy, Vassavāsa là An cư mùa mưa. Đồng thời chư Tỳ kheo sẽ tập trung thời gian này cho việc hành đạo, nhất là tu tập Thiền định, thực hành Bát Chánh Đạo, con đường giải thoát.

 Đến ngày an cư, Tỳ kheo phải tìm trú xứ thích hợp để nguyện nhập hạ, địa điểm an cư có thể là ngôi chùa (ārāma), ngôi tịnh xá (vihàra), một chỗ ở thích hợp (āvāsa), hay tịnh thất (senāsana). Tỳ kheo dự dịnh nhập hạ ở đâu thì phải nguyện an cư ở đó. Vào ngày hoặc đêm 16/6 ÂL (Tiền An cư), hay 16 /7 ÂL (Hậu An cư), Tỳ kheo nhập hạ phải phát nguyện một mình hoặc phát nguyện chung với các Tỳ kheo khác.

 Sau khi đã phát nguyện an cư mùa mưa, Tỳ kheo ấy phải nhập hạ tại nơi ấy trong 3 tháng không được rời khỏi. Trong trường hợp đặc biệt như cha mẹ, thầy tổ bị đau bệnh hay viên tịch, hoặc có Tăng sự quan trọng, hoặc có thí chủ thỉnh đi làm những Phật sự cần thiết, thì Tỳ kheo nhập hạ phải xin nguyện tạm thời rời trú xứ an cư nhưng không được quá bảy ngày.

 Chư Tỳ kheo theo truyền thống Nam tông đến ngày an cư mùa mưa đều phải phát nguyện nhập hạ, dù ở nơi đó có tổ chức trường hạ hay không. Thậm chí chỉ có một mình, Tỳ kheo ấy cũng phải nguyện nhập hạ đúng phép.

 Trường hạ chùa Siêu Lý và chùa Huyền Không chủ yếu là tu tập, tu học về Pháp học, trường hạ chùa Phước Sơn thì đặt nặng về tu Thiền Tứ niệm xứ. Các ngôi chùa khác ngoài những thời khóa tu tập hàng ngày như thường lệ còn tăng cường thêm giờ hành Thiền và nghiên cứu kinh điển. Đặc biệt năm nay, Phật giáo Nam tông người Kinh có tổ chức cho toàn hệ phái sinh hoạt tập trung 3 kỳ trong mùa An cư kiết hạ tại Tổ đình Bửu Quang, Thủ Đức.

 Trú xứ an cư là vùng đất an lành sẽ giúp cho Tăng Ni thở được mùi thơm của cơn gió Giới-Định-Tuệ. Tu tập tích cực trong mùa An cư, Tăng Ni sẽ dần dần vén được bức màn vô minh ái dục, những cây chánh niệm của rừng xanh, tâm linh sẽ đâm chồi nẩy lộc, những dòng suối trí tuệ sẽ tung tăng nhảy múa, trái tim từ bi sẽ từng nhịp thở thật thà. Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp.

 Đức Phật dạy trong Trung Bộ, bài kinh "Thừa tự Pháp" như sau: "Dhammadāyāda me bhikkhave bhavatha mà ámisadāyādā bhavatha" (Này các Tỳ kheo, hãy là người thừa tự Pháp của ta, đừng là kẻ thừa tự tài vật).

 An cư mùa mưa là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo nói chung và của Phật giáo Nam tông nói riêng. Mùa nhập hạ giúp cho người con Phật tự nhìn lại chính mình.

 Mùa an cư kiết hạ giúp cho chư Tăng Ni có thời gian để tự nhìn vào tấm thân ngũ uẩn phù du giả tạo vô thường sanh diệt này, chẳng khác nào một cánh nhạn giữa sớm tinh sương, một cơn gió thoảng, một áng mây trôi, cái hiện hữu chỉ là trong nháy mắt. (theo Tuần báo Giác Ngộ, tháng 5-2006)

An Cư Kiết Hạ

blank

Hỏi: Xin cho biết về duyên khởi và ý nghĩa của an cư. Vì sao có sự khác nhau về thời điểm an cư giữa hai truyền thống Nam tông và Bắc tông?

