Khất thực

Thursday, December 29, 201112:00 AM(View: 108157)

Khất thực

 Đức-Hòa, Anaheim

khatthuc2Ở một vài nước Á-CHÂU như Miến-Điện, Thái-Lan … hình ảnh Chư Tăng Phật-gíáo đi trì bình khất thực hầu như quen thuộc và thông thường , cũng như sinh hoạt hằng ngày của dân chúng. Mỗi buổi sang các vị Sư tay ôm bình bát, đầu trần, chân đất đi yên lặng trên các nẻo đường có cư dân, các phật tử cũng hoan hỷ lặng lẽ thành kính để bát vật thực cho chư Tăng, đã trở thành truyền thống quen thuộc ở các quốc gia đó.

 Nhưng tại các nước phương Tây, đi đâu cũng thấy mọi người vội vã, hấp tấp căng thẳng, ồn ào , hiếm khi bắt gặp một hình ảnh chư Tăng đi khất thực trên đường phố. Vì thế hình ảnh một vị Sư gìà, đầu trần chân đất xuất hiện ở chốn đông người nơi phố chợ, như là khu chợ ABC, tại quận Cam, vùng Nam Cali nầy, khiến ai đã từng gặp qua cũng có một thoáng vấn vương và xúc động.

 Những buổi sáng mùa Đông nầy ở khu Little Sàigòn dù có chút ánh nắng ấm, nhưng nhiệt độ cũng trên dưới con số 60 độ F. Đất trời đều lạnh, thỉnh thoảng cũng có vài cơn gió nhẹ cũng đủ làm tê tái nếu bạn đứng lâu ngoài trời mà không đội mũ ấm và mang giày vớ cẩn thận. Thế mà bạn nhìn kia, nơi trứơc hiên khu phố đông người, một vị Sư già , thân hình mảnh khảnh, gương mặt đôn hậu, từ ái, tay ôm bình bát, đầu trần, chân đất, đắp chiếc y màu nâu, đang đứng trang nghiêm thanh thoát trong cái buốt lạnh

se người.

 Có người ái ngại hỏi Sư, tại sao thời tiết gíá lạnh như thế nầy Sư không ở chùa, đi khất thực rất dễ bị cảm lạnh lắm ! Sư ôn tồn trả lời : “khi xưa lúc Đức Phật còn tại thế Ngài còn vất vả hơn nhiều. Đây là truyền thống Phật giáo nguyên thủy, chư Tăng là ruộng phước để cho chúng sanh gieo nhân phước điền. Có nhiều người muốn phát tâm lành, nhưng không gặp lúc thuận duyên, thuận chỗ. Sư muốn tạo cơ hội cho những ai muốn phát thiện tâm bố thí cúng dường có dịp thuận tiện vun bồi công đức”. Sư cũng kể lại trong thời gian tu học thiền tại Miến-Điện, đi khất thực hàng ngày vất vả hơn nhiều, vì Thiền viện thường tọa lạc trong rừng, cách khu có cư dân ở khoảng từ năm đến bảy cây số. Hàng ngày chư Tăng phải đi bộ trên đoạn đường đất, hoặc có đoạn trải đá nhỏ tổ ong, chư Tăng ngoại quốc không quen đi chân trần nên dễ bị trầy xước hay trượt té lúc trời có mưa rất trơn trợt.

 Tại đây có nhiều vị thí chủ đến cúng dường, một gói xôi, một miếng bánh …

thường thì có một bà lão bán bánh mỗi ngày cúng hai cái bánh nhỏ. Tấm lòng bà lão nghèo, vốn liếng buôn bán có là bao, thế mà ngày nào cũng phát tâm bố thí. Sư luôn

ân cần thọ nhận, không phân biệt, luôn hồi hướng và chúc phúc cho họ. Việc nầy khiến tôi nhớ lại một đoạn sách về mười vị Đại dệ tử của Dức Phật. Đó là Ngài Ca-Diếp cũng

có lần độ cho một bà lão ăn mày. Bà lão nầy nghèo đến nổi không đủ cơm ăn, một hôm xin được một chén nước cháu loãng mà người ta đem đổ đi, đã bốc mùi hôi.

 Tôn giả Ca Diếp nói với bà lão: “Bà hãy tùy ý đem bất cứ thứ gì bên người mà bà có, đem bố thí cho tôi vì hôm nay tôi muốn giúp bà thoát khỏi sự bần cùng nầy.”

Lão bà tìm hoài không có chút gì để bố thí cúng dường ngoài chén nước cháu đã bốc mùi!

Bà lão rất đổi bi thương và buồn rầu hổ thẹn, nhưng Tôn giả Ca-Diếp đã nói với Bà:

 “này bà lão! đã khởi tâm bố thí thì không phải là người nghèo, người biết hổ thẹn thì cũng đã mặc Pháp y. Nay Bà đã có hai món bảo bối hiếm có ấy nên chắc chắn không còn nghèo. Hãy xem những người giàu có kia có đầy tiền của châu báu trên thế gian mà không biết bố thí, không biết hổ thẹn, đó mới thiệt là người bần cùng vậy.”

 Một câu chuyện khác kể thời Đức Phật, sau khi đạt thành Đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác, và trong một dịp trở về quê nhà để độ cho những người thân quyến, Ngài cũng đi khất thực ngay trong thành phố mà khi xưa Ngài đã sống. Đức Vua Cha Suddhodana (Tịnh-Phạn) rất lấy làm ngạc nhiên, đã đến chận đường Đức Phật và bảo rằng: “Này Thái Tử con! sao con nở làm tổn thương thể thống Hoàng tộc như vậy ? Cha rất lấy làm nhục nhã khi thấy con đi khất thực ngay chính trong cái thành phố nầy, nơi mà xưa kia con từng đi bằng kiệu vàng!”

 Đức Phật đã ôn tồn nói với Vua Cha rằng: ”Kính thưa Cha, đây là truyền thống của Chư Phật, hàng ngàn vị Phật trong quá khứ vẫn đi trì bình khất thực.”

 Rồi Ngàivẫn đứng ở ngoài đường và khuyên Vua Cha như sau:

 “Không dễ duôi phóng dật, luôn giữ Chánh niệm khi đi trì bình khất thực, đứng trước cửa nhà người ta. Người trang nghiêm hành Chánh hạnh ấy sẽ sống an vui hạnh phúc ở thế gian nầy và trong những kiếp sống mai sau.”

 Vậy nếu ai chưa từng một lần có được cảm giác an vui hạnh phúc khi làm một việc thiện lành, hãy thử một lần phát tâm bố thí cúng dường đến Chư Tăng, vật thực bố thí dù nhỏ nhoi nhưng sẽ mang lại cho người biết nghiêng mình lễ bái cúng dường nhiều phước báu và sự an vui hạnh phúc. 

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 314)
Kathina 2024 tại VÔ MÔN THIỀN TỰ. ngày 27 tháng 10 năm 2024
(View: 1746)
Đại Lễ VESAK 2024 tại VÔ MÔN THIỀN TỰ tổ chức ngày 26-5-2024, máy quay số 1. Thiền và Đời Sống. Với sự hiện diện của hơn 50 Chư Tăng, Lễ Vesak cũng gọi là Lễ TAM HỢP : Đản Sanh, Thành Đạo, Nhập NIết Bàn của Đức Thế Tôn
(View: 4479)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(View: 4243)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.
(View: 64287)
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết… Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
(View: 81447)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), sư Phước Nhân, một hành giả của thiền viện Phước Sơn, nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
(View: 84241)
Khi tập ngồi thiền, điều khó khăn trước tiên là phải làm ngưng cái đầu ồn ào của mình. Nhiều người, dù cố gắng, cũng không thể nào làm yên được những tạp niệm trong đầu mình.
(View: 78608)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
(View: 64821)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
(View: 153611)
Thời gian an cư là 16/6 ÂL đến 15/9 ÂL, còn gọi là Tiền An cư (purimika vassūpanāyika). Nhờ có sự an cư kiết hạ mà chư Tăng, Ni mới làm cho Phật pháp được sống còn, vì có an cư kiết hạ mà Giới, Định, Tuệ mới có điều kiện phát huy. Nơi nào còn Giới, Định, Tuệ, nơi đó mới còn Phật pháp
(View: 83515)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
(View: 115315)
Sư Giới Đức sẽ có buổi nói chuyện đặc biệt chủ đề: - "Thơ thiền Thư Pháp Thiền và Nghệ Thuật Thiền" vào Thứ Sáu 24-4-2015, từ 6:30PM tại Trung Tâm Sangha 7641 Talbert Ave., Huntington Beach, CA 92648: Hòa Thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh sẽ còn ngụ cư vài ngày nơi Vô Môn Thiền Tự, 11412 S. Dallas Dr. Garden Grove CA 92840. Điện thoại : 714-206-1024. http://vomonthientu.org/ Phật Tử muốn thỉnh thư pháp có thể liên lạc về thiền tự.
(View: 89879)
HT Viên Minh Thuyết Pháp Hoàn Mãn 2 Buổi Ở Quận Cam -Việt Báo ngày 14 tháng 4 năm 2015.
(View: 84729)
WESTMINSTER (VB) -- Buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh hôm Thứ Bảy 4-4-105 đã thu hút số Phật tử tham dự đông đảo, và có lúc ghế phải xếp thêm sát các bên tường hội trường Việt Báo ở Westminster, California. Đứng ra tổ chức là Sư Tinh Cần, trụ trì Vô Môn Thiền Tự, người có chương trình thuyết giảng hàng tuần trên các làn sóng truyền hình tại Quận Cam và đã hướng dẫn Thiền Vipassana cho Phật Tử vùng Nam Cali từ nhiều năm nay.
(View: 96393)
WESTMINSTER (VB) -- Thiền sư Viên Minh sẽ thuyết pháp 2 buổi tại Quận Cam trong tháng 4-2015, theo lời cung thỉnh của Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove
(View: 105578)
HT Viên Minh sẽ có 2 buổi thuyết pháp vào 2 ngày thừ bảy: * 4 tháng 4 năm 2015 * 11 tháng 4 năm 2015 thời gian: 9:00am - 11:00 am. Tại Hội trường VIỆT BÁO _ 14841 Moran St, CA 92683
(View: 137548)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng hai năm 2015 ____ Sách dày 120 trang khổ 8.5x11
(View: 118942)
Vô Môn Thiền Tự Ấn Tống tháng mười một năm 2014 ____ Sách dày 390 trang
(View: 95840)
GARDEN GROVE -- Trong khi hầu hết ngôi chùa ở Quận Cam đều thuộc trường phái Bắc Tông, ngôi chùa có tên là Vô Môn Thiền Tự đã đứng biệt lập với pháp tu của trường phái Nam Tông, nơi các vị sư hướng dẫn Phật Tử chú trọng nhiều về thiền tập.
(View: 100397)
Ngôi chùa Vô Môn Thiền Tự đã dọn về một địa điểm mới, một nơi rộng hơn tai thành phố Garden Grove, và quanh chùa là những cây tre mới trồng. Phóng viên Việt Báo hôm Thứ Bảy 3-5-2014 đã tới chùa ở địa chỉ mới để vấn an Sư Tinh Cần, vị trụ trì theo truyền thống Phật Giáo Miến Điện và từ nhiều năm nay đã hướng dẫn Phật Tử Quận Cam tu học thiền Tứ Niệm Xứ theo truyền thống naỳ.