Cách Thiền Vipassana

Saturday, June 18, 201612:00 AM(View: 83638)

Cách Thiền Vipassana

(Viết bởi Phạm Doãn)

Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình. Lúc mới tập thiền, tôi cũng gặp cái khó khăn như thế. Hình như có quá nhiều sự việc, ý nghĩ xuất hiện, nào là chuyện quá khứ, chuyện tương lai, chuyện mới vừa xảy ra, chuyện chưa xảy ra, những hình ảnh, âm thanh, cảm xúc buồn vui, ham hố, sợ hãi,… lung tung, tất cả như xuất hiện liên tục hoặc đồng thời. Kinh khủng! Và nếu sự thực tập chưa đủ công phu thì quả thực không thể chịu nổi.

Ngồi thiền… thất bại! Một đêm quá tuyệt vọng với cái đầu “nhiều chuyện” của mình, tôi giận dữ trừng mắt nhìn chăm chăm vào nó, và nhận ra rằng khi ta chăm chú nhìn vào cái mớ tư tưởng điên đảo lộn xộn đó, dường như nó trở nên bớt kích động hơn, và dần dần làm cho tâm yên tĩnh lại! Trong tình huống này phải nói là “tức cười”: tôi quan sát sự chuyển động loạn xạ của tâm tôi. Tâm tôi nhìn ngắm tâm tôi. Tôi trở thành chứng nhân (witness) của chính bản tâm tôi. Mới đầu làm chứng nhân hơi khó, nhưng với sự nỗ lực, mọi người đều có thể thực hành một cách dễ dàng. Chính nhờ phương pháp này mà nhiều người đã “an” tâm và ngồi thiền được.

Cũng kể từ đó, mỗi lần khi ngồi thiền, tôi tự động làm chứng nhân để quan sát tâm mình. Hành động này lâu ngày ăn sâu vào vô thức. Ngoài việc quan sát tâm mình, để tâm trở nên an tịnh, tôi còn quan sát toàn bộ cơ thể vật lý của mình, từng bắp thịt, từng khớp xương xem nó vận hành như thế nào. Mỗi khi thực hành như vậy, tôi cảm thấy rất “relaxing” và có khi còn giảm được mọi cảm giác đau nhức nữa. Về sau mới biết phương pháp này chính là vipassana (Thiền minh-sát), và Vipassana là phép quán của Phật giáo Nguyên thủy.

A. Nguồn gốc Vipassana

Không thỏa mãn với các loại thiền định (Alara, Uddaka), đức Phật đã chọn một phương pháp thực hành khác để tiếp tục hành trì và không lâu sau, ngài đã chứng đắc tuệ giác vô thượng. Phương pháp đó gọi là: Vipassana (Thiền minh sát).
Vipassana là tên gọi bằng tiếng Pāli, thứ ngôn ngữ mà đức Phật thường dùng để thuyết pháp. Vipassana, tiếng Sanskrit gọi là Vipashyana. Ở đây, chúng ta cũng nên ghi nhận rằng, để thuyết giảng giáo lý của mình, đức Phật thường dùng tiếng Pāli, một ngôn ngữ bình dân dễ đi vào lòng quần chúng. Vipassana nghĩa đen là nhìn (to look), là quán sát (to insight), nghĩa bóng là chứng nhân (to witness).

Nguyên lý của Vipassana là trở thành “chứng nhân” của chính cơ thể, tư tưởng và cảm xúc của mình! Phương pháp tu tập thiền quán của Phật giáo nguyên thủy chia làm hai pháp chính:
– Chỉ (Samatha): Dừng lại tất cả những vọng niệm, còn gọi là định hoặc định chỉ. Pháp “chỉ” đưa đến sự nhập định (Samadhi). Định của Phật giáo nguyên thủy gọi là jhana. Tiếng Việt gọi là tứ thiền hay bốn định hữu sắc (jhana). Những pháp “định chỉ” không dẫn đến trí huệ, mà chỉ làm trí lực, định lực mạnh mẽ lên. Người ta hay ví sự thực hành “định chỉ” giống như là mài bén lưỡi gươm của đức Văn Thù.
– Quán (Vipassana): quan sát, theo dõi sự sinh khởi của thân và tâm. Quán dẫn đến Huệ. Huệ dẫn đến cứu cánh giải thoát.
 Vipassana thường được ứng dụng trong Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda). Các tu sĩ Nam tông có khi chỉ thực hành pháp quán Vipassana, có khi vừa thực hành Vipassana, vừa thực hành pháp định chỉ (Samatha). Rất nhiều phương pháp thiền khác, trong hoặc ngoài đạo Phật, mà cốt tủy vẫn là Vipassana.

B. Một hành giả thực tập Vipassana cần tuân thủ theo ba bước như sau:

Bước một:

Trước hết, quan sát chính cơ thể của mình. Đây là một phép nội quán, nghĩa là phải quay ý thức vào trong để nhận diện toàn bộ thân thể của chính mình. Như vậy, ta quan sát từng hơi thở vật lý của ta, ta quan sát từng động thái của ta, ta quan sát từng tư thế của ta. Ta đứng làm chứng nhân để quán sát và nhận biết toàn thể con người vật lý của ta.

Các pháp quán hơi thở (ānāpānasati) đều thuộc vào giai đoạn đầu của Vipassana. Hơi thở được nhận biết một cách tự nhiên, không phải thay đổi như trong yoga. Sau khi Phật giáo truyền sang các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn,… thì phép quán hơi thở (sổ tức) được thành lập nên nhiều hình thức thích nghi với căn tánh của mỗi người hơn, như quán hơi thở ra vào, quán bụng phồng lên xẹp xuống, quán hơi thở theo cách niệm Phật, v.v…

Pháp Thiền hành mà thầy Nhất Hạnh phổ biến hiện nay chính là Vipassana bước một. Ngày xưa, đức Phật thiền hành mỗi ngày. Đời sống của Ngài luôn trụ trong chánh niệm tỉnh giác nên những bước chân của Ngài luôn trong trạng thái chánh niệm. Nói chung, ta có thể quán sát bất cứ bộ phận nào của cơ thể hoặc bất cứ chuyển động nào của thân như một đối tượng để thiền quán.

Quán hơi thở hay theo dõi bước chân là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn chuẩn bị của Vipassana chứ không phải là toàn bộ phương pháp. Có lẽ vì không hiểu tường tận điều này nên có nhiều người thắc mắc rằng làm sao chỉ cần quán hơi thở mà hành giả có thể đạt được chân lý!

Bước hai:

Khó hơn một chút, bằng cách quán đến một đối tượng phức tạp và ồn ào hơn nhiều, đó là quán sát những ý nghĩ, những tư tưởng, đang ào ạt vụt qua óc ta. Ý nghĩ hay tư tưởng, mặc dù vô hình, thật ra vẫn có bản chất vật lý. Chúng là sóng điện não, tức sóng vật lý. Quán sát tư tưởng chính là quán sát cái biểu hiện của sóng vật lý, thế thôi! Trước cái đầu óc náo động điên loạn, ta chỉ đứng đó làm chứng nhân, lặng lẽ quan sát, tuyệt đối không có một ý kiến nào cả. Chỉ một niệm ý kiến hay phê bình khởi dậy là ta bị lôi ngay vào dòng tư duy náo loạn đó. Phải tách ra, đứng làm chứng nhân, im lặng nhìn dòng chảy của ý nghĩ tuôn qua. Việc tách đôi giữa “ta” và “mình” lúc đầu có thể hơi khó, nhưng chỉ một thời gian ngắn là ta có thể thực hiện được. Sau một thời gian tập luyện, dòng chảy tâm thức ồn ào kia sẽ dịu lắng và dừng lại.

Bước ba:

Người thực hành Vipassana phải tập quan sát những đối tượng vi-tế hơn nữa. Đó là các cảm xúc của chính mình như buồn, vui, giận dữ, ham hố, sợ hãi,… Ta, nhân chứng, phải luôn sẵn sàng mỗi khi cảm xúc khởi lên, phải nhận ra rõ ràng từng cảm xúc và làm chủ cảm xúc đó. Đối trị với biển cảm xúc, ta vẫn phải luôn giữ chặt chẽ nguyên tắc: chỉ im lặng quan sát theo dõi sự sanh khởi mà không cần phê phán. Với thời gian, ta sẽ kiểm soát được tất cả các cảm xúc của mình, ngay cả khi nó mới chỉ là ý đồ muốn bùng dậy.
Sau khi thực hành vững vàng ba bước của thiền quán Vipassana như vậy, ta cũng sẽ có một định lực mạnh mẽ giống như tập samatha, làm chủ được mọi ý nghĩ và cảm xúc. Tâm sẽ đạt trạng thái yên ổn thanh tịnh. Trí huệ sẽ phát triển, và một ngày nào đó không định trước: tuệ giác hay sự giác ngộ sẽ hiển bày.

C. Nguyên lý Vipassana

Trong kinh điển, Vipassana là pháp quán (contemplation) cơ thể vật lý và các hiện tượng tự nhiên đang xảy ra trong cơ thể. Cơ thể vật lý và các hiện tượng tự nhiên đang xảy ra trong cơ thể là biểu hiện của ngũ uẩn (five aggregates): sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Quán “ngũ uẩn” tức là quán toàn bộ sự hiện hữu của ta: Cái đang là (being). Vipassana không chọn đối tượng quán là các vật, các sự vật, các khái niệm ngoài thân, ngoài sự hiện hữu chân thật của ta. Ví dụ nếu chọn đối tượng quán là hình ảnh một vị Phật, thì ta sẽ mắc sai lầm ở chỗ: bất cứ hình ảnh của một vị Phật nào đó, luôn luôn là do khái niệm từ tâm ta dựng nên, mà bản chất của tâm chưa giác ngộ luôn luôn là một ảo tưởng. Nếu ta chọn sự quán tưởng về bất cứ điều tốt đẹp nào, ví dụ quán về lòng từ bi hoặc lòng bác ái, thì lòng từ bi hay bác ái đó cũng chỉ là: Cái đã được đặt tên (named or labelled), cái mà ta không thể nào biết nội dung chân thật của nó. Vipassana khảo sát chính nội dung chân thật của bản thể ta bằng chính ý thức tự thức của ta. Như vậy, Vipassana nhận thức được hiện hữu chân thực của ta một cách trực tiếp, mà không phải thông qua một khái niệm hay tên gọi nào.

Vipassana chọn đối tượng quán là ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ngũ uẩn là toàn bộ sự hiện hữu của ta. Bình thường ta chỉ nhận biết được cái “thân bên ngoài” của ta. Rất khó để ta nhận ra cái “thân bên trong”. Đó là toàn bộ sự vận động phức tạp và vi tế của ý thức và mọi cảm xúc bên trong ta. Vipassana là pháp quay vào trong, quan sát tất cả mọi thực tại mọi diễn biến bên trong tức quan sát cái “thân bên trong” của ta. Vì thế Vipassana còn được gọi là pháp quán “thân trong thân”.

Pháp quán Vipassana không hẳn là một cực đối lập với pháp định Samatha. Định là cột chặt ý thức vào một đối tượng. Quán là cột chặt ý thức vào một chuỗi hiện tượng hoặc sự kiện đang xảy ra. Như thế trong quán vẫn có định. Cả hai Samatha và Vipassana đều dẫn đến Jhana. Người ta dùng nội dung của Jhana để phân định các giai đoạn tiến triển của Vipassana. Vipassana-jhana được mô tả như định chứng của Vipassana. Ngài Ajhan Chah có phân tích rất rõ về trải nghiệm Vipassana. Ngài cũng giải thích bằng thực chứng về tính nhất quán giữa jhana và Vipassana.

Kết luận

Vipassana là phương pháp chân truyền của đạo Phật, được chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) hành trì nghiêm mật. Tuy nhiên, Vipassana không phải là một pháp bí truyền hay độc quyền của bất cứ giáo phái nào. Nguyên lý của Vipassana có thể nhìn thấy trong tất cả các phương pháp thiền định khác. Đứng trên nguyên lý của Vipassana, bạn có thể nhìn lại tất cả các phương pháp thiền định của mọi tông phái khác với một nhãn quan sáng tỏ và rõ ràng hơn.

- Ví dụ bạn đang tập quán niệm hơi thở (ānāpānasati) thì đây là Vipassana bước một. Bạn đang quán cái chuyển động cụ thể nhất của cơ thể đó là hơi thở.

– Ví dụ khi đi Thiền hành với từng bước chân chăm chú đầy tỉnh thức, bạn sẽ biết rằng đó là bước đầu tiên của Vipassana.

– Ví dụ như được dạy rằng “Thấy vọng liền buông”. Bạn sẽ biết buông bằng cách nào hiệu quả nhất? Không thể bằng ý chí buông bỏ, mà buông bằng Vipassana thì hiệu quả nhanh hơn.

– Ngay cả khi nếu như bạn đang thực hành Mười bức tranh chăn trâu của Thiền tông (tức mười giai đoạn tiến triển của tâm trong quá trình tu tập); thực hành Vipassana, bạn có thể ung dung chăn trâu qua cả mười giai đoạn này.

Ở Việt Nam, Thiền tông và các tông phái khác được phổ biến nhiều hơn Thiền nguyên thủy. Nhưng hiểu biết về Vipassana và nguyên lý của nó, dù sao cũng sẽ mang lại một thông tin cần thiết và hữu ích với tất cả mọi người. Sau cùng cũng mong cầu được các bậc Thiện tri thức bỏ chút thời gian chỉnh sửa lại các kiến giải chưa đúng.■

Phạm Doãn

 

 

 

 

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 63858)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(View: 80920)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(View: 77972)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(View: 19018)
Sân hận là loại cảm xúc thường gây khó cho nhiều người. Thí dụ khi bạn đang ngồi thiền, bỗng nhiên tâm sân khởi lên, và bạn nghĩ “Ồ không, tâm sân!”, -đó là thái độ phản kháng. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn nghĩ, “Ồ tuyệt vời, tâm sân!” Bạn có thấy sự khác biệt không? Chúng ta thường có xu hướng dễ chấp nhận sự dễ chịu, nhưng ghét bỏ sự khó chịu.
(View: 19575)
Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
(View: 70552)
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
(View: 18022)
Cái tinh thần chung của Phật là gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biến đổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trong cảnh giải thoát Niết-bàn. Vậy bất cứ là kinh nào trong Tam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưng nếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàn trong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạt mà cố công tham cứu và học hỏi,
(View: 19554)
Được biết, xuất gia gieo duyên là một truyền thống lâu đời của các nước Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka - nơi Phật tử tại gia có thể thực hiện ước nguyện xuất gia, sống đời tu sĩ trong thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm. Theo đó, các Phật tử xuất gia gieo duyên tại thiền viện sẽ có thời khóa tu học như các chư Tăng tại thiền viện gồm học giáo lý, học kinh luật, ngồi thiền, tụng kinh, kinh hành, trồng cây, làm công quả...
(View: 18933)
Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo
(View: 114553)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(View: 118019)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp
(View: 109663)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(View: 18938)
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa
(View: 22832)
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới.
(View: 19135)
Đạo Phật Việt Nam giống và khác nhau với đạo Phật Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện chỗ nào? Đạo Phật còn khác nhau về các ‘thừa’: Tiểu Thừa (Theravada- Nguyên Thuỷ), Đại thừa, Kim Cương thừa, các tông phái liên hệ đến cách hành trì: Thiền & Tịnh Độ. Ngay cả trong Thiền còn chia ra thành Lâm Tế & Tào Động & Đốn Ngộ & Tiệm Tu. Những người ngoài cửa hay mới vào cửa đã thấy nhức đầu và tẩu hỏa nhập ma
(View: 19531)
Tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân. Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
(View: 90145)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.Cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
(View: 35395)
Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
(View: 116420)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.
(View: 18018)
Đối với tôn giáo, để trở thành tín đồ, chúng ta phải trải qua nghi lễ theo tôn giáo mình theo quy định. Với Ấn Độ giáo, muốn trở thành tín đồ có đầy đủ tư cách học kinh Vệ đà, chúng ta phải trải qua lễ Upanayana (lễ đánh dấu thời điểm người con trai chính thức được giáo dục trong dòng tư tưởng Vệ đà). Với Cơ Đốc giáo, muốn trở thành con chiên chính thức, chúng ta phải trai qua lễ Baptism (lễ rửa tội). Cũng vậy, muốn trở thành người phật tử chính thức của Phật giáo, chúng ta phải tiếp thọ lễ Quy Y Tam Bảo.