Đáp: An cư, Phạm ngữ Varsa, Pāli ngữ Vassa, hán dịch là Vũ kỳ, Hạ an cư, Kiết hạ, Toạ hạ, Cửu tuần cấm túc… An cư có nghĩa: "Thân tâm đều tĩnh lặng gọi là an, đến thời gian quy định phải ở yên một nơi gọi là cư" (Nghiệp sớ, q4).

 Nhân duyên Phật thiết định an cư, theo Đại phẩm, chương Vào mùa mưa: Lúc Thế Tôn trú tại thành Vương Xá, tinh xá Trúc Lâm (Luật Tứ phần, q37, ghi Thế Tôn trú tại Xá Vệ, tinh xá Kỳ Viên), bấy giờ việc an cư mùa mưa chưa được Thế Tôn quy định cho các Tỷ kheo. Có một số Tỷ kheo du hành trong mùa mưa, dân chúng phàn nàn, chê bai rằng: "Các sa môn Thích tử du hành trong mùa lạnh, mùa nóng và cả trong mùa mưa. Ngay cả các du sĩ ngoại đạo hàng năm vẫn có ba tháng ở cố định trong mùa mưa, những con chim sau khi làm tổ trên ngọn cây cũng sống cố định trong mùa mưa. Còn các sa môn Thích tử thì lại du hành trong mùa mưa. Các vị ấy đang giẫm đạp lên cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống các loài côn trùng".

 Các Tỷ kheo khác nghe được những lời chê bai ấy đem trình lên Thế Tôn. Nhân sự việc này, Phật dạy: "Này các Tỷ kheo, phải an cư trong mùa mưa. Đây là hai thời điểm an cư. Thời điểm trước là ngày kế của ngày trăng tròn tháng Àsàlha, thời điểm sau là vào ngày sau ngày trăng tròn của tháng sau.

 Này các Tỷ kheo, trong ba tháng mùa an cư không nên du hành. Vị nào đi ra ngoài (nếu không có lý do chính đáng) thì phạm Dukkata (Phá an cư)".

 Ngoài ra, theo luật Ngũ phần, q19; Ma ha Tăng kỳ, q27; Thập tụng, q24… ghi nhận về duyên khởi của truyền thống an cư, đại thể cũng tương đồng với Đại phẩm và luật Tứ phần.

 Về ý nghĩa an cư, qua phần duyên khởi, trước hết an cư là một truyền thống chung cho mọi Sa môn, Bà la môn của các tôn giáo thời bấy giờ. Mặt khác, dù khi Phật chưa ban hành luật an cư nhưng đa phần các Tỷ kheo vẫn ở cố định trong những tháng mùa mưa. Do vậy, ngoài việc tôn trọng truyền thống, hạn chế sự giẫm đạp côn trùng, an cư mùa mưa là thời gian thích hợp nhất để nỗ lực tu tập thiền định, phát triển tâm linh và chứng đạt các Thánh quả. Mặt khác, an cư còn mang ý nghĩa quan trọng về xây dựng đời sống hoà hợp trong Tăng đoàn đồng thời cũng là dịp để hàng cư sĩ gần gũi, nương tựa chư Tăng học tập giáo pháp và tu tạo phước điền.

 Thời điểm an cư, các kinh luật đều đồng nhất vấn đề khởi sự an cư tính từ ngày đầu tiên (trăng tròn) của tháng Āsālha (hay A sa đà – Ashadha-Phạn). Tháng Asàlha chính xác là thời điểm trong khoảng cuối tháng 6 và đầu tháng 7 dương lịch. Truyền thống Phật giáo Nam tông xác định ngày mồng một (trăng tròn) của tháng Asālha chính là ngày 16 tháng 6 âm lịch. Do đó, Phật giáo Nam tông tổ chức an cư vào ngày 16 tháng 6 và kết thúc vào ngày 15 tháng 9 âm lịch.

 Tuy vậy, theo ngài Huyền Trang (Tây Vực ký) và ngài Pháp Hiển (Nam hải ký quy nội pháp truyện) thì ngày mồng một (trăng tròn) của tháng Asālha tương đương với ngày 16 tháng 5 theo lịch Trung Quốc. Vấn đề là Phật giáo Bắc tông dù đã xác định ngày mồng một (trăng tròn) của tháng Asālha tương đương với ngày 16 tháng 5 theo lịch Trung Quốc nhưng thực tế thì an cư lại bắt đầu từ 16 tháng 4. Để giải thích điều này, có thể là do ảnh hưởng của kinh Vu Lan, quy định ngày rằm tháng 7 là ngày tự tứ, do vậy phải kiết hạ vào ngày 16 tháng 4 (Thích Trí Thủ - Yết ma yếu chỉ, Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, tr.258). Ngày nay, an cư bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 là truyền thống của Phật giáo Bắc tông.

 Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù theo bất cứ truyền thống nào (16-4 Bắc tông hay 16-6 Nam tông) thì vẫn xảy ra trường hợp đến thời điểm quy định an cư theo truyền thống nhưng tại một số địa phương hoặc quốc gia không phải là thời điểm của mùa mưa. Do đó, nếu cứ vào nguyên tắc "an cư mùa mưa" thì truyền thống nào cũng có những bất cập nhất định.Vì vậy, nếu tôn trọng truyền thống và nhất là xác định mục đích chính yếu của an cư để trưởng dưỡng và trau dồi giới định tuệ thì vấn đề thời điểm an cư dù có sự khác biệt giữa các truyền thống song không quan trọng bởi phận sự an cư ba tháng trong năm của một Tỳ kheo vẫn được chu toàn. (theo Tuần báo Giác Ngộ, tháng 5-2006)

Bảo Long (viết theo TK. Bửu Chánh)

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 1328)
Đại Lễ VESAK 2024 tại VÔ MÔN THIỀN TỰ tổ chức ngày 26-5-2024, máy quay số 1. Thiền và Đời Sống. Với sự hiện diện của hơn 50 Chư Tăng, Lễ Vesak cũng gọi là Lễ TAM HỢP : Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập NIết Bàn của Đức Thế Tôn
(View: 4051)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(View: 3902)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.
(View: 63937)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(View: 81003)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(View: 83728)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(View: 78088)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(View: 64657)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
(View: 83317)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
(View: 115104)
Sư Giới Đức sẽ có buổi nói chuyện đặc biệt chủ đề: - "Thơ thiền Thư Pháp Thiền và Nghệ Thuật Thiền" vào Thứ Sáu 24-4-2015, từ 6:30PM tại Trung Tâm Sangha 7641 Talbert Ave., Huntington Beach, CA 92648: Hòa Thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh sẽ còn ngụ cư vài ngày nơi Vô Môn Thiền Tự, 11412 S. Dallas Dr. Garden Grove CA 92840. Điện thoại : 714-206-1024. http://vomonthientu.org/ Phật Tử muốn thỉnh thư pháp có thể liên lạc về thiền tự.
(View: 89735)
HT Viên Minh Thuyết Pháp Hoàn Mãn 2 Buổi Ở Quận Cam -Việt Báo ngày 14 tháng 4 năm 2015.
(View: 84532)
WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo ở Westminster, California. Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.
(View: 96227)
WESTMINSTER (VB) -- Thiền sư Viên Minh sẽ thuyết pháp 2 buổi tại Quận Cam trong tháng 4-2015, theo lời cung thỉnh của Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove
(View: 105443)
HT Viên Minh sẽ có 2 buổi thuyết pháp vào 2 ngày thừ bảy: * 4 tháng 4 năm 2015 * 11 tháng 4 năm 2015 thời gian: 9:00am - 11:00 am. Tại Hội trường VIỆT BÁO _ 14841 Moran St, CA 92683
(View: 137210)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
(View: 118679)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
(View: 95680)
GARDEN GROVE -- Trong khi hầu hết ngôi chùa ở Quận Cam đều thuộc trường phái Bắc Tông, ngôi chùa có tên là Vô Môn Thiền Tự đã đứng biệt lập với pháp tu của trường phái Nam Tông, nơi các vị sư hướng dẫn Phật Tử chú trọng nhiều về thiền tập.
(View: 100204)
Ngôi chùa Vô Môn Thiền Tự đã dọn về một địa điểm mới, một nơi rộng hơn tai thành phố Garden Grove, và quanh chùa là những cây tre mới trồng. Phóng viên Việt Báo hôm Thứ Bảy 3-5-2014 đã tới chùa ở địa chỉ mới để vấn an Sư Tinh Cần, vị trụ trì theo truyền thống Phật Giáo Miến Điện và từ nhiều năm nay đã hướng dẫn Phật Tử Quận Cam tu học thiền Tứ Niệm Xứ theo truyền thống naỳ.
(View: 114619)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(View: 118050)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp