Việt Báo 7-4-2015. Thầy Viên Minh Thuyết Pháp: Tỉnh Thức Sống Cái Đang Là

Saturday, April 11, 201512:00 AM(View: 84532)
Thầy Viên Minh Thuyết Pháp: Tỉnh Thức Sống Cái Đang Là
Việt Báo 7-4-2015
WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo ở Westminster, California.


Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.

Buổi thuyết pháp diễn ra trang trọng, điều hợp bởi MC Chuyên Nguyễn.

Sau khi đại chúng đọc bài kệ Thỉnh Pháp Sư, Sư Tinh Cần giới thiệu sơ lược về Hòa Thượng Viên Minh.

blank
Sư Tinh Cần (áo nâu) hướng dẫn đaị chúng đọc bài Thỉnh Pháp Sư: Sư Viên Minh (áo vàng).

Sơ lược Tiểu sử của Hòa Thượng Viên Minh như sau:

Hòa thượng sinh năm 1944, tại QuảngTrị. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964; thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Kỳ Viên Tự, Quận 3 Sài Gòn. Thầy bổn sư và thế độ là Đức Tăng Thống trưởng lão HT. Giới Nghiêm.

- Từ năm 1965 đến năm 1971 học Đại Học Vạn Hạnh, đồng thời nghiên cứu các Tông phái Phật giáo, tư tưởng các Tôn giáo và triết học Đông Tây.

- Năm 1972 làm giám học và giảng dạy Trường trung cấp Phật học Phật Bảo, Quận Tân Bình.

- Năm 1973 sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā.

- Năm 1976, làm Tổng thư ký Giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam và bắt đầu viết sách.

Nhiều năm về sau, Sư Viên Minh chính thức mở lớp giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền Vipassanā trong và ngoài nước, và điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Thiền Phật Học Nam Truyền, thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.

Thầy Viên Minh nói rằng, Thầy đến California đã thấy cảm giác thân quen, vì gặp lại nhiều Phật Tử Chùa Kỳ Viên Tự, quen lâu lắm rồi.

Thầy nói, Thầy đã tận lực nghiên cứu và rồi đã thấy điểm chung giữa các tôn giáo, các tông phái Phật giáo -- tất cả đều nói về một sự thật, một chân lý ngay nơi đời sống chúng ta, ai giác ngộ.

Do vậy, Thầy nói, Thiền không phân biệt tôn giáo, tông phái vì hễ giác ngộ là nói giống nhau. Ai còn bị kẹt là thấy vướng mắc, hết kẹt sẽ hết vướng. Thầy Viên Minh tự học, tự thực nghiệm, và đã biên soạn cuốn Thiền Trong Đời Sống -- nói về Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy và Phát Triển, nêu ra Lý vẫn là một. Chân lý là ở đời này, ở nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý, nơi sự xúc chạm, Niết bàn ở nơi mình.

Thầy Viên Minh nói, "Chỉ cần Trọn Vẹn Tỉnh Thức Với Chính Mình, đó chính là chỗ trong kinh nói Tinh Tấn Chánh Niệm Tỉnh Giác Thân Thọ Tâm Pháp."

Thầy Viên Minh nói, Thầy không có phương pháp Thiền nào hết, vì đối tượng và tâm thiền đều sẵn nơi mình; hãy nhận ra tâm gì khởi thì có phiền não, tâm gì thì là hạnh phúc và giải thoát.

blank
Trước khi HT Viên Minh thuyết pháp, Phật tử lên cúng dường tứ sự.

Cho nên nói, Đức Phật khai thị, vì là chỉ ra cái có sẵn nơi tâm môi người.

Thầy Viên Minh dẫn ra một thí dụ, như người được tặng một lâu đài, và người này bị bịt mắt, đẩy vào lâu đài, hễ đụng gì là bị u đầu sứt trán, bước ra vườn thì té nơi tầng cấp, té hồ nước, tính tự tử. Người tặng lâu đài mới nói, anh chỉ cần mở khăn bịt mắt là thấy: hồ đẹp, tầng cấp mới té lại là đá quý, trong nhà toàn đồ quý.

Tương tự, như mình trong đời này, mắt tai mũi lưỡi thân ý mình như người mù không biết dùng. Phiền não là do mình vô minh thôi.

Do vậy, tại sao phảỉ vào thiền viện, trong khi mình có thể thiền khi ngồi xe buýt, khi nấu ăn, khi tắm. Thiền chính là dùng tâm mình nhìn lại các pháp đang hiện hữu.

Ngay khi bước đi, nếu tron vẹn tĩnh lặng, không thêm bớt gì... chính đó là Niết Bàn.

Do vậy, Thiền chính là hễ đói thì ăn, hễ khát thì uống. Chúng ta cứ bị lôi kéo vào quá khứ, vào tương lai, vào bên ngoài nên không trọn vẹn đi đứng nằm ngồi.

Thầy Viên Minh nói, khi ngồi Thiền cũng không cần làm gì, chỉ là trở về thân tâm như nó Đang Là. Vì sống với cái Đang Là, chính là Thiền.

Thiền không phải ở tu viện. Cái sai chính là cố gắng Thiền để đừng Tham Sân Si, nhưng khởi tâm cố gắng thì đã là Tham cái tương lai, Sân với cái hiện tại.

Đức Phật dạy, khi sân hãy nhìn thấy sân như nó đang là; quý Phật tử nhìn như thế sẽ thấy rất an lạc.

Thầy Viên Minh nói, do vậy, Phật không khác chúng sinh, nhưng Phật nhận ra đầy đủ lâu đaì điện ngọc nơi này, còn chúng sinh chưa nhận ra.

Đó là ý nghĩa câu nói khi Đức Phật ra đời: Ta là tối thượng, la duy nhất. (Duy ngã độc tôn). Đơn giản có nghĩa là đơn giản trở về chính mình thì sẽ không còn luân hồi sinh tử.

Thầy Viên Minh nói, Thiền sư đắc đạo không bao giờ bảo người ta phải theo mình, vì chỉ cần bảo mọi người mở mắt ra là thấy mọi chuyện đều hoàn hảo.

Do vậy, không cần xuất gia, không cần vào thiền viện, không cần ngồi cho lâu... vì mỗi người có một khuôn, không cần bắt chước ai hết.

Đức Phật dạy ba pháp ấn -- vô thường, khổ, vô ngã -- chúng ta phải đối diện với cuộc sống mới thấy vô thường, khổ, vô ngã.

Thấy chân lý chỉ có nghĩa thấy thân thọ tâm pháp như nó Đang Là.

blank
Thầy Viên Minh (áo vàng) và một số Phật Tử.

Thiền là phải tránh 4 thứ:

- Cho Là, vì Cho Là sẽ dẫn tới tà kiến;

- Tưởng Là, vì đây là vô minh;

- Phải Là, vì đây là ái dục;

- Sẽ Là, vì đây là tham ái.

Chỉ cần sống cái Đang Là, vì chân lý tự nó hoàn hảo. Cũng chẳng cần giải phẫu thẩm mỹ, vì đó là Phải Là.

Bản ngã có 3 yếu tố dễ nhận ra:

- Cướp Công Pháp: như cây ổi tự sống, như tim tự đập, mình không làm gì. Nếu nói "tôi ăn" hay "tôi đi," chính là cướp công pháp.

- Trộm Pháp: lấy về làm của mình, cho là mình sở hữu, nên nhận "của tôi."

- Thọc Gậy Bánh Xe Pháp: thí dụ, ham ăn tất sẽ đau bụng, uống rượu tất sẽ bệnh gan... mình sinh ra đã hoàn hảo rồi.

Một Phật Tử hỏi là khi nằm giường bệnh, làm sao có chánh niệm.

Thầy Viên Minh nói, chỉ cần Tứ Niệm Xứ, hãy tỉnh thức nhìn như các pháp đang là, xem các pháp có tương giao tự do hay trở ngại.

Thầy Viên Minh dẫn ra một kinh, Đức Phật thăm bệnh một thầy tỳ kheo, cũng chỉ dạy giữ chánh niệm. Thầy nói, bản thân Thầy đã từng hấp hối, và khi hấp hối, tâm lại sáng rõ hơn bình thường, chỉ còn sự đau đớn.

blank
Phật Tử tuần tự vào chờ nghe pháp.

Một Phật tử hỏi, khi chết có biết mình đi về đâu?

Thầy Viên Minh nói, không cần biết đi đâu, vì người giác ngộ có đọa địa ngục vẫn lấy địa ngục làm bài học. Hãy luôn luôn giữ lấy Tánh Biết để sống, chỉ cần Trọn Vẹn Tỉnh Thức thôi, không cần niệm gì hết, vì sợ mới niệm. Nhưng Phật tử đừng chờ chết, vì chết là quả, tất sẽ tới theo kiểu nào đó, bây giờ hãy trọn vẹn tỉnh thức với cái Đang Là.

Thầy Viên Minh kể về Thầy Hộ Nhật, đang đi bát bên lề đường, bị một người đi xe gắn máy trong khi tránh xe lớn đã lạng vào, đụng Thầy, làm Thầy té, bể đầu, máu chảy... Nhưng Thầy Hộ Nhật ngồi dậy, vẫn tỉnh thức, nói anh đụng xe hãy chạy đi để khỏi bị bắt, rồi ngài ngồi chết tỉnh táo.

Một Phật Tử hỏi rằng Phật Giáo Nguyên Thủy nói người chết là đi liền sang kiếp khác, nhưng Phật Giáo Phát Triển nói phải tụng kinh 49 ngày để hương linh siêu thoát.

Thầy Viên Minh nói, thường thì chết là đi liền, như khi tái sinh cõi trời, cõi người.

Nhưng một số người dính mắc, sẽ trở thành người âm. Kinh Phật nói có chúng sinh ở cõi âm rất lâu, có khi từ thời Đức Phật này sang Đức Phật kia mà chưa siêu thoát.

Thầy kể rằng, có một bác sĩ bị xe đụng, chết rồi cứ tưởng còn sống, hàng ngày vẫn tới bệnh viện làm việc, tối về nhà, nhưng không ai thấy, mà nói chẳng ai nghe, cứ thế 20 năm. Chính người âm này nhập vào một người trong gia đình, kể cho Thầy nghe, Thầy mới cho quy y, khuyên gia đình làm phước hồi hướng, người âm kia hoan hỷ sẽ thoát ra. Do vậy, nói 49 ngày cũng đúng, nói 100 ngày cũng đúng, nói 3 năm cũng đúng, vì có những người bị vướng ở cõi âm, chưa thoát.

Một Phật tử nói, có người cứ cầu nguyện, xin ông bà ở cõi âm phù hộ, tội nghiệp quá.

Thầy Viên Minh nói, đừng như thế, phải giúp họ siêu thoát đi càng sớm càng tốt.

Thầy Viên Minh nói, Thầy có một thẻ nhớ, trong có nhiều bài giảng, sách đọc, nếu ai muốn copy, thì tới hỏi Thầy Tinh Cần ở Vô Môn Thiền Tự. Hay lên Internet tìm cũng có.

Sư Tinh Cần nói lời cảm niệm Hòa Thượng Viên Minh, và mời đại chúng về Vô Môn Thiền Tự thọ trai. Sư Tinh Cần cũng nhắc rằng, sư đệ của HT Viên Minh là HT Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) cũng sẽ hoằng pháp tại Nam Cali, theo lời mời của Hội Phật Học Đuốc Tuệ Tel: (714) 425-3938:

-- Ngày 19/4, giảng pháp từ 2g00 đến 6g00 chiều, tại:Trung tâm Sangha Center cũ - 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA.92648. Đề Tài: Những Hiểu Lầm Về Đạo Phật 1.

-- Từ Ngày 20/4 đến 24/4 sư Giới Đức sinh Hoạt tại Vô Môn Thiền Tự Tel: (714) 206-1024, địa chỉ: 11412 S. Dallas Dr Garden Grove CA 92840.

Sư Tinh Cần nói, Sư Giới Đức cho biết rằng những Phật Tử nào muốn thỉnh thư pháp, có thể tới thỉnh ở Vô Môn Thiền Tự. Được biết, HT Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh là nhà thư pháp nổi tiếng tại VN.

Sư Tinh Cần cũng nhắc, buổi giảng sắp tới của Thầy Viên Minh là:

Thứ Bảy 11 tháng 4 năm 2015 từ 9:00am - 11:00 am. Cũng tại: Hội trường Việt Báo 14841 Moran St, CA 92683.WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo ở Westminster, California.


Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.

Buổi thuyết pháp diễn ra trang trọng, điều hợp bởi MC Chuyên Nguyễn.

Sau khi đại chúng đọc bài kệ Thỉnh Pháp Sư, Sư Tinh Cần giới thiệu sơ lược về Hòa Thượng Viên Minh.

blank
Sư Tinh Cần (áo nâu) hướng dẫn đaị chúng đọc bài Thỉnh Pháp Sư: Sư Viên Minh (áo vàng).

Sơ lược Tiểu sử của Hòa Thượng Viên Minh như sau:

Hòa thượng sinh năm 1944, tại QuảngTrị. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964; thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Kỳ Viên Tự, Quận 3 Sài Gòn. Thầy bổn sư và thế độ là Đức Tăng Thống trưởng lão HT. Giới Nghiêm.

- Từ năm 1965 đến năm 1971 học Đại Học Vạn Hạnh, đồng thời nghiên cứu các Tông phái Phật giáo, tư tưởng các Tôn giáo và triết học Đông Tây.

- Năm 1972 làm giám học và giảng dạy Trường trung cấp Phật học Phật Bảo, Quận Tân Bình.

- Năm 1973 sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā.

- Năm 1976, làm Tổng thư ký Giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam và bắt đầu viết sách.

Nhiều năm về sau, Sư Viên Minh chính thức mở lớp giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền Vipassanā trong và ngoài nước, và điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Thiền Phật Học Nam Truyền, thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.

Thầy Viên Minh nói rằng, Thầy đến California đã thấy cảm giác thân quen, vì gặp lại nhiều Phật Tử Chùa Kỳ Viên Tự, quen lâu lắm rồi.

Thầy nói, Thầy đã tận lực nghiên cứu và rồi đã thấy điểm chung giữa các tôn giáo, các tông phái Phật giáo -- tất cả đều nói về một sự thật, một chân lý ngay nơi đời sống chúng ta, ai giác ngộ.

Do vậy, Thầy nói, Thiền không phân biệt tôn giáo, tông phái vì hễ giác ngộ là nói giống nhau. Ai còn bị kẹt là thấy vướng mắc, hết kẹt sẽ hết vướng. Thầy Viên Minh tự học, tự thực nghiệm, và đã biên soạn cuốn Thiền Trong Đời Sống -- nói về Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy và Phát Triển, nêu ra Lý vẫn là một. Chân lý là ở đời này, ở nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý, nơi sự xúc chạm, Niết bàn ở nơi mình.

Thầy Viên Minh nói, "Chỉ cần Trọn Vẹn Tỉnh Thức Với Chính Mình, đó chính là chỗ trong kinh nói Tinh Tấn Chánh Niệm Tỉnh Giác Thân Thọ Tâm Pháp."

Thầy Viên Minh nói, Thầy không có phương pháp Thiền nào hết, vì đối tượng và tâm thiền đều sẵn nơi mình; hãy nhận ra tâm gì khởi thì có phiền não, tâm gì thì là hạnh phúc và giải thoát.

blank
Trước khi HT Viên Minh thuyết pháp, Phật tử lên cúng dường tứ sự.

Cho nên nói, Đức Phật khai thị, vì là chỉ ra cái có sẵn nơi tâm môi người.

Thầy Viên Minh dẫn ra một thí dụ, như người được tặng một lâu đài, và người này bị bịt mắt, đẩy vào lâu đài, hễ đụng gì là bị u đầu sứt trán, bước ra vườn thì té nơi tầng cấp, té hồ nước, tính tự tử. Người tặng lâu đài mới nói, anh chỉ cần mở khăn bịt mắt là thấy: hồ đẹp, tầng cấp mới té lại là đá quý, trong nhà toàn đồ quý.

Tương tự, như mình trong đời này, mắt tai mũi lưỡi thân ý mình như người mù không biết dùng. Phiền não là do mình vô minh thôi.

Do vậy, tại sao phảỉ vào thiền viện, trong khi mình có thể thiền khi ngồi xe buýt, khi nấu ăn, khi tắm. Thiền chính là dùng tâm mình nhìn lại các pháp đang hiện hữu.

Ngay khi bước đi, nếu tron vẹn tĩnh lặng, không thêm bớt gì... chính đó là Niết Bàn.

Do vậy, Thiền chính là hễ đói thì ăn, hễ khát thì uống. Chúng ta cứ bị lôi kéo vào quá khứ, vào tương lai, vào bên ngoài nên không trọn vẹn đi đứng nằm ngồi.

Thầy Viên Minh nói, khi ngồi Thiền cũng không cần làm gì, chỉ là trở về thân tâm như nó Đang Là. Vì sống với cái Đang Là, chính là Thiền.

Thiền không phải ở tu viện. Cái sai chính là cố gắng Thiền để đừng Tham Sân Si, nhưng khởi tâm cố gắng thì đã là Tham cái tương lai, Sân với cái hiện tại.

Đức Phật dạy, khi sân hãy nhìn thấy sân như nó đang là; quý Phật tử nhìn như thế sẽ thấy rất an lạc.

Thầy Viên Minh nói, do vậy, Phật không khác chúng sinh, nhưng Phật nhận ra đầy đủ lâu đaì điện ngọc nơi này, còn chúng sinh chưa nhận ra.

Đó là ý nghĩa câu nói khi Đức Phật ra đời: Ta là tối thượng, la duy nhất. (Duy ngã độc tôn). Đơn giản có nghĩa là đơn giản trở về chính mình thì sẽ không còn luân hồi sinh tử.

Thầy Viên Minh nói, Thiền sư đắc đạo không bao giờ bảo người ta phải theo mình, vì chỉ cần bảo mọi người mở mắt ra là thấy mọi chuyện đều hoàn hảo.

Do vậy, không cần xuất gia, không cần vào thiền viện, không cần ngồi cho lâu... vì mỗi người có một khuôn, không cần bắt chước ai hết.

Đức Phật dạy ba pháp ấn -- vô thường, khổ, vô ngã -- chúng ta phải đối diện với cuộc sống mới thấy vô thường, khổ, vô ngã.

Thấy chân lý chỉ có nghĩa thấy thân thọ tâm pháp như nó Đang Là.

blank
Thầy Viên Minh (áo vàng) và một số Phật Tử.

Thiền là phải tránh 4 thứ:

- Cho Là, vì Cho Là sẽ dẫn tới tà kiến;

- Tưởng Là, vì đây là vô minh;

- Phải Là, vì đây là ái dục;

- Sẽ Là, vì đây là tham ái.

Chỉ cần sống cái Đang Là, vì chân lý tự nó hoàn hảo. Cũng chẳng cần giải phẫu thẩm mỹ, vì đó là Phải Là.

Bản ngã có 3 yếu tố dễ nhận ra:

- Cướp Công Pháp: như cây ổi tự sống, như tim tự đập, mình không làm gì. Nếu nói "tôi ăn" hay "tôi đi," chính là cướp công pháp.

- Trộm Pháp: lấy về làm của mình, cho là mình sở hữu, nên nhận "của tôi."

- Thọc Gậy Bánh Xe Pháp: thí dụ, ham ăn tất sẽ đau bụng, uống rượu tất sẽ bệnh gan... mình sinh ra đã hoàn hảo rồi.

Một Phật Tử hỏi là khi nằm giường bệnh, làm sao có chánh niệm.

Thầy Viên Minh nói, chỉ cần Tứ Niệm Xứ, hãy tỉnh thức nhìn như các pháp đang là, xem các pháp có tương giao tự do hay trở ngại.

Thầy Viên Minh dẫn ra một kinh, Đức Phật thăm bệnh một thầy tỳ kheo, cũng chỉ dạy giữ chánh niệm. Thầy nói, bản thân Thầy đã từng hấp hối, và khi hấp hối, tâm lại sáng rõ hơn bình thường, chỉ còn sự đau đớn.

blank
Phật Tử tuần tự vào chờ nghe pháp.

Một Phật tử hỏi, khi chết có biết mình đi về đâu?

Thầy Viên Minh nói, không cần biết đi đâu, vì người giác ngộ có đọa địa ngục vẫn lấy địa ngục làm bài học. Hãy luôn luôn giữ lấy Tánh Biết để sống, chỉ cần Trọn Vẹn Tỉnh Thức thôi, không cần niệm gì hết, vì sợ mới niệm. Nhưng Phật tử đừng chờ chết, vì chết là quả, tất sẽ tới theo kiểu nào đó, bây giờ hãy trọn vẹn tỉnh thức với cái Đang Là.

Thầy Viên Minh kể về Thầy Hộ Nhật, đang đi bát bên lề đường, bị một người đi xe gắn máy trong khi tránh xe lớn đã lạng vào, đụng Thầy, làm Thầy té, bể đầu, máu chảy... Nhưng Thầy Hộ Nhật ngồi dậy, vẫn tỉnh thức, nói anh đụng xe hãy chạy đi để khỏi bị bắt, rồi ngài ngồi chết tỉnh táo.

Một Phật Tử hỏi rằng Phật Giáo Nguyên Thủy nói người chết là đi liền sang kiếp khác, nhưng Phật Giáo Phát Triển nói phải tụng kinh 49 ngày để hương linh siêu thoát.

Thầy Viên Minh nói, thường thì chết là đi liền, như khi tái sinh cõi trời, cõi người.

Nhưng một số người dính mắc, sẽ trở thành người âm. Kinh Phật nói có chúng sinh ở cõi âm rất lâu, có khi từ thời Đức Phật này sang Đức Phật kia mà chưa siêu thoát.

Thầy kể rằng, có một bác sĩ bị xe đụng, chết rồi cứ tưởng còn sống, hàng ngày vẫn tới bệnh viện làm việc, tối về nhà, nhưng không ai thấy, mà nói chẳng ai nghe, cứ thế 20 năm. Chính người âm này nhập vào một người trong gia đình, kể cho Thầy nghe, Thầy mới cho quy y, khuyên gia đình làm phước hồi hướng, người âm kia hoan hỷ sẽ thoát ra. Do vậy, nói 49 ngày cũng đúng, nói 100 ngày cũng đúng, nói 3 năm cũng đúng, vì có những người bị vướng ở cõi âm, chưa thoát.

Một Phật tử nói, có người cứ cầu nguyện, xin ông bà ở cõi âm phù hộ, tội nghiệp quá.

Thầy Viên Minh nói, đừng như thế, phải giúp họ siêu thoát đi càng sớm càng tốt.

Thầy Viên Minh nói, Thầy có một thẻ nhớ, trong có nhiều bài giảng, sách đọc, nếu ai muốn copy, thì tới hỏi Thầy Tinh Cần ở Vô Môn Thiền Tự. Hay lên Internet tìm cũng có.

Sư Tinh Cần nói lời cảm niệm Hòa Thượng Viên Minh, và mời đại chúng về Vô Môn Thiền Tự thọ trai. Sư Tinh Cần cũng nhắc rằng, sư đệ của HT Viên Minh là HT Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) cũng sẽ hoằng pháp tại Nam Cali, theo lời mời của Hội Phật Học Đuốc Tuệ Tel: (714) 425-3938:

-- Ngày 19/4, giảng pháp từ 2g00 đến 6g00 chiều, tại:Trung tâm Sangha Center cũ - 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA.92648. Đề Tài: Những Hiểu Lầm Về Đạo Phật 1.

-- Từ Ngày 20/4 đến 24/4 sư Giới Đức sinh Hoạt tại Vô Môn Thiền Tự Tel: (714) 206-1024, địa chỉ: 11412 S. Dallas Dr Garden Grove CA 92840.

Sư Tinh Cần nói, Sư Giới Đức cho biết rằng những Phật Tử nào muốn thỉnh thư pháp, có thể tới thỉnh ở Vô Môn Thiền Tự. Được biết, HT Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh là nhà thư pháp nổi tiếng tại VN.

Sư Tinh Cần cũng nhắc, buổi giảng sắp tới của Thầy Viên Minh là:

Thứ Bảy 11 tháng 4 năm 2015 từ 9:00am - 11:00 am. Cũng tại: Hội trường Việt Báo 14841 Moran St, CA 92683.
Send comment
Your Name
Your email address
(View: 1328)
Đại Lễ VESAK 2024 tại VÔ MÔN THIỀN TỰ tổ chức ngày 26-5-2024, máy quay số 1. Thiền và Đời Sống. Với sự hiện diện của hơn 50 Chư Tăng, Lễ Vesak cũng gọi là Lễ TAM HỢP : Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập NIết Bàn của Đức Thế Tôn
(View: 4051)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(View: 3904)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.
(View: 63937)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(View: 81004)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(View: 83730)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(View: 78088)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(View: 64657)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
(View: 153314)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(View: 83317)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
(View: 115104)
Sư Giới Đức sẽ có buổi nói chuyện đặc biệt chủ đề: - "Thơ thiền Thư Pháp Thiền và Nghệ Thuật Thiền" vào Thứ Sáu 24-4-2015, từ 6:30PM tại Trung Tâm Sangha 7641 Talbert Ave., Huntington Beach, CA 92648: Hòa Thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh sẽ còn ngụ cư vài ngày nơi Vô Môn Thiền Tự, 11412 S. Dallas Dr. Garden Grove CA 92840. Điện thoại : 714-206-1024. http://vomonthientu.org/ Phật Tử muốn thỉnh thư pháp có thể liên lạc về thiền tự.
(View: 89735)
HT Viên Minh Thuyết Pháp Hoàn Mãn 2 Buổi Ở Quận Cam -Việt Báo ngày 14 tháng 4 năm 2015.
(View: 96227)
WESTMINSTER (VB) -- Thiền sư Viên Minh sẽ thuyết pháp 2 buổi tại Quận Cam trong tháng 4-2015, theo lời cung thỉnh của Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove
(View: 105443)
HT Viên Minh sẽ có 2 buổi thuyết pháp vào 2 ngày thừ bảy: * 4 tháng 4 năm 2015 * 11 tháng 4 năm 2015 thời gian: 9:00am - 11:00 am. Tại Hội trường VIỆT BÁO _ 14841 Moran St, CA 92683
(View: 137210)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
(View: 118679)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
(View: 95680)
GARDEN GROVE -- Trong khi hầu hết ngôi chùa ở Quận Cam đều thuộc trường phái Bắc Tông, ngôi chùa có tên là Vô Môn Thiền Tự đã đứng biệt lập với pháp tu của trường phái Nam Tông, nơi các vị sư hướng dẫn Phật Tử chú trọng nhiều về thiền tập.
(View: 100204)
Ngôi chùa Vô Môn Thiền Tự đã dọn về một địa điểm mới, một nơi rộng hơn tai thành phố Garden Grove, và quanh chùa là những cây tre mới trồng. Phóng viên Việt Báo hôm Thứ Bảy 3-5-2014 đã tới chùa ở địa chỉ mới để vấn an Sư Tinh Cần, vị trụ trì theo truyền thống Phật Giáo Miến Điện và từ nhiều năm nay đã hướng dẫn Phật Tử Quận Cam tu học thiền Tứ Niệm Xứ theo truyền thống naỳ.
(View: 114620)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(View: 118051)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp