(Xem: 1441)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 1807)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người (nghiệp khẩu)

20 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 87983)


Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người (nghiệp khẩu)

Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.

Nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, của Thân, Miệng và Ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành” luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi.


blank

Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”, nghĩa là: Xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác. 

Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười ( 10 ) cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn ( 4 ) gần một nửa: 

1/ Chuyện không nói có, chuyện có nói không

2/ Nói lời hung ác

3/ Nói lưỡi đôi chiều

4/ Nói lời thêu dệt. 

Nhưng trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như: 

5/ Ăn uống cầu kỳ

6/ Phê bình, khen chê

7/ Rêu rao lỗi của mọi người (Tứ chúng), toàn là những điều tổn phước và tội phải đoạ vào địa ngục, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.

Do vậy kinh cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh:

1/ Hay nói lỗi kẻ khác

2/ Hay nói chuyện mê tín, tà kiến

3/ Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)

4/ Làm ít kể nhiều. Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi. 

Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.

Người xưa cũng có dạy: “ Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”, tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tỗn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê...để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.


blank

Đấy là chỉ nói sơ qua những điều tai hại thường xảy ra hằng ngày của cái miệng, còn lại suốt trong một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy: ”Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy. 

Cũng có kệ rằng:

“Trăm năm vật đổi sao dời, 

Một câu quý giá muôn đời con ghi. 

Mở lời trước phải xét suy,

Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là”.

Lại có thơ: 

“Lời nói đổi trắng thay đen,

Thiên đàng, điạ ngục bon chen lối vào?

Trực ngôn tâm chẳng lao xao.

Giữ tâm thiền định biết bao an lành.” 

Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người:

“Thần khẩu nó hại xác phàm,

Người nào nói quá họa làm khổ thân.

Lỡ chân gượng được đỡ lên. 

Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi" 

Cái miệng nầy rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khóai khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên sử dụng hóa chất rất nhiều, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y mang vào thân, để tự làm khổ mình và làm khổ bao người, phải lo chạy chữa, là chuyện đương nhiên. 

Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp trong hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người.

Đọc câu chuyện trong Quốc văn Giáo khoa thư sau đây sẽ thấy được sự lợi hại về cái miệng, lưỡi: 

Một hôm ông phú hộ ra lệnh cho người làm giết heo và chọn phần quí nhất của con heo làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông một món ăn mà phần quí nhất là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao thì người làm trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất, vì nhờ cái lưỡi mà con người có thể diễn đạt những tình cảm chân thành, những ý tưởng cao siêu, ích nước lợi dân và có ích cho nhân loại.

Ít lâu sau, ông phú hộ lại ra lệnh cho người làm giết heo và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông phú hộ một dĩa đồ ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao, người làm bèn trả lời rằng vì cái lưỡi có thể nói lên những lời nói xấu xa nhất tàn ác nhất làm tan nát gia đình xã hội và có thể khuynh đảo nước nhà ngay cả làm hại cho nhân loại. Ông phú hộ vô cùng ngợi khen sự thông minh của người làm.


blank

Thật là cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo. Người xưa cũng có nói “Nhứt ngôn khả dĩ hưng bang, nhứt ngôn khả dĩ tán bang”, nghĩa là một lời nói có thể xây dựng nước nhà, mà cũng có thể làm tan nát nước nhà. 

Lược sơ qua những điều lợi hại, thì chúng ta đã thầy cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi. 

Có lời dạy dạy:

“ Người khôn nói ít nghe nhiều,

Lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han,

Trước người hiểu rõ khôn ngoan. 

Nhường trên một bước rộng đường dể đi.

Việc người chớ nói làm chi.

Chuyện mình mình biết, vậy thì mới khôn”

Người đời cũng có câu:

“ Chim khôn hát tiếng rảnh rang.

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. 

Nghe rồi tỏ ngộ Bồ đề. 

Khuyên người niệm Phật đồng về Tây phương”.

Lại cũng có thơ:

“Bớt đi lời nói thị phi, 

Bớt đi tội lỗi sân si đau buồn 

Thêm câu niệm Phật nhiều hơn. 

Phước điền thêm lớn tâm hồn thêm vui" 

Và:

“Ít nói một câu chuyện,

Niệm nhiều một câu Phật,

Đánh chết được vọng niệm,

Pháp thân ta hiện tiền”.

Trong kinh Pháp Cú, Phật có dạy:

- “ Dầu nói ngàn ngàn lời, Nhưng không gì lợi ích, tốt hơn một câu nghĩa, nghe xong được tịnh lạc”. PC 100.

hay:

- “ Không phải vì nói nhiều, mới xứng danh bậc trí, an ổn không oán sợ, thật đáng gọi bậc trí” PC 258

- “ Không phải vì nói nhiều, là thọ trì chánh pháp, người nghe ít diệu pháp, nhưng trực nhận viên dung, chánh pháp không buông lung, là thọ trì Phật Pháp”. PC 259. 

Phật cũng có dạy: “Làm thinh như chánh pháp, nói năng như chánh pháp” là như vậy.

Là người tu, một lời nói ra phải giúp cho nhiều người thông hiểu, an lạc, lợi ích thì chúng ta không tiếc lời, phước đức cũng rất vô biên, nhưng rất phải cẩn ngôn, cẩn ngữ khi phải nói ra những lời khiến người khác phải khổ đau, thiệt hại, thì chúng ta sẽ phải gặt hái những điều tương ứng.

Tạo Phước đức cả một đời, nhưng chỉ cần một lời ác khẩu nói ra là tiêu tan trong giây phút. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhất là chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.

Có bài thơ rất hay:

“Lời qua tiếng lại - giải quyết chi đâu?

Sao không dừng lại - kẻo hố thêm sâu.

 

Lời qua tiếng lại - đưa ta đến đâu?

Sao không thở nhẹ - mĩm cười nhìn nhau.

 

Lời qua tiếng lại - đưa ta đến đâu ?

Sao không dừng lại - thở nhẹ và sâu.”

Xin luôn nhớ cho rằng:

“ Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn con trơ trơ”

và: 

Ai ơi ! Ít nói là vàng

Nói nhiều tội lỗi trái ngang cũng nhiều

Chi bằng ít nói bao nhiêu

Khỏi điều phiền não, khỏi điều thị phi

Hằng ngày tam nghiệp vô vi

Không tranh nhân quả có gì đảo điên

Không nghiệp chướng chẳng lụy phiền vô ưu,

vô não nương thuyền tiêu dao.

Lợi hại như vậy đấy, nên mỗi chúng hãy mau lo tu cái miệng vậy. 

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường đối đãi với nhau, cái miệng phải luôn mỉm cười, nhạy lời xin lỗi và trọng lời cảm ơn. Phải tương kính, dùng ái ngữ, không tiếc lời khen, tán dương, ca tụng, truyền rao những người tốt, việc tốt, những điều hay, lẽ phải để nhân những điển hình tốt đẹp ra thêm làm tô thắm cuộc đời. Phải rất dè dặt tiếng chê. Nên ăn chay để bảo vệ môi trường và cứu tinh cầu. Không nói dối, mà phải nói những lời chân thật. Không dối gạt, ta sẽ nhận được nhiều uy thế, tiếng tăm. Không nói lời thêu dệt, mà nói những lời trung thực, sẽ được nhiều người kính mến. Không nói lời đâm thọc, mà nói lời hoà hợp sẽ được nhiều người ủng hộ. Không nói lời thô ác, mà nói toàn những lời hòa nhã, thương yêu, sẽ có cuộc sống cao sang. Đấy là những pháp tu cho cái miệng, rất hay, rất bổ ích, chúng ta cần thực hiện theo, để gặt hái được nhiều phước đức, lúc đó cuộc đời, gia đình và xã hội, trong hiện tại được thanh bình, an đẹp và tương lai sẽ sanh vào nơi an lạc, thật hạnh phúc nào bằng.

Thơ về NGHIỆP KHẨU

Kinh dạy cái miệng tội lỗi vô cùng

Nghiệp khẩu có bốn, nói chung rất nhiều

Lời thời hung ác, lưỡi lại đôi chiều

Chuyện không nói có, có thời nói không

Nhiều lời thêu dệt, lắm chuyện viễn vông

Đâm bì thóc nọ thọc bì gạo kia 

Khiến cho bao kẻ chịu cảnh chia lìa

Nát tan nhà cửa gia đình thảm thương

Lại thêm rao lỗi tứ chúng bốn phương

Trước mặt khen nịnh sau lưng chê cười

Thương thay người lại biến thành đười ươi

Để cho đánh mất tình người trong ta.

Cái miệng ăn uống rất đổi xa hoa

Giết bao loài vật để mà nuôi thân

Nhậu nhẹt say khướt như kẻ ngu đần

Thân mình phá hoại bệnh tình phải mang.

Ung thư đột quỵ bệnh gút rõ ràng

Nhà hàng ăn uống cầu kỳ nhẫn tâm

Quan điểm hưởng thụ tạo mọi lỗi lầm

Cũng từ cái miệng ăn càng nói xiên.

Họa tai lại đến lắm chuyện não phiền

Lỡ lời một tiếng hận thù ngàn năm

Lòng ta trong sáng tợ ánh trăng rằm 

Chiếu soi nhân thế tỏ đường quy-y.

Khiêm cung đối đãi tôn trọng lễ nghi

Nhạy lời xin lỗi trọng lời cảm ơn

Nhân văn đẹp tuyệt còn có nào hơn

Tán dương ca tụng trọng người hơn ta.

Miệng cười tươi đẹp thanh thoát như hoa 

Thành người cao qúy trên đời tôn vinh 

Khẩu nghiệp không tốt nay biến thành xinh

Ăn sạch nói đẹp thanh bình hoan ca

 

Viên Thành

Nguồn: daophatngaynay

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 61694)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78162)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 80694)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 74109)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 18425)
Sân hận là loại cảm xúc thường gây khó cho nhiều người. Thí dụ khi bạn đang ngồi thiền, bỗng nhiên tâm sân khởi lên, và bạn nghĩ “Ồ không, tâm sân!”, -đó là thái độ phản kháng. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn nghĩ, “Ồ tuyệt vời, tâm sân!” Bạn có thấy sự khác biệt không? Chúng ta thường có xu hướng dễ chấp nhận sự dễ chịu, nhưng ghét bỏ sự khó chịu.
(Xem: 18908)
Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
(Xem: 54031)
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
(Xem: 17414)
Cái tinh thần chung của Phật là gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biến đổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trong cảnh giải thoát Niết-bàn. Vậy bất cứ là kinh nào trong Tam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưng nếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàn trong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạt mà cố công tham cứu và học hỏi,
(Xem: 18977)
Được biết, xuất gia gieo duyên là một truyền thống lâu đời của các nước Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka - nơi Phật tử tại gia có thể thực hiện ước nguyện xuất gia, sống đời tu sĩ trong thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm. Theo đó, các Phật tử xuất gia gieo duyên tại thiền viện sẽ có thời khóa tu học như các chư Tăng tại thiền viện gồm học giáo lý, học kinh luật, ngồi thiền, tụng kinh, kinh hành, trồng cây, làm công quả...
(Xem: 18293)
Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo
(Xem: 113251)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 116981)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp
(Xem: 108670)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 18325)
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa
(Xem: 22163)
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới.
(Xem: 18586)
Đạo Phật Việt Nam giống và khác nhau với đạo Phật Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện chỗ nào? Đạo Phật còn khác nhau về các ‘thừa’: Tiểu Thừa (Theravada- Nguyên Thuỷ), Đại thừa, Kim Cương thừa, các tông phái liên hệ đến cách hành trì: Thiền & Tịnh Độ. Ngay cả trong Thiền còn chia ra thành Lâm Tế & Tào Động & Đốn Ngộ & Tiệm Tu. Những người ngoài cửa hay mới vào cửa đã thấy nhức đầu và tẩu hỏa nhập ma
(Xem: 18969)
Tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân. Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
(Xem: 33980)
Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
(Xem: 115271)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.
(Xem: 17467)
Đối với tôn giáo, để trở thành tín đồ, chúng ta phải trải qua nghi lễ theo tôn giáo mình theo quy định. Với Ấn Độ giáo, muốn trở thành tín đồ có đầy đủ tư cách học kinh Vệ đà, chúng ta phải trải qua lễ Upanayana (lễ đánh dấu thời điểm người con trai chính thức được giáo dục trong dòng tư tưởng Vệ đà). Với Cơ Đốc giáo, muốn trở thành con chiên chính thức, chúng ta phải trai qua lễ Baptism (lễ rửa tội). Cũng vậy, muốn trở thành người phật tử chính thức của Phật giáo, chúng ta phải tiếp thọ lễ Quy Y Tam Bảo.