(Xem: 1828)
Đại Lễ Dâng Y Kathina 2023 tại Vô Nôn Thiền Tự, California USA
(Xem: 2283)
Đại Lễ Vesak 2023 (Tam Hợp) đã được cử hành long trọng tại Vô Môn Thiền Tự USA, ngày 11 tháng 6 năm 2023. Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha. ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Đản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật.

XIII. Chú giải Đức Phật tổ SUJATA

02 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15465)

XIII. Chú giải Đức Phật tổ SUJATA

Tiếp theo sau ngài[298] trong cùng đại kiếp[299] Maṇḍa đó khi toàn bộ chúng sanh đã dần dần tiến đến tuổi thọ không giới hạn, nhưng do quá trình giảm dần, thế nên tuổi thọ chỉ còn lại chín mươi ngàn năm, vị Đạo sư Sujāta đã xuất hiện trên thế gian này trong một gia đình quí phái[300], có thân hình dễ coi, thuộc dòng dõi hoàn toàn đức hạnh. Sau khi đã chu tất các Pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh nơi Cõi Trời Đâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng bà Pabhcatī, là hoàng hậu nhiếp chính nhà vua có tên là Uggata, đang trị vì trong thành phố Sumaṅgala, ngài đã đản sanh khỏi lòng mẹ sau mười tháng thọ thai. Vì việc giáng lâm của ngài đã đem lại hạnh phúc cho chúng sanh trên toàn cõi Nam Thiện Bộ châu (Jambudīpa), thế nên khi đến ngày lễ đặt tên, người ta đã đặt cho ngài là Sujāta. Ngài đã trải qua chín ngàn năm sống trong hậu cung, Siri, Upasiri và Nanda là ba toà lâu đài dành riêng cho ngài trong hậu cung. Đã có tới hai mươi ba ngàn phụ nữ chăm sóc cho ngài với hoàng hậu Sirinandā ứng đầu nhóm phụ nữ này.

Khi đã chứng kiến bốn hiện tượng và khi người con trai của ngài tên là Upasena đã được hoàng hậu Sirinandā hạ sanh. Ngài đã thực hiện một cuộc Xuất Gia vĩ đại, ngài đã lìa khỏi hoàng cung cưỡi trên một con ngựa thuần chủng có tên là Haṃsavaha. Trong ngày ngài thực hiện cuộc xuất gia vĩ đại đó cũng có một đoàn người xuất gia theo gương ngài. Vây quanh là đoàn người cùng xuất gia chung với ngài, ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng chín tháng, và vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ mật ong rất ngọt và cơm sữa do con gái một lái buôn tên là Sirinandana cúng dường cho ngài tại thành phố Sirinandana, ngài đã trải qua một thời gian tạm trú ngay trong khu rừng Sāla.Về ban chiều ngài đã nhận tám bó cỏ khô dâng cúng cho ngài là một vị Ẩn Sĩ loã thể tên là Sunanda. [203] Và đang lúc tiến lại gần cây Bồ Đề là cây tre, ngài đã rải những nắm cỏ khô đó trên một mảnh đất rộng khoảng ba mươi ba cubit. Đang khi mặt trời còn chiếu sáng le lói thì ngay lúc đó ngài đã cảm thắng đạo quân Ma-Vương, trong đó có cả Ma-vương. Thấu triệt Chánh Đẳng Giác, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng khớp với toàn bộ Chư Phật quá khứ, và ngài đã trải qua bảy tuần gần ngay gốc cây Giác Ngộ.

Theo lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên và thấy chính người em trai của mình là chàng trai tên là Sudassana cùng với người con trai của một thầy tư tế, đó là cậu trai Deva, tất cả đều thấu triệt Phật Pháp Tứ Chân Đế.[301] Ngài đã di chuyển trên không và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Sumaṅgala gần thành phố Sumaṅgala, chính người em trai của Ngài và người con trai của vị thầy tư tế do người canh giữ nơi vui chơi giải trí điều đến. Ngồi giữa những người nầy cùng với đoàn tuỳ tùng của họ Đức Phật đã Chuyển Pháp Luân tại đó trước sự chứng kiến của tám mươi mười triệu người. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất. Và khi Đức Thế Tôn đã thực hiện Song thông ngay dưới gốc cây Đại Thụ Sāla, ngay cổng vào thành phố Sudassana, ngài đã làm mưa Pháp cho các vị chư Thiên nơi cõi Tam Thập Tam; Thế rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai cho khoảng ba mươi bảy ngàn người.[302] Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai.Và sau khi Đức Phật Sujta, đức Như Lai Thập Lực, đến gặp cha ngài lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng sáu mươi ngàn người. Đây là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XIII 1. Trong cùng một đại kiếp Maṇda đó vị lãnh đạo hồng danh là Sujāta, có hàm sư tử, vai rộng,[303] không ai sánh bằng, khó lòng có ai tấn công.

2. Vô tỳ vết tựa mặt trăng, tinh tuyền[304] oai nghiêm giống như đức Như Lai ngàn tia sáng Bậc Chánh Đẳng Giác, Luôn[305] có ánh hào quang toả sáng.

3. Sau khi đã chứng đắc Vô thượng Chánh Đẳng Giác, Đức Phật đã Chuyển Pháp Luân ngay trong thành phố Sumaṅgala

4. Đang khi đó Đức Phật Sujāta, lãnh đạo thế gian. Đang diễn giải Giáo pháp vinh quang cho tám mươi mười triệu người được thấu triệt pháp ngay trong cuộc thuyết giảng Pháp hội đầu tiên.

5. Khi Đức Phật Sujāta, sáng giá vô biên, đang trải qua mùa mưa với các vị chư Thiên, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai cho khoảng ba mươi bảy ngàn người.

6. Khi Đức Phật Sujāta, sánh ngang với người không thể sánh nổi, đã đến gặp cha của mình, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng sáu mươi trăm ngàn chúng sanh.

1. Trong trường hợp này trong cùng một đại kiếp Maṇḍa có nghĩa là Đức Phật Sujāta đã xuất hiện trên cõi đời này trong cùng một đại kiếp Maṇḍa với Đức Phật Sumedha.

[204] 1. Hàm sư tử có nghĩa là hàm dưới của ngài (khoẻ) như hàm sư tử; và hàm dưới của con sư tử thì đầy đặn, nhưng hàm trên thì không, chính vì thế hàm dưới của vị Đại Nhân giống như hàm sư tử và cả hai hàm đầy đặn giống như mặt trăng mười hai nửa tháng đầu.

1. Vai rộng có nghĩa là hai vai của ngài tròn trịa giống như vai bò mộng.[306] Hai vai của ngài giống như chiếc trống vàng luôn được nâng niu chăm sóc cẩn thận.[307]

2. Giống như đức Như Lai ngàn tia sáng có nghĩa là giống như mặt trời.

2. Với ánh hào quang có nghĩa là với hào quang chói loà của Đức Phật.

3. Vô thượng Chánh Đẳng Giác có nghĩa là Tự Giác Ngộ Tối Thượng.

Khi trong thành phố Sudhammavatī ngài đã diễn giảng Giáo Pháp ngay tại nơi vui chơi giải trí Sudhamma cho đoàn người đã tề tựu lại và khi ngài đã để cho khoảng sáu mươi trăm ngàn chúng sanh xuất gia theo phương pháp[308] “Thiện lai, tỳ khưu” ngài đã tụng Giới bổn trước sự hiện diện của đoàn người đông đảo đến như vậy. Đây là Tăng Đoàn đầu tiên. Tiếp theo sau đó. khi Đức Phật Sujta từ cõi trời[309] đáp xuống lại xảy ra Tăng đoàn lần thứ nhì có tới năm mươi trăm ngàn người tham dự. Còn nữa, khi có tới bốn trăm ngàn người đã đến và nghe vị hoàng tử Sudassana đã xuất gia trước sự hiện diện của Đức Phật và đã chứng đắc A-la-hán, họ suy nghĩ,” Cả chúng ta nữa cũng sẽ xuất gia” Vị Trưởng Lão Sudassana, đã dẫn họ đến gặp Đức Phật Sujāta, là một con người rất oai nghiêm. Sau khi đã diễn giải Giáo Pháp cho họ và để cho họ xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia “Thiện lai, tỳ khưu” Đức Phật Sujāta đã tụng Giới bổn ngay giữa Tăng Đoàn tròn đủ bốn chi phần[310]. Đây chính là cuộc thấu triệt lần thứ ba. Do vậy, đã có lời nói rằng:

XIII 7. Đức Phật Sujta, ẩn sĩ vĩ đại, đã qui tụ được ba Tăng Đoàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận mọi lậu hoặc, thanh tịnh vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

8. Trong số sáu mươi trăm ngàn người đã chứng đắc sức mạnh thắng trí và đã không đi đến tái sanh trở lại, họ đã tụ tập lại vây quanh ngài.

9. Và còn nữa, ngay tại một Tăng Đoàn khi vị Chiến Thắng đã xuất hiện từ cõi trời hạ thế, lại diễn ra một tăng đoàn thứ hai gồm năm mươi trăm ngàn người.

10. Vị tối thượng nam thinh văn của ngài,[311] tiến lại gặp vị Phật Tổ siêu phàm[312] đã đến trình diện với đấng Chánh Đẳng Giác có đến bốn trăm ngàn người tham dự.

8. Trong trường hợp này không đi đến có nghĩa là không đi đến tái sinh liên tục. “không tiến tới[313] tái sanh liên tiếp” cũng là một cách giải thích. Đây chính là nghĩa đúng nhất.

9. đang từ cõi trời hạ thế có nghĩa là từ cõi trời giáng trần. Đây là điều nên hiểu theo nghĩa chủ động (nơi một động từ[314]); người ta cho là đây là cách chuyển đổi cách. Hay, đang từ trời giáng thế có nghĩa là xuống trần từ một cõi trời nào đó.[315]

9. Khi vị Chiến Thắng có nghĩa là đối với vị Chiến Thắng[316]. Định sở cách ở đây hiểu theo nghĩa sở hữu cách là điều ta nên hiểu ở đây.

Người ta cho rằng lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta cũng là một Chuyển Luân Vương[317] Đang khi nghe có một Đức Phật xuất hiện trên thế gian này. Ngài đã đến gặp Đức Phật đó, nghe thuyết về Giáo Pháp và đang khi bố thí cả vương quốc của ngài gồm tới bốn đại lục cùng với bảy báu cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu có Đức Phật lãnh đạo, ngài đã xuất gia trước sự hiện diện của Đức Phật Sujāta.

[205] Toàn bộ chúng sanh cư trú trong đại lục này đã thu gom sản phẩm nơi quốc gia của mình thực hiện bổn phận dành cho một ngôi chùa, liên tục thực hiện Đại thí cho Tăng Đoàn có Đức Phật đứng đầu. Vị Đạo sư đó cũng thọ ký về ngài. “Trong tương lai ngài sẽ trở thành Đức Phật hồng danh là Cồ Đàm.” Do vậy có lời giải thích rằng:

XIII 11. Vào thời đó ta là thủ lãnh cai quản bốn đại lục[318], ta đã di chuyển trên không trung[319], với tư cách là một chuyển luân vương[320], đầy sức mạnh.

13. Sau khi đã bố thí cho Đức Phật Sujta toàn thể vương quốc của ta gồm tới bốn đại lục và bảy báu sáng giá. Ta đã xuất gia trước sự hiện diện của ngài.

 Những kẻ đang cư trú trong thiền viện, đã gom góp tất cả những sản phẩm thu được trong vùng quê, đem đến dâng cho Tăng Đoàn các vị tỳ khưu cùng với những đồ thiết yếu, giường chiếu và ghế ngồi.

 Đức Phật,[321] Thế tôn mười ngàn ta bà thế giới cũng đã thọ ký về ta như sau: “Sau ba mươi ngàn đại kiếp người này sẽ trở thành một Đức Phật.

 Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh, tu tập rất nhiều việc khắc khổ.....” “... trong một tương lai xa chúng ta sẽ được diện kiến với vị này.”

 Khi ta nghe lời nói của ngài ta càng cảm thấy trong lòng phấn khởi. Ta đã nhất quyết thực hiện tu tập tích cực hơn để chu tất mười pháp Ba la mật.

 Sau khi việc học hỏi Kinh và Luật cùng với toàn bộ Giáo Pháp chín chi do vị Đạo sư truyền lại đã được thông suốt. Ta đã được Giáo pháp của vị Chiến Thắng Khai sáng (Giác Ngộ)..

  Trong trường hợp này đang khi sống cuộc đời cần mẫn, phát triển tu tập Phạm Trú, sau khi đã đạt đến Ba la mật về thắng trí ta đã tái sanh nơi cõi Phạm Thiên.

11. Trong trường hợp này thuộc bốn đại lục có nghĩa là bốn đại lục có các đại dương bao quanh.

11. Người di chuyển trên không người di chuyển trên trời theo bảo luân xa.

13. Bảy Báu có nghĩa là bảy báu bắt đầu với voi báu.

13. Sáng giá có nghĩa là oai hùng. To lớn[322] hay ý nghĩa nên được hiểu ở đây là “về đức phật tổ oai hùng.

13. Bố thí có nghĩa là dâng cúng.

14. Sản phẩm[323] có nghĩa là điều gì được sản xuất[324] ra trong vương quốc: ý nghĩa ở đây là thu nhập[325]

14. Sau khi đã gom góp lại có nghĩa là đem sản phẩm chất đống lại, gom góp lại.

[206] 14. Những đồ thiết yếu có nghĩa là những dụng cụ thết yếu bắt đầu với cà sa.

15. Thế Tôn mười ngàn ta bà thế giới có nghĩa là người cai quản mười ngàn ta bà thế giới ta nên hiểu rằng điều này được đề cập liên quan đến lãnh vực tái sanh.[326] Thế Tôn là Thế Tôn của mười ngàn ta bà thế giới.

15. Sau ba mươi ngàn đại kiếp có nghĩa là mười ngàn đại kiếp từ nay trở đi.

Và còn nữa[327], thành phố nơi cư trú của Đức Phật Sujāta có tên là Sumaṅgala, vị Quốc vương, cha ngài tên là Uggata, mẹ ngài có tên là Pabhāvatī. Hai tối thượng nam thinh văn của ngài tên và Sudassana và Deva[328] vị thị giả cho ngài tên là Nārada Hai tối thượng nữ thinh văn của ngài là Nāgā và Nāgasamālā. Cây Bồ Đề của ngài là Cây Tre Cổ Thụ; người ta nói rằng thân cây to lớn đó lại không đặc[329], trông vô cùng đẹp đẽ. Và cành cây toả rộng ra che phủ với những tàn lá tinh tuyền có màu lục ngọc thạch toả sáng giống như đuôi con công. Và thân hình của vị Phật Tổ đó cao khoảng năm mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Người vợ chính của ngài tên là Sirinandā. Con trai của ngài tên là Upasena. Ngài đã xuất gia cưỡi trên lưng chiến mã thuần chủng. Và ngài đã Níp Bàn viên tịch trong ngôi Chùa Sīla trong thành phố Candavatī.

XIII 20. Sumaṅgala là tên thành phố. Uggata là tên vị Quí Tộc Sát Đế Lị, Pabhāvatī là tên người mẹ của Đạo sư Sujāta, vị ẩn sĩ tiên tri.

25 Sudassana và Deva là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Nārada là tên vị thị giả cho Đạo sư Sujāta., vị đại ẩn sĩ.

26. Nāga và Nāgasamālā là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Cây Bồ Đề của ngài được cho là Đại cổ thụ Velu[330]

27. Và cây đó rất dầy [331] đẹp và không có đốt, rậm lá và là một cây tre thẳng tắp, to, trông rất đẹp và đầy thú vị.

28. Cây mọc lên rất cao như một thân cây và sau đó một cành cây gẫy; giống như những chiếc lông ở đuôi con công được bó chặt vào với nhau trông rất đẹp như vậy cây đó cũng chiếu sáng.

29. Cây chẳng có gai, cũng như không có đốt. Thân cây rất to, cành cây trải rộng ra khắp nơi, không thưa thớt. Bóng mát dầy đặc, và trông thật hấp dẫn.

31. Vị Chiến Thắng đó cao khoảng năm mươi ratanas. Ngài đã được trang bị với toàn bộ những đặc tính vinh quang. Và được trang bị với đủ mọi ân đức cao thượng.

[207] 32. Hào quang của ngài, không gì sánh bằng. Toả sáng khắp tứ phía. Ngài thực vô tận, vô song, không thể so sánh với bất cứ điều gì tương tự.

33. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều bá tánh vượt qua bộc lưu.

34. Giống như sóng biển đại dương, giống như sao trên trời, chính vì thế Lời của Đức Phật đã được dùng để tán dương các vị A-la-hán.

35. Cả vị Phật tổ không gì sánh nổi, và những ân đức đặc biệt của ngài cũng đã biến mất toàn bộ. thế chẳng phải toàn thể những pháp hành đều là rổng không hết hay sao?

27. Trong trường hợp này không có đốt có nghĩa là không có đốt trên thân cây tre. Ta nên hiểu như trong văn phong “một kẻ hầu nữ xinh đẹp”[332] Một số người giải thích “các đốt tre thì không có nghĩa lý gì cả.”

27. Rậm lá có nghĩa là rất nhiều lá. Ý nghĩa ở đây là có rất nhiều lá màn sắc giống như pha lê và ngọc quí.[333]

27. Thẳng tắp có nghĩa là không cong queo. Không vặn vẹo.

27. Cây tre có nghĩa là một cây tre.[334]

27. To có nghĩa là toàn bộ thân cây to lớn.

28. Như một thân cây có nghĩa là như một cây đứng giữa cánh đồng trống.

28. Mọc lên rất cao có nghĩa là lớn lên[335]

28. Sau đó có một cành cây gẫy[336] có nghĩa là sau đó kể từ khi cây tre có năm cành mục nên đã bị gẫy5 sau đó có một cành gẫy5.” Cũng là một cách giải thích.

28. Được bó chặt vào với nhau trông rất đẹp có nghĩa bó chặt với nhau trông rất xinh theo kiểu lông đuôi công[337] xếp lại rất đẹp.

28. Lông đuôi con công[338] có nghĩa là người ta gọi là bó lông con công cột lại với nhau để tránh nắng nóng.[339]

29. Chẳng có gai[340] có nghĩa là trên cây tre đó chẳng có gai góc4 cũng như những dây tầm gửi4

29. Không thưa thớt có nghĩa là cây được che phủ với những cành lá không thưa thớt.

29. Bóng mát dầy đặc có nghĩa là bóng cây được các cành che phủ dầy đặc. Người ta nói rằng “bóng cây dầy đặc” chỉ đơn giản là vì lá cây không thưa thớt.

31. Năm mươi Ratanas có nghĩa là năm mươi cubit.

31. Được trang bị với toàn bộ những đặc tính vinh quang có nghĩa là: được trang bị với muôn ngàn vinh quang đủ mọi cách được gọi là “được trang bị với đủ mọi đặc tính vinh quang.”

31. Được cung cấp đủ mọi ân đức đặc biệt chỉ là một đồng nghĩa với từ ở trên.

32. Vô tận có nghĩa là không thể đo lường được: Vô tận có nghĩa là không tài nào có thể đo được.

32. Vô song ý nghĩa là chẳng có kẻ nào có thể sánh bằng, độc nhất

32. Với bất kỳ điều gì tương tự có nghĩa là với bất kỳ điều gì có thể so sánh được.

32. Không thể so sánh. có nghĩa là không có gì để so sánh với. Không tài nào có thể nói được “giống thế này thế nọ.” Ý nghĩa là “không thể được so sánh”

[208] 35. Và những vị có những ân đức đặc biệt đó có nghĩa là: Và những ân đức đặc biệt đó.[341] Ý nghĩa là: những ân đức đặc biệt bắt đầu với trí toàn tri. Ở đây có thay đổi về giống.

Những gì còn lại đã rõ ràng.

Đến Đây Kết Thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Đức Phật Tổ Sujāta.

Kết thúc phần Chú giải Biên niên ký sự Đức Phật Tổ thứ mười ba.

 


[298]. Sumedha, Đức Phật quá khứ

[299]. Xin đọc bản văn tr. 191

[300]. Sujāta, thuộc dòng dõi tinh tuyền, không thuộc cha mẹ pha trộn (đẳng cấp)

[301]. Xin xem chú thích trong bản văn tr. 197 ở trên

[302]. Be, BvAB giải thích 37 ngàn ở đây và trong đoạn kệ 5

[303]. Xin đọc IIB tr. 194

[304]. Suddha ghi trong Bv, Be; còn Buddha trong BvACB

[305]. BvAC ghi là sadā, còn Bv ghi là pabhā

[306]. Chính vì thế từ mô tả usadhakhandha, “vai bò mộng” ở đây được dịch là “vai rộng”

[307]. Xin đọc thêm bản văn tr. 124

[308]. Ehibhikkhubhāvena

[309]. Tidiva, thường là một tên để gọi cõi Tam Thập Tam Thiên. xin đọc Chú giải trong đoạn kệ 9 dưới đây

[310]. Xin đọc bản văn tr. 126

[311]. BvAC , Bv ghi là tassa yo. Be. BvAB ghi là Sudassano

[312]. BvAC , Bv naravasabhaṃ, Be. BvAB ghi là narasabhaṃ

[313]. Appavatta, tôi không nghĩ là của Tự điển Chú giải Pāli (CPD) “thiếu hoạt động, không có hoạt động” đều mang một ý nghĩa nào đó. từ này xuất hiện trong bản văn tr. 106 trong phần Chú giải về “không có hai nghĩa” được dịch ở đó là “không diễn ra”

[314]. Bình thường đây có thể là vorohante. Chứ không phải là vorohane như trong đoạn kệ trong đó không sử dụng thể chủ động.

[315]. Tidivorohane ti tidivato otaraṇe.

[316]. Jine (Định sở cách) ti jinassa (sở hữu cách)

[317]. Có nghĩa là, một quốc vương hoàn vũ

[318]. Jambudīpa (Nam Thiện Bộ châu) Pubhavideha, Aparagoyāna. Uttarakuru

[319]. Đi theo sau kho báu của chuyển luân, trong x 13 vị Bồ tát cũng là một antalikkhacara nhưng vì một lý do khác.

[320]. Người quay chuyển luân chính quyền cai trị

[321]. BvAC giải thích là so pi maṃ tadā thay cho so pi maṃ buddho.

[322]. Uttame ti uttamāni

[323]. Uṭṭhāna.

[324]. Uppāda, nh ở trên (ngay trước các đoạn kệ) cũng có nghĩa là “một biến cố không bình thường” ở đây là một cuộc Đại thí thuộc bốn châu lục, v.v... chính vì thế “việc nhường vương quốc” nhưng Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) tiếp tục chi tiết thêm “là thu nhập”

[325]. Āya, thu nhập. Lợi tức, Lợi lộc, Lợi nhuận

[326]. Xin đọc Vism 414 trong ba lãnh vực Đức Phật. nguồn gốc gia đình, quyền thế, mục tiêu. Lãnh vực nguồn gốc gia đình bị giới hạn do lãnh vực mười ngàn ta bà thế giới rung chuyển khi vị bồ tát thọ thai.v.v...

[327]. Puna rất có thể ám chỉ một số chi tiết được đề cập đến trong đoạn mở đầu cuốn Biên Niên Ký Sự này.

[328]. Bv Be BvAB ghi là Sudeva nhưng BvAC đồng ý với từ Deva. Cả hai trước đó trong tập biên niên ký sự và trong đoạn kệ 25 dưới đây

[329]. Mandacchiddo, ý nghĩa sinh ra từ acchiddo và n’āpi chiddaṃ trong oạn kệ 27, 29

[330]. Mahāveḷu. Một cây tre lớn. rất có thể là cây tre vĩ đại

[331]. Jāta Be ghi ghama, có nghĩa là dầy.

[332]. Anudarā kañ Anudara không có Tự điển Chú giải Pāli (CPD) hay PTC , nhưng xin đọc M-W-“mỏng, gầy gò; nghĩa đen không có dạ dày hay là khoang. Tôi không thể đưa ra được trích dẫn nếu có bất kỳ loại trích dẫn nào

[333]. BvAB ghi là kācamaṇivaṇṇehi, BvAC marakatamaṇi- rất có thể mara- nên đọc là mora-. Con công?

[334]. Vaṃso ti veḷu giống như trong SnA 76

[335]. Pavaḍḍhitvā ti vaḍḍhitvā

[336]. Pabhijjati...pabhijjittha...pabhijjatha

[337]. BvAC piñjabandhana; BvAB pañcabandhana, xin xem Tự điển Pāli-Anh (PED) s.v. pañca

[338]. Morahattha

[339]. Rất có thể là cái quạt

[340]. Kaṇtakā....kaṇṭakino...kaṇṭakā. một trong những ý nghĩa của kaṇṭakā là kẻ trộm, cướp; như vậy đây là kẻ ăn bám.

[341]. Gunāni ca tānī guṇā ca te

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn