(Xem: 2097)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2444)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

--Ân Đức Phật thứ năm.

30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 11431)


ÂN ĐỨC PHẬT THỨ NĂM

 

V- Itipi so Bhagavā Lokavidū

(Cách đọc: Í-tí-pí-xô phá-gá-voa Lô-ká-vn-đu).

Đức Thế Tôn có Ân Đức Lokavidū  = Đức Thông Suốt Tam Giới.

Ý nghĩa Loka

Loka: Thế giới đó là các pháp có sự sanh, sự diệt, sự thành, sự hoại,... nhất là ngũ uẩn chấp thủ của mình, gọi là thế giới.

Thế giới có 3 loại:

1- Chúng sinh thế giới (sattaloka).

2- Cõi thế giới (okāsaloka).

3- Pháp hành thế giới (sankhāraloka).

Đức Thế Tôn có hai loại trí tuệ đặc biệt mà Chư Phật Độc Giác và bậc Thánh Thanh Văn không có là:

- Trí tuệ thấy rõ biết rõ căn cơ cao thấp của mỗi chúng sinh.

- Trí tuệ thấy rõ biết rõ phiền não ngấm ngầm, thiện nghiệp, ác nghiệp của mỗi chúng sinh.

Cho nên, Đức Thế Tôn có khả năng thông suốt cả ba thế giới.

1- Thế nào gọi là chúng sinh thế giới?

Chúng sinh thế giới:

* Về nơi sanh có 4 loại:

- Thai sanh: Chúng sinh sanh từ bụng mẹ như: loài người, trâu, bò...

- Noãn sanh: Chúng sinh sanh từ trứng như: gà, vịt, chim...

- Thấp sanh: Chúng sinh sanh từ nơi ẩm thấp như: con dòi, con trùn,...

- Hoá sanh: Chúng sinh sanh hiện hữu ngay tức thì như: chư thiên, phạm thiên, loài ngạ quỷ, atula, chúng sinh địa ngục, con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất này...

* Về uẩn có 3 loại:

- Chúng sinh có ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn ở cõi dục giới và cõi sắc giới.

- Chúng sinh có tứ uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (không có sắc uẩn) ? cõi vô sắc giới.

- Chúng sinh có nhất uẩn: sắc uẩn (không có 4 danh uẩn) ? cõi sắc giới Vô tưởng thiên, v.v...

Đức Thế Tôn biết rõ tất cả mọi loài chúng sinh có căn cơ cao hoặc thấp; có phiền não ngấm ngầm nặng hoặc nhẹ, có bản tánh riêng của mỗi chúng sinh; có nguyện vọng cao quý hoặc thấp hèn, có 5 pháp chủ [*] già dặn hoặc còn non nớt...

[*] 5 pháp chủ: tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ.

Chúng sinh có khả năng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả trong kiếp hiện tại, hoặc kiếp vị lai trở thành Toàn Giác Phật, hoặc Độc Giác Phật, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác bậc nào...

Chúng sinh không có khả năng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả trong kiếp hiện tại bởi do nguyên nhân nào...

Đức Thế Tôn thông suốt tất cả các loài chúng sinh không còn dư sót.

2- Thế nào gọi là cõi thế giới?

Cõi thế giới là nơi tạm trú của tất cả các loài chúng sinh hiện hữu tuỳ theo thiện nghiệp, ác nghiệp cho quả và hỗ trợ chúng sinh.

Tam giới

Tam giới là một thế giới nhỏ, gồm có 31 cõi:

- Dục giới có 11 cõi.

- Sắc giới có 16 cõi.

- Vô sắc giới có 4 cõi.

* 11 cõi dục giới.

- 4 cõi ác giới:

* Cõi Địa ngục: có tuổi thọ không nhất định.

* Cõi Atula: có tuổi thọ không nhất định.

* Cõi Ngạ quỷ: có tuổi thọ không nhất định.

* Cõi Súc sanh: có tuổi thọ không nhất định.

- 7 cõi thiện dục giới:

* Cõi Người: có tuổi thọ không nhất định.

* Cõi Tứ đại thiên vương: có tuổi thọ 500 tuổi trời, bằng 9 triệu năm cõi người. (Bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 50 năm cõi người).

* Cõi Tam thập tam thiên: có tuổi thọ 1.000 tuổi trời, bằng 36 triệu năm cõi người. (Bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 100 năm cõi người).

* Cõi Dạ ma thiên: có tuổi thọ 2.000 tuổi trời, bằng 144 triệu năm cõi người. (Bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 200 năm cõi người).

* Cõi Đâu xuất đà thiên: có tuổi thọ 4.000 tuổi trời, bằng 576 triệu năm cõi người. (Bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 400 năm cõi người).

* Cõi Hoá lạc thiên: có tuổi thọ 8.000 tuổi trời, bằng 2.304 triệu năm cõi người. (Bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 800 năm cõi người).

* Cõi Tha hoá tự tại thiên: có tuổi thọ 16.000 tuổi trời, bằng 9.216 triệu năm cõi người. (Bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 1.600 năm cõi người).

* 16 cõi sắc giới phạm thiên.

- Đệ nhất thiền hữu sắc có 3 cõi:

* Cõi Phạm chúng thiên: có tuổi thọ 1/3 a tăng kỳ kiếp trụ. (Vivattatthàyì asankheyyakappa = a tăng kỳ kiếp trụ của trái đất.)

* Cõi Phạm phụ thiên: có tuổi thọ 1/2 a tăng kỳ kiếp trụ.

* Cõi Đại phạm thiên: có tuổi thọ 1 a tăng kỳ kiếp trụ.

- Đệ nhị thiền hữu sắc có 3 cõi:

* Cõi Thiểu quang thiên: có tuổi thọ 2 đại kiếp. (Đại kiếp = trải qua 4 a tăng kỳ: thành - trụ - hoại - không của kiếp trái đất.)

* Cõi Vô lượng quang thiên: có tuổi thọ 4 đại kiếp.

* Cõi Quang âm thiên: có tuổi thọ 8 đại kiếp.

- Đệ tam thiền sắc giới có 3 cõi:

* Cõi Thiểu tịnh thiên: có tuổi thọ 16 đại kiếp.

* Cõi Vô lượng tịnh thiên: có tuổi thọ 32 đại kiếp.

* Cõi Biến tịnh thiên: có tuổi thọ 64 đại kiếp.

- Đệ tứ thiền sắc giới có 7 cõi:

* Cõi Quảng quả thiên: có tuổi thọ 500 đại kiếp.

* Cõi Vô tưởng thiên: có tuổi thọ 500 đại kiếp.

* Cõi Phước sanh thiên: có 5 cõi dành riêng cho bậc Thánh Bất Lai chứng đắc đệ tứ thiền hữu sắc:

- Cõi Vô phiền thiên: có tuổi thọ 1.000 đại kiếp.

- Cõi Vô nhiệt thiên: có tuổi thọ 2.000 đại kiếp.

- Cõi Thiện hiện thiên: có tuổi thọ 4.000 đại kiếp.

- Cõi Thiện kiến thiên: có tuổi thọ 8.000 đại kiếp.

- Cõi Sắc cứu cánh thiên: có tuổi thọ 16.000 đại kiếp.

* 4 cõi vô sắc giới phạm thiên.

- Không vô biên xứ thiên: có tuổi thọ 20.000 đại kiếp.

- Thức vô biên xứ thiên: có tuổi thọ 40.000 đại kiếp.

- Vô sở hữu xứ thiên: có tuổi thọ 60.000 đại kiếp.

- Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên: có tuổi thọ 84.000 đại kiếp.

1 thế giới có tam giới, gồm có 31 cõi.

1 tiểu thế giới có 31.000 cõi.

1 trung thế giới gồm có 31 triệu cõi.

1 đại thế giới gồm có 31 triệu triệu cõi hay 31.000 tỉ cõi.

Đức Thế Tôn không những thông suốt 31.000 tỉ cõi mà còn thông suốt vô lượng thế giới (ananta-cakkavàla).

3- Thế nào gọi là pháp hành thế giới?

Pháp hành thế giới đó là ngũ uẩn chấp thủ do nhân duyên cấu tạo, nên có sự sanh, sự diệt.

Chúng sinh thế giới và cõi thế giới thuộc về thế giới do Chế định pháp (Pannattidhamma), còn pháp hành thế giới thuộc về Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma).

Đức Thế Tôn thông suốt pháp hành thế giới có nhiều loại như sau:

- Thế giới có 1 pháp: tất cả chúng sinh được tồn tại do nhờ nhân (āhāra).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn