(Xem: 1441)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1807)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa

04 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 27679)

Đạo Phật Nguyên Thủy và Đạo Phật Đại Thừa

Hòa thượng W. Rahula
Tỳ kheo Thiện Minh dịch
________________________________________
blank
 Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi:sự khác nhau giữa đạo phật Đại thừa và đạo phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác,chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo phật và tìm nguồn gốc của đạo phật đại thừa và đạo phật Nguyên thủy.

 Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Ngài thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm thuyết pháp độ đời và ngài nhập Níp bàn năm 80 tuổi. Chắc chắn ngài là một con người có nhiều năng lực nhất,ngày đêm thuyết pháp dạy đạo cho chúng sanh ngài chỉ ngủ có hai giờ đồng hồ trong một ngày.

 Đức Phật thuyết pháp giảng đạo cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà la môn, thương gia,những người cùng đinh, trí thức và thường dân lao động. Giáo pháp của ngài đáp ứng mọi nhu cầu tâm linh của từng người. Những gì ngài thuyết giảng được gọi làphật ngôn. Thời điểm đó không có chỗ nào gọi là Trưởng lão bộ(Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana).

 Sau khi ngài thành lập giáo hội Tỳ Kheo tăng và Tỳ Kheo ni,Đức Phật đưa ra những nguyên tắc giáo điều giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Luật (vinaya). Những lời giảng dạy của ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho chư Tăng Ni và thiện Nam tín Nữ được gọi là Pháp( Dhamma).
 
HỘI NGHỊ KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ NHẤT

 Trong đại hội kết tập lần thứ nhất, chỉ có hai phần Pháp và Luật đuợc trùng tuyên lại. Mặc dù không có quan điểm khác nhau về pháp(không có đề cập đến Vi Diệu Pháp) nhưng chỉ có thảo luận một ít vấn đề về giới luật. Trước khi Thế tôn viên tịch,ngài có bảo Đại Đức A Nan Đa rằng nếu tăng già muốn sửa đổi một ít giới luật nhỏ, thì các vị có thể sửa đổi .

 Nhưng lúc đó Ananda quá u sầu vì Thế Tôn sắp viên tịch mà đối với Ananda thì điều đó không thể có được nên không có hỏi bậc đạo sư giới nào là giới nhỏ. Những thành viên của hội nghị không đồng ý về điều giới luật nào là giới nhỏ, cuối cùng trưởng lão Kassapa quyết định rằng không có giới luật nào Thế Tôn đưa ra phải thay đổi, và ngài cũng không có giới thiệu thêm giới luật mới nào.Như vậy không có lý do chính đáng nào để thay đổi giới luật. Tuy nhiên trưởng lão Kassapa nhắc nhở một điều: "Nếu chúng ta thay đổi giới luật, dư luận quần chúng sẽ nói rằng đệ tử Sa Môn Gotama thay đổi giới luật trước khi ngài hỏa táng."

 Trong đại hội, giáo pháp được phân chia thành những phần khác nhau và mỗi phần được ấn định cho một vị trưởng lão và đệ tử của vị đó để ghi nhớ. Sau đó giáo pháp được truyền khẩu từ vị thầy đến đệ tử. Giáo pháp được đọc tụng hằng ngày do bởi những hội chúng thường xuyên kiểm chứng với nhau để bảo đảm rằng không có sự thiếu soát hoặc thêm bớt nào cả. Những nhà sử học công nhận rằng truyền thống khẩu truyền thì đáng tin cậy hơn một bản báo cáo do một người viết về một sự kiện xảy ra sau nhiều năm.

ĐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ HAI

 Một trăm năm sau, đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức để thảo luận một số vấn đề giới luật. Sau ba tháng Thế Tôn viên tịch không có sự thay đổi về mặt giới luật bởi vì trong suốt thời gian đó không có sự thay đổi về mặt kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra. Nhưng 100 năm sau, một số chư tỳ kheo thấy nhu cầu cần để thay đổi những giới luật nhỏ. Những thầy tỳ kheo chính thống bảo rằng không có điều giới luật gì cần phải thay đổi trong khi những người khác cứ nhất định sữa đổi một số ít giới luật. Cuối cùng một số thầy tỳ kheo rời bỏ đại hội và thành lập Đại chúng bộ (Mahasanghika). Mặc dù gọi là Đại chúng bộ nhưng không có nghĩa là Đại thừa (Mahayana). Và trong đại hội kết tập lần thứ hai, chỉ có thảo luận những vấn đề liên quan với giới luật và không thấy nói đến sự tranh luận về giáo pháp.

ĐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ BA

 Thế kỷ thứ ba trước công nguyên, thời hoàng đế Asoka,đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức để thảo luận quan điểm khác nhau giữa những vị tỳ kheo khác phái. Trong đại hội kỳ này sự khác nhau không còn hạn chế về mặt giới luật mà còn liên quan với giáo pháp. Cuối đại hội, chủ tọa ngài Moggaliputta tissa biên soạn một quyển sách được gọi là Những Điểm Dị Biệt của một số bộ phái(kathavatthu) . Giáo pháp này được hội nghị đồng ý và chấp thuận gọi là Trưởng lão bộ(Theravada). Tạng vi diệu pháp được tính đến trong đại hội này.

 Sau đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, con trai vua Asoka, ngài Mahinda mang Tam Tạng lẫn chú giải đến Tích Lan mà chúng được đại hội trùng tuyên lại. Những kinh điển mang Tích Lan được bảo quản cho đến ngày hôm nay mà không có mất mác một trang nào. Kinh điển được viết bằng tiếng Pàli nó dựa vào ngôn ngữ Ma Kiệt Đà(magadhi) do Đức Phật thuyết giảng. Không có điều gì gọi là đại thừa ở thời điểm đó.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠI THỪA (MAHAYANA)
 Giữathế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa(mahayana) và tiểu thừa(hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh(Saddharma pundarika sutra).

 Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên đại thừa định nghĩa rõ ràng hơn. Long Mãng(nagarjuna) phát huy triết học đại thừavề tánh không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết(Madhyamika- karika) chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. Khoảng thế kỷ thứ IV Vô Trước(asanga) và Thế Thân(vasubandhu ) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà đại thừa dựa vào lập trường định nghĩa trên và về sau danh từ đại thừa và tiểu thừa được nói đến.

 Chúng ta không nên nhầm lẫn Tiểu thừa với Trưởng lão bộ(Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo trưởng lão bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỹ thứ III trước công nguyên khi đó không có danh từ Đại thừa nào cả.Bộ phái Tiểu thừa phát triển ở Aᮠđộ và có hiện hữu độc lập trong hình thức của đạo phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay bộ phái Tiểu thừa không còn tồn tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Do đó, năm 1950 hội phật giáo thế giới khai mạc ở Colombo nhất trí quyết định rằng danh từ tiểu thừa phải được xóa bỏ vì nó liên quan với đạo phật tồn tại ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v. . .Đây là lịch sử tóm lược về đạo phật Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu thừa.
 
ĐẠO PHẬT ĐẠI THỪA VÀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY.
 Bây giờ, chúng ta tìm hiểu sự khác nhau giữa đạo phật đại thừa và đạo phật nguyên thủylà gì?
Tôi nghiên cứu đạo phật đại thừa nhiều năm và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo phật nguyên thủy vàđạo phật đại thừa về mặt giáo lý căn bản.

Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.
Tứ Thánh Đế cả hai trường phái thì giống nhau.
Bát chánh đạo cả hai trường phái thì cũng tương tự .
Thập Nhị Nhân Duyên cả hai đều tương đương.


Cả hai không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.

Cả hai đều chấp nhận Tam tướng và Tam vô lậu học, không có bất kỳ sụ khác biệt nào.
Đây lànhững giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.


 Cũng có một số ít điểm khác nhau. Hiển nhiên là quan điểm về Bồ tát .Nhiều người nói rằng đại thừa là quả vị Bồ tát dẫn đến quả vị phật trong khi đó nguyên thủy thì quả vị A La Hán. Tôi phải nói rằng Đức Phật toàn giác, độc giác và thinh văn giác cũng là những vị A la Hán.Kinh điển đại thừa không bao giờ sử dụng La Hán thừa. Họ sử dụng ba thuật ngữ: Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và thinh văn thừa. Theo truyền thống nguyên thủy ba vị này được gọi là Giác.
Có người cho rằng phật giáo nguyên thủy thì ích kỹ bởi vì dạy con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân.Nhưng làm sao một người ích kỹ có thể giác ngộ được?Những trường phái vừa chấp nhận ba thừa vừa chấp nhận giác nhưng cho tư tưởng Bồ tát thì cao nhất.Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ tát huyền bí trong khi đó phật giáo nguyên thủy cho Bồ tát là một con người ở giữa chúng ta ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.

BA HẠNG PHẬT
 Có ba hạng phật: Chánh đẳng chánh giác(sammasambuddha), Độc giác (paccekabuddha),, Thinh văn giác (savakabuddha). Việc chứng đắc Níp bàn giữa ba vị thì giống nhau. Chỉ có sự khác nhau là chánh đẳng chánh giác có nhiều uy đức và phẩm chất hơn hai vị kia.

 Có người nghĩ rằng tánh không Long Mãng nói thì hoàn tòan là giáo lý đại thừa.Điều đó ngài căn cứ vào tư tưởng vô ngã, thập nhị nhân duyên đã tìm thấy trong kinh tạng Pàli. Một lần đại đức A Nan Đa hỏi Đức Phật, " người ta nói rằng từ không vậy không là gì? " Đức Phật trả lời, " này Ananda không có bản ngã cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời này. Do đó thế gian là vô ngã. " Tư tưởng này do Long Mãng đưa ra khi ông viết quyển sách "madhyamika karika" nổi tiếng của mình,".So sánh tư tưởng tánh không là ý niệm của tàng thức trong phật giáo đại thừa đã có nguồn gốc trong kinh tạng nguyên thủy. Những người tu đại thừa phát huy tánh không theo hình thức triết học và tâm lý học vô cùng cao siêu.

 Một trăm năm sau, đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức để thảo luận một số vấn đề giới luật. Sau ba tháng Thế Tôn viên tịch không có sự thay đổi về mặt giới luật bởi vì trong suốt thời gian đó không có sự thay đổi về mặt kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra. Nhưng 100 năm sau, một số chư tỳ kheo thấy nhu cầu cần để thay đổi những giới luật nhỏ. Những thầy tỳ kheo chính thống bảo rằng không có điều giới luật gì cần phải thay đổi trong khi những người khác cứ nhất định sữa đổi một số ít giới luật. Cuối cùng một số thầy tỳ kheo rời bỏ đại hội và thành lập đại chúng bộ(mahasanghika). Mặc dù gọi là đại chúng bộ nhưng không có nghĩa là Đại thừa(mahayana) . Và trong đại hội kết tập lần thứ hai, chỉ có thảo luận những vấn đề liên quan với giới luật và không thấy nói đến sự tranh luận về giáo pháp. Sau ba tháng thế tôn viên tịch, những đại đệ tử của ngài triệu tập một đại hội ở thành ràjagaha.Trưởng lão Kassapa trụ trì đại hội này. Có hai vị rất quan trọng trong đại hội này, các ngài thiên về hai lãnh vực khác nhau – hai vị này trùng tuyên lại Pháp và luật. Ananda là vị đệ tử hầu cận Đức Phật trong suốt 25 năm, ngài có trí nhớ siêu việt, có thể đọc lại những điều Đức Phật đã thuyết giảng . Upali đọc lại tất cả những giới luật Đức Phật đã ban hành.

• Tác giả: Đại đức Thiện Minh dịch
• Nguồn tin: Ven. Dr.W.Rahula




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26709)
Là những hành giả thiền Quán, quý vị cần phải hiểu rõ ràng và chính xác sự khác biệt giữa Khái niệm và Thực tại, vì chỉ một trong hai điều này là đối tượng của thiền Minh sát (Vipassana).
(Xem: 29884)
Trung tâm cuả triết lý cuả Luận là Abhidhamma Pitaka,(Tạng Vi Diệu Pháp) một trong các bộ phận thuộc kho tàng kinh điển được Phật giáo Therevada công nhận là chính truyền cuả Phật Pháp. Kho tàng kinh điển này được soạn thảo bởi ba Hội đồng Phật giáo lớn được tổ chúc tại Ấn độ trong những thế kỷ đầu sau khi Phật viên tịch.
(Xem: 92106)
Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước. Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt
(Xem: 20920)
-Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt. Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. -Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau. Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt. Thiền quán sử dụng cận định và sát na định
(Xem: 28171)
"Tạng" hay "Tàng" là giỏ chứa, chổ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là "Tàng Kinh Các" để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng).
(Xem: 20013)
Đức Phật đã dạy trong tất cả các sinh hoạt của chúng ta – đi, đứng, ngồi, nằm, chúng ta phải để sức nóng thiêu huỷ các tật xấu ấy. Nếu chúng ta không làm thế, chúng sẽ thiêu huỷ chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày….Cách thức để trang bị đầy đủ là thực hành thiền định, khi chúng ta giữ hơi thở trong tâm thức. Đây là cách giúp chúng ta luôn giữ lấy chánh niệm, để sẵn sàng đối phó với nhiễm ô, và như vậy chúng ta có thể hàng phục được nhiễm ô trước khi chúng xuất hiện, chỉ cần chúng ta luôn ghi nhớ đề mục thiền quán trong tâm thức nội tại
(Xem: 20983)
Có hai đường lối để hộ trì Phật Giáo. --Một, được gọi là āmisapūjā, dưỡng nuôi, hay hộ trì bằng sự dâng cúng vật chất, như bốn món vật dụng: y phục, chỗ ở, vật thực và thuốc men. --Hai, dâng cúng bằng cách thực hành Giáo Pháp (patipatipūjā -- dâng cúng pháp hành) là dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối thiết thực nhất, người dưỡng nuôi Phật Giáo phải phát triển Giới, Định, Tuệ cho đến khi ba phần nầy luôn luôn ở với mình. Đó là người dưỡng nuôi Phật Giáo theo đường lối chân chánh.
(Xem: 25307)
Kể từ khi vắng đức Phật và các đại đệ tử, Phật giáo thường phải đối đầu với những tình trạng đen tối với những diễn dịch sai lạc, bên cạnh đó chưa kể đến những thành phần bất hảo trong Tăng đoàn. Tuy nhiên may mắn có những vị Trưởng lão Thánh Tăng từng thời kỳ đã mang trách nhiệm và quan tâm đến việc gìn giữ và phát huy nền đạo pháp. Do đó, những thời kỳ kết tập kinh điển ra đời để bảo tồn các lời dạy của Đức Phật.
(Xem: 28080)
Lời dạy của Đức Phật là: "Khi chúng ta thấy bất cứ điều gì, đừng có dính mắc vào điều đó, mà hãy chú tâm để phát huy sự hiểu biết sâu sắc vào bản chất thật của sự vật.". Hãy theo dõi tâm để thoát khỏi sự dính mắc của trần cảnh. Khi quý vị nghe âm thanh hay hoặc dỡ, chỉ nghe bằng sự tỉnh thức. Bạn phải có chánh niệm để ngă
(Xem: 47017)
Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật. Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.
(Xem: 46461)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát
(Xem: 39370)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
(Xem: 31552)
KINH PHÁP CÚ Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.
(Xem: 20771)
Bởi vì thân thể con người không thể nào chịu đựng được cách ngồi nầy trong nhiều giờ, nên chúng ta xen kẽ các suất ngồi thiền với các suất đi kinh hành. Vì pháp Thiền Hành, hay đi kinh hành, là một pháp thiền quan trọng, tôi muốn thảo luận ở đây về bản thể, tầm quan trọng, và các lợi ích của pháp thiền nầy.
(Xem: 19794)
Có 2 bộ Kinh thuộc về Đại Tạng Kinh. Khi in ấn để phát hành các loại sách, thì cũng chỉ có 2 bộ kể trên là đã có in rõ ràng các chữ: "Đại Tạng Kinh" ở trên bìa. Đó là: 1. Bộ Nikaya Sutta được dịch từ tiếng Pali. 2. Bộ Kinh A Hàm được dịch từ tiếng Trung Hoa
(Xem: 15937)
Phật giáo ngày nay có nhiều tông phái với các truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân biệt hai tông phái chính: Phật Giáo Đại thừa - Mahayana, và Phật Giáo Nguyên thủy - Theravada. Phật Giáo Mahayana thịnh hành ở các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật Giáo Theravada được lưu truyền rộng rãi ở Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.
(Xem: 16527)
Bát Quan Trai giới là một phương pháp tu hành tích cực và thù thắng của người tại gia cư sĩ. Bát Quan Trai là gì.? Ý nghĩa Bát Quan Trai. Đã được Ngài Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác giảng trong khóa tu học tại Âu Châu