(Xem: 2001)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2442)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

--Ân đức Phật thứ nhì.

30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12978)


ÂN ĐỨC PHẬT THỨ NHÌ.


II- "Itipi so Bhagavā Sammāsambuddho"

(Cách đọc: Í-tí-pí-xô phá-gá-voa Săm-ma-săm-but-thô).

Đức Thế Tôn có Ân Đức Sammāsambuddho.

Sammāsambuddho = Đức Chánh Đẳng Giác là bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trên toàn thế giới chúng sinh.

Chân lý Tứ thánh đế

1- Khổ thánh đế: Đó là ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp trong tam giới là pháp nên biết. Chính Đức Phật tự mình đã biết rõ xong rồi.

2- Nhân sanh khổ thánh đeá (Tập thánh đế): Đó là tham ái là pháp nên diệt. Chính Đức Phật tự mình đã diệt tất cả xong rồi.

3- Diệt khổ thánh đeá (Diệt thánh đế): Đó là Niết Bàn là pháp nên chứng ngộ. Chính Đức Phật tự mình đã chứng ngộ Niết Bàn xong rồi.

4- Pháp hành chứng ngộ Niết Bàn, pháp diệt khổ thánh đế (Đạo thánh đế): Đó là Bát Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; là pháp nên tiến hành. Chính Đức Phật tự mình đã tiến hành xong rồi.

Đức Thế Tôn tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, bằng trí tuệ quán xét pháp "Thập nhị duyên sanh".

Như: Avijjā paccayā sankhārā...

- Do vô minh làm duyên, nên hành sanh...

Đức Thế Tôn đã chứng ngộ Khổ thánh đế Nhân sanh Khổ thánh đế.

Và trí tuệ quán xét "Thập nhị nhân diệt".

Như: Avijjāyatveva asesavirāganirodhā sankhāranirodho...

- Do diệt tận vô minh, tham ái không còn dư sót, nên diệt hành...

Đức Thế Tôn đã chứng ngộ Diệt Khổ thánh đế Pháp hành để chứng ngộ Niết Bàn, pháp diệt Khổ thánh đế.

Điều này Đức Phật đã khẳng định với nhóm 5 Tỳ khưu trong bài kinh Chuyển Pháp Luân (Samyuttanikāya, Mahāvagga, kinh Dhammacakkappavattanasutta):

"Này chư Tỳ khưu, khi nào trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thật tánh của Tứ thánh đế theo Tam tuệ luân (trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành), thành 12 loại trí tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh đã phát sanh đến với Như Lai.

Này chư Tỳ khưu, khi ấy Như Lai khẳng định tuyên bố rằng "Như Lai đã chứng đắc thành bậc Chánh Đẳng Giác vô thượng trong toàn thế giới chúng sinh, nhân loại, vua chúa, Sa môn, Bà la môn, chư thiên, Ma vương, phạm thiên cả thảy". 

Như vậy, Đức Thế Tôn đã tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trên toàn thế giới chúng sinh, nên có Ân Đức Sammāsambuddho = Chánh Đẳng Giác.

Đức Chánh Đẳng Giác đặc biệt có đủ 5 pháp Neyyadhamma: là tất cả pháp nên biết của bậc Chánh Đẳng Giác là:

1- Sankhāra: Tất cả pháp hành cấu tạo.

2- Vikāra: Sắc pháp biến đổi.

3- Lakkhana: Trạng thái sanh trụ diệt của sắc pháp.

4- Pannattidhamma: Chế định pháp: Chế định ngôn ngữ để gọi tên thuyết giảng các pháp.

5- Nibbāna: Niết Bàn, pháp diệt Khổ thánh đế.

Đức Chánh Đẳng Giác hoặc Đức Toàn Giác vì có đầy đủ 5 pháp ấy, nên Ngài chế định ra ngôn ngữ để thuyết pháp tế độ chúng sinh [*] .

[*] Chư Phật Độc Giác đã tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán gọi là Độc Giác Phật; nghĩa là tự Ngài chứng ngộ mà không thuyết pháp tế độ chúng sinh khác cũng chứng ngộ như Ngài. Bởi vì, Ngài không chế định được ngôn ngữ để thuyết pháp như Đức Chánh Đẳng Giác.

Còn bậc Thánh Thanh Văn, sở dĩ thuyết pháp tế độ chúng sinh được là do nhờ nghe học hỏi theo lời giáo huấn của Đức Phật.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân Đức Sammā-sambuddho = Đức Chánh Đẳng Giác.

Niệm Ân Đức Sammàsambuddho

Người Phật tử thường niệm tưởng đến Ân Đức Phật, "Ân Đức Sammàsambuddho" này, sẽ phát sanh đức tin trong sạch nơi Đức Thế Tôn, có trí tuệ sáng suốt, phát sanh hỉ lạc, tăng trưởng lòng tôn kính nơi Đức Thế Tôn, có lòng dũng cảm, tránh khỏi mọi điều tai hoạ, phước thiện được tăng trưởng.

Hành giả tiến hành đề mục niệm Ân Đức Phật, Ân Đức "Sammāsambuddho..., Sammā-sambuddho..., Sammāsambuddho...", hoặc câu Ân Đức Sammāsambuddho: "Itipi so Bhagavā Sammā-sambuddho..., Itipi so Bhagavà Sammāsambuddho..., Itipi so Bhagavā Sammāsambuddho...", làm đối tượng thiền định...

(Phần còn lại giống như Ân Đức Araham).

-ooOoo-

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn