(Xem: 2001)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2442)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

--Ân Đức Phật thứ sáu.

30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12453)


ÂN ĐỨC PHẬT THỨ SÁU.


VI- Itipi so BhagavāAnuttaro purisadammasàrathi

(Cách đọc: Í-tí-pí-xô Phá-gá-voa Á-nút-tá-rô pú-rn-sá-đăm-má-sa-rá-thí).

Đức Thế Tôn có ân đức Anuttaro purisa-dammasārathi = Đức Vô Thượng giáo hoá chúng sinh.

Đức Thế Tôn giáo hoá các loại chúng sinh như: súc sanh, nhân loại, dạ xoa, chư thiên, phạm thiên trở thành bậc Thiện trí.

a) Giáo hoá loài súc sanh

Đức Thế Tôn giáo hoá các loài súc sanh như rồng chúa Apalāla, rồng chúa Cùlodara, rồng chúa Mahodara... trở thành rồng hiền lành. Voi chúa Nālāgiri rất hung dữ trong cơn say, chạy đến hại Đức Thế Tôn, Ngài rải tâm từ đến voi chúa, ngay tức khắc voi chúa tính lại, bò đến quỳ mọp xuống hai bàn chân của Đức Phật, Ngài giáo hoá voi chúa này trở thành voi hiền lành, biết quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới. Kể từ đó về sau, voi chúa rất hiền lành dễ thương, Đức Thế Tôn đặt tên là voi chúa Dhanapāla.

b) Giáo hoá người ác trở thành bậc Thánh nhân

Kẻ cướp sát nhân cắt ngón tay xâu thành vòng đeo ở cổ có biệt danh Angulimāla. Y có võ nghệ cao cường, một mình ở trong rừng, từng đoàn người 20 - 30 người đi qua khu rừng, không một ai thoát chết.

Một hôm, Đức Thế Tôn một mình đi vào rừng, nơi trú ẩn của Angulimāla, để giáo hoá y. Y thức tính, từ bỏ sát nhân, xin xuất gia trở thành Tỳ khưu nơi Đức Phật. Về sau không lâu Tỳ khưu Angulimàla chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả, cho đến Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng...

c) Giáo hoá Dạ xoa ác trở thành bậc Thánh nhân

Tích dạ xoa Ālavaka ăn thịt người rất hung ác, tàn bạo, có nhiều phép mầu cực kỳ nguy hiểm. Đức Thế Tôn đến ngự trên bảo tọa trong lâu đài của dạ xoa Ālavaka, y bực tức dùng mọi phép mầu để xua đuổi Đức Thế Tôn ra khỏi cung điện của y. Nhưng y hoàn toàn bất lực, không xua đuổi Đức Thế Tôn được.

Cuối cùng, y có những câu hỏi mà quên câu trả lời, y đã hỏi nhiều Sa môn, Bà la môn mà không một ai có thể trả lời đúng được. Nay y đem những câu hỏi ấy đặt điều kiện hỏi Đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn đã giải đáp đúng ý nghĩa những câu hỏi, dạ xoa Àlavaka vô cùng hoan hỉ liền chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh thứ nhất trong Phật giáo.

d) Giáo hoá phạm thiên tà kiến trở thành chánh kiến

Phạm thiên Baka ở cung trời sắc giới Quang âm thiên phát sanh thường kiến mê lầm. Đức Thế Tôn từ chùa Jetavana, hiện lên cõi trời sắc giới để tế đ? phạm thiên Baka từ bỏ tà kiến trở lại chánh kiến...

Đức Thế Tôn giáo hoá tế độ chúng sinh hữu duyên nên tế độ. Nghĩa là, những chúng sinh ấy tiền kiếp có liên quan với Ngài, hoặc tiền kiếp đã từng gieo duyên lành nơi chư Phật trong quá khứ, hoặc đã từng tạo ba la mật, gieo phước duyên trong giáo pháp của chư Phật ấy. Nay kiếp hiện tại, có duyên lành được Đức Thế Tôn quan tâm đến, để giáo hoá tế độ chúng sinh ấy. (Không có nghĩa Đức Thế Tôn gặp chúng sinh nào cũng giáo hoá tế độ chúng sinh ấy được cả thảy).

Đức Thế Tôn giáo hoá những chúng sinh mà không có một ai có thể giáo hoá tế độ được, không có một vị nào sánh được như Ngài.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân Đức Anuttaro purisa-dammasārathi = Đức Vô Thượng giáo hoá chúng sinh.

Riêng Ân Đức Phật Anuttaro purisadamma-sārathi: trong bộ Thanh Tịnh Đạo, phần giảng dạy Ân Đức Phật, Ân Đức Phật này phân chia làm hai Ân Đức riêng biệt.

- Anuttaro = Đức Vô Thượng.

- Purisadammasārathi = Đức giáo hoá chúng sinh.

Giải thích:

- Ân Đức Anuttaro = Đức Vô Thượng như thế nào?

* Đức Thế Tôn có giới đức trong sạch thanh tịnh không một ai trong toàn thế giới hơn Ngài.

Cũng như vậy,

* Có định đức trong sạch thanh tịnh...

* Có tuệ đức trong sạch thanh tịnh...

* Có giải thoát đức trong sạch thanh tịnh...

* Có giải thoát tri kiến đức trong sạch thanh tịnh không một ai trong toàn thế giới hơn Ngài.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân Đức Anuttaro = Đức Vô Thượng.

- Ân Đức Purisadammasārathi: Đức giáo hoá chúng sinh như thế nào?

Đức Thế Tôn giáo hoá các loài chúng sinh có duyên lành, mà không có một ai trong toàn thế giới chúng sinh có khả năng giáo hoá tế độ chúng sinh như Ngài được.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân Đức Purisa-dammasārathi = Đức giáo hoá chúng sinh.

Niệm Ân Đức Anuttaro purisadammasārathi

Người Phật tử thường niệm tưởng đến Ân Đức Phật, "Ân Đức Anuttaro purisadamma -sàrathi", này sẽ phát sanh đức tin trong sạch nơi Đức Thế Tôn, có trí tuệ sáng suốt, phát sanh hỉ lạc, tăng trưởng lòng tôn kính nơi Đức Thế Tôn, có lòng dũng cảm, tránh khỏi mọi điều tai hoạ, phước thiện được tăng trưởng.

Hành giả tiến hành đề mục niệm Ân Đức Phật, Ân Đức "Anuttaro purisadammasārathi..., Anuttaro purisadammasārathi..., Anuttaro purisa-dammasàrathi...", hoặc câu Ân Đức Anuttaro purisadammasārathi: là "Itipi so Bhagavà Anuttaro purisadammasārathi..., Itipi so Bhagavā Anuttaro purisadammasārathi..., Itipi so Bhagavā Anuttaro purisadammasārathi...", làm đối tượng thiền định...

(Phần còn lại giống như Ân Đức Araham).

-ooOoo-

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn