(Xem: 1999)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2442)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

--Ân Đức Phật thứ tư

30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12442)


ÂN ĐỨC PHẬT THỨ TƯ


IV- Itipi so Bhagavà Sugato

(Cách đọc: Í-tí-pí-xô phá-gá-voa Sú-gá-tô)

Đức Thế Tôn có Ân Đức Sugato = Đức Thánh Thiện.

Sugato có 4 ý nghĩa:

1- Ngự theo Thánh Đạo.

2- Ngự đến Niết Bàn an lạc tuyệt đối.

3- Ngự đến mục đích cao thượng bất thoái chí.

4- Thuyết pháp chân lý đem lại sự lợi ích cho chúng sinh.

Giải thích:

1- Sugato có ý nghĩa ngự theo Thánh Đạo như thế nào?

Đức Thế Tôn ngự (hành) theo Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh là:

- Chánh kiến: Trí tuệ thấy chân chính, đó là trí tuệ thiền tuệ chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế.

- Chánh tư duy: Tư duy chân chính, đó là tư duy thoát khỏi ngũ trần, tư duy không thù oán, tư duy không hại chúng sinh.

- Chánh ngữ: Lời nói chân chính, đó là không nói dối, không nói lời đâm thọc chia rẽ, không nói lời thô tục, không nói lời vô ích.

- Chánh nghiệp: Hành nghiệp chân chính, đó là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.

- Chánh mạng: Nuôi mạng chân chính, đó là không sống theo tà mạng do hành ác.

- Chánh tinh tấn: Tinh tấn chân chính là:

* Tinh tấn ngăn ác pháp phát sanh.

* Tinh tấn diệt ác pháp đã sanh.

* Tinh tấn làm cho thiện pháp phát sanh.

* Tinh tấn làm cho tăng trưởng thiện pháp đã sanh.

- Chánh niệm: Niệm chân chính, đó là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

- Chánh định: Định chân chính, đó là định tâm trong đệ nhất thiền, đệ nhị thiền, đệ tam thiền, đệ tứ thiền, đệ ngũ thiền siêu tam giới có Niết Bàn làm đối tượng.

Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh này đồng sanh trong Thánh Đạo tâm, Thánh Quả tâm, có Niết Bàn làm đối tượng.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân Đức Sugato với ý nghĩa ngự theo Thánh Đạo.

2- Sugato có ý nghĩa ngự đến Niết Bàn an lạc tuyệt đối như thế nào?

Đức Thế Tôn là bậc đầu tiên chứng ngộ Niết Bàn bằng trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới, đó là 4 Thánh Đạo Tuệ, 4 Thánh Quả Tuệ, nên Ngài có Ân Đức Sugato với ý nghĩa ngự đến Niết Bàn an lạc tuyệt đối.

Về sau, Đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ các hàng đệ tử cũng chứng ngộ Niết Bàn bằng Thánh Đạo Tuệ, Thánh Quả Tuệ, nhưng những bậc Thánh Thanh Văn này không có Ân Đức Sugato như Đức Thế Tôn, vì không phải bậc đầu tiên chứng ngộ Niết Bàn.

Do đó, chỉ có Đức Thế Tôn mới có Ân Đức Sugato với ý nghĩa ngự đến Niết Bàn an lạc tuyệt đối.

3- Sugato có ý nghĩa ngự đến mục đích cao thượng, bất thoái chí như thế nào?

Đức Bồ Tát đạo sĩ Sumedha, tiền thân của Đức Thế Tôn, đã phát nguyện sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, được Đức Phật Dìpankara thọ ký còn 4 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp nữa, sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Gotama. Từ đó, Đức Bồ Tát trở thành cố định tiếp tục bồi bổ pháp hạnh ba la mật: 10 bậc thường, 10 bậc trung và 10 bậc thượng gồm đủ 30 pháp hạnh ba la mật suốt 4 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp bất thoái chí. Đến kiếp chót, Đức Bồ Tát Siddhattha từ bỏ ngai vàng đi xuất gia đã trở thành bậc Chánh Đẳng Giác.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân Đức Sugato với ý nghĩa ngự đến mục đích cao thượng bất thoái chí.

4- Sugato có ý nghĩa thuyết pháp chân lý đem lại sự lợi ích cho chúng sinh như thế nào?

Đức Thế Tôn tuỳ thời thuyết pháp chân lý chắc chắn đem lại sự lợi ích cho chúng sinh, nếu không đem lại lợi ích, thì Đức Thế Tôn không thuyết pháp.

Đức Thế Tôn biết rõ 6 trường hợp; trường hợp nào nên thuyết giảng và trường hợp nào không nên thuyết giảng như sau:

1- Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào không chân thật, không đem lại sự lợi ích, người nghe không hài lòng, không hoan hỉ, Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

2- Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào không chân thật, không đem lại sự lợi ích, người nghe hài lòng, hoan hỉ, Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

3- Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật, nhưng không đem lại sự lợi ích, dầu người nghe hài lòng, hoan hỉ, Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

4- Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật, không đem lại sự lợi ích, người nghe không hài lòng, không hoan hỉ, Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

5- Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật, đem lại sự lợi ích, người nghe không hài lòng, không hoan hỉ, Ngài biết tùy nơi, đúng lúc sẽ thuyết giảng pháp ấy.

6- Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật, đem lại sự lợi ích, người nghe hài lòng, hoan hỉ, Ngài biết tùy nơi, đúng lúc sẽ thuyết giảng pháp ấy.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân Đức Sugato với ý nghĩa thuyết pháp chân lý đem lại sự lợi ích cho chúng sinh.

Ân Đức Sugato có 4 ý nghĩa tóm tắt này, đặc biệt đáng ghi nhớ ý nghĩa đức Sugato thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích cho chúng sinh.

Niệm Ân Đức Sugato

Người Phật tử thường niệm tưởng đến Ân Đức Phật, "Ân Đức Sugato" này, sẽ phát sanh đức tin trong sạch nơi Đức Thế Tôn, có trí tuệ sáng suốt, phát sanh hỉ lạc, tăng trưởng lòng tôn kính nơi Đức Thế Tôn, có lòng dũng cảm, tránh khỏi mọi điều tai hoạ, phước thiện được tăng trưởng.

Hành giả tiến hành đề mục niệm Ân Đức Phật, Ân Đức "Sugato..., Sugato..., Sugato...", hoặc câu Ân Đức Sugato: "Itipi so Bhagavā Sugato..., Itipi so Bhagavà Sugato..., Itipi so Bhagavā Sugato...", làm đối tượng thiền định...

(Phần còn lại giống như Ân Đức Araham).

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn