(Xem: 1828)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2283)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

VIII. Chú giải Đức Phật tổ ANOMADASSIN

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 14922)

 VIII. Chú giải Đức Phật tổ ANOMADASSIN.

và khi Đức Phật Sobhita đã Níp Bàn viên tịch, tiếp theo sau ngài một A-tăng-kỳ không có một Đức Phật nào xuất hiện.

Và khi Đức Phật Sobhita đã Níp Bàn viên tịch, tiếp theo sau ngài một A-tăng-kỳ không có một Đức Phật nào xuất hiện.[43] Nhưng khi A-tăng-kỳ đó qua đi có ba vị Phật xuất hiện trong cùng một đại kiếp.[44] Đó là Anomadassin, Paduma. Nārada. Trong ba vị kể trên có Anomadassin[45] là người đã chu tất các pháp Ba la mật trong suốt mười sáu A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, đã được tái sanh trong cõi Trời Đâu Suất. Khi ngài đã từ trần khỏi nơi cõi đó, các chư Thiên yêu cầu, ngài giáng trần tái sanh trong lòng bà Yasodharā, là một hoàng hậu dễ thương và một người có tâm hồn cao thượng đang cư ngụ trong hậu cung của nhà vua Yasavā tại thủ đô của một vương quốc gọi là Candavati[46]. Người ta nói rằng khi hoàng tử Anomadassin đang còn trong lòng hoàng hậu Yasodharā thì ánh sáng của bà toả sáng khắp vùng khoảng độ tám mươi cubit do chính sức mạnh công đức của mình.

[172] Và ánh sáng đó không lịm tắt đi trước ánh sáng mặt trăng hay mặt trời. Sau mười tháng trong lòng mẹ, hoàng hậu đã đản sanh một vị Bồ Tát ngay tại nơi vui chơi giải trí Sunanda.[47] Có những điềm lạ xuất hiện như chúng ta đã đề cập đến ở trên.[48]

Vào ngay lễ đặt tên cho đứa trẻ, đang khi mọi người còn đang mải mê chọn tên đặt cho cậu bé. Vì có bảy loại châu báu đã từ trời rơi xuống vào ngày sanh nhật của cậu bé chính vì thế mọi người đã đồng ý đặt cậu bé tên là Anomadassin do có sự xuất hiện (dassin) các châu báu vô tỳ vết. Ngài lớn lên theo đúng qui định, ngài sống cuộc sống hoàng gia trong hậu cung trong mười ngàn năm, như thể đã được hưởng đủ mọi lạc thú thần tiên trong chốn hoàng cung đó. Người ta nói rằng ngài có ba tòa cung điện tên là Siri, Upasiri và Sirivaḍḍha.[49] Đã có tới hai mươi ba ngàn vũ nữ hầu hạ ngài, đứng đầu là hoàng hậu Sirimā. Khi hoàng hậu Sirimā hạ sanh một người con trai đặt tên là Upavāna, và ngài (là vị Bồ Tát) đã được chứng kiến bốn hiện tượng, ngài đã quyết định xuất gia trong một cuộc xuất gia vĩ đại đi bằng kiệu. Và ngài đã xuất gia như vậy. Có ba mươi triệu chúng sanh theo gương của ngài cũng xuất gia cùng với ngài. Bao vây xung quanh với những chúng sanh như vậy, vị Đại Nhân đã thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng mười tháng.

Rồi vào một ngày rằm Visākha khi ngài đang đi bộ khất thực trong một làng người Bà-la-môn tại Anupama và ngài đã thọ cơm sữa ngọt, do con gái một thương gia tên là Anupama dâng cúng cho ngài, ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng sāla. Nhận tám bó cỏ khô do Anoma, một vị ẩn sĩ loả thể dâng cúng, ngài đi vòng quanh cây Bồ Đề Ajjuna[50] và rải những nắm cỏ khô đó trên một diện tích khoảng độ ba mươi tám cubit. Ngài quyết tâm cố gắng đạt đến Tứ chánh cần[51] đang khi ngài ngồi kiết già hành thiền, ngài đã cảm thắng đoàn quân Ma vương. Sau khi khiến cho Tam Minh phát sanh trong suốt ba canh trong đêm, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng sau đây:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Do vậy có lời nói rằng:

VIII1. Tiếp theo sau Đức Phật tổ Sobhita là Đức Phật Anomadassin, đấng Chánh Đẳng Giác, là bậc tối thượng nơi các con người, tiếng tăm của ngài vang dội khắp nơi, sáng chói khắp chốn và khó lòng có thể vượt qua nổi.

2. Sau khi đã cắt đứt mọi triền phược, ngài đã tiêu diệt được tam hữu và diễn giải cho cả chư Thiên lẫn nhân loại Thánh đạo dẫn đến Bất diệt.

3. Giống như đại dương bao la, ngài không hề nao núng, như một ngọn núi khó lòng có thể tấn công, giống như bầu trời vô tận, Ngài như cây Sāla vương đế đang thời sanh hoa nẩy lộc.

Các chúng sanh được hoan hỷ chỉ mới diện kiến Đức Phật đó. Những người nào nghe tiếng ngài khi ngài đang nói đã chứng đắc bất tử.

1. Trong trường hợp này Anomadassin có nghĩa là được coi như là độc nhất vô nhị, hay được coi như bao la vô bờ bến.

Tiếng tăm vang dội có nghĩa là có đoàn tuỳ tùng bao la vô số kể hay được là nổi tiếng khắp nơi.

1. Sáng chói có nghĩa là có giới, định và tuệ sáng chói.

1. Khó lòng có thể vượt qua nổi có nghĩa là khó chiến thắng được ngài; ý nghĩa ở đây là không có Ma Vương, chư Thiên hay bất kỳ chúng sanh nào có thể khuất phục được ngài.

[173] 2. Sau khi đã cắt đứt mọi triền phược. Có nghĩa là sau khi đã cắt bỏ được toàn bộ mười kiết sử.

Sau khi đã tiêu diệt tam hữu: ý nghĩa ở đây chính là đập tan nghiệp chướng dẫn đến tam hữu nhờ trí triệt phá hết nghiệp chướng; sau khi đã biến thành không tồn tại.

2. Thánh đạo dẫn đến bất diệt có nghĩa là bất diệt được coi như là Níp Bàn, tiến tới. “nhờ con đường này chúng ta tới được cõi bất diệt” có nghĩa là tới nơi bất diệt; ý nghĩa ở đây ngài muốn diễn giải Bát Chánh Đạo dẫn đến chốn bất diệt; “ngài chỉ cho[52] cũng là một cách giải thích; đây chính là ý nghĩa.

2. Đối với chư Thiên cũng như nhân loại có nghĩa là dành cho cả chư Thiên lẫn cả con người nữa.[53] ý nghĩa sở hữu cách được hiểu như là đối cách vậy

3. Không hề nao núng có nghĩa là không làm nao núng được,lay động, người đó không hề bị nao núng. Giống như biển cả, sâu thẳm tới tám mươi tư ngàn do tuần (yojana) và nơi ở gồm hàng ngàn hàng vạn chúng sanh vô số kể cả một do tuần (yojana) cũng không hề bị nao núng,[54] như vậy ngài không bị giao động đó là ý nghĩa nên được hiểu ở đây.

3 Như bầu trời vô tận[55] có nghĩa là bầu trời không có chỗ kết thúc và chính vì thế ta bảo bầu trời thật bao la vô tận. Không thể đo lường được, không thể vượt qua nổi[56] ngay cả như vậy thì Đức Phật cũng bao la vô tận liên quan đến những ân đức có được nơi Chư Phật, không thể đo lường được, không thể vượt qua nổi.[57]

Ngài tức là người đó chính là Đức Phật.

3. Như Cây Sāla vương đế đang sanh hoa nẩy lộc có nghĩa là ngài chiếu sáng giống như cây sāla khi đâm chồi nẩy lộc vì thân xác của ngài được trang điểm với toàn bộ những tướng tốt và toàn bộ tám mươi tướng phụ.

4. Chỉ mới diện kiến được Đức Phật mà thôi: ý nghĩa ở đây là ngay cả chỉ nhờ nhìn thấy Đức Phật, các nhà ngữ pháp dùng sở hữu cách đối hai từ này.[58]

4. Được hoan hỷ có nghĩa là hoàn toàn hoan hỷ, hài lòng.

4. Như thể ngài đang nói có nghĩa là ngài đang nói về mình[59] đối cách ở đây lại có nghĩa là sở hữu cách.

4. Bất tử có nghĩa là Níp Bàn.

4. Chứng đắc có nghĩa là đạt đến được

4 Những ai: ý nghĩa ở đây là những người nghe được tiếng gọi của Ngài ngay lúc diễn giải Giáo pháp đã đạt đến Níp Bàn.

Và khi Đức Phật đã trải qua bảy tuần lễ ngay gốc cây Bồ Đề, được vị Phạm Thiên thỉnh cầu thuyết giảng Giáo Pháp. Nhìn quanh thế giới với Phật nhãn, ngài nhìn thấy chúng sanh, gồm tới con số ba mươi triệu người, họ là những người đã đạt được những ân đức đặc biệt và đã cùng xuất gia với chính ngài (Đức Phật). Ngài suy nghĩ,: “Giờ đây, những chúng sanh này hiện đang sống ở đâu?” ngài nhận ra họ đang lưu lại tại thành phố Subhavatī tại nơi vui chơi giải trí Sudassana. Bao quanh những người nầy, ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay chính nơi hiện hữu của cả chư Thiên lẫn con người. Cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên đã diễn ra gồm hàng trăm triệu người có mặt tại đó. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 5. Thấu triệt Pháp hội của ngài chính là thành công và thịnh vượng.[60] Ngay cuộc thuyết pháp đầu tiên đã có hơn trăm mười triệu người thấu triệt Pháp.

5. Trong trường hợp này Thịnh vượng có nghĩa là có nhiều chúng sanh chứng đắc lợi ích.

5. Hàng trăm mười triệu có nghĩa là hàng trăm mười triệu, “Hàng trăm mười triệu”[61] cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa là một trăm mười triệu người.[62]

[174] Vào một thời điểm sau đó khi ngài thực hiện Song thông ngay tại gốc cây asana[63] ở ngay cổng thành Osadhī, đang khi ngồi trên phiến đã được trang hoàng tại nơi trú ngụ của Đấng Tam Thập Tam, một nơi trú ngụ mà kẻ thù và các chư Thiên cũng khó lòng có thể lật đổ được[64], ngài đã tạo ra mưa Vi Diệu Pháp rơi xuống trong suốt ba tháng liền. Rồi có tám mươi mười triệu các chư Thiên thấu triệt pháp. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 6. Trong cuộc thấu triệt tiếp theo sau đó, đang khi Đức Phật làm mưa một trận mưa Giáo Pháp, vào lúc thuyết giảng Pháp lần thứ hai có tới tám mươi mười triệu người thấu triệt Pháp hội.

6. Trong trường hợp này trời đổ mưa có nghĩa là đang khi Đức Phật thuyết pháp thì có mây mưa đen nghịt trút nước xối xả xuống đất.

6. Trận mưa Pháp có nghĩa là những trận mưa thuyết giảng Giáo Pháp trút xuống.

Vào một thời điểm sau đó có đến bảy mươi tám mười triệu người thấu triệt đến tận chi tiết phần diễn giải câu hỏi về Kinh Điềm Lành.[65] Đây chính là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 7. Tiếp theo sau đó, đang khi ngài làm mưa Giáo Pháp và khiến cho họ trở nên tươi mát, liền diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba có khoảng bảy mươi tám mười triệu người tham dự.

7. Trong trường hợp này, đang khi ngài làm mưa có nghĩa là đang khi trận mưa đổ nước[66] xuống trên bài thuyết pháp thì Giáo Pháp cũng mưa xuống theo.

7. (Làm tươi mát họ) có nghĩa là làm cho họ trở nên tươi mát bằng cách cho họ nếm được hương vị Giáo Pháp. Ý nghĩa ở đây là: đang khi Đức Phật làm như vậy ngài đã khiến cho họ trở nên tươi mát.

Đức Phật Anamadassin có ba Tăng đoàn các đồ đệ. Trong đó tại thành phố Soreyya[67] khi ngài đang thuyết Giáo pháp cho nhà vua Isidatta và ngài rất hài lòng, ngài đã tụng Giới Bổn ở giữa tám trăm ngàn A-la-hán là những người đã xuất gia theo mệnh lệnh “Thiện lai tỳ khưu” xuất gia. Đây là Tăng đoàn các đồ đệ đầu tiên của ngài được tụ họp lại. Trong thành phố Rādhavatī khi ngài đang thuyết Giáo Pháp cho nhà vua Madhurindhara, ngài cũng tụng Giới Bổn ngay giữa bảy trăm ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia “Thiện lai tỳ khưu”. Đây là Tăng Đoàn thứ hai. Còn nữa trong cùng thành phố Soreyya Đức Phật cũng đã tụng Giới Bổn ngay giữa sáu trăm ngàn các vị A-la-hán là những người cùng với nhà vua Soreyya đã xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia “Thiện lai tỳ khưu.” đây là Tăng đoàn thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 8. Và vị Ẩn sĩ vĩ đại này có ba Tăng Đoàn những người chứng đắc sức mạnh thắng trí và đang khai hoa thông qua giải thoát.

9. Lại có một Tăng Đoàn gồm tám trăm ngàn người trung kiên đã thoát khỏi tính kiêu hãnh và si mê hiện đang có an tịnh tâm.

10. cuộc tụ tập lần thứ hai gồm bảy trăm ngàn người trung kiên và trở nên vô tỳ vết, không bợn nhơ, được an tịnh trong lòng.

11. Cuộc tụ tập lần thứ ba gồm sáu trăm ngàn người đã chứng đắc sức mạnh thắng trí lại viên tịch, là những người đã được thiêu rụi”

[175] 8., Trong trường hợp này và đây cũng là một (Đại Nhân) có nghĩa là vị đại ẩn sĩ[68] Anomodassin, “là bậc tối thượng trong số các con người”[69] đây cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa là: Đây cũng là người siêu phàm trong số các chúng sanh[70] qui luật này cần được hiểu theo ngữ pháp.

Đã chứng đắc sức mạnh nơi những thắng trí có nghĩa là đã chứng đắc sức mạnh nơi những thắng trí nhờ làm chủ được những việc tu luyện thông qua các phương tiện để đạt được hiện trạng an tịnh để nhanh chóng có được trực giác nhạy bén.

Khai hoa có nghĩa là đạt đến thịnh vượng trổi vượt hết thảy mọi chúng sanh đang đâm chồi nẩy lộc.

8. Thông qua giải thoát nghĩa là nhờ giải thoát[71] quả A la hán

Vô cấu uế (anaṅgana): về vấn đề này từ cấu uế (aṅgana) trong một số đoạn đã được coi như là các phiền não. Như có lời nói rằng[72]: “Trong trường hợp này ba cấu uế là gì vậy?” tham là cấu uế, sân là cấu uế, si là cấu uế*1 và “Kính Bệ hạ, điều này, tức là “cấu uế” chỉ là từ đồng nghĩa với chiếm đoạt do điều ác gây ra, do những ước muốn bất thiện” *2 Nơi một số đoạn đây lại điều nhơ bẩn (mala). Giống như có người nói: “Từ tự cố gắng (nỗ lực) để thoát khỏi mọi bụi bậm và vết nhơ.” *3 Ở một số nơi hay một số thành phố có một chỗ trống vây quanh điện thờ, một chỗ trống vây quanh cây Bồ Đề một sân hoàng gia. Nhưng ở đây nên hiểu là trong số các phiền não. Chính vì thế ý nghĩa ở đây là “Vô phiền não”

Không nhơ bẩn chỉ đơn giản là một đồng nghĩa với vô phiền não

*1. Vbh. 368
*2 M I 27
*3 Nt. 100

11. Do những vị nào “là người bị thiêu rụi” có nghĩa là: có những điều dành cho những người nôn nóng trong lòng được biết đến như là một thánh đạo nhằm diệt trừ những phiền não. Ý nghĩa ở đây là: nơi những ai nôn nóng trong lòng thì các lậu hoặc của họ đã được đoạn tận.

Vào thời đó, Vị Bồ tát của chúng ta là một người vô cùng quyền thế, một vị tướng Dạ-xoa (Yakkha) có sức mạnh thần thông vô song, là vương quốc trị vì vô vàn vô số các Dạ-xoa (Yakkha). Sau khi nghe có một Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này, ngài liền ra đi và tạo ra một tòa đại sảnh vô cùng nguy nga trông giống như quả cầu mặt trăng gồm có bảy loại đá quí, ngắm nhìn tòa đại sảnh này là điều vô cùng thú vị., ngài đã tổ chức một cuộc Đại thí cho Tăng Đoàn có Đức Phật lãnh đạo trong vòng bảy ngày. Rồi, vào thời điểm đó Đức Phật đã ban phước cho Dạ-xoa (Yakkha) trong một bữa ăn[73] và thọ ký rằng: “Trong tương lai khoảng độ một trăm ngàn đại kiếp và một A-tăng-kỳ đã trôi qua[74] ngài sẽ trở thành một Đức Phật hồng danh là Cồ Đàm”. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 12. Vào thời đó ta là một Dạ-xoa (Yakkha) có sức mạnh thần thông phi thường, một vị tướng lãnh có sức mạnh vô song đang trị vì hàng hà sa số các Dạ-xoa (Yakkha).

Rồi, sau khi đã tiến đến gặp Đức Phật quang vinh, vị ẩn sĩ vĩ đại, Ta đã cúng dường cho vị chúa tể thế gian và là một ẩn sĩ cùng với tăng đoàn với đồ ăn thức uống.

 Vị Hiền triết đó, với Thiên Nhãn thanh Tịnh, cũng thọ ký về ta như sau: “vô số đại kiếp kể từ nay người này sẽ trở thành một Đức Phật

Khi ngài đã quyết định thực hiện phấn đấu khổ hạnh....” “....chúng ta sẽ được diện kiến ngài.”

[176] 16. Khi ta nghe những lời ngài nói như vậy, cảm thấy vui sướng trong lòng phấn chấn lạ thường, ta dốc lòng nhất quyết tu tập nhiều hơn nữa để chu tất cho được mười Pháp Ba la mật.

16. Trong trường hợp này ta dốc lòng nhất quyết tu tập nhiều hơn nữa có nghĩa là: ta còn thực hiện ngay cả nhiều hơn nữa để chu tất được các Pháp Ba la mật.

Và thành Phố của Đức Phật Anomadissan có tên là Candavatī[75]; cha ngài, là nhà vua có tên gọi là Yasavant, tên mẹ ngài là Yasodharā. Nisabha[76] và Anoma là hai[77] tối thượng nam thinh văn của ngài, ngài có vị thị giả tên là Varuṇa; Sundarī[78] và Sumanā là hai[79] tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài có tên là cây Ajjuna. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Ngài có người vợ chính thức tên là Sirimā; con trai của ngài tên Upavāraṇa[80] Ngài đã trải qua cuộc sống trong hậu cung mười ngàn năm. Ngài đã xuất gia trên kiệu. - Và xuất gia trên kiệu khiêng nên được hiểu chính xác như trong phương pháp đã được nói đến trong phần diễn giải Biên niên ký sự về Đức Phật Sobhita. về “xuất gia bằng lâu đài” Ngài có vị trợ lý là nhà vua tên là Dhammaka. Người ta nói rằng Đức Phật này đã lưu lại Dhammārāma. Do vậy người ta nói rằng:

VIII 17. Tên thành phố của ngài là Candavatī, Yasavā là tên của vị Quí Tộc Sát Đế Lị, Yasodharā là tên mẹ ngài Anomadissan, là vị Đạo sư vĩ đại.

22. Nisabha và Anoma là tối thượng nam thinh văn của ngài, Varuṇa là tên vị thị giả cho ngài Anomadissan , vị Đạo sư vĩ đại.

Sundarī và Sumanā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của Đức Phật là cây Ajjuna.

25. Vị hiền triết vĩ đại có chiều cao thân hình là năm mươi tám ratana. Hào quang sáng toả ra trông giống như hàng trăm tia sáng phát ra từ trên cao.

26. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài một trăm ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu người vượt qua được bộc lưu.

27. Những lời của Đức Phật giống như ra hoa trổ trái toàn diện do công đức của các vị A-la-hán. Là những người kiên định do không tham lam, vô tỳ vết. Và Giáo Pháp của đấng chiến thắng toả sáng.

28. Nhưng vị Đạo sư đó có tiếng thơm vô biên, nhưng cặp khôn ví này toàn bộ đã biến mất. Chẳng phải tất cả pháp hành chỉ là trống rỗng hay sao?

25. Trong trường hợp này Hào quang sáng toả lan ra có nghĩa là ánh sáng xuất ra từ thân hình của ngài. Và ánh sáng của thân hình của ngài luôn luôn lúc nào cũng tỏa sáng chiếu soi trong thị trấn xa khoảng mười hai do tuần (yojana). [81]

28. Những cặp đó có nghĩa là những cặp, những đôi[82] là hai người tối thượng nam thinh văn.

[177] 28. Toàn bộ đã biến mất: ý nghĩa ở đây là: toàn bộ những gì được đề cập đến đã nhập vào vô thường môn.[83] “đã chẳng phải tất cả pháp hành này đều là rỗng không sao[84]?” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là: chẳng phải mọi sự kiến tạo chỉ là hư vô, vô ích sao[85]? Mẫu tự mà là một mẫu tự liên kết giữa các từ lại với nhau. (sa và antarahitam)[86]

Những gì còn lại trong đoạn kệ này đã quá rõ ràng trong mọi trường hợp.

Và trước sự hiện diện của Đức Phật Anomadissan hai tối thượng nam thinh văn này đã bày tỏ ước muốn trở thành tối thượng nam thinh văn Sāriputta và Moggallāna.[87] Và câu chuyện kể về hai vị Trưởng Lão này thực sự nên được kể lại ở đây, nhưng tôi không thực hiện điều này vì sợ cuốn sách sẽ quá dài dòng.[88]

Đến đây kết thúc phần Chú giải biên niên ký sự đức phật tổ Anomadassin

Kết thúc Phần Chú giải Biên niên Ký Sự Đức Phật Tổ thứ bảy.

-ooOoo-

[43]. Budhapāda, theo t điển M-W cho là pāda ôi khi được thêm vào làm bằng chứng cho sự kính trọng đối với các hồng danh riêng hay tước hiệu của người được nói tới.

[44]. Một vara-kappa, xin đọc bản văn tr. 191. cũng được gọi như vậy trong Jkm 13

[45]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ I 149, Pháp cú kinh (Dhammapada) I 105

[46]. Pháp cú kinh (Dhammapada) i. 105 Bandhumatī với II Candavārī, Candavatī, và Bhandavatī

[47]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến Sumanda, với v.l Sunanda

[48]. IIA 83tt

[49]. Phật Tông vaḍḍha.

[50]. Pentaptera (Terminalia) Arjuna

[51]. Bản văn tr. 83

[52]. Dassesi thế cho desesi

[53]. Devamānuse ti devamanussānaṃ

[54]. Nhưng xin hãy đọc Miln 260 đối với quan điểm đối nghịch. Vị Chú giải của chúng ta có thể biết đựơc chiều sâu đại dương ở đó ‘mọi sự đều bất động”, Sn 920, nhưng rất có thể ngài lại nghĩ về đại dương khác với bất kỳ điều gì được quẳng xuống đó. xin đọc thêm bản văn tr. 141

[55]. Xin đọc thêm Miln 278

[56]. Apāra, vô tận, hay thường dùng hơn, điều không thể vượt qua nổi: rất có thể ý nghĩa ở đây là Đức Phật đã đến được nơi không có gì lai vãng tới được.

[57]. Tassa Buddhassa thấy nơi giải thích về taṃ Buddhaṃ

[58]. Vyāharantan ti vyāharantassa

[59]. Iddho phīto, thường để chỉ một người giàu có và người sang trọng hay người thành thị. Ở đây không nên hiểu theo ý nghĩa thế tục.

[60]. Koṭisatānī ti koṭīnaṃ satāni.

[61]. Koṭisatayo

[62]. Satakoṭiyo

[63]. Pentaptera tomentosa. BvAB lại đưa ra từ s 1 amba-.

[64]. Surāripurābhibhavane, lu ý như là môt v.1 trong BvAB

[65]. Maṅgalapañhaniddesa. Xin ọc bản văn tr. 136

[66]. Saliladhāra nh trong Miln 117

[67]. Được nói trong bản văn tr. 149. chính trên con đường trực tiếp giữa Verañjā và Payāgatittha Vin iii 111. cũng có một con đường du mục nối liền giữa Soreyya với Takkasilā. Pháp cú kinh (Dhammapada) I 325tt. chính vì thế đây là một địa điểm quan trọng an tịnh đáng kể.

[68]. BvAC ghi là omita

[69]. Tassā pi dipaduttamo

[70]. Tassā pi dipaduttamassa

[71]. Hoặc, do tại. Xin đọc thêm dưới đây tr. 178, MA v. 59

[72]. Lakkhaṇa giống như trong bản văn tr 89, 114, 238

[73]. Saddasattha, giống như trong bản văn tr.,114, 238

[74]. Abhiññbalapattānan ti abhiñnaṃ balappattānaṃ

[75]. Hoặc, do tại. Xin đọc thêm dưới đây tr. 178, MA v. 59

[76]. Đối với những gì tiếp theo xin đọc MA I 139

[77]. BvAC ghi là bhutta. BvAB ghi là bhatta

[78]. BvAC ghi là arite còn BvAB lại ghi là atikkante

[79]. Xin đọc bản văn tr. 171

[80]. Chú giải Tăng Chi Bộ I 149 Visabhatthera, với v.l Nissa-; nhưng trong Chú giải Tăng Chi Bộ I 152tt lại gọi là Nisabhatthera (Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến Upavana giống như trong bản văn tr 172

[81]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon bỏ qua. (Chú giải Tăng Chi Bộ I 149, Pháp cú kinh (Dhammapada) I 106.

[82]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon yugalakāni. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến yugalāni.

[83]. Aniccamukha, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) hay Tự điển Chú giải Pāli (CPD) theo như động từ “nhập” tôi đã hiểu mukkha theo nghĩa cái miệng hay là lối mở ra.

[84]. Rittakam eva Saṅkhārā, trong đó sai theo ngữ pháp.

[85]. Rittakā tucchakā. Tôi không được rõ sức mạnh chính xác ở đây của tiếp vĩ ngữ ka

[86]. Sa-m-anarahitaṃ. Tôi không biết rõ tại sao điều này lại được đề cập đến ở đây vì từ này đã xuất hiện rồi.

[87]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ I 152 tt Pháp cú kinh (Dhammapada) I 106 tt

[88]. Mayā ganthavitthārabhayena na uddhaṭanti

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn