(Xem: 1868)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2306)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

Tuổi trẻ_Ăn chay và ăn mặn?

07 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 12379)

Tuổi trẻ_Ăn chay và ăn mặn

 
Tuổi trẻ đến với đạo Phật với nhiều bỡ ngỡ như người lạc vào khu rừng đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng lại khó tìm lối ra. Tiết mục “Tuổi Trẻ Với Phật Pháp” đến với các bạn trẻ để chúng ta cùng tìm hiểu và thực hành Phật Pháp, hầu đạt được an lạc, hạnh phúc và thảnh thơi ngay trong cuộc sống trước mặt cho bản thân, gia đình và cho mọi người quanh ta. Kính mời quý vị và các bạn trẻ cùng theo dõi câu chuyện hôm nay với tiêu đề “Ăn chay, Ăn mặn” với các bạn trẻ (A), (B) và (C). Đây là một vấn đề mà nhiều người quan tâm đến, lại là một vấn đề hết sức tế nhị nên chúng tôi không dám tự tiện lý luận mà phải dựa vào những bài viết của hai vị sau đây: một là Tiến sĩ Victor A. Gunesekara, người Úc gốc Tích Lan, hiện là giáo sư đại học Queensland và là tổng thư ký hội Phật Giáo Queensland, Úc Đại Lợi; hai là Đại đức Thích Trí Siêu, ở Chùa Linh Sơn, Paris, Pháp quốc.

blank

A: Này các bạn ơi, các bạn có biết các vị tu sĩ Phật giáo (PG) Tây Tạng ăn thịt bò không? Nghĩa là họ không ăn chay đó mà. Quý thầy tu Việt Nam mình mà thuộc Nam tông cũng vậy, ăn mặn đó! Nhưng họ chỉ ăn một bữa.
C: Bậy nào, tại sao lại như vậy được?
B: Không phải bậy đâu. Các bạn có biết không? Chúng ta thường tiếp xúc với quý Thầy tu Bắc tông, quí vị này theo truyền thống “tu hành thì phải ăn chay” nên chúng ta ngạc nhiên khi gặp những vị tu sĩ PG ăn mặn nghĩa là ăn thịt đó thôi. Thật ra khi xưa, có nhiều sự kiện được ghi lại trong đời sống đức Phật và chư Tỳ-kheo, ban đầu họ đã ăn thịt.

A: Thật vậy sao?
B: Thật chứ! Này nha, hồi đức Phật còn tại thế, khi đi khất thực, ai cho cái gì, quý Thầy ăn cái đó, không phân biệt ngon dở. Có câu chuyện kể rằng Đại đức Pindola Bharadvaja đã thản nhiên ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của Ngài, khi người này cúng dường vật thực. Như vậy, việc ăn chay hay ăn mặn đâu còn là vấn đề nữa?

C: Đức Phật có cấm các thầy Tỳ-kheo ăn thịt không?
B: Thời đức Phật còn tại thế, khi đi khất thực, Tỳ-kheo được phép ăn 5 thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục.
A: Đó là 5 thứ thịt gì vậy?
B: Đó là qui định về việc ăn thịt: 1. Thịt ăn mà không thấy người giết. 2. Thịt ăn mà không nghe tiếng của con vật kêu la. 3. Thịt ăn mà không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn. 4. Thịt của con thú tự chết. 5. Thịt của con thú khác ăn còn dư. Có chỗ người ta ghi gọn lại là ‘‘Tam tịnh nhục’’ (không thấy, không nghe, không nghi ngờ) để nói đến qui định của đức Phật về việc ăn thịt.

C: Vậy còn theo giới luật thì sao?
B: Trong giới luật của Tỳ-kheo (Pratimoksha), dù là 227 giới của Tiểu thừa hay 250 giới của Đại thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó, một vị Tỳ-kheo ăn thịt chay hay thịt mặn đều không thể xem là phạm giới được. Ngoài ra, các bạn không nghe người ta nói ‘‘ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối’’. Câu này không phải nói ăn mặn tốt nhưng là để cảnh tỉnh người ăn chay, vì nhiều người ăn chay thì sinh tâm ngã mạn, chê người không ăn chay.

A: Như vậy tại sao Phật tử Đại thừa lại có giới ăn chay?
B: Trong 2 kinh Đại thừa Lăng-già và Đại Bát-niết-bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá, vì như vậy làm mất hạt giống từ bi. Trong Kinh Phạm Võng nói về Bồ tát giới cũng có 10 giới trọng và 48 giới khinh (trong đó giới khinh thứ 3 là cấm ăn thịt). Vì vậy, ai thọ Bồ-tát giới phải ăn trường trai. Gần đây Thượng tọa Đức Niệm soạn dịch cuốn Tại gia Bồ-tát giới gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt buộc phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất là 6 ngày chay trong một tháng.
C: Như vậy, nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hay giữ giới Bồ-tát thì cứ việc ăn chay, mấy ngày trong 1 tháng cũng được, ăn chay trường cũng được nhưng đừng chỉ trích hay coi thường người không ăn chay như ta, có phải không?
B: Đúng rồi, bạn nắm vững vấn đề ăn chay ăn mặn rồi đó!

A: Các bạn có biết rằng Phật tử Nam tông chỉ trích quý thầy Bắc tông ăn chay là ‘‘chạy theo Đề-bà-đạt-đa’’ không? Tại sao vậy hả?
B: Tại vì vào thời đức Phật, Đề Bà Đạt Đa yêu cầu Ngài ban hành thêm 5 giới luật của hàng xuất gia: 1. Tỳ-kheo phải sống trọn đời trong rừng; 2. Tỳ-kheo phải sống đời du phương hành khất; 3. Tỳ-kheo phải đắp y may bằng những mảnh vải rách lượm ở các đống rác hay trong nghĩa địa; 4. Tỳ-kheo phải sống dưới gốc cây. 5. Tỳ-kheo phải ăn chay suốt đời. Đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của Ngài được tự do hành động về 5 điều này, muốn theo hay không tùy ý.

C: Nghe nói chư Tăng và các Lạt ma Tây Tạng ăn thịt bò và đặc biệt thịt Yak (một loại bò núi rất to) phải không? Các bạn có biết tại sao không ?
B: Có một lần trong một buổi thuyết pháp, Lạt ma Thrangou Rinpoche trả lời câu hỏi “tại sao các sư Tây Tạng không ăn chay?” như sau: dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nấu một bó cải có thể làm chết biết bao nhiêu côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa! Vậy thì cái nào lợi và ai sát sanh nhiều hơn!
A: Cũng có lý của họ. Tương tự, chúng ta thường nghe mấy bà nội trợ thắc mắc: ăn chay là tránh sát sanh nhưng còn chuyện xịt thuốc cho ruồi, kiến, gián, chuột v.v... trong nhà bếp, nhà kho v.v.. chết thì làm sao đây? Đó là chưa nói làm ruộng, làm vườn, trồng cây v.v... lại còn phải xịt thuốc trừ sâu nữa!

B: Đúng vậy, sau khi nghe hết mọi lý lẽ, ăn chay hay ăn mặn là tùy ý bạn; cái chính mà người Phật tử cần lưu tâm là ăn để sống, để nuôi thân chứ không phải sống để mà ăn”.
C: Nói đúng lắm, chúng ta ai cũng nghe câu bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất nghĩa là bệnh từ miệng vào và tai họa từ miệng mà ra vì vậy phải ăn sao cho đúng phép dưỡng sinh.
A: Thế nào là đúng phép dưỡng sinh? Nghe nói người Tây phương không phải là Phật tử họ cũng ăn chay đó, vì ăn chay có nhiều chất bổ dưỡng có phải không?
C: Phải rồi! Ăn chay rất tốt chứ, vì ăn chay là ăn các loại ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ sữa, fromage (cheese), đậu, mật ong, nước trái cây, nước suối v.v... là những loại thực phẩm đầy đủ chất bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt, và vắng lặng. Còn những thức ăn như thịt cá, hành tỏi, rượu, cà phê, thuốc lá, thuốc phiện v.v... đồ hộp, đồ gia vị, đồ hóa học đều có hại cho cơ thể, làm tiêu hao năng lực, kích thích cả thân và tâm trí, làm con người mất tự chủ. Càng dùng ít càng tốt.
B: Đó chính là lý do người ta càng ngày càng ngán và sợ thịt. Đó là chưa nói ăn thịt làm cho dạ dày mau mệt, những loại dầu thực vật tốt cho cơ thể hơn là dầu động vật v.v… Ngoài ra còn phải ăn thong thả, ăn vừa đủ, đừng để quá no; phải biết ăn theo mùa, những trái cây rau quả đúng mùa thì vừa rẻ vừa tốt và bổ dưỡng.

A: Nãy giờ chúng ta chỉ nói chung về ăn chay và ăn mặn mà chưa đi sâu vào chi tiết như tại sao có những luận cứ chống lại việc ăn thịt về phương diện tôn giáo? Nói rõ hơn là đạo Phật.
B: Trong kinh Lăng Già nói rằng chúng ta không nên ăn thịt thú vật vì vài lý do sau đây: 1. Những thú vật hiện nay có thể là bà con bạn bè với chúng ta trong những kiếp quá khứ. 2. Chính cha mẹ bà con bạn bè của chúng ta hôm nay có thể tái sanh làm thú vật trong các kiếp sau này. 3. Thịt được xem là ô uế vì sự phóng uế của thân xác. 4. Viễn ảnh bị giết khiến cho thú vật kinh hoàng. 5. Toàn bộ thịt chẳng khác gì một xác chết thối rữa. 6. Ăn thịt có thể khiến cho tánh tình thêm nóng nảy, độc ác, gợi cảm nhục dục. 7. Theo bản tánh tự nhiên, con người không phải là con vật ăn thịt.
C: Thật vậy đó, cơ thể con người giống loài ăn cỏ nhưng không hoàn toàn là loài ăn cỏ vì cấu trúc dạ dày của con người khác hẳn với loài ăn cỏ, nhưng bộ ruột dài thì giống với loài ăn cỏ mà khác với loài ăn thịt. Đó là một cơ cấu thỏa hiệp giữa loài ăn cỏ thuần túy và loài ăn thịt thuần túy; vì vậy, “con người là một loài ăn tạp”. Thực phẩm chay thích hợp cho sức khoẻ con người vì trong các thức ăn chay có các chất đạm cao để cân bằng với lượng Cholesterol dư thừa trong cơ thể. Bệnh cao Cholesterol là hậu quả tai hại của việc dùng quá nhiều sản phẩm từ động vật.

A: À, mà các bạn có biết vào thời đức Phật, các tôn giáo khác có cấm ăn thịt không?
C: Không, không phải tất cả tín đồ các tôn giáo đều bị cấm ăn thịt; bởi vì bạn không nhớ là ở Ấn Độ có tục lệ giết súc vật để tế thần linh đó sao? Chính đức Phật đã lý luận với người Bà-la-môn tế lễ khi cứu một con dê con sắp bị thọc huyết đó! Tuy nhiên, đa số tín đồ Hindu (Ấn Độ giáo) lại ăn chay, hay ít nhất họ tránh ăn thịt bò. Còn phái Kỳ-na thì “kỹ lưỡng” hơn nữa; họ không những chỉ ăn chay mà lại còn cấm ăn một số trái cây có một số sinh vật bé li ti sống trên đó như trái vải, họ cũng cấm dùng bữa sau khi mặt trời lặn vì như vậy sẽ có một số thiêu thân lao vào bếp lửa chết v.v…
B: Còn nữa, theo kinh Thánh thì sau khi tạo dựng nên Trời đất Thượng đế đã ra lệnh cho con người phải ăn rau đậu, nhưng lệnh cấm đó đã được hủy bỏ sau cơn đại hồng thủy rồi. Ở Trung Hoa thì vào năm 511 trước Tây lịch, Lương Võ Đế đã ra lệnh cấm ăn thịt và tại hầu hết các nước Tây phương và nơi tiểu lục địa Ấn Độ đã có sự chống đối việc ăn thịt các con vật cưng (pets) hay các loài bò sát.

A: Nghe nói ở Ấn Độ thời đức Phật tuy không cấm ăn thịt nhưng cũng có một số con vật không được đụng tới phải không?
C: Phải đó, ở xã hội Ấn Độ thời đó, thịt của 10 sinh vật sau đây bị cấm xử dụng; đó là: thịt người, thịt voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, beo, gấu và linh cẩu.
A: Tại sao những con vật này lại ưu tiên?
B: Mặc dù không ai nói chi tiết tại sao nhưng ngầm hiểu rằng sở dĩ có sự cấm đoán vì đã được công chúng đồng ý. Đức Phật của chúng ta thường có khuynh hướng chấp nhận những phong tục xã hội đang thịnh hành, miễn là đừng mâu thuẫn với những nguyên lý giáo pháp của Ngài.

C: Tại sao trong 10 con vật không có con bò cái? Hiện nay nó là con linh vật cấm kỵ nhất của Ấn Độ giáo đó mà!
B: Điều đó cho thấy có lẽ vào thời đức Phật, Ấn Độ giáo chưa được phát triển và sự kiện bò cái sau này mới được thừa nhận. Tuy nhiên, đối với chúng ta hôm nay việc quan trọng là qua cuộc nói chuyện này, tóm tắt cho được “tại sao Phật dạy người Phật tử phải ăn chay” và “ăn chay như thế nào mới được gọi là đúng với Chánh pháp”.

A: Vậy thì các bạn làm ơn tóm tắt lại hai trọng tâm đó đi!
B: Những lợi ích của sự ăn chay là: thân thể khỏe mạnh, tránh các bệnh nan y và làm việc được dai sức. Ăn chay giúp trí óc được sáng suốt, tánh tình thuần hậu và nhất là tập thói quen nếp sống thanh bạch, ăn uống giản dị, thực hiện hạnh “ít muốn, biết đủ” của người con Phật.

C: Còn nữa! Ăn chay đúng Chánh pháp là ăn chay mà không chấp vào chuyện này, không chê bai người không ăn chay, không “nhiều chuyện” kiêng cử đủ thứ như chén đũa, soong nồi v.v… phải để riêng làm phiền đến mọi người trong gia đình, trong tập thể... điều cốt yếu là mình mượn phương tiện ăn chay để mở rộng tâm từ.

A: Vậy các bạn có biết, thông thường người ta ăn chay mấy ngày mỗi tháng không?
B: Ăn chay 2 ngày 1 tháng thì ăn vào ngày Rằm (15 Âm lịch) và mồng Một; ăn 4 ngày thì thêm 14 và 30 tháng thiếu thì ngày 29 tức là 30 đó; 6 ngày thì thêm mồng 8 và 23; 10 ngày thì thêm 18, 24 và 28, 29 (hay 27, 28 tháng thiếu); tóm lại, nếu ăn chay 10 ngày thì vào những ngày: 1, 8, 14, Rằm, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (hay 27, 28, 29 tháng thiếu)
C: Như vậy buổi thảo luận về ăn chay ăn mặn hôm nay cũng tạm đầy đủ phải không các bạn? Chúng ta hãy tạm biệt nhau và xin hẹn lần sau nha!
A&B: Tạm biệt! Tạm biệt !

(Trích Phật Giáo với Tuổi Trẻ)
Tâm Minh - Vương Thúy Nga
 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 62223)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(Xem: 78635)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(Xem: 81227)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(Xem: 75956)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 18532)
Sân hận là loại cảm xúc thường gây khó cho nhiều người. Thí dụ khi bạn đang ngồi thiền, bỗng nhiên tâm sân khởi lên, và bạn nghĩ “Ồ không, tâm sân!”, -đó là thái độ phản kháng. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn nghĩ, “Ồ tuyệt vời, tâm sân!” Bạn có thấy sự khác biệt không? Chúng ta thường có xu hướng dễ chấp nhận sự dễ chịu, nhưng ghét bỏ sự khó chịu.
(Xem: 19019)
Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
(Xem: 56563)
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
(Xem: 17526)
Cái tinh thần chung của Phật là gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biến đổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trong cảnh giải thoát Niết-bàn. Vậy bất cứ là kinh nào trong Tam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưng nếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàn trong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạt mà cố công tham cứu và học hỏi,
(Xem: 19089)
Được biết, xuất gia gieo duyên là một truyền thống lâu đời của các nước Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka - nơi Phật tử tại gia có thể thực hiện ước nguyện xuất gia, sống đời tu sĩ trong thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm. Theo đó, các Phật tử xuất gia gieo duyên tại thiền viện sẽ có thời khóa tu học như các chư Tăng tại thiền viện gồm học giáo lý, học kinh luật, ngồi thiền, tụng kinh, kinh hành, trồng cây, làm công quả...
(Xem: 18393)
Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo
(Xem: 113483)
Cái hại của sự ngu si đối với chính mình, phá hoại chính công việc của mình là điều mà kinh Phật thường nói đến. Người ngu làm những việc mà họ không nhận thức được lợi hại, có khi như một kẻ mất trí, không biết mình đang làm gì. Trong Kinh Tiểu bộ, một loạt bài kinh phê phán ngu si tự phá hại việc làm của mình được đặt liền kề nhau.
(Xem: 117178)
Nếu ai làm cho mình bực thì mình qui trách cho người đó, kể như xong chuyện. Nhưng, Đức Phật thì Ngài nói đến những trạng thái tham sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế, mà chúng ta rất khó có thể tưởng tượng, nếu chúng ta không phải là người hiểu Phật Pháp
(Xem: 108839)
Phật giáo Nam Tông người Kinh phát triển chủ yếu tại hai thành phố lớn làSaigon và Thừa Thiên – Huế. Khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20, Phật giáo Nam Tông người Kinh có mặt tại Sài Gòn – Gia Định. Đó là các nhà sư người Việt sang Campuchia tu học và trở thành những đoàn truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: hòa thượng Thiện Luật, hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Huệ Nghiêm.
(Xem: 18429)
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa
(Xem: 22293)
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới.
(Xem: 18670)
Đạo Phật Việt Nam giống và khác nhau với đạo Phật Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện chỗ nào? Đạo Phật còn khác nhau về các ‘thừa’: Tiểu Thừa (Theravada- Nguyên Thuỷ), Đại thừa, Kim Cương thừa, các tông phái liên hệ đến cách hành trì: Thiền & Tịnh Độ. Ngay cả trong Thiền còn chia ra thành Lâm Tế & Tào Động & Đốn Ngộ & Tiệm Tu. Những người ngoài cửa hay mới vào cửa đã thấy nhức đầu và tẩu hỏa nhập ma
(Xem: 19073)
Tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân. Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
(Xem: 88371)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.Cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
(Xem: 34239)
Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
(Xem: 115470)
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm.